Bài viết số 1- Khối 12- chương trình chuẩn thời gian: 45 phút(không kể thời gian giao đề)

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết số 1- Khối 12- chương trình chuẩn thời gian: 45 phút(không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI VIẾT SỐ 1- KHỐI 12- CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Thời gian: 45 phút(không kể thời gian giao đề)
ĐỀ 1.
I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Câu 1. Hình ảnh “nắng” và “gió” trong bài thơ Vội vàng- Xuân Diệu chỉ điều gì?
A. Là hình ảnh cụ thể của thiên nhiên	B. Là biểu tượng của thời gian
C. Là hình ảnh của mùa xuân	D. Là hình ảnh của sức sống
Câu 2. “Tôi yêu em đến nay chừng có thể/ Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”hàm ý gì?
A. Thi sĩ đã hết yêu	B. Thi sĩ bắt đầu yêu
C. Thi sĩ yêu say đắm	 	D. Thi sĩ đã yêu và mãi vẫn còn yêu 
Câu 3. Nhan đề Người trong bao có nghĩa là gì?
A. Người thích chui vào bao	B. Người thích sưu tập bao
C. Người sống ở trong bao	D. Người hèn nhát, bảo thủ và ích kỉ
Câu 4. Theo Hoài Thanh trong Một thời đại trong thi ca, tinh thần Thơ mới là ở đâu?
A. Là ở chữ ta	B. Là ở chữ tôi
C. Là ở chữ ta và chữ tôi	D. Không ở chữ ta và chữ tôi
Câu 5. Hãy nối cột A và cột B cho phù hợp sự phân loại văn nghị luận ở một số tác phẩm.
	A	B
(1) Văn chính luận	a. Đại cáo bình Ngô- Nguyễn Trãi
	b. Chiếu cầu hiền- Ngô thì Nhậm
	c. Đạo đức và luân lí Đông Tây- Phan Châu Trinh
(2)Văn phê bình văn học	d. Một thời đại trong thi ca- Hoài Thanh
Câu 6. “Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?”là lời của ai?
A. Cô gái thôn Vĩ trách móc	B. Nhà thơ tự trách mình
C. Lời thôn Vĩ mời mọc	D. Lời một người bạn mời nhà thơ
Câu 7. “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,/Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già”vẽ lên hình ảnh gì?
A. Mùa xuân đang tới	B. Mùa xuân đang qua
C. Dòng thời gian trôi chảy	D. Mùa xuân vừa tươi non đã chóng lụi tàn
Câu 8. Từ ấy- Tố Hữu nói về giai đoạn nào trong cuộc đời của nhà thơ?
A. Khi mới chào đời	B. Khi bắt đầu làm thơ
C. Khi tác giả bắt gặp lí tưởng cách mạng	D. Khi bài thơ đầu tiên được đăng báo
II. TỰ LUẬN: (8 điểm)

	 “Sống đẹp”đâu phải là những từ trống rỗng
	 Chỉ có ai bằng đấu tranh, lao động
	 Nhân lên vẻ đẹp cuộc đời
	 Mới là người sống cuộc sống đẹp tươi. ( Gi. Bê-Se )
 Những vần thơ trên của Gi. Bê-Se ( thi hào Đức ) gợi cho anh (chị ) suy nghĩ gì về lí tưởng và sự phấn đấu trong cuộc sống của tuổi trẻ học đường hiện nay?
















BÀI VIẾT SỐ 1- KHÔI 12- CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Thời gian: 45 phút(không kể thời gian giao đề)
ĐỀ 2.
I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Câu 1. Hình ảnh “núi bạc”trong câu thơ Lớp lớp mây cao đùn núi bạc gợi lên vẻ đẹp gì?
A. Rạng rỡ, kì vĩ	B. Huyền ảo, vàng son
C. Thơ mộng, êm đềm	D. Non sông gấm vóc
Câu 2. Thơ xưa thường lấy hình ảnh gì để biểu tượng cho nỗi buồn?
A. Cánh chim	B. Hoàng hôn
C. Bình minh	D. Rừng phong
Câu 3. Bức tranh đời sống trong Chiều tối- Hồ Chí Minh gợi cho người đọc cảm tưởng gì?
A. Nỗi vất vả cơ cực của người lao động	B. cảnh đời lặng lẽ, hắt hiu
C. Cuộc sống có vẻ đẹp giản dị, bình yên, đầm ấm	D. Cuộc sống mòn mỏi, âm thầm
Câu 4. Các từ ngữ sau: thống nhất, dân chủ, đa số, bình đẳng thuộc phong cách ngôn ngữ gì?
A. Phong cách ngôn ngữ hành chính	B. Phong cách ngôn ngữ khoa học
C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật	D. Phong cách ngôn ngữ chính luận
Câu 5. Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/Có chở trăng về kịp tối nay?Cảnh trong câu thơ là cảnh gì?
A. Cảnh thực	B. Cảnh mộng
C. Cảnh vừa thực vừa mộng	D. Cảnh thực mà như mộng
Câu 6. Hình ảnh “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”có ý nghĩa gì?
A. Hình ảnh của buổi chiều tà	B. Gợi nhớ về sự sum họp, đoàn tụ
C. Báo hiệu đến lúc nghỉ ngơi	D. Cả A, B, C
Câu 7. Cụm từ nào sau đây được lặp lại nhiều nhất trong bài Tôi yêu em?
A. Ngọn lửa tình	B. Lòng ghen
C. Tôi yêu em	D. Chân thành, nồng thắm
Câu 8. Câu chuyện về Bê-li-côp(Người trong bao) do ai kể?
A. Người kể giấu mặt ở ngôi thứ ba	B. Bác sĩ I-van
C. Nhà giáo Bu-rơ-kin	D. I-van và Bu-rơ-kin kể
II. TỰ LUẬN: (8 điểm)
	 “Sống đẹp”đâu phải là những từ trống rỗng
	 Chỉ có ai bằng đấu tranh, lao động
	 Nhân lên vẻ đẹp cuộc đời
	 Mới là người sống cuộc sống đẹp tươi. ( Gi. Bê-Se )
 Những vần thơ trên của Gi. Bê-Se ( thi hào Đức ) gợi cho anh (chị ) suy nghĩ gì về lí tưởng và sự phấn đấu trong cuộc sống của tuổi trẻ học đường hiện nay?




















BÀI VIẾT SỐ 1- KHÔI 12- CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Thời gian: 45 phút(không kể thời gian giao đề)
ĐỀ 3.
I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Câu 1. “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”, câu thơ nói lên điều gì?
A. Tôi không yêu em nữa	B. Tôi vẫn tha thiết yêu em
C. Tôi muốn em yêu người khác	D. Tôi muốn người khác yêu em
Câu 2. “Ai biết tình ai có đậm đà?”Câu thơ thuộc kiểu câu gì?
A. Câu nghi vấn	B. Câu cảm thán
C. Câu kể	D. Câu vừa nghi vấn vừa khẳng định
Câu 3. Nối cột A với cột B phù hợp với sự khái quát của Hoài Thanh về một số nhà thơ mới:
	A	B
(1) Thế Lữ	a. Phiêu lưu trong trường tình
(2) Lưu Trọng Lư	b. Điên cuồng
(3) Xuân Diệu	c. Thoát lên tiên
(4) Hàm Mặc Tử	d. Đắm say
Câu 4. Các từ ngữ: độc lập, kháng chiến, phát xít, quyền lợi, thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
A. Phong cách ngôn ngữ chính luận	B. Phong cách ngôn ngữ khoa học
C. Phong cách ngôn ngữ hành chính	D. Phong cách ngôn ngữ báo- công luận
Câu 5. Nội dung chính của đoạn trích Một thời đại trong thi ca- Hoài Thanh đề cập vấn đề gì?
A. Thơ cũ và thơ mới	B. Thơ Đường luật
C. Thơ tự do	D. Thơ lục bát
Câu 6. Nhận định nào đúng với Giăngvan-giăng?
A. Hình tượng đối lập với Gia-ve	B. Vị cứu tinh
C. Nhân vật phi thường, lãng mạn	D. Cả A, B, C
Câu 7. Đâu là chủ đề của bài thơ Tôi yêu em?
A. Lời giã biệt cuộc tình	B. Lời tỏ tình
C. Lời tiếc nuối 	D. Ca ngợi tình yêu cao đẹp
Câu 8. Hồn tôi là một vườn hoa lá/Rất đậm hương và rộn tiếng chim nói lên tâm trạng gì của tác giả?
A. Tình yêu thiên nhiên tạo vật	B. Niềm vui sướng của tác giả khi đến với cách mạng
C. Cái nhìn lãng mạn của nhà thơ về cuộc sống	D. Cả A, B, C.
II. TỰ LUẬN: (8 điểm)
 “Sống đẹp”đâu phải là những từ trống rỗng
	 Chỉ có ai bằng đấu tranh, lao động
	 Nhân lên vẻ đẹp cuộc đời
	 Mới là người sống cuộc sống đẹp tươi. ( Gi. Bê-Se )
 Những vần thơ trên của Gi. Bê-Se ( thi hào Đức ) gợi cho anh (chị ) suy nghĩ gì về lí tưởng và sự phấn đấu trong cuộc sống của tuổi trẻ học đường hiện nay?

















ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)-0,25đ/1 câu
Đề 1.	Đề 2.	Đề 3.
Câu 1.B	Câu 1.A	Câu 1. A
câu 2.D	Câu 2.B	Câu 2. D
Câu 3.D	Câu3.C	Câu 3. 1c,2a,3d,4b
Câu 4. B	Câu 4.D	Câu 4. A
Câu 5. 1a,b,c ; 2d	Câu 5.C	Câu 5. A
Câu6. B	Câu 6.B	Câu 6. D
Câu 7. C	Câu7.C	Câu 7. D
Câu 8. C	Câu 8.C	Câu 8. C
II. TỰ LUẬN(8 điểm)
“Sống đẹp” đâu phải là những từ trống rỗng
	 Chỉ có ai bằng đấu tranh, lao động
	 Nhân lên vẻ đẹp cuộc đời
	 Mới là người sống cuộc sống đẹp tươi. ( Gi. Bê-Se )
 Những vần thơ trên của Gi. Bê-Se ( thi hào Đức ) gợi cho anh (chị ) suy nghĩ gì về lí tưởng và sự phấn đấu trong cuộc sống của tuổi trẻ học đường hiện nay?
 Đáp án
 1. Yêu cầu về kĩ năng : HS biết vận dụng kiến thức ,kĩ năng đã học về cách làm bài văn ngh luận xã hội bàn về một tư tưởng đạo lí, biết kết hợp các thao tác so sánh, giải thích, phân tích, bình luận...Hành văn trôi chảy, mạch lạc
 2. Yêu cầu về nội dung: Hs trình bày suy nghĩ theo nhiều cách miễn là thuyết phục, và đảm bảo ý cơ bản:
	a.Giải thích vấn đề : Theo Gi. Bê-Se “Sống đẹp” là sống có ích cho đời, góp phần tô đẹp cuộc đời bằng quá trình lao động đấu tranh không mệt mỏi.
	b.Bày tỏ suy nghĩ của bản thân:
	+ Khẳng định ý nghĩa tích cực trong quan niệm về “Sống đẹp” của Gi.Bê-Se qua nội dung đoạn thơ
	
	+ Bàn luận mở rộng về”Sống đẹp” để có một nhân cách hoàn thiện và sống có ích cho đời: Ngoài lí tưởng cao đẹp, hành động tích cực, cần có trí tuệ sáng suốt, có tình cảm lành mạnh, tâm hồn phong phú...
	+ Suy nghĩ về lí tưởng và sự phấn đấu của tuổi trẻ của bản thân để sống đẹp, phê phán những biểu hiện của lối sống không đẹp...
 Biểu điểm 
Điểm 7-8:Bài làm hoàn thiện , xuất sắc , lập luận thuyết phục, văn sáng sủa mạch lạc. Không mắc lỗi diễn đạt và chính tả.
Điểm 5-6:Bài làm khá, ý mạch lạc, hành văn trôi chảy. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ, ý b đôi chỗ chưa được sâu sắc.
Điểm 3-4: Bài làm tương đối rõ ý, tuy nhiên phân tích lí giải chưa sâu sắc, còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả (5 lỗi trở lên:- 1 điểm)
Điểm 1-2: Bố cục không rõ ràng, bài viết chưa đạt yêu cầu, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt và chính tả.


File đính kèm:

  • docNew Microsoft Word Document.doc