Bài viết số 5 - Khối 11 ( cb ) Môn: Ngữ Văn Trường THPT Tiểu Cần
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết số 5 - Khối 11 ( cb ) Môn: Ngữ Văn Trường THPT Tiểu Cần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Tiểu Cần Tổ : Ngữ văn BÀI VIẾT SỐ 5 - KHỐI 11 ( CB ) MÔN: NGỮ VĂN THỜI GIAN: 90 PHÚT ĐỀ Câu 1: (2 đ) a/ Như thế nào là nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu? b/ Áp dụng: Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu sau: “Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.” (Nam Cao- Chí Phèo) *“Tao không thể là người lương thiện nữa”. (Nam Cao- Chí Phèo) Câu 2: (8 đ) Phân tích bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐÁP ÁN THANG ĐIỂM Câu 1: (2 đ) a/ Nghĩa sự việc là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập. Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu. b/ Áp dụng: *“Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.” -NSV: Hắn đã từng ao ước có một gia đình nho nhỏ. -NTT: phỏng đoán sự việc nhưng chưa tin tưởng chắc chắn vào sự việc “hình như” *“Tao không thể là người lương thiện nữa”. -NSV: Tao (Chí Phèo) khẳng định mình không thể trở về với cuộc sống lương thiện được. -NTT: Khẳng định tính tất yếu của sự việc. Câu 2: (8 đ) a/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác và chủ đề của bài thơ. b/ Thân bài: (Phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ theo các khổ thơ) Khổ 1: Không gian sóng nước mênh mông; hình ảnh của cõi nhân thế nhỏ bé >>có một tương quan đối lập> cảm giác cô đơn, lẻ loi của con người. Khổ 2: Hình ảnh thơ gợi sự hoang sơ, vắng lặng; không gian mở ra nhiều chiều; con người trở nên nhỏ bé, rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn. Lời thơ mang âm hưởng Đường thi: Vô cùng của sông nước, bầu trời> sự cô đơn, bơ vơ của cái tôi lãng mạn. Khổ 3: Hình ảnh thơ gợi sự nhỏ bé, lênh đênh, phiêu dạt vô định; không gian vắng vẻ, tĩnh lặng, chỉ có thiên nhiên sông nước mà không có sự sống của con người> không có sự sống, không có sự giao hòa. Lời thơ thể hiện sự thèm khát những dấu hiệu của cuộc sống, sự hòa hợp giữa người với người của cái tôi trữ tình Huy Cận. Khổ 4: +Hình ảnh tương phản: Không gian với “lớp lớp mây cao”>< “chim nghiêng cánh nhỏ” gợi sự cô đơn, bơ vơ đến tội nghiệp. +Hai câu thơ kết, kế thừa ý thơ của Thôi Hiệu trong bài “Hoàng Hạc lâu” nhưng có sáng tạo. Thôi Hiệu nhìn khói sóng trên sông mà buồn nhớ quê còn Huy Cận thì không cần có cái gợi nhớ mà vẫn “dợn dợn” nhớ nhà. Rõ ràng nỗi nhớ nhà của Huy Cận là thường trực và da diết. >> Đó là nỗi buồn của thế hệ thanh niên trí thức trong những năm tháng mất nước, ngột ngạt, bế tắc. Đây là nỗi buồn xuất phát từ tấm lòng yêu nước thiết tha của nhà thơ. c/ Kết bài: Bài thơ vừa đậm chất Đường thi vừa rất Việt Nam.Qua bài thơ mới mang vẻ đẹp cổ điển, Huy Cận đã bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha. 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.75 6.5 1.5 1.5 1.5 2 0.75
File đính kèm:
- đề bài viết 5 lớp 11- nh 3013- 2014.doc