Bài viết số 1 Môn : Ngữ Văn Lớp 8 (Tiết 41- Tuần 11 theo PPCT) (2)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết số 1 Môn : Ngữ Văn Lớp 8 (Tiết 41- Tuần 11 theo PPCT) (2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI VIẾT SỐ 1 MÔN : NGỮ VĂN LỚP 8 (Tiết 41 - Tuần 11 theo PPCT) PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH TRƯỜNG: . . . . . . . . . . . . . . . . . . Đề số: . . . . . Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp: . . . . . Điểm Lời phê của Thầy (Cô): I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm). Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm. Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Câu 1. Tác phẩm "Tôi đi học" mà em đã học ở sách ngữ văn 8 (HK 1) là của tác giả nào? A. Thanh Tịnh. C. Phan Bội Châu. B. Nam Cao. D. Phan Châu Trinh. Câu 2. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng? A. Trình bày nỗi đau khổ của bé Hồng. B. Sự tủi hờn của bé Hồng khi gặp mẹ. C. Diễn biến tâm trạng của bé Hồng. D. Tâm địa độc ác của người cô bé Hồng. Câu 3. Em hiểu từ "rất kịch" trong câu văn "Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp" nghĩa là gì? A. Đẹp. B. Hay. C. Giả dối. D. Độc ác. Câu 4. Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" của Ngô Tất Tố trong chương mấy của tác phẩm "Tắt đèn"? A. Chương XVI. C. Chương XVIII. B. Chương XVII. D. Chương XIX. Câu 5. Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào? A. Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất tính cách của nhân vật. B. Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ. C. Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia. D. Không dùng cách nào trong ba cách trên. Câu 6. Ý nào nói đúng nhất về nội dung của truyện "Lão Hạc"? A. Tác động của cái đói và miếng ăn đến đời sống con người. B. Phẩm chất cao quý của người nông dân. C. Số phận đau thương của người nông dân. D. Cả ba ý kiến trên đều đúng. Câu 7. Trong truyện "Cô bé bán diêm" các mộng tưởng mất đi khi nào? A. Khi các que diêm tắt. C. Khi bà nội em hiện ra. B. Khi em bé nghĩ đến việc sẽ bị người cha mắng. D. Khi trời sắp sáng. Câu 8. Câu nào nói về việc bà cụ Bơ-men đã làm cho Giôn-xi trong đoạn trích "Chiếc là cuối cùng"? A. Cụ sợ sệt khi nhìn thấy cây thường xuân không còn một chiếc lá nào. B. Cụ đã vẽ: "Chiếc lá cuối cùng" trong đêm mưa tuyết lạnh. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. II. TỰ LUẬN (6 điểm): Câu 1 (2 đ): - Truyện ngắn: "Tôi đi học" có nguồn gốc từ đâu? Xuất bản năm nào? - Qua đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng, em hiểu thế nào là hồi kí? Câu 2 (2 đ): Nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: "Tức nước vỡ bờ". Câu 3 (2 đ): Qua truyện ngắn: "Lão Hạc" của Nam Cao, em thấy lão Hạc là người như thế nào? Sau khi học xong truyện ngắn: "Lão Hạc" em rút ra bài học gì cho bản thân? HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 1 MÔN : NGỮ VĂN LỚP 8 (Tiết - Tuần theo PPCT) PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH TRƯỜNG: . . . . . . . . . . . . . . . . . . Đề số: . . . . . I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐÁP ÁN A C C C B D A C II. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1 (2 đ): - Truyện ngắn "Tôi đi học" in trong tập "Quê mẹ", xuất bản năm 1941. (1đ) - Là một thể của kí, ở đó người viết kể lại những chuyện, những điều chính mình đã trải qua, đã chứng kiến. (1đ) Câu 2 (2 đ): Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn văn "Tức nước vỡ bờ" (tiểu thuyết "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố) đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Câu 3 (2 đ): - Lão Hạc là một người nhân hậu, song có tình nghĩa, rất yêu thương con và giàu lòng tự trọng. (1 đ) - Cần phải sống có tình nghĩa, biết thương yêu giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn hoạn nạn v cần phải có lòng tự trọng. (1đ) (Ở câu này, tuỳ theo sự trả lời của học sinh, giáo viên linh hoạt cho điểm). *****************
File đính kèm:
- detu1-10hjdgiodajg;kaigdsogap (5).doc