Bài viết số 1 (chọn một trong sáu phương thức biểu đạt) hướng đến yêu cầu tích hợp với phần văn học đã và đang học lớp: 10 (chương trình nâng cao)

doc45 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1961 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài viết số 1 (chọn một trong sáu phương thức biểu đạt) hướng đến yêu cầu tích hợp với phần văn học đã và đang học lớp: 10 (chương trình nâng cao), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI VIẾT SỐ 1 (CHỌN MỘT TRONG SÁU PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT)
HƯỚNG ĐẾN YÊU CẦU TÍCH HỢP VỚI PHẦN VĂN HỌC ĐÃ VÀ ĐANG HỌC
 Lớp: 10 (chương trình Nâng cao)
 Tiết dạy theo PPCT: 11


Đề 1: Cảm nghĩ của anh (chị) về vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.

A. ĐÁP ÁN (YÊU CẦU CỦA BÀI LÀM):
I. Yêu cầu chung (về kĩ năng và phương pháp):
1. Học sinh biết làm một bài văn biểu cảm: phát biểu cảm nghĩ của bản thân về vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu - một tác phẩm đã được học ở chương trình Ngữ văn trung học cơ sở (lớp 9).
2. Khi làm bài, học sinh cần đảm bảo các yêu cầu: 
- Xây dựng bài làm có bố cục rõ ràng, mạch lạc, cân đối; có kĩ năng xây dựng đoạn, liên kết đoạn; không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Thể hiện đúng phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm (có thể kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự khi cần thiết), tránh sa vào việc nghị luận về toàn bộ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (hoặc sa vào việc nghị luận về nhân vật).
- Cảm xúc, suy nghĩ nêu ra phải chân thực, sâu sắc, tránh sự giả tạo.
II. Yêu cầu cụ thể (về nội dung kiến thức):
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản cần nêu được những ý chính theo ba phần của bài văn như sau:
1. Mở bài:
a. Dẫn dắt vào đề và giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với bài thơ (hồi nhỏ từng được nghe, từng được học ở bậc trung học cơ sở...).
b. Nêu ấn tượng chung của bản thân về hình ảnh người lính trong bài thơ (...).
2. Thân bài: Lần lượt trình bày những ấn tượng cụ thể của bản thân về vẻ đẹp của hình tượng người lính:
a. Từ sự hiểu biết về hoàn cảnh xuất thân của người lính gợi ấn tượng về sự gần gũi thân quen, hiểu thêm được nét đẹp của những anh bộ đội cụ Hồ trong những năm đầu chống Pháp đầy gian khổ: đó là những con người thật bình thường nhưng cũng thật vĩ đại - những người nông dân mặc áo lính.
b. Cảm phục, tự hào... về cái lí tưởng sáng ngời của những người lính: tự nguyện gắn bó đời mình với sự nghiệp chung, sẵn sàng gác lại tình nhà để làm nhiệm vụ lớn lao (Ruộng nương anh gửi bạn thân cày - Gian nhà không mặc kệ gió lung lay...).
c. Xúc động trước những gian khổ hi sinh, những khó khăn thiếu thốn... mà các anh phải chịu đựng, đồng thời càng thán phục trước tinh thần chịu đựng gian khổ của các anh (...)
d. Cảm phục về đời sống tình cảm, về tình đồng đội, tình đồng chí thiêng liêng cao quý của những người lính (...).
e. Cảm phục về nét đẹp tâm hồn của những người lính: tâm hồn lãng mạn, tinh thần lạc quan và ý chí chiến đấu đến cùng (...).
3. Kết bài: Khẳng định chung về vẻ đẹp của người lính và cảm xúc chung của bản thân (...).
B. BIỂU ĐIỂM (HƯỚNG DẪN CHẤM):
* Điểm 9-10: Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. Bài làm thể hiện đúng phương thức biểu đạt chính (biểu cảm), đồng thời biết kết hợp với các phương thức biểu đạt hỗ trợ để tăng sức thuyết phục. Hệ thống ý bài làm chặt chẽ. Văn viết lưu loát, có cảm xúc, nêu được những cảm nghĩ thành thật, sâu sắc. Chữ viết rõ ràng, cẩn thận.
* Điểm 7-8: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Bài làm thê hiện đúng phương thức biểu đạt chính (biểu cảm). Hệ thống ý bài làm tương đối chặt chẽ. Văn viết lưu loát, có cảm xúc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
* Điểm 5-6: Đáp ứng được khoảng hơn 2/3 số ý nêu ở ở phần Thân bài. Bài làm thê hiện đúng phương thức biểu đạt chính (biểu cảm). Hệ thống ý bài làm tương đối chặt chẽ. Văn viết lưu loát. Có thể còn mắc một số sai sót nhỏ.
* Điểm 3-4: 
- Đáp ứng được khoảng 1/2 số ý nêu ở nêu ở phần Thân bài. Bài làm thê hiện đúng phương thức biểu đạt chính (biểu cảm) nhưng kết cấu bài làm chưa được chặt chẽ.
- Hoặc: Có đề cập tương đối đầy đủ các ý nêu ở phần Thân bài nhưng lại thiên về nghị luận về toàn bộ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (hoặc nghị luận về nhân vật), trong khi phương thức biểu đạt chính (biểu cảm) rất mờ nhạt.
* Điểm 1-2: Bài làm lan man, sơ sài, thiếu rất nhiều ý, thể hiện không đúng phương thức biểu đạt chính (biểu cảm).
* Điểm 0: Không viết được gì.
Trên cơ sở những mức điểm trên, giám khảo linh hoạt cho các mức điểm còn lại dựa vào thực tế bài làm của học sinh.


Đề 2: Sau khi học đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn), anh (chị) hãy tưởng tượng mình là Đăm Săn để kể lại trận đánh Mtao Mxây.

A. ĐÁP ÁN (YÊU CẦU CỦA BÀI LÀM):
I. Yêu cầu chung (về kĩ năng và phương pháp):
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự (có thể kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm để cho việc kể chuyện thêm sinh động).
- Để làm tốt bài văn với đề bài này, người viết cần:
 + Vận dụng kiến thức đọc - hiểu, đặc biệt là việc nắm được diễn biến của đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (kể về trận chiến đấu quyết liệt giữa Đăm Săn và Mtao Mxây; kết quả: Đăm Săn đã chiến thắng).
 + Xác định đúng ngôi kể: Phải thật sự nhập thân vào nhân vật, phải đóng vai mình là Đăm Săn để kể lại diễn biến của trận đánh (phải xưng ngôi thứ nhất "tôi").
 + Biết xác định được những tình tiết chính và sắp xếp theo trình tự.
 + Biết dùng những phương tiện ngôn ngữ chuyển ý để bài viết được liền mạch.
 + Cách kể: Dựa vào diễn biến sự việc trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, nhưng cũng cần phải có sự sáng tạo trong lời diễn đạt.
II. Yêu cầu cụ thể (về nội dung kiến thức):
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản cần nêu được những ý chính theo ba phần của bài văn như sau:
1. Mở bài:
a. Đăm Săn tự giới thiệu về mình và kể về hoàn cảnh dẫn đến cuộc chiến.
b. Đăm Săn giới thiệu việc mình chiến thắng Mtao Mxây.
2. Thân bài: Đăm Săn kể lại diễn biến trận đánh:
a. Đăm Săn khiêu chiến và sự đáp lại của Mtao Mxây:
 - Đăm Săn khiêu chiến với một thái độ quyết liệt và tự tin ở tài năng của mình. 
 - Mtao Mxây tỏ ra ngạo nghễ, chọc tức, nhưng liền sau đó tỏ ra run sơ, do dự, đắn đo.
b. Trình bày diễn biến cuộc chiến qua bốn hiệp:
 - Hiệp một: 
 + Trong khi Mtao Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên →Thể hiện bản lĩnh của Đăm Săn.
 + Mtao Mxây đã lộ rõ sự kém cỏi nhưng vẫn nói những lời huênh hoang.
 - Hiệp hai:
 + Đăm Săn múa khiên làm cho Mtao Mxây hốt hoảng trốn chạy với bước cao bước thấp →Thể hiện sức mạnh của Đăm Săn và sự yếu sức của Mtao Mxây.
 + Mtao Mxây cầu cứu HơNhị quăng cho miếng trầu→càng yếu sức.
 + Đăm Săn đớp được miếng trầu→sức chàng tăng lên.
 - Hiệp ba:
 + Đăm Săn múa dũng mãnh hơn và đuổi theo Mtao Mxây.
 + Đăm Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng áo của hắn không thủng. Chàng phải cầu cứu thần linh.
 - Hiệp bốn: Đăm Săn được thần linh giúp sức, đuổi theo và giết chết kẻ thù.
3. Kết bài: Kể kết thúc cuộc chiến (...)
B. BIỂU ĐIỂM (HƯỚNG DẪN CHẤM):
* Điểm 9-10: Đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Sử dụng tốt các phương tiện ngôn ngữ để chuyển ý, xây dựng kết cấu bài làm chặt chẽ, hợp lí. Phần lớn các ý và các đoạn trong bài làm thể hiện sự sáng tạo trong lời kể và cách diễn đạt. Chữ viết rõ ràng, bài làm trình bày sạch đẹp.
* Điểm 7-8: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Kết cấu bài làm tương đối chặt chẽ. Nhiều chỗ cũng có sự sáng tạo trong lời kể và cách diễn đạt. Chữ viết rõ ràng, cẩn thận.
* Điểm 5-6: Xác định đúng ngôi kể, nêu đầy đủ diễn biến chính của câu chuyện, kết cấu bài làm tương đối rõ ràng nhưng phần lớn chưa có sự sáng tạo trong lời kể và cách diễn đạt.
* Điểm 3-4: Xác định đúng ngôi kể, nêu diễn biến của câu chuyện chưa đầy đủ, chủ yếu nhắc lại lời kể trong tác phẩm.
* Điểm 1-2: Sử dụng ngôi kể còn lộn xộn. Bài làm quá sơ sài.
Trên cơ sở những mức điểm trên, giám khảo linh hoạt cho các mức điểm còn lại dựa vào thực tế bài làm của học sinh.

Đề 3: Sau khi học đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn), anh (chị) hãy viết bài văn tả quang cảnh nhà tù trưởng Đăm Săn sau chiến thắng Mtao Mxây.
A. ĐÁP ÁN (YÊU CẦU CỦA BÀI LÀM):
I. Yêu cầu chung (về kĩ năng và phương pháp):
1. Học sinh biết làm một bài văn miêu tả trên cơ sở dựa vào việc đọc - hiểu một đoạn trích vừa mới học: đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn).
2. Khi làm bài, học sinh cần đảm bảo các yêu cầu: 
- Xây dựng bài làm có bố cục rõ ràng, mạch lạc, cân đối; có kĩ năng xây dựng đoạn, liên kết đoạn; không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Thể hiện đúng phương thức biểu đạt chính: phương thức miêu tả (tả cảnh kết hợp với tả người), đồng thời phải biết kết hợp với các yếu tố tự sự và biểu cảm để cho việc miêu tả thêm hấp dẫn).
- Cách miêu tả: Cần bám sát vào những chi tiết ở phần cuối đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn) để miêu tả lại quang cảnh nhà Đăm Săn, nhưng cũng phải có sự sáng tạo trong lời diễn đạt.
- Bài viết có khả năng giúp cho người đọc hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của đối tượng miêu tả, làm cho đối tượng đó như hiện lên trước mắt người đọc. 
- Bài viết thể hiện rõ năng lực quan sát về đối tượng miêu tả, khả năng liên tưởng, tưởng tượng và những cách ví von so sánh của người viết. 
- Biết trình bày những điều quan sát về đối tượng miêu tả theo một trình tự hợp lí.
II. Yêu cầu cụ thể (về nội dung kiến thức):
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản cần nêu được những ý chính theo ba phần của bài văn như sau:
1. Mở bài:
a. Dẫn dắt vào đề để giới thiệu sử thi Đăm Săn và đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây vừa học (...).
b. Giới thiệu đối tượng miêu tả: quang cảnh nhà tù trưởng Đăm Săn.
2. Thân bài: Tả quang cảnh nhà Đăm Săn theo trình tự:
a. Cảnh mọi người chuẩn bị làm lễ cúng thần linh, tổ tiên và việc ăn mừng chiến thắng:
 - Hình ảnh Đăm Săn đứng từ trên cao dõng dạc tuyên bố (nét mặt, cử chỉ, giọng điệu...).
 - Cảnh tôi tớ và dân làng đang đứng đông nghịt dưới sân và trên sàn nhà (...).
b. Cảnh khách tù trưởng từ các phương xa đổ về (...).
c. Cảnh cuộc tiệc ăn uống linh đình:
 - Tả không khí chung của cuộc tiệc: rượu thịt, cồng chiên, cảnh mọi người đi lại tấp nập...
 - Tập trung tả hình ảnh Đăm Săn trong cuộc tiệc: nét mặt, cử chỉ, lời nói...
d. Cảnh mọi người khiêng rượu, khiêng lợn đến để tiếp tục ăn mừng chiến thắng (...).
3. Kết bài: Phát biểu cảm tưởng về cảnh được tả (...).
B. BIỂU ĐIỂM (HƯỚNG DẪN CHẤM):
* Điểm 9-10: Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. Lời văn miêu tả sinh động, thể hiện nhiều sáng tạo trong lời diễn đạt. Bài làm trình bày sạch đẹp, chữ viết cẩn thận. Không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Điểm 7-8: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu nêu trên. Một số đoạn văn thể hiện được sự sáng tạo trong lời diễn đạt. Có thể mắc một số sai sót nhỏ về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Điểm 5-6: Có miêu tả tương đối đầy đủ các cảnh nêu ở phần Thân bài, kết cấu bài làm rõ ràng nhưng ít có sự sáng tạo trong lời diễn đạt.
* Điểm 3-4: Miêu tả chưa đầy đủ các cảnh nêu ở phần Thân bài (khoảng ½ số ý), chủ yếu nhắc lại lời văn trong đoạn trích.
* Điểm 1-2: Bài làm sơ sài, chưa trọn vẹn.
* Điểm 0: Không viết được gì.
Trên cơ sở những mức điểm trên, giám khảo linh hoạt cho các mức điểm còn lại dựa vào thực tế bài làm của học sinh.
Đề 4: Viết bài văn thuyết minh về bộ phận văn học dân gian Việt Nam với đoàn học sinh nước ngoài đến thăm trường.
A. ĐÁP ÁN (YÊU CẦU CỦA BÀI LÀM):
I. YÊU CẦU CHUNG (VỀ KĨ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP):
1. Học sinh biết làm bài văn thuyết minh về một bộ phận văn học: văn học dân gian Việt Nam (trên cơ sở vừa mới học bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam).
2. Khi làm bài, học sinh cần đảm bảo các yêu cầu:
- Xây dựng bài làm có bố cục rõ ràng, mạch lạc, cân đối; có kĩ năng xây dựng đoạn, liên kết đoạn; không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp; thể hiện đúng phong cách chức năng ngôn ngữ: phong cách ngôn ngữ khoa học.
- Xác định và thể hiện đúng phương thức biểu đạt chính: phương thức thuyết minh (biết phối hợp với phương thức biểu đạt nghị luận để cho lời văn thuyết minh thêm sức thuyết phục).
- Đảm bảo tính chuẩn xác và tính hấp dẫn của hệ thống tri thức mà mình giới thiệu, trình bày.
- Biết sử dụng hình thức kết cấu phù hợp: kết cấu theo trình tự lôgíc...
- Biết phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp thuyết minh: nêu khái niệm - định nghĩa, giải thích, nêu ví dụ, phân tích, chú thích, giảng giải nguyên nhân - kết quả...
- Biết đặt mình vào tình huống thuyết minh theo yêu cầu của đề bài (đặt trong bối cảnh giao tiếp với đoàn học sinh nước ngoài đến thăm trường).
II. YÊU CẦU CỤ THỂ (VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC):
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản cần nêu được những ý chính như sau:
1. Thế nào là văn học dân gian?
2. Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại chính nào?
3. Văn học dân gian Việt Nam có những đặc trưng nổi bật nào?
4. Vai trò, ý nghĩa của bộ phận văn học dân gian Việt Nam đối với văn học viết và đời sống tinh thần của dân tộc.
B. BIỂU ĐIỂM (HƯỚNG DẪN CHẤM):
- Điểm 9-10: Bài làm có bố cục rõ ràng (có đầy đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài), kết cấu chặt chẽ (sử dụng hình thức kết cấu phù hợp), giới thiệu được đầy đủ những nội dung nêu trên, sử dụng nhuẫn nhuyễn phương pháp nêu ví dụ để làm rõ những đặc trưng và vai trò của văn học dân gian Việt Nam, diễn đạt lưu loát, chữ viết cẩn thận.
- Điểm 7-8: Bài làm có bố cục rõ ràng (có đầy đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài), kết cấu chặt chẽ (sử dụng hình thức kết cấu phù hợp), giới thiệu tương đối đầy đủ những nội dung nêu trên, có sử dụng phương pháp nêu ví dụ để làm rõ những đặc trưng và vai trò của văn học dân gian Việt Nam.
- Điểm 5-6: Bài làm có bố cục rõ ràng (có đầy đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài), có giới thiệu về văn học dân gian Việt Nam nhưng việc giải thích và nêu ví dụ chưa thật rõ.
- Điểm 3-4: Bố cục bài làm chưa thật rõ ràng, có giới thiệu về văn học dân gian Việt Nam nhưng không nêu được ví dụ minh họa.
- Điểm 1-2: Bài làm sơ sài, lộn xộn, thiếu rất nhiều ý quan trọng.
Trên cơ sở những mức điểm trên, giám khảo linh hoạt cho các mức điểm còn lại dựa vào thực tế bài làm của học sinh.

Đề 5: Anh (chị) có suy nghĩ gì về tình hình tai nạn giao thông trong xã hội ta hiện nay?
A. ĐÁP ÁN (YÊU CẦU CỦA BÀI LÀM):
I. Yêu cầu chung (về kĩ năng và phương pháp):
 Tuy điều kiện thời gian dành cho việc làm bài rất eo hẹp nhưng học sinh cũng cần phải đảm bảo đúng nghĩa của một bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh. Cụ thể là phải đảm bảo các kĩ năng cơ bản sau đây:
 - Bài làm phải đầy đủ ba phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài).
 - Giữa ba phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài) và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần Thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ. (Chú ý sử dụng những từ ngữ, những câu...để chuyển ý).
 - Phải đảm bảo tính cân đối giữa ba phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài) trong toàn bộ bài văn cũng như giữa các luận điểm ở phần Thân bài. 
- Phải biết vận dụng kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận.
 - Để bài văn nghị luận có sức thuyết phục, học sinh còn có thể sử dụng một số phương thức biểu đạt (biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh) hỗ trợ cho phương thức biểu đạt chính - phương thức nghị luận.
II. Yêu cầu cụ thể (về nội dung kiến thức):
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản cần nêu được những ý chính theo ba phần của bài văn như sau:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề: Tai nạn giao thông là một vấn nạn lớn trong đời sống của xã hội ta hiện nay. Nó đã từng đe dọa đến tính mạng, làm thiệt hại tài sản của nhiều người và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
- Vấn đề cấp thiết hiện nay là cần có những biện pháp hữu hiệu để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
2. Thân bài:
a. Thế nào là tai nạn giao thông?
b. Thực trạng về tình hình tai nạn giao thông:
- Tình hình chung ở trong nước (...)
- Tình hình ở địa phương (...)
c. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn giao thông:
+ Một số bộ phận người dân chưa hiểu rõ luật giao thông.
+ Một số người không có ý thức hoặc ý thức chưa cao khi tham gia giao thông.
+ Tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu.
+ Nhiều người tham gia giao thông trong tình trạng trong tình trạng đã uống nhiều rượu, bia.
+ Một số công trình giao thông đã xuống cấp.
+ Phương tiện giao thông không đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật.
d. Những biện pháp góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:
+ Tuyên truyền rộng rãi để tất cả mọi người trong xã hội nắm rõ luật giao thông.
+ Phối hợp nhiều hình thức để giáo dục ý thức của mọi người người khi tham gia giao thông.
+ Xử phạt thích đáng những trường hợp phóng nhanh, vượt ẩu, trường hợp tham gia giao thông trong tình trạng uống nhiều rượu, bia.
+ Nâng cấp các công trình giao thông.
3. Kết luận:
Để giảm thiểu tai nạn giao thông, mỗi cá nhân và cộng đồng xã hội cần thực hiện tốt những biện pháp đề ra. Đó cũng là điều góp phần đem lại hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà và góp phần xây dựng đất nước.
B. BIỂU ĐIỂM (HƯỚNG DẪN CHẤM):
*Điểm 9-10: Bài làm có bố cục rõ ràng, chặt chẽ. Xác định đầy đủ các luận điểm và các thao tác nêu trên. Các luận điểm được triển khai khá sâu sắc, dẫn chứng phong phú. Văn viết trôi chảy, lưu loát, có cảm xúc. Biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương thức biểu đạt chính (nghị luận) với các phương thức biểu đạt hỗ trợ khác.
* Điểm 7-8: Bài làm có bố cục rõ ràng, chặt chẽ. Xác định đầy đủ các luận điểm và các thao tác nêu trên. Các luận điểm được triển khai tương đối sâu sắc, dẫn chứng tạm đủ. Văn viết trôi chảy, lưu loát. Có thể mắc một vài sai sót không đáng kể.
*Điểm 5-6: Bài làm có bố cục tương đối rõ ràng. Xác định tương đối đầy đủ các luận điểm và các thao tác nêu trên, song việc triển khai một vài luận điểm chưa thật sâu sắc, thiếu dẫn chứng. Có thể còn một số sai sót nhỏ.
*Điểm 3-4: Bài làm có bố cục tương đối rõ nhưng xác định chưa đầy đủ các luận điểm và các thao tác nêu trên. Các luận điểm chỉ được triển khai bằng những lí lẽ chung chung mà không có dẫn chứng.
* Điểm 1-2: Bài làm quá sơ sài, còn thiếu nhiều ý.
(Trên cơ sở những mức điểm trên, tùy tình hình thực tế bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho các mức điểm còn lại).




BÀI VIẾT SỐ 2 (VĂN TỰ SỰ VÀ VĂN MIÊU TẢ)
 Lớp: 10 (chương trình Nâng cao)
 Tiết dạy theo PPCT: 31, 32
* HƯỚNG ĐẾN YÊU CẦU TÍCH HỢP VỚI PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN VỪA MỚI HỌC, VỚI PHẦN LÀM VĂN (QUAN SÁT, THỂ NGHIỆM ĐỜI SỐNG - LẬP Ý - TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ).
* ĐỐI VỚI VĂN TỰ SỰ: CÓ CHÚ Ý ĐẾN KIỂU VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO.
 
 
Đề 1: Dựa vào Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, anh (chị) hãy tưởng tượng mình là nhân vật Mị Châu kể lại câu chuyện từ lúc vua cha xây thành, chế nỏ cho đến lúc phải chấp nhận cái chết đau thương.
A. ĐÁP ÁN (YÊU CẦU CỦA BÀI LÀM):
I. Yêu cầu chung (về kĩ năng và phương pháp):
Để làm tốt bài văn với đề bài này, người viết cần:
- Vận dụng kiến thức đọc - hiểu, đặc biệt là việc nắm được diễn biến của Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.
- Người kể phải nhập thân vào nhân vật, phải đóng vai mình là Mị Châu để kể (phải xưng ngôi thứ nhất "tôi").
- Những sự việc kể ra phải phù hợp với tâm lí và điểm nhìn của nhân vật Mị Châu (chứ không phải điểm nhìn của người kể ở ngôi thứ ba).
- Phải bám sát những sự việc, chi tiết trong truyện nhưng cần sáng tạo trong lời kể, trong cách diễn đạt.
- Biết dùng những phương tiện ngôn ngữ chuyển ý để bài viết được liền mạch.
- Chú ý giới hạn nêu ở đề bài.
II. Yêu cầu cụ thể (về nội dung kiến thức):
Về cơ bản, học sinh phải đảm bảo các ý theo ba phần của bài văn như sau:
1. Mở bài: Nhân vật Mị Châu tự giới thiệu về mình: bản thân, thân thế gia đình, đất nước...
2. Thân bài: Mị Châu kể lại diễn biến của sự việc (theo giới hạn nêu ở đề bài):
- Việc vua cha xây thành lúc đầu không thành công.
- Rùa vàng giúp vua cha xây thành, chế nỏ.
- Nhờ có nỏ thần, vua cha đánh thắng Triệu Đà, giữ được nước.
- Kể lại việc Trọng Thủy cầu hôn và nêu suy nghĩ của bản thân trước sự việc đó.
- Kể lại cuộc sống vợ chồng của mình trong thời gian Trọng Thủy ở rể.
- Kể lại việc mình tin tưởng cho Trọng Thủy xem nỏ thần.
- Tình cảm lưu luyến khi Trọng Thủy xin về phương Bắc thăm cha.
- Kể về sự việc bất ngờ khi quân Triệu Đà lại tấn công Âu Lạc.
- Việc vua cha chủ quan ngồi đánh cờ.
- Kể lại cảm nghĩ của bản thân khi cùng vua cha chạy trốn về phương Nam.
- Suy nghĩ của bản thân khi rứt lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thủy.
- Cảm thấy bất ngờ khi nghe Rùa Vàng kết tội.
3. Kết bài: 
- Mị Châu kể lại lời cầu khấn cùng với của mình.
- Cảm giác cuối cùng khi vua cha rút gươm...
B. BIỂU ĐIỂM (HƯỚNG DẪN CHẤM):
* Điểm 9-10: Đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Sử dụng tốt các phương tiện ngôn ngữ để chuyển ý, xây dựng kết cấu bài làm chặt chẽ, hợp lí. Phần lớn các ý và các đoạn trong bài làm thể hiện sự sáng tạo trong lời kể và cách diễn đạt. Chữ viết rõ ràng, bài làm trình bày sạch đẹp.
* Điểm 7-8: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Kết cấu bài làm tương đối chặt chẽ. Nhiều chỗ cũng có sự sáng tạo trong lời kể và cách diễn đạt. Chữ viết rõ ràng, cẩn thận.
* Điểm 5-6: Xác định đúng ngôi kể, nêu đầy đủ diễn biến chính của câu chuyện, kết cấu bài làm tương đối rõ ràng nhưng phần lớn chưa có sự sáng tạo trong lời kể và cách diễn đạt.
* Điểm 3-4: Xác định đúng ngôi kể, nêu diễn biến của câu chuyện chưa đầy đủ, chủ yếu nhắc lại lời kể trong tác phẩm.
* Điểm 1-2: Sử dụng ngôi kể còn lộn xộn. Bài làm quá sơ sài.
Trên cơ sở những mức điểm trên, giám khảo linh hoạt cho các mức điểm còn lại dựa vào thực tế bài làm của học sinh.

Đề 2 (dạng đề "mở"): Con chim vàng anh bị nhốt trong lồng tự kể chuyện mình.
A. ĐÁP ÁN (YÊU CẦU CỦA BÀI LÀM):
I. YÊU CẦU CHUNG (VỀ KĨ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP):
1. Học sinh biết làm một bài văn tự sự theo yêu cầu kể chuyện sáng tạo: bản thân tự nhập vai vào chim vàng bị nhốt trong lồng để kể.
2. Khi làm bài, học sinh cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Thể hiện đúng phương thức biểu đạt chính: phương thức tự sự (biết sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm ở mức độ vừa phải để cho việc tự sự thêm sinh động).
- Thể hiện đúng ngôi kể: Phải nhập vai và tưởng tượng mình là chim vàng anh để kể câu chuyện, phải xưng hô ngôi thứ nhất (xưng "tôi").
- Cần phải phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng để câu chuyện được kể hấp dẫn và thuyết phục người đọc.
- Cách kể: Mọi lời kể, cảm xúc, suy nghĩ... đều phải đứng ở điểm nhìn của nhân vật "người kể chuyện" (cụ thể ở đây là "con chim vàng anh" gặp cảnh ngộ "bị nhốt trong lồng"). 
- Xây dựng bài làm có bố cục rõ ràng, mạch lạc, cân đối; có kĩ năng xây dựng đoạn, liên kết đoạn; không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ (VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC):
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản cần nêu được những ý chính theo ba phần của bài văn như sau:
1. Mở bài: Giới thiệu chung: 
 a. Nhân vật tự xưng tên (Tôi là một chú chim vàng anh...).
 b. Nêu khái quát về hoàn cảnh dẫn đến sự việc (chuyện bị nhốt trong lồng).
2. Thân bài: Chim vàng anh (xưng "tôi") tự kể lại diễn biến trình tự của sự việc:
 a. Nêu nguyên do mình bị bắt (...).
 b. Kể lại sự việc mình bị bắt (thời gian, không gian, tình huống, đối tượng thực hiện hành động...).
 c. Kể lại những suy nghĩ và hành động sau khi bị nhốt vào lồng (...).
 d. Nêu những dự định trong thời gian đến (...).
3. Kết bài: Kết thúc sự việc: chim vàng anh (xưng "tôi") giãi bày cảm nghĩ của bản thân.
B. BIỂU ĐIỂM (HƯỚNG DẪN CHẤM):
* Điểm 9-10: Đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Sử dụng tốt các phương tiện ngôn ngữ để chuyển ý, xây dựng kết cấu bài làm chặt chẽ, hợp lí. Biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương thức biểu đạt chính (tự sự) với các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Chữ viết rõ ràng, bài làm trình bày sạch đẹp. Không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Điểm 7-8: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Kết cấu bài làm tương đối chặt chẽ. Kết hợp tương đối nhuần nhuyễn giữa phương thức biểu đạt chính (tự sự) với các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Chữ viết rõ ràng, cẩn thận.
* Điểm 5-6: Xác định đúng ngôi kể, biết nhập vai khi kể, kết cấu bài làm rõ ràng nhưng nhìn chung câu chuyện được kể chưa thật sinh động, còn thiếu một số yếu tố miêu tả và biểu cảm cần thiết. 
* Điểm 3-4: Xác định đúng ngôi kể nhưng việc trình bày diễn biến của câu chuyện chưa rõ ràng. 
* Điểm 1-2: Bài làm quá sơ sài, chưa hoàn chỉnh.
Trên cơ sở những mức điểm trên, giám khảo linh hoạt cho các mức điểm còn lại dựa vào thực tế bài làm của học sinh.

Đề 3: Từ truyện Tấm Cám, anh (chị) hãy viết ba đoạn văn miêu tả cô Tấm trong ba hoàn cảnh: Lúc bị dì ghẻ bắt ngồi nhặt thóc; khi cưỡi ngựa đi xem hội và lúc là cô gái từ quả thị bướic ra giúp bà cụ bán hàng nưới dọn dẹp nhà cửa.
(Giáo viên ra đề: Cao Thị Tuyết Sâm)
A. ĐÁP ÁN (YÊU CẦU CỦA BÀI LÀM):
I. Yêu cầu chung (về kĩ năng và phương pháp):
1. Học sinh biết vận dụng một cách nhuần nhuyễn kiến thức về kiểu văn miêu tả và kiến thức về tác phẩm văn học khi viết bài.
2. Văn viết trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc.
II. Yêu cầu cụ thể (về nội dung kiến thức):
 Đề này không yêu cầu viết thành bài văn mà viết ba đoạn văn. Cùng miêu tả nhân vật cô Tấm trong truyện Tấm Cám, nhưng miêu tả trong ba hoàn cảnh và ba tình huống khác nhau:
1. Tình huống 1: Tấm trong cảnh nghèo khổ, bị hành hạ, khốn khổ và tủi nhục.
2. Tình huống 2: Tấm rạng rỡ, tương tắn trong trang phục lộng lẫy của ngày lễ hội.
3. Tình huống 3: Tấm với vẻ đẹp vừa giản dị, mộc mạc, vừa trong trắng, 

File đính kèm:

  • docDe kiem tra 10 nang cao.doc