Bài văn hay về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài văn hay về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Những ngày vừa qua, khắp mọi miển tổ quốc, người người đều hướng lòng mình về sự ra đi của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Trong dòng người trở về số nhà 30 Hoàng Diệu, Thủ đô Hà Nội đều mong muốn được thắp nén hương tri ân cho “Người Anh Cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam. Em hãy tưởng tượng mình là một trong hàng nghìn người trở về đây để dâng nén hương vĩnh biệt vị Đại Tướng kính yêu này. (Trần Thị Việt Hằng,GV trường THPT Quỳnh Lưu 4, Nghệ an, SĐT: 01689232076) Con đã về đây rồi Bác ơi! Chuyến tàu muộn chở con về Thủ đô viếng Bác, cho con cơ hội được nói lời vĩnh biệt. Dòng người thật đông kéo dài trên con đường Điện Biên Phủ, con nghẹn ngào đứng giữa lòng yêu thương và cả niềm nuối tiếc. Nắng chiều đã nhạt dần chảy dài trên những gò má “chát mặn”, một giờ, hai giờ, rồi ba giờ… Một hàng dài người con của dân tộc từ mọi miền Tổ quốc đã về đây đứng trước số nhà 30 Hoàng Diệu lặng lẽ, trầm ngâm giữa phổ phường tấp nập. Không có những nụ cười, không có tiếng chuyện trò rôm rả, không có cả cái huyên náo của ngày hôm qua…. Con chết lặng trong từng tiếng nấc, con ngậm ngùi giữa hàng vạn trái tim đang quặn thắt hướng về nơi Bác an nghỉ phía sau cánh cổng sắt ấy. Bên cạnh con, họ đang khóc, họ đang lặng lẽ cúi đầu trong đớn đau tuyệt vọng. Họ đã đứng ở đây sớm hơn con, lâu hơn con để được gặp Người. Con nhớ nụ cười, ánh mắt, cái nhìn trìu mến yêu thương của Người giành cho mọi người . Đại Tướng ơi!. Con đã òa lên nức nở. Con thèm được gọi tên Người một lần cuối. Dõi theo các anh chiến sĩ Thủ đô vào trong đó, con thấy hàng cây xanh, con thấy bồn hoa nhỏ mà ngày về thăm quê, Người đã kể lại cho đồng bào nghe. Ở suối vàng Người có biết chăng… Có bác nông dân già 80 tuổi vẫn chờ đợi được vào viếng Người lần cuối dưới cái nắng chói chang mà ngất lịm, có cô gái nhỏ đã kết vòng hoa bất tử giành tặng Người, có những bạn trẻ đi xe đạp từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Quảng Bình để được xin phép đội vàng tang trắng lên đầu, có người chiến sĩ Điện Biên năm xưa đã vượt qua hàng ngàn cây số từ Lai Châu về Hà Nội, đứng trước cổng với bộ đồ quân phục đã phai sờn cũ kĩ và đôi dép cao su giản dị với đôi nạng gỗ kính cẩn chào hiệu lệnh “Người Anh Cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam… Chiều thu đã lờ mờ trong ánh đèn điện thành phố mà dòng người tiếp nối nhau chưa vơi. Mỗi tích tắc trôi qua giờ đây quý báu lắm, cánh cửa của nhà thăm viếng chưa khép lại là con biết mình còn được ở bên Người. Phải chăng đó là niềm vinh dự của con và người dân Miền Bắc được đến đây một lần để thỏa lòng mong nhớ, nuối tiếc để bày tỏ lòng kính trọng trước vong linh Đại Tướng. Nơi Hà Nội hay Quảng Bình- với dải đất Miền Trung quê con, từ miền Bắc đến miền Nam đều chan tràn nước mắt, nghe tin Người đi mà cả nước nghẹn ngào. Lá Quốc kì nỉ bóng, lòng người như lắng lại. Chỉ còn mấy phút nữa thiôi là hết giờ thăm viếng nhưng con vẫn không tuyệt vọng, bởi con biết Đại Tướng sẽ an lòng khi nhân dân đến để sưới ấm miền cự lạc xa xôi mà lạnh lẽo Người về. Đóa hoa trên tay con nặng dần, tiếng thổn thức vẫn vang lên âm ỉ. Từ cụ già đến em thơ, từ người nông dân tỉnh lẻ, cả bác xe ôm vẫn kiên trì đợi. Chắc hẳn trong những tâm hồn kia đang dấy lên những rung động dạt dào, sự ân hận vì đã không ở bên Người, sự tiếc nuối xót xa khó nói nên lời. Đứng ở nơi này, con nhớ về Thu trước trong Thu nay, Thu năm 1969, Bác Hồ đã ra đi, cả dân tộc phải gánh chịu sự mất mát nặng nề ấy. Bác Hồ ra đi cũng lặng lẽ và nhẹ nhàng như Người vậy. Sự ra đi nào cũng nhói bốt tim gan. Con ở đây để ngẫm lại về Người, con nhớ như in nụ cười của Đại Tướng trong ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, con nhớ cả tiếng nói ấm áp và cả vị ngọt của chiếc bánh Người trao ngày về thăm lại miền Trung. Cả một đời hi sinh vì đất nước, khi trở về cát bụi vẫn nặng tình với quê hương, với đồng bào: Con vẫn biết phút giấy này sẽ đến Mà làm sao tim vẫn ngẹn Người ơi! Vị Tướng tài bao nhiêu người quý mến Trái tim Người ngừng đập Việt Nam ơi! Ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu, chở yêu thương về với cội nguồn, chở cả ánh mắt, tình yêu, niềm xúc động, mong mỏi, luyến tiếc, thành kính tri ân của chúng con theo Người về nơi ấy… Đồng hồ của đội quân cảnh vệ trước cổng nhà Người chợt vang lên réo rắt. Lòng con và bao người như bị cào xé quặn nỗi đau, người nhà ra thông báo hết thời gian thăm viếng Đại tướng và Người ra đi… Thời gian đã trôi qua mà những bước chân vẫn không hề suy suyển. Ở bên kia đường, chiếc xe buýt đỗ lại chở những người con muộn về đây, bên vỉa hè những cụ già đang dựa vào vai con khóc, đến cả đứa trẻ thơ mới lên năm, lên bảy, chưa biết Người cũng chợt giác rưng rưng… Con nghe mọi người nói Người sẽ về quê an nghỉ, Người về Quảng Bình với chúng con- Miền Trung này. Con ước, Người sẽ trở về trên con đường quốc lộ 1A, để người dân không kịp ra Hà Nội có cơ hội được cúi đầu trước linh cữu Người lần cuối. Con ước phía sau chiếc xe chở thi hài Người sẽ là một đoàn binh diễu hành nêu cao bức hình của Người, để người bạn hữu và người chiến sĩ, để nhân dân được chiêm ngưỡng bức chân dung nhà quân sự tài ba của dân tộc lần cuối. Mặc dù ước mơ được gặp Người của con giờ đây sẽ không bao giờ trở thành sự thực nhưng con vẫn ước Người sẽ ở mãi bên con, bên đồng bào, ở trong trái tim người Việt Nam… Đêm đã về khuya, mọi ánh mắt vẫn chăm chăm nhìn vào khung cửa sắt, nhìn cả anh cảnh sát đến viếng muộn với dòng nước mắt lặng thầm vì bây giờ mới hết ca trực, cả đội bóng việt Nam trở về sau chuyến bay, họ cúi xuống mong được vào viếng Người, nhìn thấy cả ánh sáng, thấy cả gương mặt Người với tiếng nói trầm ấm: Chào đồng bào, Tôi đi… Miền Trung quê con nỗi đau mùa lũ chưa vơi mà niềm đau khác đã tới, nhưng nỗi đau này khác lắm, con hiểu rằng cả dân tộc đang mất đi một thứ quý giá không thể viết thành tên. Người hãy về miền cực lạc, về nơi bình an, về nơi Người sống vì bản thân mình nữa… Con hòa vào dòng người im lặng, chợt bâng khuâng lắng nghe bài thơ về Người từ loa phát thanh thành phố… Đại nghĩa xưa nay trừ bạo ngược Tướng tài trước vốn định muôn quân Võ công lừng lẫy: “Trung với nước” Nguyên vẹn tấm lòng “Hiếu với dân” Giáp trụ đơn sơ, manh áo vải Thọ tự nam sơn, trải trăm mùa Bách chiến, bách thắng khi võ tướng Niên thuận, vũ hòa lúc văn quan… Bài viết” Nguyễn Thu Hà My lớp 10 B1 Trường THPT Quỳnh Lưu 4- Nghệ An
File đính kèm:
- bai van hay ve Dai tuong Vo nguyen giap.doc