Bài tập Vật lý - Phần: Các dụng cụ quang học

doc2 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Vật lý - Phần: Các dụng cụ quang học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC
 1. Dùng một thấu kính có độ tụ +10điôp để làm kính lúp.
a. Tính độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực.
b. Tính độ bội giác và độ phóng đại của ảnh khi người quan sát ngắm chừng ở điểm cực cận. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt là 25cm.
	ĐS:	a. G=2,5
	b. G=k=3,5
2. Một người mắt không có tật và có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 20cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp. Kính có độ tụ 10điôp và được đặt trước mắt.
a. Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?
b. Tính độ bội giác khi người đó ngắm chừng ở vô cực và ở điểm cực cận.
	ĐS:	a. Từ 6,67cm đến 10cm
	b. G∞=2	GC=3
3. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có tiêu cự 5cm. Mắt đặt cách kính 20cm. người đó quan sát trong trạng thái không điều tiết. Xác định vị trí của vật, độ phóng đại và độ bội giác của ảnh.
 Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của người đó là 15cm.
	ĐS:	d=4,3cm	k=7	GV=2,1
4. Một người có khoảng nhìn rõ từ 20cm đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tu 10điôp. Mắt đặt cách kính 10cm.
a. Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?
b. Khi di chuyển vật trong khoảng đó thì độ bội giác thay đổi trong phạm vi nào?
	ĐS:	a. Từ 5cm đến 10cm
	b. G∞=2	GC=2
 5. Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1 = 1cm, thị kính có tiêu cự f2 = 4cm. Hai kính cách nhau 17cm.
a. Tính độ bội giác của kính trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực. Lấy Đ = 25cm.
b. Tính độ bội giác của kính và độ phóng đại của ảnh trong trường hợp ngắm chừng ở điểm cực cận
	ĐS:	a. 75
	b. k = G = 91
 6. Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1 = 1cm, thị kính có tiêu cự f2 = 4cm. Chiều dài quang học của kính là 15cm. Người quan sát có điểm cực cận cách mắt 20cm và điểm cực viễn ở vô cực. Hỏi phải đặt vật trong khoảng nào trước vật kính ?
	ĐS: 1,064cm đến 1,067cm
 7. Vật kính của một kính thiên văn học sinh có tiêu cự 1,2m. Thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự 4cm.
a. Tính khoảng cách giữa hai kính và độ bội giác của kính thiên văn trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực.
b. Một học sinh dùng kính thiên văn nói trên để quan sát Mặt Trăng. Điểm cực viễn của mắt học sinh đó cách mắt 50cm. Tính khoảng cách giữa hai kính và độ bội giác của kính khi học sinh đó quan sát trong trạng thái mắt không điều tiết.
	ĐS:	a. 124cm và 30
	b. 123,7 cm và 32,4 
 8. Kính hiển vi với vật kính L1 có tụ số D1 = 100 điôp, thị kính L2 có tụ số D2 = 25 điôp được dùng để quan sát một vật AB bởi một người có mắt cận thị, viễn điểm cách mắt 40cm. Mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Độ dài quang học của kính hiển vi là = 18cm.
a. Tìm vị trí của vật để mắt quan sát không cần điều tiết
b. Tính độ phóng đại của ảnh cho bởi kính hiển vi.
	ĐS: 	a.1,054 (cm)
	b. –184
 9. Một kính thiên văn với vật kính có tiêu cự f1 = 50cm, thị kính tiêu cự f2 = 4cm được dùng để quan sát một ngọn tháp cao 40m ở cách nơi quan sát 4km. Sau khi điều chỉnh, khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 53cm. Mắt đặt cách thị kính là 8 cm. Tính độ bội giác của kính.
	ĐS: 10
 10. Một người đặt mắt tại tiêu điểm ảnh của một kính lúp có tiêu cự 4cm. Khoảng thấy rõ của mắt cách mắt từ 16cm đến 120cm.
a. Tính phạm vi ngắm chừng của kính đối với người.
b. Tính độ bội giác của kính lúp ngắm chừng ở vô cực.
	ĐS: 	a. 3cm đến 3,87cm
	b. 4
 11. Một kính thiên văn được điều chỉnh ngắm chừng ở vô cực. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 122cm. Vật kính có tụ số là 50 điôp. Tìm độ bội giác.
	ĐS: 60
 12. Một mắt thường có điểm cực cận cách mắt 24cm, đặt ở tiêu điểm của một kính lúp, tiêu cự 6cm để nhìn một vật AB = 2cm đặt vuông góc với trục chính. Tính:
a. Góc trông của vật nhìn qua kính.
b. Độ bội giác của kính lúp.
c. Phạm vi ngắm chừng của kính lúp.
	ĐS: 	a. 0,03 rad
	b. 4
	c. 4,5cm đến 6 cm

File đính kèm:

  • docBai tap cac dung cu quang hoc.doc