Bài thi học sinh giỏi môn văn 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thi học sinh giỏi môn văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Ngày tháng năm 2010 Bài thi học sinh giỏi môn văn 7 Thời gian: 120 phút Số phách Họ và tên:....................................................... Điểm Số báo danh Số phách Đề bài: A.Phần trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1: Trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng ý trả lời đúng nhất. 1) Từ nào sau đây không phải laf từ láy? A.Noãn nà C. ôm ấp B. dập dìu D.da diết 2) Dòng nào dưới đây là thành ngữ? A. Tưới tiêu,chăm bón C.thận trọng ,giử gìn B.Thay da đổi thịt D.Đương độ noãn nà Câu 2: a) Từ nào đồng nghĩa với từ “cô” phụ nữ chưa chồng? A.Cô nhi C. Ni cô B.Cô nhi viện D.Cô giáo b) Bài ca dao sau sử dụng phép tu từ nào? “ Đi tu phật bắt ăn chay Thịt chó ăn được, thịt cày thì không” (ca dao) Câu 3. (2 điểm) Điền vào chỗ trống cho ý trả lời các câu hỏi sau: - Các cụm từ sau đây là thành ngữ hay tục ngữ ? - Nghĩa của nó được hiểu trên cơ sở nào ? - Nêu ý nghĩa khái quát ? Thí sinh không viết vào phần gạch chéo . a) Củ mài mật ong , roi song dùi đục. ………………………………………………………………………………………………………………………………………....................………………….. b) Phán như Thánh Thán. ……………………………………………………………………………………………………………………………………....................…………………….. c) Đi guốc trong bụng. …………………………………………………………………………………………………………………………………......................……………………… d) Bùn lầy , nước đọng . ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Câu 4.(1 diểm ) Bằng kiến thức văn học hãy trả lời các câu hỏi sau: - Ai được mệnh danh là “ nhà thơ của làng cảnh Việt Nam” ? …………………………………………………………………………………………………………………………………………….. - Quê ông ở đâu ? …………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 2) - Nguyễn Du đã từng đến thăm một ngôi mộ và xúc động viết: “ Văn chương nghìn đời , bậc thầy của nghìn đời. Bình sinh khâm phục không lúc nào quên .” -Người ấy là ai ? …………………………………………………………………………………………………………………………………………….. -Ông được mệnh danh là gì ? …………………………………………………………………………………………………………………………………………….. - Nội dung phản ánh của các bài thơ trữ tình hiện đại Việt Nam như : Cảnh khuya ,Rằm tháng giêng , Tiếng gà trưa có nét nào chung? …………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 4 ) - Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến viếi “ Bài ca Côn Sơn ”và “Bạn đến chơi nhà ”cùng trong hoàn cảnh nào ? …………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Phần II. Tự luận (6 điểm) Thơ Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan thực chất đều là những tiếng nói thiết tha của tâm hồn người phụ nữ Việi Nam dưới chế độ phong kiến hà khắc . Nhưng ở mỗi tác giả , điều đó lại được thể hiện dưới một vẻ riêng . Qua một số bài thơ đã được học và đọc thêm của hai nhà thơ nói trên , em hãy làm sáng tỏ những nét riêng đó . Bài làm Đáp án Văn 7 A. Phần trắc nghiệm: (4đ) Câu 1: (1đ) : mỗi ý đúng cho 0,5 đ 1. C 2. B Câu 2: (1đ) Mỗi ý đúng cho 0,5 đ a) C b) D Câu 3.(2 điểm ) a) Củ mài mật ong , roi song dùi đục - Thành ngữ - Hiểu nghĩa trên cơ sở phép chuyển nghĩa ẩn dụ . - ý nghĩa khái quát : Phê phán những người chồng vũ phu . Khi mới dạm hỏi thì nói những lời ngon ngọt . Khi cưới rồi thì bạc đãi , dùng cả “roi song dùi đục ” để đánh đập vợ . b) Phán như Thánh Thán . -Thành ngữ . - Hiểu nghĩa trên cơ sở chuyển nghĩa bằng phép so sánh . - ý nghĩa chung : Chỉ những người có tài hùng biện , tài lí luận . c) Đi guốc trong bụng . - Thành ngữ . - Hiểu nghĩa theo cách diễn đạt của lối nói quá . - Nghĩa chung : Hiểu hết , hiểu rõ , hiểu thấu mọi tâm tư , suy nghĩ ,ý đồ của người khác . d) Bùn lầy , nước đọng . - Thành ngữ . - Hiểu trực tiếp từ nghĩa đen . - Nghĩa chung : Chỉ cảnh lầy lội , tù đọng , bẩn thỉu hoặc hiểu theo nghĩa tù túng , đói nghèo lạc hậu không có lối thoát . Câu 4 . (1 điểm ) 1 . Đó là nhà thơ Nguyễn Khuyến . Quê ông ở thôn Vị Hạ , xã Yên Đổ . Nay thuộc xã Trung Lương , huyện Bình Lục , tỉnh Hà Nam . ( 0,25 đ) 2 . Đó là Đỗ Phủ .Ông được mênh danh là Thánh Thơ . ( 0,25 đ) 3 . Đều thể hiện tình yêu thiên nhiên , tình yêu quê hương và lòng yêu nước sâu nặng . ( 0,25 đ) 4 . Khi Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến đã từ bỏ chốn quan trường lui về ở ẩn ở quê nhà . ( 0,25 đ ) Phần II. Tự luận (6 điểm) I . Yêu cầu về nội dung . 1. Mở bài : (0,5 đ) - Giới thiệu về Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan . - Trích nhận định . 2. Thân bài : (4,25 đ) a) Thơ Hồ Xuân Hương và Bà Huỵên Thanh Quan đều là tiếng nói thiết tha của những tâm hồn phụ nữ gắn bó với thiên nhiên , đất nước, con người với những tình cảm đời thường giản dị . Nhưng trong khi thể hiện vấn đề đó mỗi nhà thơ lại có một nét riêng .(0,5 đ) b) Vẻ riêng trong cách thể hiện cảm xúc .(1,75 đ) - Hồ Xuân Hương có cách phô diễn tình cảm mạnh bạo , có khi táo tợn rất gần với cách phô diễn tình cảm mang màu sắc dân dã, trực tiếp của quần chúng lao động . ( dẫn chứng ) Khi cần thiết tỏ thái độ trước một vấn đề cụ thể thì Hồ Xuân Hương thường sôi nổi , mãnh liệt , có phần ngang tàng đầy bản lĩnh và bao giờ cũng muốn đối thoại với cuộc đời bên ngoài , khi xem thường , mỉa mai , khinh bỉ , khi tự bênh vực một cách mạnh mẽ .( dẫn chứng ) - Bà Huỵên Thanh Quan lại có cách thể hiện tình cảm kín đáo , mực thước , có phần sang trọng , quý phái . Muốn hiểu được tâm trạng cảm xúc của nhà thơ , người đọc phải dò tìm qua cảnh vật .( dẫn chứng ) Nếu cần phải bộc lộ thái độ một cách trực tiếp thì nhà thơ hướng vào những xao xuyến của đời sống bên trong . (dãn chứng ) Đó cũng là hai nét cá tính tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam từ xưa đén nay . Vẻ riêng trong cách sử dụng hình ảnh (1 đ). -Hồ Xuân Hương thường sử dụng các hình ảnh gây ấn tượng mạnh như : vừa trắng , vừa tròn , bảy nổi ba chìm , nước , non , ghé mắt . trông ngang … -Bà Huyện Thanh Quan thường chọn những hình ảnh trang nhã gắn với các điển tích ,mang dấu ấn văn hoá : ngàn mai , dặm liễu …Ngay cả khi các hình ảnh mang tính dân dã như : lá , đá , hoa …hay các đông từ : chen , nhớ (nước ) , thương (nhà) …được đưa vào thơ bà thì mục đích chính vẫn là để kí thác tâm sự nhiều hơn là để miêu tả đời sống . d)Vẻ riêng trong sử dụng ngôn từ .(1 đ) - Ngôn từ của Hồ Xuân Hương mang màu sắc dân dã thường ánh lên chút tinh quái , nghịch ngợm : thân em , rắn nát , ghé mắt , trông ngang … - Ngôn từ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan trang nhã , hoa lệ : ngàn mai , dặm liễu... 3 . Kết bài .(0,5 đ) - Đánh giá chung về hai nhà thơ . - Khẳng định nhận xét trên là đúng . II . Yêu cầu về hình thức .(0,75 đ) Bài viết đúng thể loại văn chứng minh , có bố cục 3 phần rõ ràng , biết xây dựng luận điểm , các luận điểm liên kết với nhau chặt chẽ lô gíc . Lời văn trong sáng , diễn đạt lưu loát , không sai lỗi chính tả , dùng từ . Chữ viết đẹp , trình bày sạch sẽ .
File đính kèm:
- De thi chon HSG V7.doc