Bản tham luận hội thảo trường học thân thiện - Học sinh tích cực

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3212 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản tham luận hội thảo trường học thân thiện - Học sinh tích cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN THAM LUẬN HỘI THẢO
“ TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN - HỌC SINH TÍCH CỰC 
 
 Hưởng ứng phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” do bộ GD&ĐT phát động, tổ Văn Sử chúng tôi xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ mình như sau : 
I.Về nhận thức : 
- Trước hết giáo viên phải nhận thức được rằng: Phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” là một chủ trương thiết thực, có tác dụng to lớn trong việc xây dựng một môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng được nhu cầu của xã hội và của thời đại hiện nay.
 - Và chúng tôi cũng xác định rằng: Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” huy động nhiều lực lượng xã hội tham gia nhưng trong đó lực lượng nòng cốt, quyết định sự thành công của phong trào là cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường. Để từ đó các thành viên trong tổ xác định được vai trò trách nhiệm của mình và xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể phù hợp với nhiệm vụ và công việc của mình.
 II. Kế hoạch hoạt động cụ thể : 
 * Nội đung 1: Xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp, an toàn
 - Về giáo viên ( GV) : Trước hết GV phải luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, cùng có ý thức giữ gìn và chăm sóc vườn hoa cây cảnh trong nhà trường. Giáo viên hạn chế hút thuốc ở trường học, không hút thuốc gần khu vực lớp học, viết phấn không bụi khi giảng dạy để tránh gây ô nhiễm không khí lớp học.
 - Giáo viên chủ nhiệm tổ chức, hướng dẫn học sinh ( HS) luôn giữ vệ sinh lớp học, bàn ghế sạch sẽ, thoáng mát, giữ vệ sinh nước uống. Đảm bảo an toàn khi sử dụng điện và mở, đóng cửa ra vào. Không đùa nghịch trên lan can trường học.
 - Hướng dẫn HS bỏ rác đúng quy định, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn sạch sẽ nhà vệ sinh và khu vệ sinh.
 - Động viên và hướng dẫn học sinh biết cách giữ gìn sức khỏe và vệ sinh cá nhân. Biết cách và có ý thức phòng chống bệnh tật đặc biệt là các bệnh học đường như cận thị, cong vẹo cột sống. Phối hợp với cơ quan y tế chăm sóc và khám sức khỏe định kỳ cho học sinh.
 - Tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia lao động trồng cây xanh quanh khu vực trường, chăm sóc cây bóng mát, cây cảnh và chăm sóc bồn hoa trên sân trường . Luôn đảm bảo trường xanh, sạch, đẹp. 
 * Nội dung 2:.Xây dựng môi trường học tập tiến bộ, tích cực giúp học sinh tự tin trong học tâp .
 - Trước hết phải giáo dục HS ý thức đi học chuyên cần, GVCN kết hợp với GV bộ môn, phụ huynh để quản lý HS, đảm bảo sĩ số, phấn đấu không có HS bỏ học, luôn đảm bảo cho học sinh bình đẳng về mọi quyền lợi trong nhà trường.
 - Động viên HS mua sắm đầy đủ sách vở và các dụng cụ học tập, mua thêm sách tham khảo, sách nâng cao để có điều kiện tự học và nâng cao kiến thức.
 - GV bộ môn nắm vững đối tượng HS để có cách tác động, giáo dục phù hợp với các đối tượng HS. 
 - GV phải tích cực thường xuyên trau dồi và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phấn đấu trở thành GV dạy giỏi, dạy thật tốt bộ môn mình phụ trách để tạo niềm tin và hứng thú học tập bộ môn của học sinh.
 - Trong quá trình dạy – học, GV phải tạo được không khí ấm áp, chan hòa, cởi mở, thân thiện với mọi đối tượng học sinh đặc biệt là những học sinh yếu. Khuyến khích HS tích cực phát biểu ý kiến. GV phải luôn tôn trọng lắng nghe HS phát biểu hoặc đưa ra những thắc mắc cần giải đáp, tích cực cùng HS giải quyết vấn đề một cách thấu đáo, phù hợp tạo cho các em sự hứng thú và tự tin trong học tập. 
 - Tích cực đổi mới PPDH, phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy bộ môn, chú trọng PPDH nêu vấn đề, hệ thống câu hỏi phải khoa học, phù hợp với các đối tượng HS kích thích tư duy để huy động dược tiềm năng học tập trong mỗi HS đặc biệt đối với các em HS yếu, kích thích được sự tích cực, chủ động sáng tạo và tự tin của HS trong quá trình học tập.
 - Trong quá trình dạy – học, chú trọng dạy phương pháp tiếp nhận kiến thức và PP học tập bộ môn, bồi dưỡng năng lực tự học và ý thức tích cực, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
 - Tăng cường việc dạy học có đồ dùng trực quan, đặc biệt đối với bộ môn lịch sử. Tích cực tự học nâng cao trình độ tin học để có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai thác thông tin, tư liệu, hình ảnh trên mạng Internet để ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào quá trình dạy học ở các mức độ phù hợp với từng nội dung bài học như soạn và dạy - học bằng giáo án điện tử hoặc sử dụng công nghệ thông tin như một phương tiện dạy học hiện đại để trình chiếu các thông tin, tư liệu, hình ảnh làm phong phú thêm kiến thức hoặc bổ sung thêm những cái mà SGK hoặc thiết bị dạy học hiện hành còn thiếu để gây hứng thú học tập của HS góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Ngoài ra GV nên hướng dẫn HS biết sử dụng CNTT để tự bổ sung, nâng cao thêm kiến thức. 
 - Tổ thành lập câu lạc bộ “ Khoa học nhân văn” động viên, lôi cuốn HS tham gia để tạo hứng thú học tập của các em nhằm khắc phục thực trạng xã hội là HS không thích học các bộ môn KHXH.
 - Luôn tôn trọng sản phẩm của học sinh, chấm chữa chính xác, chu đáo, công bằng, khách quan. Qua mỗi bài kiểm tra phải giúp học sinh nhận thấy được những thành công, hạn chế của mình để tạo được sự nỗ lực, vươn lên của các em.
 * Nội dung 3: Rèn luyện kĩ năng sống
 - Muốn rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, trước hết mỗi CBGV phải luôn có ý thức trau dồi đạo đức, năng lực, phẩm chất nhà giáo, luôn cố gắng để tự hoàn thiện mình, tạo được sự tin yêu và quý trọng của học sinh để GV thực sự là tấm gương sáng cho HS noi theo.
 - Giáo viên phải có ý thức xây dựng tập thể, có trách nhiệm với đồng nghiệp và tập thể, sống đoàn kết, chan hòa, đối xử thân thiện, chân thành với đồng nghiệp, luôn đề cao lương tâm và trách nhiệm với nghề nghiệp, thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với mọi học sinh, tránh xúc phạm về thân thể và danh dự của học sinh.
 - Thông qua các giờ dạy – học ở các bộ môn, GV chú trọng rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sống cơ bản, các bộ môn Ngữ Văn, Lịch Sử, GDCD rất có lợi thế trong vấn đề này: như ở bộ môn Ngữ Văn có thể giáo dục cho các em những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp như tinh thần đoàn kết, tình thương người, những kĩ năng giao tiếp ứng xử…Môn GDCD có thể nói là bộ môn trực tiếp rèn luyện kĩ năng sống cho các em gắn với việc dạy học đạo đức, pháp luật, kỹ năng xử lý các tình huống trong cuộc sống, các kỹ năng hoạt động tập thể. Môn lịch sử giúp các em có cách nhìn nhận đánh giá lịch sử đúng với giá trị truyền thống lịch sử để các em có ý thức sống tốt hơn ở hiện tại.
 - Qua quan hệ giao tiếp, qua các buổi sinh hoạt, GV giáo dục các em HS có cách ứng xử chan hòa, thân thiện và đúng mực với thầy cô, bạn bè.
 - Qua các tiết HĐNGLL, các buổi sinh hoạt lớp, bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng hòa nhập với tập thể, biết lựa chọn và hòa nhập, thích ứng với cuộc sống trong thời kỳ hội nhập năng động hiện nay trong lối sống, ăn mặc, ứng xử,…văn minh lịch sự, giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp với lứa tuổi học sinh . Có ý thức và có khả năng phòng tránh các tệ nạn xã hội, không nói tục, chửi thề, gây gỗ, hút thuốc, uống rượu, cờ bạc, ma túy…..
 * Nội dung 4 : Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
 - Trước hết giáo viên phải có năng lực hoặc phải tích cực học hỏi để có năng lực tổ chức các hoạt động tập thể với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn, bổ ích và phù hợp với lứa tuổi HS
 - Để tổ chức các hoạt động tập thể có hiệu quả, trước hết GV cần bồi dưỡng cho HS có kỹ năng tham gia và tổ chức các hoạt động để HS có khả năng tổ chức các hoạt động tập thể trong lớp và trong trường. 
 - Qua các tiết HĐNGLL, các buổi sinh hoạt lớp tạo được không khí chan hòa, vui tươi giữa thầy và trò, giữa trò và trò. Qua đó bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể, giáo dục tinh thần đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm, ý thức tự thể hiện mình, năng động sáng tạo trong các hoạt động và xử lý các tình huống trong cuộc sống,...
 - Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đoàn, Đội tổ chức các hoạt động tập thể với quy mô lớn, kết hợp được các hoạt động “ Đố vui để học” để tạo ra không khí vui tươi lành mạnh và trí tuệ trong học đường. 
 - Phối hợp với Đội tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian như hát dân ca, đại hội hóa trang ( các nhân vật trong tác phẩm văn học, các nhân vật lịch sử ), tái hiện lịch sử ( cuộc hành binh thần tốc của vua Quang Trung )v..v..Trong các ngày lễ lớn để vừa cũng cố kiến thức vừa tạo được không khí vui tươi, bổ ích trong nhà trường. 
 * Nội dung 5: Phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương
 - Tổ phối hợp với Đoàn đội tổ chức các buổi ngoại khóa, sinh hoạt truyền thống: như truyền thống của trường, về Quảng Trị anh hùng, về các di tích lịch sử Quảng Trị, truyền thống của Đảng quang vinh, về đ/c Lê Duẩn, về truyền thống phụ nữ, truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam để giúp các em thấy được truyền thống tốt đẹp của nhà trường của quê hương, đất nước và phát huy truyền thống qua việc học tập và rèn luyện của mình. 
 - Phối hợp với Đoàn, Đội tổ chức, hướng dẫn HS chăm sóc nhà bia tưởng niệm, di tích lịch sử của Phường 3.
 - Phối hợp với Đội, nhà trường tổ chức các em tham quan Bảo tàng Quảmg Trị, Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9, Nghĩa trang liệt sỹ Trường sơn để giáo dục truyền thống, giáo dục đạo lý ‘’ Uống nước nhớ nguồn’’ cho học sinh.
 Trên đây là kế hoạch “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” của tổ Văn - Sử chúng tôi. Chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của Ban giám hiệu và các đồng nghiệp để kế hoạch hoạt động của chúng tôi hoàn thiện hơn để cùng các tổ chuyên môn góp phần cùng nhà trường và các đoàn thể xây dựng trường THCS Trần Quốc Toản trở thành một trường học thân thiện mẫu mực. 
 ( ĐH, ngày 15 tháng 11 năm 2008 - Nguyễn Thị Vân )
 

File đính kèm:

  • docBẢN THAM LUẬN TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN.doc
Đề thi liên quan