Bài tập trắc nghiệm môn thi Vật lí 9

doc8 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 3514 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm môn thi Vật lí 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A / MA TRẬN :
Nội dung
Các cấp độ tư duy
Tổng cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây
1, 2, 3, 4, 8, 11
7, 6, 12
5, 9, 10
12
Công suất điện
13, 14, 15, 18, 19, 22
16, 17, 24
20, 21, 23
12
Từ phổ - Đường sức từ
25, 26, 27, 28
4
Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
29, 30, 32, 37
31, 35, 38
33, 34, 36
10
Tổng
20 câu
9 câu
9 câu
38 câu
B /NỘI DUNG ĐỀ :
Câu 1 : (M1)
Điện trở suất được sắp xếp theo thứ tự: Bạc, đồng, nhôm, Vonfam, kim loại nào dẫn điện tốt nhất ?
A. Vonfam. 
B. Nhôm. 
C. Bạc. 
D. Đồng.
Câu 2 : (M1)
Dây dẫn có chiều dài l, tiết diện S và làm bằng chất có điện trở suất r , thì có điện trở R được tính bằng công thức . 
A. R = r . 
B. R = . 
C. R = . 
D. R = r . 
Câu 3 : (M1)
Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn thì phải tiến hành thí nghiệm đo điện trở các dây dẫn có: 
A.Cùng chiều dài, cùng vật liệu nhưng có tiết diện khác nhau . 
B. Cùng chiều dài, cùng tiết diện nhưng có vật liệu khác nhau .
C. Cùng tiết diện, cùng vật liệu nhưng có chiều dài khác nhau .
D.Cùng chiều dài, cùng tiết diện và cùng vật liệu. 
Câu 4 : (M1)
Điện trở suất là điện trở của một dây dẫn hình trụ có: 
A.Chiều dài 1 m tiết diện đều 1m2 .
B. Chiều dài 1m tiết diện đều 1cm2 .
C. Chiều dài 1m tiết diện đều 1mm2 .
D. Chiều dài 1mm tiết diện đều 1mm2.
Câu 5: (M3)
Nếu giảm chiều dài của một dây dẫn đi 4 lần và tăng tiết diện dây đó lên 4 lần thì điện trở suất của dây dẫn sẽ: 
A. Giảm 16 lần. 
B. Tăng 16 lần . 
C. không đổi.
D. Tăng 8 lần.
Câu 6: (M2)
Điện trở của một dây dẫn :
A. Tăng khi nhiệt độ của dây dẫn tăng.
B .Giảm khi nhiệt độ của dây dẫn tăng.
C. không phụ thuộc vào nhiệt độ.
D. Càng lớn thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt.
Câu 7 : (M2)
Một dây dẫn bằng đồng có chiều dài l = 100cm , tiết diện 2 mm2 ,điện trở suất r =1 ,7.10 -8 Wm. Điện trở của dây dẫn là :
A. 8,5.10 -2 W. 
B. 0,85.10-2W. 
C. 85.10-2 W. 
D. 0,085.10-2W. 
Câu 8 : (M1)
Nhận định nào là không đúng :
A. Điện trở suất của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt.
B. Chiều dài dây dẫn càng ngắn thì dây đó dẫn điện càng tốt.
C. Tiết diện của dây dẫn càng nhỏ thì dây đó dẫn điện càng tốt.
D. Tiết diện của dây dẫn càng nhỏ thì dây đó dẫn điện càng kém. 
Câu 9 : (M3)
Một dây dẫn bằng nhôm hình trụ, có chiều dài l = 6,28m, đường kính tiết diện d = 2 mm, điện trở suất r = 2,8.10-8Wm , điện trở của dây dẫn là : 
A.5,6.10-4 W. 
B. 5,6.10-6W. 
C. 5,6.10-8W.
D. 5,6.10-2W.
Lấy p = 3,14
Câu 10 : (M3)
Hai dây dẫn có cùng chiều dài , cùng tiết diện, điện trở dây thứ nhất lớn hơn điện trở dây thứ hai gấp 2 lần, dây thứ nhất có điện trở suất r = 1,6.10 -8 W m , điện trở suất của dây thứ hai là :
A. 0,8.10-8Wm. 	
B. 8.10-8Wm.	
C. 0,08.10-8Wm.
D. 80.10-8Wm.
Câu 11: (M1)
Chọn câu trả lời đúng
A. Điện trở của một dây dẫn ngắn luôn luôn nhỏ hơn điện trở của một dây dẫn dài .
B. Một dây nhôm có đường kính lớn sẽ có điện trở nhỏ hơn một sợi dây nhôm có đường kính nhỏ .
C. Một dây dẫn bằng bạc luôn luôn có điện trở nhỏ hơn một dây dẫn bằng sắt.
D. Nếu người ta so sánh hai dây đồng có cùng tiết diện, dây có chiều dài lớn sẽ có điện trở lớn hơn.
Câu 12: (M2)
Nhận định nào là không đúng. 
Để giảm điện trở của dây dẫn người ta:
A. Giảm tiết diện của dây dẫn và dùng vật liệu có điện trở suất nhỏ.
B. Dùng vật liệu có điện trở suất nhỏ.
C. Tăng tiết diện của dây dẫn và dùng vật liệu có điện trở suất nhỏ.
D. Tăng tiết diện của dây dẫn.
Câu 13: (M1)
Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính công suất P của đọan mạch chỉ chứa điện trở R, được mắc vào hiệu điện thế U, dòng điện chạy qua có cường độ I.
A. P= U.I.
B. P = .
C. P= .
D. P=I 2.R .
Câu 14 : (M1)
Công suất định mức của các dụng cụ điện là:
A. Công suất lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đạt được.
B. Công suất tối thiểu mà dụng cụ đó có thể đạt được.
C. Công suất mà dụng cụ đó có thể đạt được khi nó họat động bình thường.
D. Công suất mà dụng cụ đó có thể đạt được khi sử dụng với bất kỳ hiệu điện thế nào. 
Câu 15: (M1)
Công suất điện cho biết :
A. Khả năng thực hiện công của dòng điện .
B. Năng lượng của dòng điện.
C. Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.
D. Mức độ mạnh, yếu của dòng điện.
Câu 16: (M2)
Trên một bóng đèn có ghi 12 V– 6W .
A. Cường độ dòng điện lớn nhất mà bóng đèn chịu được là 2A.
B. Cường độ dòng điện lớn nhất mà bóng đèn chịu được là 0,5A.
C. Cường độ dòng điện tối thiểu mà bóng đèn sáng được là 2A..
D. Cường độ dòng điện qua bóng đèn khi đèn sáng bình thường là 0,5A.
Câu 17: (M2)
Trên một bóng đèn có ghi 110V-55W . Điện trở của nó là .
A. 0,5 W .	
B. 27,5W .
C. 2W	.	
D. 220W.
Câu 18: (M1)
Chọn câu trả lời sai 
Một quạt điện có ba nút điều chỉnh tốc độ quay nhanh theo thứ tự tăng dần của các nút (1), (2) và (3).Công suất của quạt khi bật :
A. Nút (3) là lớn nhất.
B. Nút (1) là lớn nhất.
C. Nút (1) nhỏ hơn công suất nút (2).
D. Nút (2) nhỏ hơn công suất nút (3). 
Câu 19: (M1)
Số oát ghi trên dụng cụ điện cho biết :
A. Công suất mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường.
B. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường trong thời gian 1 phút .
C. Công mà dòng điện thực hiện khi dụng cụ hoạt động bình thường.
D. Công suất điện của dụng cụ khi sử dụng với những hiệu điện thế không vượt quá hiệu điện thế định mức. 
Câu 20 : (M3)
Một bóng đèn có công suất định mức 110 W, và cường độ dòng điện định mức 0,5 A. Để đèn họat động được bình thường ta nên mắc nó vào hiệu điện thế.
A. 110 V. 	 
B. 120V.
C. 220V.	
D. 240V.
Câu 21: (M3)
Một bàn là điện có công suất định mức 1100W và cường độ dòng điện định mức 5A. điện trở suất là 1,1.10-6Wm và tiết diện của dây là 0,5mm2, chiều dài của dây là :
A .10m.	
B. 20m.
C. 40m.	
D. 50m.
Câu 22 : (M1)
Hai bóng đèn lần lượt có ghi số 12V- 9W và 12V- 6W được mắc song song vào nguồn điện có hiệu điện thế 12V .
A. Hai đèn sáng bình thường .
B. Đèn thứ nhất sáng yếu hơn bình thường .
C. Đèn thứ nhất sáng mạnh hơn bình thường .
D. Đèn thứ hai sáng yếu hơn bình thường . 
Câu 23 : (M3)
Hai bóng đèn, một cái có công suất 75W, cái kia có công suất 40W, họat động bình thường dưới hiệu điện thế 120V. Khi so sánh điện trở dây tóc của hai bóng đèn thì :
A. Đèn công suất 75W có điện trở lớn hơn.
B. Đèn công suất 40W có điện trở lớn hơn.
C. Điện trở dây tóc hai đèn như nhau.
D. Không so sánh được.
Câu 24: (M2)
Trong công thức P = I2.R nếu tăng gấp đôi điện trở R và giảm cường độ dòng điện 4 lần thì công suất:
A. Tăng gấp 2 lần.
B. Giảm đi 2 lần.
C. Tăng gấp 8 lần.
D. Giảm đi 8 lần.
Câu 25 : (M1)
Để quan sát từ phổ của một nam châm ta có thể dùng vật liệu sau.
A. Mạt kẽm.	
B. Mạt nhôm.
C. Mạt đồng.	
D. Mạt sắt.
Câu 26 : (M1)
Chọn câu trả lời sai 
Đường sức từ của một nam châm vĩnh cữu thẳng.
A. Có dạng đường cong kín đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.
B. Mật độ đường sức từ càng xa nam châm càng thưa (ít) .
C. Mật độ đường sức từ càng gần nam châm càng thưa (ít).
D. Mật độ đường sức từ càng gần nam châm càng nhiều.
Câu 27 : (M1)
Nhận định nào là không đúng ?
Mối liên hệ giữa từ trường và đường sức từ là :
A. Nơi nào từ trường mạnh thì mật độ đường sức từ dày.
B. Nơi nào từ trường yếu thì mật độ đường sức từ thưa .
C. Từ trường mạnh hay từ trường yếu thì mật độ đường sức từ khác nhau. 
D. Từ trường mạnh hay từ trường yếu thì mật độ đường sức từ giống nhau. 
Câu 28: (M1)
Đường sức từ của một nam châm vĩnh cữu hình chữ U
A.Phía ngoài chữ U có dạng các đường thẳng có chiều đi ra từ cực Bắc đi vào cực Nam.
B.Khoảng giữa hai từ cực chữ U có dạng các đường thẳng song song có chiều từ cực Nam sang cực Bắc. 
C.Khoảng giữa hai từ cực chữ U có dạng các đường cong có chiều từ cực Nam sang cực Bắc. 
D.Phía ngoài chữ U có dạng các đường cong kín, có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào ở cực Nam. 
Câu 29: (M1)
Trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.
A. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.
B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi.
C. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi .
D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh.
Câu 30 : (M1)
Dòng điện cảm ứng .
A.Xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi có sự biến thiên của các đường cảm ứng từ qua tiết diện S của cuộn dây.
B.Xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi có các đường cảm ứng từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây.
C.Càng lớn khi diện tích S của cuộn dây càng nhỏ .
D.Tăng khi số đường cảm ứng từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng và giảm khi các đường cảm ứng từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm.
Câu 31: (M2)
Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng.
A. Nối hai đầu cuộn dây dẫn với hai cực của pin .
B. Nối hai đầu cuộn dây dẫn với hai cực của nam châm .
C. Đưa một cực của Ac quy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín .
D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
Câu 32: (M1)
Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là gì?
A. Đặt một nam châm mạnh ở gần cuộn dây .
B. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên .
C. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây lớn .
D. Đặt một nam châm điện ở trong lòng cuộn dây .
Câu 33: (M3)
Dòng điện cảm ứng sẽ không xuất hiện khi cho một khung dây dẫn kín chuyển động trong từ trường đều sao cho :
A. Mặt phẳng khung dây song song với các đường sức từ .
B. Mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức từ .
C. Mặt phẳng khung dây tạo với các đường sức từ các góc thay đổi bất kì.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 34: (M3)
Để tạo dòng điện cảm ứng bằng một nam châm và một ống dây nhất thiết phải :
A. Cho nam châm chuyển động và ống dây cố định .
B. Cho ống dây chuyển động và nam châm cố định.
C. Cho ống dây chuyển động so với nam châm hoặc ngược lại.
D. Cả hai đều chuyển động.
Câu 35: (M2)
Các đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng khi .
A. Đưa nam châm lại gần cuộn dây theo phương vuông góc với tiết diện S của cuộn dây 
B. Đưa nam châm ra xa cuộn dây theo phương vuông góc với tiết diện S của cuộn dây .
C. Đặt nam châm đứng yên trong cuộn dây .
D. Đặt nam châm đứng yên ngoài cuộn dây.
Câu 36: (M3)
Trường hợp nào sau đây xuất hiện dòng điện cảm ứng?
A. Khung dây hở chuyển động cắt các đường sức từ .
B. Khung dây kín chuyển động vuông góc với đường sức từ của một từ trường đều .
C. Khung dây kín chuyển động song song với đường sức từ.
D. Khung dây kín quay trước một nam châm thẳng. 
Câu 37: (M1)
Trường hợp nào trong cuộn dây không có dòng điện cảm ứng .
A. Để nam châm đứng yên cho cuộn dây dẫn chuyển động lại gần nam châm .
B. Để nam châm đứng yên trong cuộn dây .
C. Đưa nam châm lại gần cuộn dây theo phương vuông góc với tiết diện S của cuộn dây.
D. Đưa nam châm ra xa cuộn dây theo phương vuông góc với tiết dịên S của cuộn dây.
Câu 38: (M2)
Đặt một nam châm điện trước một cuộn dây dẫn kín , cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn .
A. Cho dòng điện có cường độ nhỏ chạy qua nam châm điện.
B. Cho dòng điện có cường độ rất lớn chạy qua nam châm điện .
C. Làm tăng hoặc giảm cường độ dòng diện chạy qua nam châm điện.
D. Đặt lõi sắt của nam châm điện xuyên qua tiết diện S của cuộn dây .

C/ ĐÁP ÁN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
C
D
B
A
C
A
B
C
D
A
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
D
A
B
C
C
D
D
B
A
C
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
B
A
B
D
D
C
D
D
C
A
31
32
33
34
35
36
37
38
D
B
D
C
A
D
B
C
 

File đính kèm:

  • docBAI TAP TRAC NGHIEM THI VAT LY 9.doc