Bài thi học sinh giỏi môn văn 6 Trường THCS Sơn Tiến

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thi học sinh giỏi môn văn 6 Trường THCS Sơn Tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	

Trờng THCS Sơn Tiến Ngày tháng năm 2009	
Bài thi học sinh giỏi môn văn 6

Thời gian: 120 phút Số phách
Họ và tên:...................................................... 


Điểm

Số báo danh
Số phách



Đề bài:
I. Trắc nghiệm.
Câu 1: Cho đoạn văn:
“Từ đó, oán nặng thù sâu, hằng năm Thủy Tinh vẫn thường dâng nước đánh Sơn Tinh hòng cướp lại Mị Nương. Nhưng, năm nào cũng vậy, thần nước đánh chán chê mỏi mệt vẫn không thắng nổi thần núi nên thần nước rút quân về”.
a. Hãy cho biết đoạn văn trên của tác giả nào? Khoanh tròn vào chữ cái em cho là đúng.
A. Tố Hữu	B. Trần Đăng Khoa
C. Tập thể nhân dân	D. Tô Hoài.
b. Đoạn văn trên thuộc phương thức biểu đạt nào? Khoanh tròn vào chữ cái em cho là đúng.
 A. Biểu cảm	B. Tự sự
 C. Miêu tả	D. Thuyết minh.
c. Khoanh tròn chữ cái đặt trước ý kiến đúng về Sơn Tinh.
A. Sơn Tinh là nhân vật có thật.
B. Sơn Tinh là nhân vật không có thật.

 Thí sinh không viết vào phần gạch chéo


C. Sơn Tinh vừa là nhân vật có thật vừa là nhân vật không có thật.
d. Khoanh tròn chữ cái đặt trước lời nhận xét nào đúng nhất.
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc phương thức tự sự vì:
A. Truyện đã giải thích về hiện tượng thiên tai lũ lụt ở nước ta.
B. Truyện ca ngợi người anh hùng Sơn Tinh.
C. Truyện nhằm phê phán thói ghen tuông của Thủy Tinh.
D. Truyện kể một chuỗi sự việc về cuộc cầu hôn giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh với Mị Nương, qua đó nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện ước mơ chế ngự thiên nhiện của dân tộc ta.
Câu 2: (1đ).
Điền đúng từ ngữ cần thiết vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
Con Rồng cháu Tiên là truyền thuyết nói về nguồn gốc của dan tộc ta. Từ nguồn gốc này, tổ tiên ta dựng nên nhà nước(A)……. đầu tiên. Đứng đầu nhà nước là (B)……. Con trai vua gọi là (C)…….., con gái vua gọi là(D)………..
Câu 3:(2 điểm) Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm: Tử – Con, Tử – Chết. Hãy cho biết các từ ghép dưới đây được sử dụng với nghĩa nào? Đặt câu với các từ ấy. 
	Công tử, tử trận, bất tử, hoàng tử, đệ tử, cảm tử
Câu 4: 1đ Chỉ ra biện pháp tu từ được dùng và giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ qua hai câu thơ sau:
	Bà như quả ngọt chín rồi
	Càng cao tuổi tác càng tươi lòng vàng 
II. Phần tự luận (5 điểm) Kể lại bằng văn xuôi nội dung câu chuyện được thể hiện trong bài thơ sau của Bác Hồ . 
	Con cáo và tổ ong.
	Tổ ong lủng lẳng trên cành
	Trông đầy mật nhộng ngon lành lắm thay
	Cáo già nhẹ nhẹ lên cây
	Định rằng lấy được ăn ngay cho giòn
	Ong thấy cáo muốn cướp con
	Kéo nhau xúm lại vây tròn cáo ta
	Châm đầu châm mắt cáo già
	Cáo già đau quá phải sa xuống rồi
	Ong kia yêu giống yêu nòi 
	Đồng tâm hợp lực đuổi loài cáo đi
Bài làm
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
Đáp án Văn 6
I. Phần trắc nghiệm:
Câu 1:
a. C (0,5đ)
b. B (0,5đ)
c. C (0,5đ)
d. D (0,5đ)
Câu 2: 
A. Văn Lang (0,25đ).
B. Hùng Vương (0,25đ).
C. Lang (0,25đ)
D. Mị Nương (0,25đ).
Câu 3: (2 điểm) 
	a) Giải nghĩa: 0,5đ
	- Công tử: Tử : con 
	- Tử trận : Tử : Chết
	- Bất tử : Tử : Chết
	- Hoàng Tử: Tử : con
	- Đệ tử : Tử : Con( giúp việc)
	- Cảm tử: Tử : Chết 
	b) Đặt đúng mỗi câu cho 0,25 đ
	Đúng cả 6 câu cho (1,5đ) 
câu 4: Học sinh nói được: Nghệ thuật so sánh : 0,25đ
	chỉ ra được 0,75 đ
II. Phần tự luận: 
	 Đây là một đề văn tự sự. đề cung cấp hẵn cốt truyện dưới dạng một bài thơ, có sẵn nhân vật. Vì Vởy hoc sinh có thể kể theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 3 để kể về nội dung: Cáo già Thấy tổ ong hấp đãn, đầy mật nhộng định trèo lấy nhưng những chú ong bé nhỏ đã đồng sức đồng lòng giám hy sinh đã chiến thắng loài cáo già to xác gian ngoan và xảo quyệt.
	Hướng dấn chấm và cho điểm
ý 1 : Giới thiệu lý do cáo định trèo lấy tổ ong (0,5đ)	
ý 2: (4 điểm) 
	+ Cáo trèo tổ ong và bầy ong bé nhỏ đã đồng sức đồng lòng giử tổ.
 + Cáo già gian ngoan và xảo quyệt đã bị thất bại.
ý3 : (0,5đ) Bài học rút ra từ câu truyện .

File đính kèm:

  • docDe thi HSG nam 2009.doc