Bài viết số 2 nghị luận về một hiện tượng đời sống (học sinh làm ở nhà) lớp 12

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 4340 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết số 2 nghị luận về một hiện tượng đời sống (học sinh làm ở nhà) lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ONTHIONLINE.NET

BÀI VIẾT SỐ 2
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
(HS LÀM Ở NHÀ)
LỚP 12- CTCB
 


I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn lớp 12, của 5 tuần đầu chương trình HK1
- Đề kiểm tra chỉ bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 ở 5 tuần đầu học kì I theo phân môn Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiÓm tra tự luận. 
 Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo chuẩn sau:
 + Kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Hình thức : tự luận.
Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài ở nhà
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 12 ở 5 tuần đầu của học kì 1 
Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra (theo các bước như minh họa ở trên)
 Xác định khung ma trận
 Mức độ 

Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng

Thấp
Cao

I. Làm văn

Nghị luận về một hiện tượng đời sống




Vận dụng các TTLL, kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội để trình bày suy nghĩ về 1 hiện tượng trong đời sống 






Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ




1câu
10đ
100%
Số câu: 1
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
Tổng câu
Điểm - Tỉ lệ



1 câu
10đ
100%
Số câu: 1
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%




IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 2 
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
( HS LÀM Ở NHÀ)
LỚP 12- CTCB
 
 Viết một bài văn phát biểu ý kiến của anh chị về vấn đề sau:
 Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm trong thế hệ trẻ hiện nay.

V. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
 A. Hướng dẫn chung
 - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
 - Do đặc trưng của bộ môn, giáo viên cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; chú ý khuyến khích các bài làm có cảm xúc và sáng tạo.
 B.Đáp án và thang điểm

Nội dung cơ bản cần đạt
Điểm
Viết một bài văn phát biểu ý kiến của anh chị về vấn đề sau:
 Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm trong thế hệ trẻ hiện nay.
1. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. 
-Kết cấu 3 phần chặt chẽ, rõ ràng, lập luận chắc chắc; 
-Diễn đạt sáng rõ.
-Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp







2 điểm



8 điểm
2. Yêu cầu về kiến thức :
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý chính sau:

Nêu rõ hiện tượng lối sống thờ ơ vô cảm:+ Hiện đang là một xu hướng của rất nhiều học sinh, thanh niên, đó là lối sống ích kỉ, : không cảm xúc, thờ ơ, lạnh lùng trước niềm vui, nỗi đau của người thân, bạn bè, đồng loại; là lối sống chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ; muốn “nhận” mà không chịu “cho” đi tình cảm, không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. 

2 điểm
- Phân tích hậu quả+ Với bản thân: dễ có suy nghĩ, hành động thiếu nhân cách, thiếu nhân tính.
+ Với cộng đồng: Thiếu sự đồng cảm, gắn bó, sẻ chia.=> không tạo được môi trường sống chan hòa, cởi mở, nhân ái
2 điểm
- Nguyên nhân* Khách quan: 
+ Thiếu sự quan tâm giáo dục về tình cảm, nhân cách của gia đình, nhà trường, các đoàn thể, cộng đồng.
+ Ảnh hưởng lối sống thiếu văn hoá của thời kì kinh tế thị trường….. 
* Chủ quan: 
+ Do lối ống ích kỷ, quen “nhận” mà không quen “cho”..
+ Thiếu ý thức rèn luyện, tự bồi dưỡng đạo đức, tình cảm, tinh thần của mỗi cá nhân.


1 điểm 



1 điểm

-Ý kiến của người viết về hiện tượng trên:
- Nêu thái độ trước hiện tượng sống vô cảm:
 + Biết phê phán, lên án hiện tượng 
 + Cần biết sống có tình cảm, cảm xúc, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng. 
 - Đề ra giải pháp
- Rút ra bài học cho bản thân về nhiệm vụ học tập và tu dưỡng đạo đức, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

2 điểm

File đính kèm:

  • docHuong dan Bai tap lam o nha Mon ngu van cuc hay.doc