Bài viết số 7 Môn: Ngữ Văn - Lớp 11 Trường THPT Lê Chân Mã đề 7

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết số 7 Môn: Ngữ Văn - Lớp 11 Trường THPT Lê Chân Mã đề 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG 	 	
 	TRƯỜNG THPT LÊ CHÂN 	 BÀI VIẾT SỐ 7	 
 Mã đề 7
	 MÔN:NGỮ VĂN - LỚP 11
	 Thời gian làm bài:90 phút(không kể thời gian giao đề)
 (Đề gồm 2 trang)
	
 ----------------------------------------

 
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
 Hãy chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau

 1/ Câu nghi vấn tu từ trong đoạn thơ sau đây hàm ý gì?
 Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
 Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
 Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
 Lá trúc che ngang mặt chữ điền
	a	Trách nhẹ nhàng.
	b	Phủ định.
	c	Hỏi nguyên nhân.
	d	Khẳng định.

 2/ Tính truyền cảm của văn bản chính luận được thể hiện thông qua yếu tố nào?
	a	Sử dụng hợp lí những từ ngữ khoa học, từ ngữ thông tục,...
	b	Dùng vốn từ chính trị thể hiện lập trường của người nói (viết).
	c	Trình bày lôgíc: luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ.
	d	Sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ, những lối nói bóng bảy, truyền cảm.

 3/ Dòng nào sau đây nêu đúng hoàn cảnh sáng tác của bài thơ "Chiều tối"?
	a	Khi mới ra tù tập leo núi, nhìn phong cảnh núi rừng.
	b	Khi bị giải đi Ung Ninh bằng thuyền trên sông.
	c	Khi bị giam trong nhà lao Thiên Bảo, Bác nhìn núi rừng qua cửa sổ.
	d	Buổi chiều, trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.

 4/ Về quan hệ giữa văn nghị luận và phong cách ngôn ngữ chính luận, nhận định nào sau đây là không đúng?
	a	Tất cả những bài văn nghị luận đều mang phong cách ngôn ngữ chính luận.
	b	Không phải tất cả các bài văn nghị luận đều mang phong cách ngôn ngữ chính luận, và phong cách ngôn ngữ chính luận không chỉ thể hiện ở dạng văn nghị luận.
	c	Những bài văn nghị luận văn học không mang phong cách ngôn ngữ chính luận.
	d	Phong cách chính luận không chỉ thể hiện ở dạng văn nghị luận.

 5/ Bài thơ "Từ ấy" được Tố Hữu sáng tác vào thời gian nào?
	a	Tháng 3 năm 1937.
	b	Tháng 8 năm 1938.
	c	Tháng 7 năm 1938.
	d	Tháng 7 năm 1937.

 6/ Sự vận động của cảnh vật và con người từ hai câu đầu đến hai câu cuối của bài "Chiều tối" cho thấy đặc điểm gì trong tâm hồn Hồ Chí Minh?
	a	Luôn hướng tới con người, cảnh vật, lao động.
	b	Luôn hướng tới công việc lao động bình dị, đời thường.
	c	Luôn hướng tới niềm vui, sự sống, ánh sáng, tương lai.
	d	Luôn hướng tới cảnh vật thiên nhiên gần gũi.

 7/ Đặt trong hoàn cảnh sáng tác, bài thơ "chiều tối" cho thấy vẻ đẹp gì trong tâm hồn Hồ Chí Minh?
	a	Yêu cảnh vật thiên nhiên say đắm.
	b	Quên mình, yêu cuộc sống, yêu con người.
	c	Yêu con người và công việc lao động.
	d	Yêu đời và luôn tin tưởng ở tương lai.

 8/ Bài thơ "Tương tư" được rút từ tập thơ nào của Nguyễn Bính?
	a	Gửi người vợ miền Nam.
	b	Lỡ bước sang ngang.
	c	Mười hai bến nước.
	d	Tâm hồn tôi.

 9/ Câu nghi vấn tu từ được sử dụng với hàm ý gì?
	a	Để kéo dài thời gian chuẩn bị cho điều sẽ nói (viết) tiếp theo.
	b	Để chứng tỏ khả năng sử dụng ngôn ngữ thành thạo của người nói (viết).
	c	Không để hỏi mà để nhằm những mục đích khác như khẳng định, phủ định, bác bỏ, trách móc,...
	d	Để hỏi về điều mà người nói (viết) chưa rõ và muốn người nghe (đọc) giải đáp.

 10/ Qua suy nghĩ của thị Nở về Chí Phèo: "Giá thử đêm qua không có thị thì hắn chết" (Nam Cao - Chí Phèo), ta có thể rút ra kết luận nào sau đây?
	a	Hôm qua Chí Phèo đã chết oan uổng.
	b	Không thể kết luận gì về sự sống chết của Chí Phèo hôm qua.
	c	Hôm qua Chí PHèo đã may mắn thoát chết.
	d	Không biết hôm qua Chí Phèo sống hay chết.

 11/ Phong cách ngôn ngữ chính luận là loại phong cách được dùng trong những văn bản nào?
	a	Những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường đối với những vấn đề chính trị, xã hội.
	b	Những văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng như bản tin, phóng sự, quảng cáo.
	c	Những văn bản thể hiện lối nói sinh động trong giao tiếp hằng ngày.
	d	Những văn bản nghệ thuật đem lại xúc cảm thẩm mĩ cho người đọc (nghe).

 12/ Trong bài thơ "Từ ấy" - Tố Hữu, cách diễn đạt nào sau đây đúng nhất với thời điểm nhà thơ bắt gặp lí tưởng cộng sản?
	a	Đó là giây phút xúc động nhất trong cuộc đời nhà thơ.
	b	Đó là giây phút thiêng liêng nhất trong cuộc đời nhà thơ.
	c	Đó là giây phút tự hào nhất trong cuộc đời nhà thơ.
	d	Đó là giây phút mãn nguyện nhất trong cuộc đời nhà thơ.


PHẦN II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Sau khi học bài "Một thời đại trong thi ca" của Hoài Thanh, em rút ra được điểm khác biệt nào giữa thơ cũ và thơ mới.
Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của em về bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh?







File đính kèm:

  • docjkhdfsh;k;f'l;fdhsgs; (8).doc