Bài tập trắc nghiệm phần văn học nước ngoài lớp 11
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm phần văn học nước ngoài lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điểm số BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Lớp 11 Họ và tên:……………………………………… Lớp học:……………………………………….. 1. Mâu thuẫn trong con người nhân vật trữ tình thể hiện điều gì ở nhân vật trữ tình trong bài thơ Tôi yêu em của Pu-skin? A. Có khát vọng được đồng cảm. B. Có khát vọng được yêu mãnh liệt. C. Có khát vọng được giúp đỡ mọi người. D. Có khát vọng được tự do. 2. Từ "lúc, khi" được Pu-skin sử dụng trong câu thứ 6 bài Tôi yêu em diễn tả điều gì ở nhân vật trữ tình? A. Nỗi đau đớn đến tuyệt vọng. B. Những đổi thay trong cảm xúc, tình cảm. C. Sự âm thầm chờ đón tình yêu. D. Sự hi vọng đến tuyệt vọng. 3. Bốn câu thơ đầu bài Tôi yêu em của Pu-skin nói về mâu thuẫn nào trong con người nhân vật trữ tình? A. Mâu thuẫn giữa khát vọng và hoàn cảnh. B. Mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm. C. Mâu thuẫn giữa khả năng và hiện thực. D. Mâu thuẫn giữa tình yêu và tình thương. 4. Câu thơ nào trong bài Tôi yêu em của Pu-skin khái quát chính xác tình cảm của nhân vật trữ tình đối với người mình yêu? A. "Tôi yêu em: đến nay chừng có thể". B. "Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng". C. "Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm". D. "Nhưng không để em bận lòng thêm nữa". 5. Dòng nào nói đúng nhất các trạng thái cảm xúc của nhân vật trữ tình được nhắc đến trong hai câu 5-6 bài Tôi yêu em của Pu-skin? A. Nỗi khổ đau âm thầm, sự tuyệt vọng, sự rụt rè và lòng ghen tuông. B. Niềm vui sướng, sự tuyệt vọng, sự rụt rè và lòng ghen tuông. C. Nỗi khổ đau âm thầm, niềm hi vọng, sự rụt rè và lòng ghen tuông. D. Nỗi cô đơn, sự tuyệt vọng, lòng mong mỏi và lòng ghen tuông. 6. Lối diễn đạt trong câu thơ cuối bài Tôi yêu em của Pu-skin cho thấy điều gì trong tình yêu của nhân vật trữ tình? A. Sự vồ vập, cuống quýt. B. Sự đắm say, mãnh liệt. C. Sự khéo léo, lịch sự. D. Sự chân thành, cao thượng. 7. Nhân vật Gia-ve trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền không được Vic-to Huy-gô khắc họa qua yếu tố nào? A. Lời nói, tiếng cười của hắn. B. Hành động, cử chỉ của hắn. C. Những lời hắn tự nói về bản thân mình. D. Đánh giá của nhà văn và cảm nhận của Phăng-tin về hắn. 8. Xây dựng nhân vật Bê-li-cốp trong tác phẩm Người trong bao, Sê-khốp không sử dụng thủ pháp nào? A. Sử dụng lời của người kể chuyện - nhân vật Bu-rơ-kin. B. Miêu tả chân dung, thói quen, sinh hoạt của nhân vật. C. Để nhân vật bộc lộ mình qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. D. Tác giả trực tiếp đánh giá, nhận xét về nhân vật. 9. Đặt trong văn cảnh, có thể hiểu Giăng Van-giăng thì thầm điều gì bên tai Phăng-tin khi cô đã chết (Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Vic-to Huy-gô)? A. Giăng Van-giăng hứa với Phăng-tin sẽ cứu được Cô-dét. B. Giăng Van-giăng hứa với Phăng-tin sẽ giết chết Gia-ve. C. Giăng Van-giăng thổ lộ tình cảm với Phăng-tin. D. Giăng Van-giăng nói lời vĩnh biệt với Phăng-tin. 10. Các chi tiết: "bà xơ Xem-pli-xơ [...] thường kể lại rằng lúc Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết" và "gương mặt Phăng-tin như sáng rõ lên một cách lạ thường" sau khi Giăng Van-giăng "vuốt mắt cho chị" cho thấy điều gì ở ngòi bút của Huy-gô (Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Vic-to Huy-gô)? A. Mang tính phi lí. B. Mang tính hiện thực. C. Mang tính huyền ảo. D. Mang tính lãng mạn. 11. Hình tượng "người trong bao" trong Người trong bao của Sê-khốp chính là nhân vật nào? A. Nhân vật Bu-rkin. B. Nhân vật I-van I-va-nứt. C. Nhân vật Bê-li-cốp. D. Nhân vật Ko-va-len-cô. 12. Vich-to Huy-gô là A. nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch vĩ đại của nước Anh thế kỉ XIX. B. thiên tài văn học của nước Pháp thế kỉ XIX. C. thiên tài văn học của nước Đức thế kỉ XIX. D. đại văn hào của nước Anh thế kỉ XIX. 13. Dòng nào nói đúng ý nghĩ thường xuyên xuất hiện trong đầu Bê-li-cốp (Người trong bao, Sê-khốp)? A. Sợ có tiếng chuông điện thoại reo trong đêm. B. Sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì. C. Sợ có ai đó làm hắn giật mình. D. Sợ có ai đến nhà hắn mà không báo trước. 14. Các đồ vật của Bê-li-cốp có đặc điểm gì giống nhau (Người trong bao, Sê-khốp)? A. Đều rất giản dị, cũ kĩ. B. Đều được đặt trong bao hoặc là cái bao. C. Đều rất tiện dụng. D. Đều rất sang trọng, đắt tiền. 15. Chi tiết nào cho thấy Vic-to Huy-gô miêu tả Gia-ve trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền như một con thú dữ đang thôi miên con mồi? A. "Gia-ve tiến vào giữa phòng và hét lên". B. "Trong cái điệu hắn nói lên hai tiếng ấy có gì man rợ và điên cuồng. C. "Hắn đứng lì một chỗ mà nói; hắn phóng vào Giăng Van-giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt". D. "Gia-ve đã túm lấy cổ áo Giăng Van-giăng. Gia-ve phá lên cười. 16. Xã hội Nga khi tác giả Sê-khốp viết truyện Người trong bao có đặc điểm gì? A. Đang mừng vui trước chiến thắng của Hồng quân chống phát xít. B. Đang tưng bừng với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười. C. Đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế bảo thủ nặng nề. D. Đang khẩn trương chuẩn bị cho cuộc Cách mạng tháng Mười.
File đính kèm:
- Trac nghiem van hoc nuoc ngoai 11.doc