Bài viết số 05 môn: ngữ văn-12 tuần: 21 thời gian: 90 phút

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết số 05 môn: ngữ văn-12 tuần: 21 thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/1/'12	 BÀI VIẾT SỐ 05
Tiết phân phối: 57-58 Môn: Ngữ văn-12
Tuần: 21	 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Lớp: 12b6-12b7	

	KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

 Cấp độ



Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng
Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao

Chủ đề 1
Văn học Việt Nam

Hiểu được giá trị nội dung, tư tưởng mà Kim Lân muốn gửi đến cho bạn đọc trong tác phẩm “Vợ nhặt”.



Số câu: 01
Số điểm: 1.0
( 10%)

Số câu: 01
Số điểm: 2.0



Số câu: 01
Số điểm: 1.0
( 10%)
Chủ đề 2
Nghị luận xã hội


-Kiến thức: giải thích được vấn đề nghị luận; bàn luận về vấn đề; rút ra bài học và hành động của vần đề nghị luận.
- Kĩ năng: biết làm một bài văn NLXH về tư tưởng đạo lí

Số câu: 01
Số điểm: 3.0
( 30%)


Số câu: 01
Số điểm: 3.0

Số câu: 01
Số điểm: 3.0
( 30%)
Chủ đề 3
Nghị luận văn học



-Kiến thức: biết cách phân tích những đặc điểm, tính cách của nhân vật Tnú: chịu nhiều mất mát đau thương; vẻ đẹp vốn có của nhân vật.
-Kĩ năng: Biết làm một bài văn nghị luận về một nhân vật.

Số câu: 01
Số điểm: 6.0
( 60%)


Số câu: 01
Số điểm: 6.0

Số câu: 01
Số điểm: 6.0
( 60%)
Tổng số câu: 03
Tổng số điểm: 10.0
Tỉ lệ 100%

Số câu: 01
Số điểm: 1.0
( 10%)

Số câu: 02
Số điểm: 9.0
( 90%)
Số câu: 03
Số điểm: 10.0

	






	Đề bài:
	Câu 1. ( 1 điểm).
	 Qua truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân, nhà văn muốn gửi đến cho người đọc những ý tưởng gì?
	Câu 2. ( 3 điểm).
 Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của anh(chị) về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay.
	Câu 3. (6 điểm)
	 Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành).


Đáp án
Điểm
Câu 1. HS trình bày được các ý sau đây:
-Tè c¸o téi ¸c cña bän thùc d©n, ph¸t xÝt vµ bÌ lò tay sai ®· ®Èy nh©n d©n vµo n¹n ®ãi khñng khiÕp 1945. 
- T¸c gi¶ kh¼ng ®inh: trong bÊt cø hoµn c¶nh nµo, ng­êi n«ng d©n ...vÉn khao kh¸t v­¬n lªn trªn c¸i chÕt, c¸i th¶m ®¹m ®Ó mµ vui, mµ hi väng,..

-0.5

-0.5
Câu 2.
1.Yêu cầu về kĩ năng.
 Biết viết một đoạn văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường.
2. Yêu cầu về kiến thức.
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được các ý chính sau đây:
Mở đoạn: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận.
Thân đoạn:
- Giải thích vấn đề nghị luận:
+ Tinh thần trách nhiệm: ý thức và nỗ lực của bản thân để hoàn thành tốt mọi công việc.
+ Thói vô trách nhiệm: không có ý thức, trách nhiệm, sự nỗ lực của bản thân trong phần việc được giao.
-> Ý kiến trên đề cao tình thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người. Sự thiếu trách nhiệm xuất phát từ mỗi cá nhân nhưng lại gây hậu quả to lớn đối với toàn xã hội.
- Bàn luận về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người.
+ Tinh thần trách nhiệm:
. Là một trong những phẩm chất tốt đẹp, thước đo giá trị của con người, là cơ sở để xây dựng hạnh phúc của mỗi gia đình; đồng thời cũng góp phần quan trọng tạo nên quan hệ xã hội tốt đẹp, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
. Tinh thần trách nhiệm được biểu hiện cụ thể qua những mối quan hệ cơ bản: cá nhân với gia đình, cá nhân với xã hội, cá nhân với chính bản thân mình.
+ Thói vô trách nhiệm:
. Là biểu hiện của lối sống vô đạo đức, ý thức và hành động không làm tròn phận sự của mình đối với xã hội, gia đình và bản thân, gây nên hậu quả tiêu cực. Lối sống vô trách nhiệm hiện nay diễn ra khá phổ biến , trở thành một vấn nạn của xã hội.
. Tác hại của thói vô trách nhiệm: làm băng hoại đạo đức con người; gây tổn hại hạnh phúc gia đình, gây tổn thất cho cộng đồng, kìm hãm sự phát triển và tiến bộ xã hội.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Mỗi người cần phải nhận thức sâu sắc tinh thần trách nhiệm là thước đo phẩm giá con người; không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong mọi lĩnh vực đời sống.
+ Cần ý thức rõ tác hại và thái độ kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của thói vô trách nhiệm trong xã hội.
Kết đoạn:








-0.25

-0.5








-1.5














-0.5






-0.25
Lưu ý:
-Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
-Nếu học sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận.

Câu 3.
1.Yêu cầu về kĩ năng.
 Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học kiểu bài phân tích nhân vật, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường.
2. Yêu cầu về kiến thức.
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được các ý chính sau đây:
Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và hình tượng nhân vật Tnú.
Thân bài:
*Tnú là người có số phân bất hạnh, chịu nhiều đau thương mất mát:
- Sớm mồ côi cha mẹ -> được dân làng cưu mang, xây dựng tổ ấm gia đình với Mai, nhưng tổ ấm ấy bị kẻ thù giập tắt ( Mai và đứa con nhỏ mới sinh bị giặc tra tất đến chết).
- Khi đi làm liên lạc-> bị bắt tra tấn giã man, bị đốt 10 ngón tay.
- Chứng kiến cảnh kẻ thù dùng cây sắt tàn sát mẹ con Mai.
* Vẻ đẹp phẩm chất của Tnú:
- Gan góc táo bạo, dũng cảm, bất khuất trước kẻ thù ( dẫn chứng)
- Giàu ý chí nghị lực, biết vượt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân. (dân chứng)
- Tình kỉ luật cao: (dân chứng)
- Trung thành với cách mạng; giàu tình nặng nghĩa với quê hương, gia đình vơ con. (dẫn chứng)
Kết thúc vấn đề. Khái quát, đành giá lại nhân vật.








-0.5

-20





-3.0





-0.5
Lưu ý:
-Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
-Nếu học sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận.



























Mở đoạn: Giới thiệu khái quát và trích dẫn vấn đề nghị luận.
Thân đoạn:
- Giải thích vấn đề.
+ Ngăn sông cách núi: chướng ngại cản trở, ngăn cách giữa nơi đi và nơi đến, gây ra khó khăn, cản trở cho người đi đường ->Những khó khó khăn có tính chất khách quan- cái tồn tại bên ngoài , không phụ thuộc vào ý thức, ý chí con người.
+ Lòng người ngại núi e sông: ý thức, ý chí con người ngại núi cao, sợ sông sâu mà không giám vượt qua -> Khó khăn mang tính chất chủ quan do con người sợ khó, sợ khổ, không có ý chí, nghị lực mà vượt qua.
+ Câu nói có ý muốn đề cao tinh thần, nghị lực, bản lĩnh vượt khó khăn của con người. Quyết vượt khó khăn gian khổ thì con người sẽ đi đến thành công- và ngược lại,...
- Phân tích:
+ Giả sử chúng ta đang đứng trước một công việc đòi hỏi phải có lòng kiên nhẫn nhưng ta không đủ kiên nhẫn thì làm sao hoàn thành được công việc đó.
+ Sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam phải trải qua biết bao gian khổ, những nếu những bậc cha anh đi trước ai cũng sợ hi sinh gia khổ thì làm gì có nền độc lập như ngày nay.
+ Trong học tập cũng vậy, nếu chúng ta không tích cực trao dồi phẩm chất đạo đức, học tập thì làm sao vượt qua được các kì thi tốt nghiệp, cao đẳng, đại học,...
+ Vậy " đường khó đi" đâu phải là do " ngăn sông cách núi" mà tại ta không đủ kiên nhẫn , nghị lực, lòng can đảm, lại mang tâm lí "ngại núi e sông" mà ra.
- Đánh giá: 
+ Nội dung câu nói là một bài học lớn trong việc xác lập cho ta ý thức vươn lên trong học tập và cuộc sống.
+ Nó là ngọn lửa thắp lên trong ta mỗi khi ta gặp khó khăn, gian khổ mà ta thì mền lòng,...
Kết đoạn:
-> Khái quát lại vấn đề nghị luận

File đính kèm:

  • docBai viet so 5.doc