Bài viết số 1 (cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống hoặc một tác phẩm văn học)

doc66 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 7047 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài viết số 1 (cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống hoặc một tác phẩm văn học), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI VIẾT SỐ 1 (CẢM NGHĨ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG HOẶC MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC)

Đề 1: Anh (chị) hãy ghi lại cảm nghĩ chân thực của mình về những ngày đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông Trần Quốc Tuấn - một ngôi trường có bề dày thành tích và trải qua hơn năm mươi năm xây dựng và trưởng thành.

A. ĐÁP ÁN (YÊU CẦU CỦA BÀI LÀM):
I. Yêu cầu chung:
1. Học sinh biết làm một bài văn biểu cảm: nêu cảm nghĩ chân thực của bản thân về những ngày đầu tiên bước vào ngôi trường trung học phổ thông Trần Quốc Tuấn.
2. Khi làm bài, học sinh cần đảm bảo các yêu cầu:
- Xây dựng bài làm có bố cục rõ ràng, mạch lạc, cân đối; có kĩ năng xây dựng đoạn, liên kết đoạn; không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Thể hiện đúng phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm (có thể kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự khi cần thiết).
- Cảm xúc, suy nghĩ nêu ra phải chân thực, sâu sắc, tránh sự giả tạo.
II. Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản cần nêu được những ý theo ba phần của bài văn như sau:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề để giới thiệu ngôi trường được học: trường trung học phổ thông Trần Quốc Tuấn.
- Nêu khái quát cảm xúc, ấn tượng chung của bản thân về những ngày đầu tiên đến trường.
2. Thân bài: Lần lượt trình bày những cảm xúc, suy nghĩ chân thực của bản thân theo trình tự diễn biến như sau:
a. Cảm nghĩ về ngày đầu tiên đến trường (ngày tựu trường):
- Bản thân có cảm xúc, tâm trạng gì khác so với những lần tựu trường ở những năm học trước (lớp 7, 8, 9)?
- Cảm nghĩ như thế nào khi lần đầu tiên bước vào cổng trường và quan sát chung về ngôi trường?
- Cảm nghĩ như thế nào khi nhìn thấy bạn mới, thầy cô giáo mới?
b. Cảm nghĩ về lần đầu tiên họp lớp, tiếp xúc với bạn bè trong lớp và thầy (cô) giáo chủ nhiệm (...)
c. Cảm nghĩ về mấy ngày học đầu tiên của năm học đầu cấp trung học phổ thông (...)
d. Được học ở một ngôi trường lớn có bề dày thành tích và đã trải qua hơn năm mươi năm xây dựng và trưởng thành, bản thân có những suy nghĩ gì? (vinh dự, tự hào xen lẫn với nỗi lo...)
3. Kết bài: Khẳng định những cảm nghĩ chung: 
- Khắc sâu dấu ấn của những ngày đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông Trần Quốc Tuấn và như là một kỉ niệm khó quên trong cuộc đời.
- Mong muốn quyết tâm học tập và rèn luyện để xứng đáng với truyền thống của trường...
B. HƯỚNG DẪN CHẤM (BIỂU ĐIỂM):
* Điểm 9-10: Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. Bài làm thê hiện đúng phương thức biểu đạt chính (biểu cảm), đồng thời biết kết hợp với các phương thức biểu đạt hỗ trợ để tăng sức thuyết phục. Hệ thống ý bài làm chặt chẽ. Văn viết lưu loát, có cảm xúc, nêu được những cảm nghĩ thành thật, sâu săc. Chữ viết rõ ràng, cẩn thận.
* Điểm 7-8: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Bài làm thê hiện đúng phương thức biểu đạt chính (biểu cảm). Hệ thống ý bài làm tương đối chặt chẽ. Văn viết lưu loát, có cảm xúc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
* Điểm 5-6: Đáp ứng được khoảng hơn 2/3 số ý nêu ở mục II (yêu cầu cụ thể). Bài làm thê hiện đúng phương thức biểu đạt chính (biểu cảm). Hệ thống ý bài làm tương đối chặt chẽ. Văn viết lưu loát. Có thể còn mắc một số sai sót nhỏ.
* Điểm 3-4: 
- Đáp ứng được khoảng 1/2 số ý nêu ở mục II (yêu cầu cụ thể). Bài làm thê hiện đúng phương thức biểu đạt chính (biểu cảm) nhưng kết cấu bài làm chưa được chặt chẽ.
- Hoặc: Có đề cập tương đối đầy đủ các ý nêu ở mục II (yêu cầu cụ thể) nhưng lại thiên về tự sự và miêu tả, trong khi phương thức biểu đạt chính (biểu cảm) rất mờ nhạt.
* Điểm 1-2: Bài làm lan man, sơ sài, thiếu rất nhiều ý, thể hiện không đúng phương thức biểu đạt chính (biểu cảm).
* Điểm 0: Không viết được gì.
Trên cơ sở những mức điểm trên, giám khảo linh hoạt cho các mức điểm còn lại dựa vào thực tế bài làm của học sinh.


Đề 2 : Ghi lại những cảm nghĩ chân thực của anh (chị) về thiên nhiên và đời sống con người trong thời khắc chuyển mùa.
A. ĐÁP ÁN (YÊU CẦU CỦA BÀI LÀM):
I. Yêu cầu chung:
1. Học sinh biết làm một bài văn biểu cảm: nêu cảm nghĩ chân thực của bản thân về thiên nhiên và đời sống con người trong thời khắc chuyển mùa.
2. Khi làm bài, học sinh cần đảm bảo các yêu cầu: 
- Xây dựng bài làm có bố cục rõ ràng, mạch lạc, cân đối; có kĩ năng xây dựng đoạn, liên kết đoạn; không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp
- Thể hiện đúng phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm (có thể kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự khi cần thiết).
- Cảm xúc, suy nghĩ nêu ra phải chân thực, sâu sắc, tránh sự giả tạo.
II. Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản cần nêu được những ý chính theo ba phần của bài văn như sau:
1. Mở bài:
a. Giới thiệu chung về thiên nhiên đất nước ta với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa có những đặc điểm riêng rất dễ nhận biết. Nhưng cái khoảnh khắc giao mùa thường dễ tác động đến cảm xúc con người và có tinh tế thì mới nhận ra.
b. Cảm xúc chung về thời khắc chuyển mùa nhất định.
2. Thân bài: (Cảm nghĩ trong thời khắc chuyển mùa từ hạ sang thu):
a. Những cảm nghĩ chung về mùa hạ:
 - Những dấu ấn mùa hạ khắc rõ trong tâm tưởng.
 - Những suy nghĩ, cảm xúc khi vừa trải qua một mùa hè oi ả nóng bức.
b. Cảm xúc suy nghĩ chân thực về thiên nhiên và đời sống con người trong thời khắc chuyển giao từ mùa hạ sang mùa thu:
 - Cảm xúc khi nhận ra dấu hiệu của sự chuyển mùa (hạ sắp đi để nhường chỗ cho thu về).
 - Cảm nhận về sự thay đổi của thiên nhiên trong buổi đầu thu.
 - Cảm nhận về cuộc sống con người khi đất trời chuyển sang thu.
 - Suy nghĩ và cảm xúc của bản thân trước đất trời vào thu.
3. Kết bài:
a. Thời khắc chuyển mùa từ hạ sang thu gợi những liên tưởng, xúc cảm cho bản thân.
b. Cảm xúc chung đọng lại từ sự tác động của thiên nhiên và cuộc sống con người trong buổi giao mùa từ hạ sang thu.
B. BIỂU ĐIỂM (HƯỚNG DẪN CHẤM):
* Điểm 9-10: Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. Bài làm thê hiện đúng phương thức biểu đạt chính (biểu cảm), đồng thời biết kết hợp với các phương thức biểu đạt hỗ trợ để tăng sức thuyết phục. Hệ thống ý bài làm chặt chẽ. Văn viết lưu loát, có cảm xúc, nêu được những cảm nghĩ thành thật, sâu săc. Chữ viết rõ ràng, cẩn thận.
* Điểm 7-8: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Bài làm thê hiện đúng phương thức biểu đạt chính (biểu cảm). Hệ thống ý bài làm tương đối chặt chẽ. Văn viết lưu loát, có cảm xúc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
* Điểm 5-6: Đáp ứng được khoảng hơn 2/3 số ý nêu ở mục II (yêu cầu cụ thể). Bài làm thê hiện đúng phương thức biểu đạt chính (biểu cảm). Hệ thống ý bài làm tương đối chặt chẽ. Văn viết lưu loát. Có thể còn mắc một số sai sót nhỏ.
* Điểm 3-4: 
- Đáp ứng được khoảng 1/2 số ý nêu ở mục II (yêu cầu cụ thể). Bài làm thê hiện đúng phương thức biểu đạt chính (biểu cảm) nhưng kết cấu bài làm chưa được chặt chẽ.
- Hoặc: Có đề cập tương đối đầy đủ các ý nêu ở mục II (yêu cầu cụ thể) nhưng lại thiên về tự sự và miêu tả, trong khi phương thức biểu đạt chính (biểu cảm) rất mờ nhạt.
* Điểm 1-2: Bài làm lan man, sơ sài, thiếu rất nhiều ý, thể hiện không đúng phương thức biểu đạt chính (biểu cảm).
* Điểm 0: Không viết được gì.
Trên cơ sở những mức điểm trên, giám khảo linh hoạt cho các mức điểm còn lại dựa vào thực tế bài làm của học sinh.

Đề 3: Cảm nghĩ của anh (chị) về vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.

A. ĐÁP ÁN (YÊU CẦU CỦA BÀI LÀM):
I. Yêu cầu chung:
1. Học sinh biết làm một bài văn biểu cảm: phát biểu cảm nghĩ của bản thân về vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu - một tác phẩm đã được học ở chương trình Ngữ văn trung học cơ sở (lớp 9).
2. Khi làm bài, học sinh cần đảm bảo các yêu cầu: 
- Xây dựng bài làm có bố cục rõ ràng, mạch lạc, cân đối; có kĩ năng xây dựng đoạn, liên kết đoạn; không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Thể hiện đúng phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm (có thể kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự khi cần thiết), tránh sa vào việc nghị luận về toàn bộ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (hoặc sa vào việc nghị luận về nhân vật).
- Cảm xúc, suy nghĩ nêu ra phải chân thực, sâu sắc, tránh sự giả tạo.
II. Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản cần nêu được những ý chính theo ba phần của bài văn như sau:
1. Mở bài:
a. Dẫn dắt vào đề và giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với bài thơ (hồi nhỏ từng được nghe, từng được học ở bậc trung học cơ sở...).
b. Nêu ấn tượng chung của bản thân về hình ảnh người lính trong bài thơ (...).
2. Thân bài: Lần lượt trình bày những ấn tượng cụ thể của bản thân về vẻ đẹp của hình tượng người lính:
a. Từ sự hiểu biết về hoàn cảnh xuất thân của người lính gợi ấn tượng về sự gần gũi thân quen, hiểu thêm được nét đẹp của những anh bộ đội cụ Hồ trong những năm đầu chống Pháp đầy gian khổ: đó là những con người thật bình thường nhưng cũng thật vĩ đại - những người nông dân mặc áo lính.
b. Cảm phục, tự hào... về cái lí tưởng sáng ngời của những người lính: tự nguyện gắn bó đời mình với sự nghiệp chung, sẵn sàng gác lại tình nhà để làm nhiệm vụ lớn lao (Ruộng nương anh gửi bạn thân cày - Gian nhà không mặc kệ gió lung lay...).
c. Xúc động trước những gian khổ hi sinh, những khó khăn thiếu thốn... mà các anh phải chịu đựng, đồng thời càng thán phục trước tinh thần chịu đựng gian khổ của các anh (...)
d. Cảm phục về đời sống tình cảm, về tình đồng đội, tình đồng chí thiêng liêng cao quý của những người lính (...).
e. Cảm phục về nét đẹp tâm hồn của những người lính: tâm hồn lãng mạn, tinh thần lạc quan và ý chí chiến đấu đến cùng (...).
3. Kết bài: Khẳng định chung về vẻ đẹp của người lính và cảm xúc chung của bản thân (...).
B. BIỂU ĐIỂM (HƯỚNG DẪN CHẤM):
* Điểm 9-10: Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. Bài làm thể hiện đúng phương thức biểu đạt chính (biểu cảm), đồng thời biết kết hợp với các phương thức biểu đạt hỗ trợ để tăng sức thuyết phục. Hệ thống ý bài làm chặt chẽ. Văn viết lưu loát, có cảm xúc, nêu được những cảm nghĩ thành thật, sâu sắc. Chữ viết rõ ràng, cẩn thận.
* Điểm 7-8: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Bài làm thê hiện đúng phương thức biểu đạt chính (biểu cảm). Hệ thống ý bài làm tương đối chặt chẽ. Văn viết lưu loát, có cảm xúc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
* Điểm 5-6: Đáp ứng được khoảng hơn 2/3 số ý nêu ở ở phần Thân bài. Bài làm thê hiện đúng phương thức biểu đạt chính (biểu cảm). Hệ thống ý bài làm tương đối chặt chẽ. Văn viết lưu loát. Có thể còn mắc một số sai sót nhỏ.
* Điểm 3-4: 
- Đáp ứng được khoảng 1/2 số ý nêu ở nêu ở phần Thân bài. Bài làm thê hiện đúng phương thức biểu đạt chính (biểu cảm) nhưng kết cấu bài làm chưa được chặt chẽ.
- Hoặc: Có đề cập tương đối đầy đủ các ý nêu ở phần Thân bài nhưng lại thiên về nghị luận về toàn bộ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (hoặc nghị luận về nhân vật), trong khi phương thức biểu đạt chính (biểu cảm) rất mờ nhạt.
* Điểm 1-2: Bài làm lan man, sơ sài, thiếu rất nhiều ý, thể hiện không đúng phương thức biểu đạt chính (biểu cảm).
* Điểm 0: Không viết được gì.
Trên cơ sở những mức điểm trên, giám khảo linh hoạt cho các mức điểm còn lại dựa vào thực tế bài làm của học sinh.

Đề 4 (dạng đề "mở"): Cảm nghĩ về một bài ca dao mà anh (chị) yêu thích.

A. ĐÁP ÁN (YÊU CẦU CỦA BÀI LÀM):
I. Yêu cầu chung (về kĩ năng và phương pháp):
1. Học sinh biết làm bài văn biểu cảm: phát biểu cảm nghĩ về một bài ca dao mà mình yêu thích.
2. Khi làm bài, học sinh cần đảm bảo các yêu cầu: 
- Xây dựng bài làm có bố cục rõ ràng, mạch lạc, cân đối; có kĩ năng xây dựng đoạn, liên kết đoạn; không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Thể hiện đúng phương thức biểu đạt chính: phương thức biểu cảm (có thể kết hợp với yếu tố nghị luận ở mức độ vừa phải), tránh sa vào việc nghị luận về bài ca dao. 
- Cảm xúc, suy nghĩ nêu ra phải chân thực, sâu sắc, tránh sự giả tạo.
II. Yêu cầu cụ thể (về nội dung kiến thức):
Giới hạn ở đề bài tương đối tự do. Tuy nhiên, khi làm bài, học sinh cũng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu cụ thể về bài ca dao mà mình yêu thích (đó là bài ca dao nào?).
2. Nêu những lí do mà mình yêu thích (...).
3. Bài ca dao đã gợi cho bản thân những suy nghĩ và tình cảm như thế nào?
B. BIỂU ĐIỂM (HƯỚNG DẪN CHẤM):
* Ý 1: 1 điểm.
* Ý 2: 4 điểm.
* Ý 3: 5 điểm.
Lưu ý: 
- Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Giám khảo khi đánh giá, cho điểm các ý cũng phải gắn với chỉnh thể bài văn.


Đề 5 (đề dạng "mở"): Cảm nghĩ của em về người thầy đầu tiên.

Đề 6 (đề dạng "mở"): Cảm nghĩ về một câu chuyện dân gian mà em yêu thích.


BÀI VIẾT SỐ 2 (VĂN TỰ SỰ)

Đề 1: Sau khi học đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn), anh (chị) hãy tưởng tượng mình là Đăm Săn để kể lại trận đánh Mtao Mxây.
A. ĐÁP ÁN (YÊU CẦU CỦA BÀI LÀM):
I. Yêu cầu chung (về kĩ năng và phương pháp):
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự (có thể kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm để cho việc kể chuyện thêm sinh động).
- Để làm tốt bài văn với đề bài này, người viết cần:
 + Vận dụng kiến thức đọc - hiểu, đặc biệt là việc nắm được diễn biến của đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (kể về trận chiến đấu quyết liệt giữa Đăm Săn và Mtao Mxây; kết quả: Đăm Săn đã chiến thắng).
 + Xác định đúng ngôi kể: Phải thật sự nhập thân vào nhân vật, phải đóng vai mình là Đăm Săn để kể lại diễn biến của trận đánh (phải xưng ngôi thứ nhất "tôi").
 + Biết xác định được những tình tiết chính và sắp xếp theo trình tự.
 + Biết dùng những phương tiện ngôn ngữ chuyển ý để cho bài viết được liền mạch.
 + Cách kể: Dựa vào diễn biến sự việc trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, nhưng cũng cần phải có sự sáng tạo trong lời diễn đạt.
II. Yêu cầu cụ thể (về nội dung kiến thức):
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản cần nêu được những ý chính theo ba phần của bài văn như sau:
1. Mở bài:
a. Đăm Săn tự giới thiệu về mình và kể về hoàn cảnh dẫn đến cuộc chiến.
b. Đăm Săn giới thiệu chung về việc mình chiến thắng Mtao Mxây.
2. Thân bài: Đăm Săn kể lại diễn biến trận đánh:
a. Đăm Săn khiêu chiến và sự đáp lại của Mtao Mxây:
 - Đăm Săn khiêu chiến với một thái độ quyết liệt và tự tin ở tài năng của mình. 
 - Mtao Mxây tỏ ra ngạo nghễ, chọc tức, nhưng liền sau đó tỏ ra run sơ, do dự, đắn đo.
b. Trình bày diễn biến cuộc chiến qua bốn hiệp:
 - Hiệp một: 
 + Trong khi Mtao Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên →Thể hiện bản lĩnh của Đăm Săn.
 + Mtao Mxây đã lộ rõ sự kém cỏi nhưng vẫn nói những lời huênh hoang.
 - Hiệp hai:
 + Đăm Săn múa khiên làm cho Mtao Mxây hốt hoảng trốn chạy với bước cao bước thấp →Thể hiện sức mạnh của Đăm Săn và sự yếu sức của Mtao Mxây.
 + Mtao Mxây cầu cứu HơNhị quăng cho miếng trầu→càng yếu sức.
 + Đăm Săn đớp được miếng trầu→sức chàng tăng lên.
 - Hiệp ba:
 + Đăm Săn múa dũng mãnh hơn và đuổi theo Mtao Mxây.
 + Đăm Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng áo của hắn không thủng. Chàng phải cầu cứu thần linh.
 - Hiệp bốn: Đăm Săn được thần linh giúp sức, đuổi theo và giết chết kẻ thù.
3. Kết bài: Kể kết thúc cuộc chiến (...)
B. BIỂU ĐIỂM (HƯỚNG DẪN CHẤM):
* Điểm 9-10: Đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Sử dụng tốt các phương tiện ngôn ngữ để chuyển ý, xây dựng kết cấu bài làm chặt chẽ, hợp lí. Phần lớn các ý và các đoạn trong bài làm thể hiện sự sáng tạo trong lời kể và cách diễn đạt. Chữ viết rõ ràng, bài làm trình bày sạch đẹp.
* Điểm 7-8: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Kết cấu bài làm tương đối chặt chẽ. Nhiều chỗ cũng có sự sáng tạo trong lời kể và cách diễn đạt. Chữ viết rõ ràng, cẩn thận.
* Điểm 5-6: Xác định đúng ngôi kể, nêu đầy đủ diễn biến chính của câu chuyện, kết cấu bài làm tương đối rõ ràng nhưng phần lớn chưa có sự sáng tạo trong lời kể và cách diễn đạt.
* Điểm 3-4: Xác định đúng ngôi kể nhưng việc trình bày diễn biến của câu chuyện chưa đầy đủ, chủ yếu nhắc lại lời kể trong tác phẩm.
* Điểm 1-2: Sử dụng ngôi kể còn lộn xộn. Bài làm quá sơ sài.
Trên cơ sở những mức điểm trên, giám khảo linh hoạt cho các mức điểm còn lại dựa vào thực tế bài làm của học sinh.

Đề 2 (dạng đề "mở"): Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.
A. ĐÁP ÁN (YÊU CẦU CỦA BÀI LÀM):
I. Yêu cầu chung (về kĩ năng và phương pháp):
- Học sinh viết được bài văn tự sự với những sự việc, chi tiết tiêu biểu (cần thiết phải kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm để cho câu chuyện được kể thêm sinh động).
- Xác định đúng ngôi kể theo yêu cầu nêu ở đề bài: kể theo ngôi thứ nhất (xưng "tôi").
- Giọng kể: chân thành, ẩn chứa cảm xúc; phát huy thế mạnh của thủ pháp hồi ức, hoài niệm.
- Bài làm có bố cục rõ ràng, diễn biến sự việc được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
II. Yêu cầu cụ thể (về nội dung kiến thức):
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản cần nêu được những ý chính theo ba phần của bài văn như sau:
1. Mở bài:
a. Lời dẫn dắt mở đầu để chuẩn bị giới thiệu câu chuyện sắp kể (chẳng hạn dẫn dắt bằng việc nêu ra qui luật của cuộc sống, qui luật chung trong đời sống tình cảm của mỗi con người...).
b. Nhấn mạnh đến một kỉ niệm sâu sắc và nêu ấn tượng chung của bản thân (...)
2. Thân bài: 
a. Hoàn cảnh chung gắn với việc hình thành nên kỉ niệm đáng nhớ: thời gian, không gian, con người, sự việc...có liên quan.
b. Kể lại diễn biến của câu chuyện theo trình tự hợp lí (kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm).
3. Kết bài: 
a. Kết thúc câu chuyện (...)
b. Nêu cảm tưởng và ý nghĩa của kỉ niệm đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của bản thân.
B. BIỂU ĐIỂM (HƯỚNG DẪN CHẤM):
* Điểm 9-10: Đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Sử dụng tốt các phương tiện ngôn ngữ để chuyển ý, xây dựng kết cấu bài làm chặt chẽ, hợp lí. Biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương thức biểu đạt chính (tự sự) với các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Chữ viết rõ ràng, bài làm trình bày sạch đẹp. Không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Điểm 7-8: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Kết cấu bài làm tương đối chặt chẽ. Kết hợp tương đối nhuần nhuyễn giữa phương thức biểu đạt chính (tự sự) với các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Chữ viết rõ ràng, cẩn thận.
* Điểm 5-6: Xác định đúng ngôi kể, nêu đầy đủ diễn biến chính của câu chuyện trong tác phẩm, kết cấu bài làm rõ ràng nhưng nhìn chung câu chuyện được kể chưa thật sinh động, còn thiếu một số yếu tố miêu tả và biểu cảm cần thiết. 
* Điểm 3-4: Xác định đúng ngôi kể nhưng việc trình bày diễn biến của câu chuyện chưa đầy đủ, chủ yếu nhắc lại lời kể trong tác phẩm.
* Điểm 1-2: Bài làm quá sơ sài, chưa hoàn chỉnh.
Trên cơ sở những mức điểm trên, giám khảo linh hoạt cho các mức điểm còn lại dựa vào thực tế bài làm của học sinh.


Đề 3: Kể lại truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
A. ĐÁP ÁN (YÊU CẦU CỦA BÀI LÀM):
I. Yêu cầu chung (về kĩ năng và phương pháp):
- Học sinh viết được bài văn tự sự theo yêu cầu: kể lại câu chuyện từ một tác phẩm đã được học ở bậc trung học cơ sở.
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự (có thể kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận để cho việc kể chuyện thêm sinh động và mang tính triết lí).
- Học sinh phải vận dụng kiến thức đọc - hiểu, đặc biệt là phải nắm được diễn biến cốt truyện của truyện ngắn Bến quê (Nguyễn Minh Châu) để có cơ sở xác định những sự việc, chi tiết chính để kể lại.
- Biết dùng những phương tiện ngôn ngữ chuyển ý để cho bài viết được liền mạch.
- Cách kể: Dựa vào diễn biến sự việc trong truyện ngắn Bến quê nhưng cũng cần phải có sự sáng tạo trong lời diễn đạt.
II. Yêu cầu cụ thể (về nội dung kiến thức):
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản cần nêu được những ý chính theo ba phần của bài văn như sau:
1. Mở bài:
a. Nêu lời dẫn dắt vào đề để giới thiệu truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
b. Khái quát chung về nhân vật chính trong truyện để mở đầu câu chuyện (chẳng hạn: Toàn truyện tập trung nói về những tâm trạng, cảnh ngộ, xúc cảm, ngẫm suy của nhân vật Nhĩ và tất cả đặt ra cho người đọc những suy nghĩ trăn trở về cuộc đời của chính mình...).
2. Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc gắn với những chi tiết liên quan đến cuộc đời của nhân vật Nhĩ:
a. Kể về quá khứ của Nhĩ:
- Nhĩ đã từng đã từng làm một cuộc hành trình luôn đi khắp mọi nơi. Bàn chân anh "đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất" và hẳn cuộc sống của anh đã dành cho những chuyến đi liên tiếp đến những chân trời xa lạ...
- Tâm trạng của Nhĩ: Có lẽ anh cũng tự hào về vốn sống phong phú của mình.
- Nghịch lí trong chính bản thân Nhĩ: Anh đã từng đi nhiều nơi nhưng cái vùng đất bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà anh - một chân trời rất gần gũi - mà anh lại chưa đến đó bao giờ. 
b. Kể về cuộc sống và tâm trạng hiện tại của Nhĩ:
- Anh đang ở trong một hoàn cảnh đặc biệt: căn bệnh hiểm nghèo khiến anh tê liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển dù chỉ nhích nửa người trên giường bệnh.
- Nhưng cũng chính ở hoàn cảnh ấy, anh lại phát hiện ra rằng cái vùng đất bên kia sông nơi bến quê quen thuộc đẹp một vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ (...).
- Nhĩ dán mắt vào đấy và dõi theo bằng cả tâm hồn, cảm xúc mến yêu cùng nỗi khao khát vô bờ. 
- Những ngày cuối đời, với hoàn cảnh bệnh tật, anh lại ao ước được đặt chân đến vùng đất bên kia sông.
- Biết mình không thể thực hiện được, anh nhờ cậu con trai thay mình thực hiện cái điều khao khát đó.
- Đứa con không hiểu được ước muốn của anh nên nó mặc quần áo, đội mũ ra đi một cách miễn cưỡng.
- Từ cửa sổ nhà mình, Nhĩ dõi mắt trông theo con đò với hi vọng đứa con trai sẽ theo chuyến đò đó để sang bên bãi bồi bên kia.
- Nhưng tiếc thay, đứa con của anh vì mải mê sà vào đám chơi phá cờ thế trên hè phố nên đã để lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.
- Anh buồn rầu ngẫm nghĩ về cuộc đời mình, về những nghịch lí trong cuộc sống (...)
- Rồi cũng chính những ngày cuối của cuộc đời khi nằm trên giường bệnh, anh mới cảm nhận đầy đủ sự săn sóc từng miếng ăn ngụm nước, sự đỡ đần của người vợ. Và lúc này đây, anh mới thấy hết được nỗi vất vả, sự tần tảo, tình yêu và đức hi sinh thầm lặng của vợ mình.
3. Kết bài:
a. Rút ra thông điệp nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu gởi gắm qua câu chuyện (ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời, về con người).
b. Bài học cho bản thân (chẳng hạn: cần phải biết nâng niu trân trọng những vẻ đẹp bình dị và quí giá những gì gần gũi quanh mình...).
B. BIỂU ĐIỂM (HƯỚNG DẪN CHẤM):
* Điểm 9-10: Đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Sử dụng tốt các phương tiện ngôn ngữ để chuyển ý, xây dựng kết cấu bài làm chặt chẽ, hợp lí. Biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương thức biểu đạt chính (tự sự) với các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận. Chữ viết rõ ràng, bài làm trình bày sạch đẹp. Không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Điểm 7-8: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Kết cấu bài làm tương đối chặt chẽ. Kết hợp tương đối nhuần nhuyễn giữa phương thức biểu đạt chính (tự sự) với các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận. Chữ viết rõ ràng, cẩn thận.
* Điểm 5-6: Xác định đúng ngôi kể, nêu đầy đủ diễn biến chính của câu chuyện, kết cấu bài làm rõ ràng nhưng phần lớn chưa có sự sáng tạo trong lời kể và cách diễn đạt.
 
* Điểm 3-4: Xác định đúng ngôi kể, kết cấu bài làm tương đối rõ ràng nhưng câu chuyện được kể còn đơn giản, chưa biết sử dụng kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm. 
* Điểm 1-2: Bài làm quá sơ sài, chưa hoàn chỉnh.
 Trên cơ sở những mức điểm trên, giám khảo linh hoạt cho các mức điểm còn lại dựa vào thực tế bài làm của học sinh.

Đề 4: Hãy tưởng tượng mình là Xi-mông, kể lại truyện Bố của Xi-mông (Mô-pa-xăng).
A. ĐÁP ÁN (YÊU CẦU CỦA BÀI LÀM):
I. Yêu cầu chung (về kĩ năng và phương pháp):
- Học sinh viết được bài văn tự sự theo yêu cầu: kể lại câu chuyện từ một tác phẩm đã được học ở bậc trung học cơ sở.
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự (có thể kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm để cho việc kể chuyện thêm sinh động).
- Học sinh phải vận dụng kiến thức đọc - hiểu, đặc biệt là phải nắm được diễn biến cốt truyện của truyện ngắn Bố của Xi-mông (Mô-pa-xăng) để có cơ sở xác định những sự việc, chi tiết chính để kể lại.
- Xác định đúng ngôi kể: Phải thật sự nhập thân vào nhân vật, phải đóng vai mình là nhân vật Xi-mông để kể lại diễn biến của câu chuyện (phải xưng ngôi thứ nhất "tôi").
- Biết dùng những phương tiện ngôn ngữ chuyển ý để cho bài viết được liền mạch.
- Cách kể: Dựa vào diễn biến sự việc trong truyện ngắn Bố của Xi-mông nhưng cũng cần phải có sự sáng tạo trong lời diễn đạt.
II. Yêu cầu cụ thể (về nội dung kiến thức):
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản cần nêu được những ý chính theo ba phần của bài văn như sau:
1. Mở bài:
a. Xi-mông tự giới thiệu về mình (...)
b. Xi-mông khái quát về câu chuyện mà mình sắp kể (chẳng hạn: Tôi sẽ kể cho mọi người nghe câu chuyện về nỗi đau không có bố và niềm hạnh phúc lớn lao của mình khi tôi đã có bố).
2. Thân bài: Xi-mông kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự:
a. Xi-mông kể về việc mình sinh ra trong hoàn cảnh không có bố (...).
b. Cảm giác, suy nghĩ và hành động của Xi-mông khi bị bọn học trò 

File đính kèm:

  • docDe thi Ngu van 10.doc