Bài thi lí thuyết hội thi giáo viên viết chữ đẹp năm học: 2013 - 2014

doc5 trang | Chia sẻ: trangpham20 | Lượt xem: 3704 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thi lí thuyết hội thi giáo viên viết chữ đẹp năm học: 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ, tên giáo viên:.....................................
Trường Tiểu học:........
BÀI THI LÍ THUYẾT
HỘI THI GIÁO VIÊN VIẾT CHỮ ĐẸP
NĂM HỌC: 2013-2014
Ngày thi: 13/11/2013
Thời gian làm bài: 40 phút
I. BẢNG TRẢ LỜI: 
- Thầy (cô) khoanh tròn chữ cái chỉ câu trả lời đúng nhất (a - b - c - d) ở bảng dưới đây:
Nếu chọn lại: Gạch chéo xóa chọn, rồi khoanh tròn chữ cái khác (a - b - c - d)
 Câu
Trả lời
Câu
Trả lời
1
a
b
c
d
7
a
b
c
d
2
a
b
c
d
8
a
b
c
d
3
a
b
c
d
9
a
b
c
d
4
a
b
c
d
10
a
b
c
d
5
a
b
c
d
11
a
b
c
d
6
a
b
c
d
12
a
b
c
d
 Tổng số câu đúng: ..........(...........) Giám khảo: ..................................
II. PHẦN CÂU HỎI: (6 điểm)
Câu 1: Học sinh viết đúng chữ viết thường, chữ hoa; viết bài chính tả khoảng 50 chữ/15 phút; đó là yêu cầu cơ bản về kĩ năng của việc dạy viết cho học sinh học hết lớp nào?
a/ Lớp 1 
b/ Lớp 2
c/ Lớp 3
d/ Lớp 1 và lớp 2.
Câu 2: Mẫu chữ viết hiện hành dạy ở trường tiểu học được thực hiện theo nguyên tắc:
a/ Có tính thẩm mĩ (đẹp trong sự hài hoà khi viết liền các con chữ); tính sư phạm (phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học).
b/ Bảo đảm tính khoa học; tính hệ thống.
c/ Có tính kế thừa và phát triển, phù hợp với thực tiễn (kế thừa vẻ đẹp của chữ viết truyền thống đồng thời tính đến thuận lợi khi sử dụng, viết nhanh, viết liền nét, phù hợp với điều kiện dạy và học ở tiểu học).
d/ Cả a,b và c.
Câu 3: Khi viết chữ cái thường, các chữ cái được viết 2 đơn vị là:
a/ d, đ, p, q
b/ b, g, k, y
c/ o, a, m, n 
d/ r, s 
Câu 4: Chiều cao mẫu chữ cái hoa là 2,5 đơn vị; riêng chữ cái viết hoa nào được viết với chiều cao là 4 đơn vị:
a/ Y, H
b/ R, G
c/ G, Y
d/ B, R
Câu 5: Quy trình chung khi dạy một bài tập viết theo trình tự là:
a/ Giới thiệu bài tập viết, giáo viên viết mẫu, học sinh luyện viết vào vở củng cố bài tập viết.
b/ Giới thiệu bài tập viết, phân tích cấu tạo chữ, giáo viên viết mẫu, học sinh luyện viết vào bảng, vở và củng cố bài tập viết.
c/ Giới thiệu bài tập viết, giáo viên viết mẫu, học sinh luyện viết vào bảng, củng cố bài tập viết.
d/ Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài, học sinh viết vào vở, bảng và củng cố bài.
Câu 6: Các phương pháp thường sử dụng khi dạy tập viết ở trường tiểu học:
a/ Trực quan; thuyết trình, 
b/ Đàm thoại; trực quan; nêu gương.
c/ Luyện tập; thuyết trình.
d/ trực quan; đàm thoại; gợi mở; luyện tập.
Câu 7: Các dấu thanh được viết trong phạm vi một ô vuông có cạnh là:
a/ 0,5 đơn vị
b/ 1 đơn vị.
c/ 1,5 đơn vị
d/ 2 đơn vị
Câu 8: Theo anh chị, bảng lớp được treo ở độ cao vừa phải, cạnh dưới của bảng ngang tầm đầu của học sinh ngồi trong lớp và kích thước bảng tối thiểu là:
a/ từ 0,8 m - 1,5 m
b/ từ 0.8 m - 1,2 m
c/ từ 1 m - 2 m
d/ từ 1,2 m - 2,4 m
Câu 9: Khi viết học sinh cầm bút và điều khiển bút bằng:
a/ ba ngón tay (ngón trỏ, ngón cái và ngón áp út) của bàn tay phải
b/ ba ngón tay (ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa) của bàn tay phải 
c/ ba ngón tay (ngón trỏ, ngón cái và ngón út) của bàn tay phải 
d/ ba ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa và ngón út) của bàn tay phải 
Câu 10: Nguyên tắc viết dấu thanh có 3 nguyên tắc: Nguyên tắc khoa học, nguyên tắc thẩm mỹ, nguyên tắc thực dụng; Hiện nay dấu thanh được thống nhất viết như thế nào?
a/ đặt dấu thanh ở vị trí cân đối.
b/ đặt dấu thanh cuối vần
c/ đặt dấu thanh trên hoặc dưới âm chính.
d/ đặt dấu thanh ngay trên hoặc dưới âm đệm 
Câu 11: Tư thế viết bảng của giáo viên đúng nhất là:
a/ Khi viết ở tầm bảng ngang bằng hoặc thấp dưới mặt giáo viên, cần nghiêng người về phía bên trái để học sinh nhìn rõ chữ giáo viên đang viết ( không “úp mặt” vào bảng, che chữ đang viết).
b/ Trường hợp viết ở phần bảng hơi thấp, giáo viên có thể khom lưng hoặc gập chân thấp xuống để tạo được tầm viết ngang mặt).
c/ Cả câu a và b.
d/ Tuỳ ý giáo viên, muốn đứng thế nào cũng được.
Câu 12: Theo qui định hiện nay, học sinh sử dụng bút chì để tập viết ở giai đoạn nào?
a/ giai đoạn đầu lớp 1
b/ hết lớp 1.
c/ tuỳ thích học sinh
d/ tuỳ theo trình độ viết của học sinh mà giáo viên qui định
II. PHẦN TRÌNH BÀY CHỮ VIẾT: 4 điểm
Chép và trình bày sáng tạo (viết đứng hoặc nghiêng bằng chữ nét đều hoặc nét thanh, nét đậm) đoạn văn sau:
Trồng rừng ngập mặn
Mấy năm qua, chúng ta đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều. Vì thế ở các tỉnh ven biển các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh...đều có phong trào trồng rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ngoài biển như Cồn Vành, Cồn Đen (Thái Bình), Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Mờ (Nam Định)
Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng...
	Theo Phan Nguyên Hồng
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
I. Phần trả lời câu hỏi: 6 điểm
- Chọn đúng mỗi câu: 0,5 điểm
Câu
Trả lời
Câu
Trả lời
1
a
b
c
d
7
a
b
c
d
2
a
b
c
d
8
a
b
c
d
3
a
b
c
d
9
a
b
c
d
4
a
b
c
d
10
a
b
c
d
5
a
b
c
d
11
a
b
c
d
6
a
b
c
d
12
a
b
c
d
	II. Phần trình bày chữ viết: 4 điểm
Viết sáng tạo, đúng chính tả, chiều cao của chữ (3 điểm) 
Trình bày sạch, đẹp (1 điểm)

File đính kèm:

  • docDe thi chu viet dep nam hoc 20132014.doc