Bài viết số 1 Môn : Ngữ Văn Lớp 8 (Tiết 41- Tuần 11 theo PPCT)

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết số 1 Môn : Ngữ Văn Lớp 8 (Tiết 41- Tuần 11 theo PPCT), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI VIẾT SỐ 1
MÔN : NGỮ VĂN LỚP 8
(Tiết 41- Tuần 11 theo PPCT)
PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH
TRƯỜNG: . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đề số: . . . . .





Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Lớp: . . . . .
Điểm
Lời phê của Thầy (Cô):



I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm). Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm.
Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1.	Văn bản "Tôi đi học" của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
	a.	Bút kí	b.	Truyện ngắn trữ tình	c.	Tiểu thuyết	d. 	Tuỳ bút
Câu 2.	Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích "Trong lòng mẹ"?
	a.	Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của bé Hồng.
	b.	Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của cô bé Hồng.
	c.	Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ.
	d.	Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.
Câu 3.	Nhận định nào sau đây đúng nhất với nội dung của đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"?
	a.	Vạch trần bộ mặt tàn ác của xã hội thực dân phong kiến đương thời.
	b.	Chỉ ra nỗi cực khổ của người nông dân bị áp bức.
c.	Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, nông dân vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
	d.	Kết hợp 3 nội dung a, b, c.
Câu 4.	Ý kiến nào sau đây khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết?
	a.	Lão Hạc ăn phải bã chó.	b.	Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng.
	c.	Lão Hạc rất thương con.	d.	Lão Hạc không muốn làm liên luỵ đến mọi người.
Câu 5.	Qua câu chuyện về chiếc là cuối cùng, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?
	a.	Tác phẩm đó phải rất đẹp	b.	Tác phẩm đó phải rất độc đáo
	c.	Tác phẩm đó có ích cho cuộc sống	d.	Tác phẩm đó phải đồ sộ
Câu 6.	Nhà văn Xét-Van-Tét đã tạo nên được một nhân vật đối lập nhau về con người và tính cách, đó là ai?
	a.	Đô-ki-hô-tê và Duyn-xi-nê-ô	b.	Đô-ki-hô-tê và Bri-a-a-rê-ô
	b.	Đô-ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa	
Câu 7.	Nam Cao sinh vào năm nào?
	a.	1915	b.	1951	c.	1943	c.	1944
Câu 8.	Nhân vật tôi thể hiện được thái độ gì trong việc đi học?
	a.	Tâm trạng rụt rè của lần đầu tiên đi học.
	b.	Tâm trạng bỡ ngỡ của lần đầu tiên đi học.
	c.	Tâm trạng hồi hộp của lần đầu tiên đi học.

II. TỰ LUẬN (6 điểm):
Câu 1(2 điểm):	Nội dung nghệ thuật của văn bản "Tức nước vỡ bờ" của tác giả Ngô Tất Tố?
Câu 2(1,5 điểm):	Qua cuộc đối thoại của ngừoi cô đối với chú bé Hồng thì em thấy bà cô là một người như thế nào? Nhân vật bà cô còn đại diện cho hạng người nào trong xã hội lúc bấy giờ?
Câu 3(2 điểm):	Đoạn trích "Trong lòng mẹ" chia làm mấy phần?
Câu 4(0,5 điểm):	Văn bản "Cô bé bán diêm "được trích trong tác phẩm nào?	


HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 1
MÔN : NGỮ VĂN LỚP 8
(Tiết - Tuần theo PPCT)
PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH
TRƯỜNG: . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đề số: . . . . .






I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm

CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐÁP ÁN
b
d
d
c
c
c
a
c

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
	Câu 1:	
- Nội dung: 	
Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến, tố cáo cuộc sống thuế khoá vô nhân đạo, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ.
- Nghệ thuật:	
	Ngòi bút hiện thực, xây dựng tình huống truyện bất ngờ, có cao trào và giải pháp hợp lí.
	Câu 2:	
Qua cuộc đối thoại của người cô đối với chú bé Hồng lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà.
	Câu 3:	Đoạn trích chia làm hai phần:
- Phần 1: (Từ đầu š người ta hỏi đến chứ ). Cuộc đối thoại giữa người cô cay độc và chú bé Hồng. Ý nghĩa, cảm xúc của chú bé về người mẹ bất hạnh.
- Phần 2: (Đoạn còn lại). Cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm xúc vui sướng cực điểm của chú bé Hồng.
	Câu 4:	Văn bản "Cô bé bán diêm"được trích gần hết truyện ngắn "Cô bé bán diêm".

******************

File đính kèm:

  • docdetu1-10hjdgiodajg;kaigdsogap (4).doc