Bài thi học kì I Năm học 2007-2008 Môn: Ngữ Văn-lớp 8 Trường THCS Phú Lương

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thi học kì I Năm học 2007-2008 Môn: Ngữ Văn-lớp 8 Trường THCS Phú Lương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường thcs phú lương Bài thi học kì I
họ tên............................................. năm học 2007-2008 
lớp.................... Môn: ngữ văn-lớp 8
Lời phê của cô giáo
Điểm
 ( Thời gian làm bài: 90 phút)







Đềè bài
I. phần trắc nghiệm : (3 điểm, mỗi câu đúng được 0,25 điểm)0
 Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu mỗi câu hỏi mà em cho là đúng nhất.
 Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bênvà cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc. 
 - Khốn nạn...Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng, tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên.Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả hai chân nó lại,Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!...Này ông giáo ạ!Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi: Nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo với tôi rằng “A! Lão già tệ lắm!Tôi với lão ăn ở với nhau như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?”Thì ra tôi già bằng từng này tuổi đầu rồicòn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ lừa nó!..
1/ Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
Trong lòng mẹ. C. Tức nước vỡ bờ.
Tôi đi học. D. Lão Hạc.
2/ Tác giả của đoạn văn trên là ai?
 A. Nguyên Hồng C. Ngô Tất Tố.
 B. Nam Cao. D. Thanh Tịnh.
3/ Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Biểu cảm kết hợp với tự sự.
Biểu cảm kết hợp với miêu tả.
Miêu tả kết hợp với nghị luận.
Cả 3 phương án A B C đều đúng.
4/ Đoạn văn trên được viết theo lời kể của nhân vật nào?
Lão Hạc. C. Thằng Mục.
Ông giáo . D. Cả lão Hạc và ông giá
5 Vì sao sau khi bán chó lão Hạc lại khóc? 
 A. Lão ân hận vì đã bán con chó.
 B. Lão ân hận vì đã đánh lừa con chó.
 C. Vì lão nhận ra ánh mát oán hờn trong mắt con chó.
 D. Vì lão cảm thấy mất đi một người bạn thân thiết.


6/ Đoạn văn trên có bao nhân vật được kể tới ( kể cả con Vàng)
 A. Ba C. Bốn
 B. Năm. D. Sáu.
7/Từ nào dưới đây không phải là từ tượng thanh?
 A. Ư ử C. Loay hoay
 B. Ha hả. D. Rì rầm.
8/ Từ nào sau đây không phải là từ tượng hình?
 A Lộp bộp. C. Lò dò.
 B . Rũ ruợi. D. Loay hoay
9/ Câu văn hay cụm từ nào dưói đây không có thán từ?
Ông giáo ơi!
Này!Ông giáo ạ!
A!Lão già tệ lắm!
Mặt lão đột nhiên co rúm lại.
10//Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng của lão mếu như con nít.
Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!..
Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại .
Những nếp nhăn xô lại với nhau , ép cho nước mắt chảy ra.
11/ Những từ ngữ sau :Tóm, dốc ngược,loay hoay, trói, thuộc trường từ vựng nào?
Bộ phận của con người.
Hoạt động của con người .
Tính chất của con người.
Trạng thái của con người.
12/ Dấu ngoặc kép trong đoạn trích sau có công dụng gì?
 Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”
Đánh dấu câu dẫn trực tiếp.
Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn.
Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa mỉa mai , châm biếm.
II/ Tự luận.
 Câu 1: ( 2điểm)
 Em hiểu thế nào về nhan đề “ tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích(trích trong tiểu thuyết “Tắt đèn”-của Ngô Tất Tố)

 Câu 2 : (5 điểm)
 Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc, kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao, thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào? (Hãy sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự của em?)

 





trường thcs phú lương 

 đáp án và biểu điểm môn ngữ văn 8 
I/ trắc ngiệm ( 3 điểm) 
 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
D
B
B
A
C
C
C
A
D
A
B
A
Ii/Tự luận
Câu1 (2 điểm): 
 Học sinh phải đảm bảo được các ý sau:
 _ “Tức nước vờ bờ”là câu tục ngữ dân gian đúc kết một kinh nghiệm, một quy luật trongcuộc sống:có áp bức có đấu tranh.
 _ Nhà văn Ngô Tất Tốđã nắm bắt được điều đó và cụ thể hoá trong tác phẩm của mình để khám phá chân lý đời sống
 -Những người bị áp bức nhiều nhất muốn thoát khỏi sự áp bức thì không có con đường nào kháclà phải vùng lên đấu tranh để tự giải phóng.
 - Ông đã cảm nhận được xu thế đấu tranh của quần chúng và sức mạnh như nước vỡ bờ của họ.
Câu2 (5điểm)
 a) Về nội dung:
 Bài viết phải đảm bảo những yêu cầu chính(dựa vào văn bản “Lão Hạc”)
 -Hoàn cảnh éo le ,nghèo khổ của Lão Hạc.
 -Tâm trạng day dứt của lão Hạc khi phải bán con chó Vàng.
 -Lão sang nhà ông giáo kể lại chuyện bán con Vàng,để dãi bày sự khổ tâm của mình với ông giáo.Qua đó ta thấy được một nhân cách cao đẹp của Lão Hạc.
b) Về hình thức:
 -Học sinh phải kể chuyện ở ngôi kẻ thứ nhất(xưng “tôi”) là người đựơc trực tiếp
 chứng kiến câu chuyện đó
 -Biết kết hợp với yếu tố miêu tả( Nét mặt ,cử chỉ,giọng điệu)của lão Hạc khi lão kể chuyện cho ông giáo nghe.
 -Có bộc lộ cảm xúc của mình về nhân cách cao đẹp của lão Hạc. 
 -Bố cục 3 phần rõ ràng
 -Văn lưu loát có hình ảnh,ít mắc lỗi chính tả thông thường, lỗi diên đạt.
Biểu điểm:
 -Điểm 5: đáp ứng tất cả hai yêu cầu nội dung ,hình thức.
 - Điểm 3,4:Đáp ứng cơ bản yêu cầu về nội dung và hình thức,(có thể có một vài sai sót nhỏ có thể hạn chế về yếu tố miêu tả trong khi giải quyết khá tốt phương thức tự sự.
 -Điểm2,1:Chưa đáp ứng được yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày >Bài viết vẫn có ý của bài văn tự sự, nhưng sắp sếp lộn xộn, diễn đạt hạn chế.
 - Điểm 0: Bỏ giấy trắng, viết lung tung không có ý

File đính kèm:

  • docDe kiem tra va dap an Ngu van 8 HKI.doc