Bài viết số 3 Môn: ngữ văn – lớp 11 Năm học: 2011 – 2012

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết số 3 Môn: ngữ văn – lớp 11 Năm học: 2011 – 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết: 35-36 BÀI VIẾT SỐ 3 
Ngày soạn:10-10-2011	 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11 
 NĂM HỌC: 2011 – 2012
 THỜI GIAN: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

A. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 11 học kì I.
- Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận.
* Cụ thể đề kiểm tra cần đánh giá các chuẩn sau: 
- Nắm được những kiến thức cơ bản về văn nghị luận.
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học.
- Viết được bài văn nghị luận văn học.
B. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 
- Hình thức: tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong thời gian 90 phút.
C. THIẾT LẬP MA TRẬN: 

 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Cộng
 Làm văn
- Tạo lập văn bản NLVH: Nghị luận về tác phẩm văn học.



Viết bài văn nghị luận về tác phẩm văn học.





Số câu: 1
Tỉ lệ: 100%



(100%
= 10 điểm)
(100%
= 10 điểm)

D. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN:

 Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu.

V. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
CÂU
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
Mở bài
- Giới thiệu nét chính về tác giả Nguyễn Đình Chiểu (nét chính về phong cách nghệ thuật hoặc con người).
- Nội dung tác phẩm
- Khái quát hình tượng người nông dân nghĩa sĩ.
1.0


Thân bài
Phân tích hình tượng người nông dân:
* Xuất thân là những người nông dân nghèo khổ, chăm chỉ làm ăn, chỉ quen việc làm ăn, chưa quan việc binh cơ, chiến trận. (Dẫn chứng).
* Có lòng căm thù giặc sâu sắc, tình cảm yêu nước dạt dào, ý thức trách nhiệm đối với việc bảo vệ quê hương, Đất nước, có tấm lòng chuộng nghĩa. (Dẫn chứng).
* Hành động xả thân vì nghĩa: sẵn sàng tự nguyện đứng lên đánh giặc, chiến đấu dũng cảm, hi sinh quên mình.
 - Tinh thần quả cảm, can trường – Dẫn chứng.
 - Tư thế dũng mãnh – Dẫn chứng.
 - Tinh thần và tư thế khiến hành động của họ đầy sức mạnh làm cho kẻ thù kinh hồn bạt vía – Dẫn chứng.
* Phân tích nghệ thuật: 
 - Giọng văn:
 - Cách sử dụng từ ngữ:
 - Thủ pháp nghệ thuật: tương phản, đối lập.
8.0
1.5


2.0



3.0




1.5

Kết bài
- Đánh giá: tầm vóc, sự bất tử của hình tượng.
- Tấm lòng tác giả.
- Cảm nghĩ của bản thân.
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Giáo viên mạnh dạn cho điểm tối đa đối với các bài viết sáng tạo, chú ý đến diễn đạt, hành văn, trau chuốt trong dùng từ, đặt câu, trình bày đẹp, khoa học ….
1.0

File đính kèm:

  • docBai viet so 3 11 Ma tran.doc