Bài tham gia dự thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

doc11 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 2359 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tham gia dự thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HUYỆN ỦY LẠC DƯƠNG 	 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CHI BỘ TRƯỜNG DTNT
----------------------------------	

BÀI THAM GIA DỰ THI
KỂ CHUYỆN TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Người thực hiện : Nguyễn Thanh Tùng - Đảng viên


I. Lời mở đầu :

Kính thưa Quý vị Đại biểu ; Thưa Ban Giám khảo
	Thưa toàn thể Hội thi
 Thật vinh dự, tự hào cho chúng tôi khi được sinh ra, lớn lên trong thời đại HCM , thời đại mà dân tộc ta, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của ĐCSVNQV-đứng đầu Chủ tịch HCM vĩ đại, tiếp nối truyền thống ông cha đã viết nên những trang sử vàng chói lọi “lừng lẫy năm châu – chấn động địa cầu”. 
 Thời đại mà thế giới phải nhắc mãi những tiếng VN-HCM như biểu tượng của “Lòng nhân nghĩa – đức hi sinh”, của khát vọng tư do – hòa bình; của tinh thần bâùt khuát, kiên cuờng, trung dũng……
	 
 Kính thưa …….
Từ diễn đàn này, tôi vô cùng xúc động, bồi hồi nhớ về Bác kính yêu – Người suốt cả cuộc đời hi sinh cho sự nghiệp cách mạng, cho dân tộc độc lập, cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân và cho toàn nhân loại. 
Trong tôi vang vọng những hình ảnh, những tiếng nói bình dị mà thiêng liêng sâu sắc về Người – một con người - một tâm hồn – một nhân cách Việt nam. 
 	Tham gia cuộc thi KCTGĐĐHCM như là một hành động, một việc làm thiết thực bày tỏ tấm lòng yêu kính , biết ơn sâu sắc đối với Bác , và cũng là để thêm một lần kiểm điểm, nhắc nhở mình tu dưỡng, rèn luyện thêm để được sống tốt hơn, có ích hơn.
	
 Kính thưa …. …. 
	Tại cuộc thi này, tôi đã chuẩn bị cho mìmh rất nhiều, rất kĩ, tìm đọc, tham khảo nhiều tài liệu về Bác. Tôi càng thấm thía hơn lời của Cố tổng bí thư Lê Duẩn nói về Bác trong Điếu văn tại lễ Truy điệu Người năm 1969:
 “ Dân tộc ta, non sông đất nước ta, đã sinh ra Hồ Chủ Tịch người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.” ……. “Người là tượng trưng chi tinh hoa của dân tộc Việt Nam,cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt bốn nghìn năm lịch sử., ….”
“… …Cả cuộc đời vĩ đại của Hồ Chủ Tịch là tấm gương mãi mãi sáng ngời chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập – tự chủ, lòng yêu nhân dân thắm thiết, đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị.”

	Có thế nói mỗi một bài nói, bài viếùt, một lời căn dặn, một buổi gặp gỡ, công tác của Người đều chứa đựng ý nghĩa tư tưởng , hành vi và quan hệ đạo đức cách mạng sáng ngời. 
Con người, cuọâc đời và sự nghiệp cách mạng của Người đều là những tấm gương đạo đức cho toàn Đảng, toàn dân ta học tập suốt đời.
II. Nội dung dự thi :
	Hôm nay, tôi xin được kể một sốcâu chuyện về Bác 
	CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ ĐỂ CHÍNH PHỦ GẦN DÂN
1. Bác đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, với nhiều nền vǎn hố khác nhau, Bác tích luỹ được vốn kiến thức uyên thâm, kết tinh - tinh hoa trí tuệ lồi người, nhưng khi đến với cán bộ, quần chúng nhân dân, những tinh hoa trí tuệ được Bác chuyển hố tới đối tượng phục vụ một cách nhẹ nhàng dễ hiểu. Tầm hiểu biết của Bác luơn ở đỉnh cao của trí tuệ, nghệ thuật, tâm linh trong mối thiên tư giao cảm với con người, cho nên ai cũng ngạc nhiên bởi vì khi tiếp xúc với Bác, Bác khơng gây nên một sự ngạc nhiên
nào cả, rất bình dị, ân cần, gần gũi.
 Đầu nǎm 1946, cĩ cuộc họp cán bộ từ Trung ương đến các địa phương. Bác đến thǎm và nĩi chuyện. Khi giải thích mối quan hệ giữa chính sách của Chính phủ với nhân dân thơng qua đội ngũ cán bộ địa phương, Bác dùng một tấm bìa hình tam giác cân. Bác hướng tấm bìa đáy lên trên, đỉnh xuống dưới mà nĩi, đây là chủ trương của Chính phủ (vừa nĩi Bác vừa chỉ tay dọc đáy trên của tấm bìa) cĩ nhiều vấn đề lớn, rồi Bác chỉ tay xuống đỉnh tam giác phía dưới và nĩi, nhưng những chủ trương đĩ qua nhiều cấp, nhiều cán bộ yếu kém đến khi xuống dân thì bé lại chỉ cịn chừng này.
Rồi Bác lật tấm bìa đáy xuống dưới đỉnh lên trên và giải thích, chiều đáy là nguyện vọng của nhân dân, cĩ rất nhiều, rất phong phú được phản ánh từ cơ sở nhưng khi qua nhiều cấp, nhiều cán bộ lên đến Trung ương thì chỉ cịn bé chừng này, Bác chỉ tay vào đỉnh trên, xong Bác kết luận: "Vậy thì chúng ta phải làm gì để cho Chính phủ gần dân". 
Ai dự họp cũng đều thấm thía lời dạy của Bác và tự tìm ra câu trả lời đúng với công việc của mình.
HỒ CHÍ MINH - CON NGƯỜI VÀ PHONG CÁCH 
2.Suốt cuộc đời Bác chỉ nghĩ đến giải phĩng những người lao động cần lao, nghĩ đến nhân dân mình, dân tộc mình. Lo từ việc nhỏ,bình thường đến đại sự quốc gia. Quan tâm từ miếng ǎn cho người nghèo đến sự thái bình cho dân tộc. 
Nhớ hồi làm phụ bếp bên Anh, khi rửa bát đĩa, Bác để riêng những thức ǎn thừa cịn lại, gĩi vào một gĩi, khi về mang ra cho những người nghèo khổ ǎn xin ngồi đường. Khi dự tiệc chiêu đãi ở Pari, ra về Bác dành quả táo cho em nhỏ.
 Khi mùa hè đến mồ hơi thấm áo, Người nghĩ đến những chiến sỹ phịng khơng trên trận địa nĩng bỏng. Khi đi cơng tác ở nước ngồi được biết cĩ loại cây lá xanh quanh nǎm khơng rụng lá, Bác nghĩ tới chị lao cơng đêm đêm vất vả quét lá nên Bác khuyên tìm cách đưa loại cây ấy về nước.
 Khi đi thǎm hồ Suối Hai thấy nhà nghỉ của Tỉnh ủy xây to đẹp, Bác bảo phải lo xây nhà cho nhân dân lao động trước. 
Lúc đi cơng tác xa lâu ngày Bác nghĩ đến những người phục vụ mình ở nhà, Bác dặn những ngày Bác đi xa các chú tranh thủ về thǎm quê hương gia đình. Đối với người phục vụ, Bác quý trọng xem như những người thân thiết nhất, Bác khơng cĩ gia đình riêng, họ là những người gần gũi với Bác như những người ruột thịt.
 Đầu tháng 5- 1948, đồng chí Lộc, người nấu ǎn cho Bác khơng may bị sốt rét ác tính mất. Bác thương xĩt, và đã khĩc như mất đi một người ruột thịt. 
Đến ngày kỷ niệm sinh nhật Bác, anh em tìm một bĩ hoa rừng chúc mừng sinh nhật Người. Trong phút giây xúc động, Bác rơm rớm nước mắt:
 - Cảm ơn các chú, nhưng bĩ hoa này ta mang ra đặt lên mộ đồng chí Lộc.
Và Bác kể cho mọi người nghe về cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lộc. 
Đồng chí vốn là Việt kiều ở Thái Lan, gặp Bác bên đĩ, đồng chí đã đi theo giúp việc Bác. Hai người thường quẩy hai bồ thuốc giả làm người đi bán thuốc rong, đi đến nơi cĩ bà con Việt kiều để tuyên truyền cách mạng. 
Bác sang Trung Quốc đồng chí Lộc cũng theo sang, rồi cùng về nước với Bác. Đồng chí lo cơng việc ǎn uống cho Bác. Hồi đĩ sinh hoạt khĩ khǎn, cĩ lúc phải ǎn ngơ bung, hoặc cơm độn ngơ, đồng chí Lộc bao giờ cũng dành phần nhiều cơm cho Bác. Bữa nào đồng chí cũng chắt lấy nước cơm đặc, nài nỷ Bác uống cho kỳ được. 
Cách mạng tháng Tám thành cơng: đồng chí xung phong ở lại xây dựng cơng binh xưởng cho cách mạng. Theo Bác hoat động cách mạng ở nước ngồi, tới khi cách mạng thành cơng đồng chí Lộc vẫn an tâm vui vẻ làm một cơng việc hết sức bình thường - nấu cơm cho Bác.
 
 	3.Bác là một lãnh tụ, nhưng khi hồ mình với nhân dân, khơng chỉ bằng những lời giáo huấn đơn điệu, mà là sự kết hợp hài hồ giữa tác phong quần chúng, những lời nĩi bình dị, dễ hiểu và khả nǎng gây cười , sự dí dỏm tự nhiên. Phản xạ, ứng đáp nhanh nhạy trước mọi tình huống . Ở Bác cĩ nét đặc trưng riêng, đã trở thành thĩi quen phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận, thích ứng với mọi hồn cảnh xung quanh. Đĩ là kết quả của một trí tuệ mẫn tiệp, của thái độ, phong cách quần chúng. 
Bác luơn tạo nên một khơng khí hồ đồng, một mối liên hệ gần gũi giữa người nĩi, người nghe, xố đi những cách biệt, những suy nghĩ tự ty của người dân trước lãnh tụ và đưa lại khơng khí tự nhiên vốn cĩ giữa con người với con người. Nĩ khơng dừng lại ở nghệ thuật ứng xử mà là phản xạ tự nhiên của lãnh tụ rất nhân dân.
 Một lần tại bữa tiệc do Hầu Chí Minh (người gĩp phần đưa Bác ra khỏi nhà tù của Tưởng Giới Thạch) chủ nhiệm Cục chính trị đệ tứ chiến khu chiêu đãi, hơm đĩ cĩ Bác và Nguyễn Hải Thần cùng dự. 
Nguyễn Hải Thần rất tự phụ về vốn Hán học của mình và nhân dịp này đã ra một vế đối: 
"Hầu Chí Minh - Hồ Chí Minh, lương vị đồng chí, chí giai minh" 
(Hầu Chí Minh - Hồ Chí Minh hai vị đồng chí, chí đều sáng). 
 Khi mọi người cịn đang nghĩ vế đáp, thì Bác ứng khẩu: 
"Nhĩ cách mệnh ngã cách mệnh, đại gia cách mệnh, mệnh tất cách (anh cách mạng tơi cách mạng, mọi người cách mạng, mạng phải cách). 
Chỗ khĩ và hay của về đối là hai chữ "chí và minh" là tên của hai nhân vật chính trong bữa tiệc, cái tài tình của vế đáp của Bác là vừa kịp thời, hợp cảnh và chuẩn chỉnh cả ý lẫn từ nhưng nâng tầm nhận thức, tư tưởng cao hơn, mang tính cách mạng hơn. 
 Hầu Chí Minh hết lời ca ngợi người đối đáp "đối tuyệt lắm, tuyệt lắm". 
 Nguyễn Hải Thần cung kính thốt lên: 
"Hồ Tiên sinh, tài trí mẫn tiệp, bội phục, bội phục". 
Nǎm 1946 Bác sang Pháp, người phụ trách làm hộ chiếu xin phép Bác làm thủ tục. Bác vui vẻ nĩi: "Chú cứ hỏi, Bác trả lời đầy đủ". Đến câu thân sinh Bác là gì? Bác cười, trả lời hĩm hỉnh: "Bác là Hồ Chí Minh thì, ơng cụ thân sinh là... Hồ Chí Thơng!". 
 Mọi người nhìn nhau cười vui vẻ. Một lần cĩ nhà báo nước ngồi hỏi Bác: "Cĩ phải Hồ Chí Minh là Nguyễn A'i Quốc khơng?". 
Bác trả lời: "Ơng cứ đến ơng Nguyễn A'i Quốc mà hỏi". 
Lần khác nhà báo nước ngồi xin phỏng vấn Bác, ơng ta đặt câu hỏi: 
"Thưa Chủ tịch, trước hoạt động ở nước ngồi, vào tù ra khám, nay làm Chủ tịch nước. Chủ tịch thấy cĩ thay đổi trong đời mình khơng?" 
Bác trả lời hĩm hỉnh: 
Khơng, khơng cĩ gì thay đổi cả, lúc bị tù ở Quảng Tây luơn luơn cĩ hai lính gác giải đi, lúc trong tù mỗi ngày 5 phút được hai người lính bồng súng dẫn ra dạo chơi. 
Nay làm Chủ tịch nước đi đâu cũng cĩ hai đồng chí mang súng lục đi theo, ơng thấy cĩ gì thay đổi khơng nào?"
Cuộc đời của Bác là một mẫu mực về tự rèn luyện. Bác đã làm thơ nĩi rõ con người tốt hay xấu là do rèn luyện mà nên. Từ tuổi học trị, đến lúc trở thành Chủ tịch nước, Bác khơng ngừng đấu tranh gian khổ, vươn lên tự hồn thiện mình 
Tư trang của một vị Chủ tịch nước như ở Bác Hồ thật đặc biệt, bởi nĩ quá giản dị. Cĩ lẽ những thế hệ mai sau khi nghe kể cĩ thể tin được đĩ là huyền thoại. Đơi dép cao su làm từ lốp cũ xe hơi, Bác dùng đến mịn vẹt phải đĩng đinh bao lần mà Bác vẫn dùng, đơi tất vá đến hai, ba lần, cổ áo sờn rách đã mấy lượt lộn lại trong ra ngồi...
Nếp sinh hoạt, cách ǎn mặc của Bác đã thành thĩi quen, Người luơn cĩ ý thức trước những việc làm đĩ. Từ những nǎm tháng hoạt động cách mạng ở nước ngồi,lúc ở Thái Lan, khi về Trung Quốc, về nước thời kỳ bí mật ở Cao Bằng hay khi làm Chủ tịch nước. Những nǎm tháng đi kháng chiến, lúc về thǎm nơng dân gặt hái hay làm thượng khách ở nước ngồi, Bác luơn luơn với một tư thế giản dị, ung dung, tự tại, phù hợp với điều kiện và hồn cảnh. Dù ở đâu lúc nào Bác cũng để lại ấn tượng tốt đẹp, một phong cách mẫu mực của một lãnh tụ. Hành trang Bác mang theo tự nĩi lên một điều chân thực: Làm chức càng cao càng phải giản dị. Làm Chủ tịch nước Bác nhận lấy cho mình được cái quyền sống giản dị, bằng mức sống bình thường của người dân. Các đồng chí được giao việc phục vụ Bác, tìm mọi cách lo cho Bác được chu tất về mọi mặt. Nhưng Bác luơn cĩ cái lý của Bác, thời kỳ chiến khu gian khổ Bác bảo chưa cần thiết, khi làm Chủ tịch nước Bác bảo dân cịn nghèo.
Sau chặng đường dài, hơn ba mươi nǎm, dấu chân Người in trên 25 quốc gia của thế giới đầy biến động trong những nǎm đầu của thế kỷ 20. Ngày 28-1-1941, Bác Hồ dừng chân bên cột mốc 108, lịng bồi hồi xúc động, nhìn về phía trước, nơi đĩ là Tổ quốc, là đất mẹ. 
Từ giờ phút lịch sử dĩ, Người sẽ cùng cả dân tộc Việt Nam hướng về tương lai, sắp xếp lại trật tự xã hội với một ý chí mãnh liệt: 
Dân tộc Việt Nam phải được hồi sinh, phải trở về chính mình như ơng cha đã từng gìn giữ trong suốt 4000 nǎm lịch sử.
Thật là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nơi Bác chọn dừng chân đầu tiên khi trở về Tổ quốc là nơi Đầu nguồn tiếng Tày là Cốc Bĩ, từ đây như dịng nước mát tuơn chảy mãi về xuơi, đem về sự sống trường tồn.
Những ngày đầu vất vả gian truân với cảnh tĩnh mịch ẩm ướt của núi rừng, Bác vận động anh em, dọn dẹp sửa sang nơi ở cho thống mát. Nơi hoang sơ của núi rừng mà Bác như thấy một giang sơn hùng vĩ nên thơ.
"Đại bản doanh" đầu tiên được bố trí thật giản dị, phía trong hang là chỗ ngủ kê mấy thanh gỗ ghép lại, đêm nằm vừa đau lưng, vừa lạnh, phải đốt lửa để bớt đi giá lạnh và ẩm ướt. Những ngày đầu Bác làm việc trong hang nhờ ánh sáng yếu ớt chiếu từ khoang trống nhỏ trên đỉnh hang. Đêm đêm để xua đi nỗi vất vả, thiếu thốn, Bác thường kể chuyện cho anh em nghe về lịch sử các thời kỳ ơng cha dựng nước và giữ nước, cũng nếm mật nằm gai mưu cầu nghiệp lớn, Bác kể chuyện thế giới, chuyện chiến tranh, chuyện cổ tích và cả chuyện tiếu lâm, để trong hang cĩ tiếng cười vui. Ǎn uống kham khổ, rau rừng nấu cháo ngơ, bắp chuối chấm với muối trắng. Những bữa "cải thiện" là khi bắt được con cá, sǎn được con thú về kho muối mặn ǎn dần.

4. “NHIỆM VỤ ĐẶC BIỆT
VÀ NHỮNG NGÀY THÁNG CUỐI CÙNG CỦA BÁC”
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vũ và tình hình sức khỏe của Bác tổ Y tế bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của Bác được Bộ Chính trị thành lập gồm các đồng chí : 	Thiếu tá Nguyễn Gia Thiều – chủ nhiệm khoa giải phẩu BV 108 , trưởng phòng pháp y Cục Quân y làm Tổ trưởng cùng hai đồng chí là bác sĩ Lê Ngọc Mẫn, chủ nhiệm khoa nội tiết BVBM và bác sĩ Lê Điều chủ nhiệm khoa ngoại BV Việt – Xô. Tổ Y tế được đồng chí Lê Đức Thọ triệu tập lên Văn phòng Trung ương giao nhiệm vụ. 	Tổ được cử sang Liên Xô học tập thời gian 7 tháng.
	Về nước đ/c Lê Ngọc Mẫn cùng bác sĩ Nhữ Thế Bảo được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khỏe của Bác .
	Ngày 19/8/1968 b/s Lê Ngọc Mẫn vào Phủ chủ tĩch gặp Bác. Sau khi nghe đ/c Vũ Kỳ- thư kí riêng của Bác giới thiệu – tuy Bác không hài lòng nhưng Bác vẫn ôn tồn bảo :
Bác có một mình mà những hai bác sĩ. 
Trong khi đó nhân dân, bộ đội, trẻ em còn rất thiếu thầy thuốc.”
Rồi Bác nói tiếp : “ Bộ chính trị đã quyết thì Bác nhận.”
Từ hôm đó bác sĩ Mẫn và bác sĩ Bảo thường xuyên bên cạnh Bác. 
 Cuối năm 1968, Bác vẫn duy trì đều đặn nếp sinh hoạt và rèn luyện hàng ngày.
Sáng 5h 30ph dậy…sau đó đi bộ sang nhà ăn sáng.
 Rồi tiếp khách và trở về làm việc.
11h 30ph ăn trưa. 
Buổi chiều tập thể dục, ném bóng, đi bách bộ. 
Dù trời nắng nóng Bác vẫn không từ bỏ nền nếp ấy. 
Khi đi bách bộ, Bác thường thở dài và bảo :
 “ Mình đi chơi không mà còn toát mồ hôi, huống hồ là công nhân hầm lò, các pháo thủ trực chiến.” 
 Và Bác dặn : “ Cần phải lo nước giải khát cho họ.”
Luôn luôn quên mình nghĩ đến dân, đến bộ đội là phẩm chất của Bác. Năm ấy Bác đã 78 tuổi . Không ai nghĩ rằng, chưa đầy một năm sau, 9g 47ph ngày 2/9/1969 –trái tim vĩ đại ấy ngừng đập! Bác vĩnh biệt chúng ta đi vào cõi vĩnh hằng.
 Trên đây là một số câu chuyện xúc động, có nhiều ý nghĩ a về Bác kính yêu – ghi theo lời kể của các tác giả cuốn “ GIỮ YÊN GIẤC NGỦ CỦA NGƯỜI” – NXBQĐND – Hà nội năm 2002 và tác phẩm HỒ CHÍ MINH - CON NGƯỜI VÀ PHONG CÁCH .
Mỗi câu chuyện là bài học lớn cho mỗi một chúng ta về cách nghĩ, cách ứng xử : Quên mình – vì dân, vì nước của Bác
Dù bận trăm công , nghìn việc song lúc nào Bác cũng quan tâm , lo nghĩ đến người khác bằng một tình thương yêu nồng hậu vô bớ . 
Phẩm chất ấy đặt ra cho chúng tôi- những người làm công tác giáo dục, đến hoạt động giáo dục – nhất là giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nhiệm vụ to lớn, nặng nề và cũng rất vinh quang. 
Trong di chúc của mình Bác cũng dặn rõ : Giáo dục … …cho đời sau là một công việc vô cùng cần thiết …”
Chúng tôi phải tự liên hệ với công việc của mình :
Làm sao chuyển tải những chủ trương, đường lối của Đảng, những chính sách của nhà nước về giáo dục đến với mọi miền, mọi người chính xác, đầy đủ, kịp thời?
Làm sao thực hiện nhiệm vụ theo đúng tấm gương của Người : Yêu thương, tận tụy, sâu sát với hoàn cảnh với học sinh, trung thực trong công tác. Nắm bắt và đề xuất kịp thời những mong muốn chính đáng của phụ huynh học sinh?
Làm sao đáp ứng những kì vọng, niềm tin của Đảng, của nhân dân trong sự nghiệp trồng người?
 Trong Thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc (25/8/1950)Bác căn dặn :
“… Cách dạy trẻ , cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỉ luật, học văn hóa.”
 Trong bài nói chuyện tại lớp hướng dẫn giáo viên cấp 2, cấp 3 và Hội nghị sư phạm, tháng 7/1956 , Bác chỉ rõ : 
“ Các thầy giáo, cô giáo phải gần gũi dân chúng. Các thầy giáo cũng như các trí thức khác là lao động trí óc. Lao động trí óc phải biết sinh hoạt của dân, yêu học trò, gần gũi nhau, gần gũi cha mẹ học trò. Giáo dục ở nhà trường và ở gia đình có quan hệ với nhau. Các chú, các cô phải thi đua trao đổi kinh nghiệm. Bác nói thế là hết. Văn hay không cần nói dài.”
 Liên hệ :
+ Nhà trường chúng ta đã và đang thực hiện nhiệm vụ vinh quang song cũng không kém phần nặng nề – đó là sự nghiệp trồng người – mà như Bác kính yêu đã tặng : Vì lợi ích trăm năm trồng người. 
Những câu chuyện về Bác giúp ta nghiên cứu vận dụng hiệu quả hơn khi triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước về hoạt động giáo dục. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành hiện nay là nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục – xã hội hóa giáo dục; thực hiện cuộc vận động “hai không”. Nhà trường đã có những việc làm như : tuyên truyền, phổ biến, đề ra các giải pháp cụ thể, sâu sát . Nâng cao chất lượng đội ngũ về phẩm chất, năng lực ; đầu tư CSVC, trang thiết bị, đổi mới phương pháp giảng dạy . Đa dạng hóa các hình thức học tập, rèn luyện … … 
+ Chú trọng giáo dục đạo đức trong nhà trường. Phát huy sức mạnh tập thể , thực hiện tốt nội dung thi đua “Hai tốt” và “kĩ cương, tình thương, trách nhiệm” . Tăng cường mối quan hệ nhà trường – xã hội – gia đình .
+ Tham mưu , đề xuất những kiến nghị, giải pháp thiết thực cho cấp trên về hoạt động giáo dục trên địa bàn.
+ Động viên, khen thưởng kịp thời, thỏa đáng tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho nhà trường. Xử lí nghiêm các cá nhân vi phạm kỉ luật, yếu kém năng lực, đạo đức … …
+ Không ngừng kiện toàn, xây dựng nhà trường lớn mạnh về mọi mặt … …
 Cá nhân : 
+ Không ngừng học tập, rèn luyện nhằm đảm bảo thực hiện yêu cầu nhiệm vụ được giao. Chủ động, sáng tạo trong công tác. 
+ Bám sát thực tiễn, gần gũi học sinh, gia đình, tăng cường tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của phụ huynh, học sinh, phản ánh trung thực, khách quan những tâm tư nguyện vọng của phụ huynh học sinh. 
+ Hết lòng thương yêu, tận tụy theo khẩu hiệu “ Tất cả vì học sinh thân yêu”
Ngoài ra chúng tôi cũng nhận thấy mình cần phải khắc phục một số khuyết điểm sau :
 -Hiện nay vấn đề sa sút đạo đức trong học sinh nói chung đang là vấn đề có tính nổi cộm . Các tệ nạn xảy ra trong và ngoài nhà trường khá phổ biến, có lúc , có nơi xảy ra các vụ việc đau lòng, không thể chấp nhận như học sinh phá trường, lớp, đánh thầy cô, thầy cô xử phạt học sinh với những phương pháp phi giáo dục như chửi bới, đánh đập xúc phạm nhân phẩm.
- Các tổ chức đoàn thể trong trường như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên thiếu kế hoạch hành động, thiếu phương pháp , nội dung hoạt động nghèo nàn mang tính hình thức ……
- Học sinh thiếu sự quan tâm đúng mức của nhà trường, gia đình , xã hội……
Cá nhân : 
+ Giáo viên, công viên chức ngành sư phạm có biểu hiện sa sút phẩm chất đạo đức : Dùng điểm, dùng kết quả học tập để đe dọa, làm tiền học sinh, phụ huynh . Vấn nạn dạy thêm học thêm tràn lan … … giáo viên yếu kém về năng lực chuyên môn, về phẩm chất đạo đức , thiếu tinh thần học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức , chuyên môn nghiệp vụ … , ……
+ Hoạt động giảng dạy thường chỉ dừng lại ở tính chất truyền đạt kiến thức sách vở, lý thuyết suông, thiếu tính thực tiễn, có nơi có lúc, có bộ môn hầu như tách rời thực tế. Nhiều giáo viên thiếu gương mẫu trong trang phục, hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ , sinh hoạt, giao tiếp với đồng nghiệp, với học sinh . 

 III. Lời kết :
Kính thưa Quý vị Đại biểu ; Thưa Ban Giám khảo
	Thưa toàn thể Hội nghị
 	Hiếm thấy trong lịch sử có con người nào mả tên tuổi và sự nghiệp lại gắn bó với vận mệnh của cả một dân tộc, một đất nước như Chủ tịch HCM. Có thể tìm thấy hình ảnh của Người trong từng hơi thở của mỗi người dân và cũng có thể tìm thấy số phận mỗi người dân trong từng ý nghĩ của Người. 
Bác Hồ – là tên gọi trìu mến nhất, thiêng liêng nhất mà cả dân tộc VN đã dành để gọi vị lãnh tụ kính yêu của mình. Bác giản dị và gẩn gũi, không có khoảng cách nào giữa một người dân bình thường với lãnh tụ lại được rút ngắn như vậy. 
 Bác trở thành một lẽ sống không thể thiếu trong đời sống chính trị và tinh thần của dân tộc ta. 
Viết những dòng này, hôm nay tôi lại càng yêu kính Bác hơn . Trong tôi vang vọng những lời thân yêu vô cùng vô tận viết trong di chúc của Người :
 … “ Về việc riêng - suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giớiù này , tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
… … Cuối cùng tôi để lại muôn vàn tình thưong yêu cho toàn dân, toàn đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên nhi đồng.” ………
 Tôi lại nhớù câu thơ của cố nhà thơ Tố Hữu :
	Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
	Ta bỗng lớn hơn bên Người một chút…
 Kính thưa ….
Trước khi dừng lời, tôi muốn cất cao lời kêu gọi tất cả chúng ta hãy nhớ lại, hãy làm theo, hãy thực hiện lời thề – quyết tâm thư mà đ/c Cố Tổng bí thư Lê Duẩn – thay mặt toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tuyên hứa trước anh linh Người kính yêu :
 “ Suốt đời học tập đạo đức, tác phong của Người, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng, không sợ gian klhổ, khôngsợ hi sinh, rèn luyện thành những chiến sĩ trung thành với Đảng, với dân, xứng đáng là đồng chí,là học trò của HỒ CHỦ TỊCH. Noi gương Người, toàn thể những con người mới, làm chủ đất nước, làm chủ xã hội mới, mang lá cờ bách chiến, bách thắng của HỒ CHỦ TỊCH TỚI ĐÍCH THẮNG LỢI CUỐI CÙNG.”
	Xin trân trọng kính chào!	Chúc Hội thi thành công tốtđẹp.

NỘI DUNG CHÍNH CỦA 25 CÂU TRẢ LỜI 
Câu 1 :
 	 Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển theo con đường XHCN, việc học tập và làm theo TGĐĐHCM trở nên hết sức quan trong.Bởi TTĐĐHCM là bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thầnh xã hội, là động lực, nguồn lực to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực, vượt qua thử thách, khó khăn để tiến lên.
	Thục trạng những năm qua cho thấy rõ sự suy thoái ĐĐ, lối sống trong một bộ phận không nhỏ CB-ĐV : CNCN, ích kỉ, thực dụng, vụ lợi;nạn tham nhũng, đưa-nhận hối lộ,bòn rút, lãng phí của công;quan liêu, xa dân, vô cảm…;thiếu trung thực, cơ hội,chạy chức, chạy quyền….;nói không đi đôi với làm, nói và làm trái với nghị quyết…;suy thoái về ĐĐ trong quan hệ gia đình, cá nhân với xã hội…;ĐĐ nghề nghiệp sa sút… .Sự suy thoái đó là “một nguy cơ, thách thức lớn, liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ.”
Học tập và làm theo TGĐĐHCM là một biện pháp quan trọng để CB-ĐV và tổ chức đảng sửa chữa, khắc phục tình trạng suy thoái “có tính nghiêm trọng” về ĐĐ,LS, giữ vững niềm tin của nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 4 :
	Vai trò của ĐĐ trong đời sống xã hội, nhất là giai đoãn hiện nay là vô cùng quan trọng : 
-Là một bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần của xã hội.
-Góp phần giữ vững o

File đính kèm:

  • docChuyen de TGDD Ho Chi Minh.doc