Báo cáo thực địa Vườn quốc gia Ba Bể – tỉnh Bắc Cạn

doc66 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 2525 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo thực địa Vườn quốc gia Ba Bể – tỉnh Bắc Cạn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I
Mở đầu
1. Mục đích:
Thực hành ngoài trời các thành phần tự nhiên là một học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo giáo viên THCS môn Địa lí ở trường Cao đẳng sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành với thời lượng là 2 đơn vị học trình.
Thông qua tiếp xúc và nghiên cứu các đối tượng, các thành phần tự nhiên để củng cố những kiến thức đã học trong giáo trình lí thuyết, đồng thời củng cố và nâng cao kĩ năng, kĩ xảo đã học trong giờ thực hành trong phòng.
Qua đó thấy được mối liên hệ khăng khít và sự tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên của một vùng lãnh thổ với nhau.
Thực hành ngoài trời là bước đầu để sinh viên làm quen với việc thu thập tài liệu, số liệu trong nghiên cứu các thành phần tự nhiên thông qua một số phương pháp cụ thể.
Thông qua viết báo cáo thực địa, sinh viên sẽ bước đầu vận dụng những kiến thức đã học để lí giải qui luật phát sinh, phát triển và biến đổi cũng như tác động qua lại giữa các thành phân tự nhiên ở nơi thực địa.
Đây chính là điều kiện để phát huy tính độc lập của sinh viên trong học tập và nghiên cứu để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
2. Nhiệm vụ:
	Nghiên cứu khảo sát theo tuyến trọng tâm có nghĩa là nghiên cứu khảo sát theo điểm ở một địa phương, khu vực nhất định.
	Sinh viên cần thấy được sự khác biệt giữa các đơn vị địa lí tổng hợp tự nhiên lớn như giữa đồng bằng, trung du, miền núi, miền biển, giữa thượng lưu và hạ lưu. 
Đồng thời cũng phải thấy được ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đến các hoạt động kinh tế và đời sống.
	Sinh viên được nghiên cứu khảo sát theo các nội dung sau:
a, Thực tập địa chất: 
- Làm quen với khoáng vật, đá, hóa thạch, các cấu trúc địa chất (nếp uốn, đứt gãy).
- Tập sử dụng địa bàn địa chất, thu lượm khoáng vật đá và hóa thạch.
- Mô tả vết lộ, ghi nhật kí hành trình, vẽ lát cắt địa chất, địa tầng.
b, Thực tập địa mạo:
- Quan sát các dạng địa hình trong khu vực.
- Tìm hiểu quan hệ giữa địa hình với các yếu tố tự nhiên.
- Vai trò của con người đối với quá trình địa mạo.
- Tập xác định hình thái địa hình bằng các biện pháp đơn giản như ước lượng khoảng cách, độ cao, độ sâu.
- Vẽ các dạng địa hình và sơ đồ địa mạo khu vực thực tập.
c, Thực tập khí hậu:
- Tìm hiểu sự khác biệt về khí hậu, giữa các bộ phận thiên nhiên khác nhau như: bãi bồi, thềm sông, cánh đồng với khu vực rừng rậm, hồ đầm.
- Quan sát tốc độ gió và hướng gió, nhiệt độ, độ ẩm không khí vào các thời điểm khác nhau.
d, Thực tập thủy văn:
- Mô tả thung lũng sông: hình thái, kích thước.
- Nguồn nước và dao động mực nước theo mùa trong năm.
- Tốc độ nước chảy.
- Nhiệt độ nước.
- Hoạt động của sông: xâm thực, bồi tụ.
- Độ đục.
- Sử dụng nguồn nước.
e, Thực tập thổ nhưỡng:
- Quan sát các loại đất điển hình của khu vực.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa dất và các nhân tố hình thành.
- Đặc điểm canh tác.
- Học cách đào và mô tả phẫu diện đất.
- Các phương pháp đơn giản để xác định dặc điểm của đất: thành phần cơ giới, độ chua, độ phì
g, Thực tập địa thực vật:
- Làm quen với các quần lạc thực vật điển hình.
- Xác định mối quan hệ giữa chúng với các điều kiện tự nhiên như địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn
- Đánh giá về mặt kinh tế.
- Vấn đề sử dụng và bảo vệ thực vật.
- Mô tả các quần lạc làm ô tiêu chuẩn, lấy mẫu: ép cây làm lát cắt thực vật theo tuyến.
3. Biên chế tổ chức
a, Giảng viên:
- Trưởng đoàn: Trần Quang Bắc – trưởng bộ môn Địa lí
- Giảng viên hướng dẫn: 	Nguyễn Hữu Huấn – giảng viên Địa lí
Nguyễn Thị Huyền Trang – giảng viên Địa lí.
- Quản lí sinh viên: 	Nguyễn Đắc Cửu – giảng viên Lịch sử
b, Sinh viên:
- Lớp Địa – Sử 21 với tổng số 37 sinh viên trong đó nam là 10 và nữ là 27.
- Biên chế lớp theo các nhóm từ 6 - 8 sinh viên theo 2 cách phân nhóm sau:
	+ Phân theo phòng ở: 3 - 6 người /phòng tùy theo kinh phí hỗ trợ và điều kiện thực tiễn của địa phương, do số lượng nam nữ không đều nên cần có 9 - 11 phòng, bao gồm: 2 - 3 phòng cho nam + 5 - 6 phòng cho nữ + 2 phòng cho giáo viên.
+ Phân theo nhóm trên thực địa: 6 nhóm, mỗi nhóm có từ 1 - 2 nam sinh viên ( tối thiểu có 2 nam nếu tính cả giảng viên) được phụ trách bởi 1 giảng viên khoa Xã hội. 
Mỗi giảng viên địa lí phụ trách hướng dẫn thực tập 3 nhóm theo các nội dung mà trưởng bộ môn đã triển khai. Bao gồm 4 nhóm có 6 sinh viên và 2 nhóm có 7 sinh viên.
4. Địa điểm và thời gian thực tập
4.1. Thời gian học tập dự kiến: 7 ngày học (2 đơn vị học trình) và 1 ngày đi lại, từ ngày 20 - 27/10/2003.
4.2. Địa điểm thực tập: Vườn quốc gia Ba Bể – tỉnh Bắc Cạn.
4.3. Lịch trình thực hiện dự kiến:
 Ngày thứ nhất: Xuất phát từ trường CĐSP Bắc Ninh lúc 6h, đến hồ Ba Bể lúc 15 h, nhận phòng nghỉ tại nhà nghỉ Ba Bể.
Ngày thứ 2: Nghiên cứu khảo sát đặc điểm các quá trình địa mạo – thủy văn thuộc lưu vực sông Năng.
Ngày thứ 3: Nghiên cứu khảo sát điều kiện tự nhiên hồ Ba Bể: diện tích, nguồn gốc hình thành, đặc điểm môi trường, hướng biến đổi, tiềm năng.
Ngày thứ 4: Nghiên cứu khảo sát đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, ảnh hưởng của vị trí địa lí, địa hình đến khí hậu khu vực.
Ngày thứ 5: Nghiên cứu khảo sát các dạng địa hình đặc trưng: nguồn gốc thành tạo, đặc điểm địa hình, mối quan hệ với các bộ phận địa hình khu vực xung quanh.
Ngày thứ 6: Nghiên cứu đặc điểm hệ sinh thái khu vực Vườn quốc gia Ba Bể: giá trị kinh tế và khoa học. Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên của khu vực.
Ngày thứ 7: Tác nghiệp trong nhà: vẽ sơ đồ, lược đồ, xử lí số liệu, viết thu hoạch.
Ngày thứ 8: Trả phòng cho nhà nghỉ, 8 h xuất phát từ Ba Bể về trường CĐSP Bắc Ninh.
4.4. Lịch trình thực hiện:
Do điều kiện thực tế của nhà trường nên thời gian học tập chỉ rút lại còn 4 ngày, bao gồm cả thời gian đi đường và thời gian học tập. Thời gian thực hiện từ ngày 01/11/2003 đến hết ngày 04/11/2003. Cụ thể như sau:
 Ngày thứ nhất: Xuất phát từ trường CĐSP Bắc Ninh lúc 5h, đến hồ Ba Bể lúc 15 h. Nhận phòng nghỉ tại khu nhà sàn dân tộc thuộc vườn quốc gia Ba Bể, cách trụ sở chính của vườn khoảng 500 m về phía đông bắc (trên đường vào) lúc 16 h.
Ngày thứ 2: 
* Ngày:
- Nghiên cứu khảo sát đặc điểm các quá trình địa mạo – thủy văn thuộc lưu vực sông Năng.
- Nghiên cứu khảo sát điều kiện tự nhiên hồ Ba Bể: diện tích, nguồn gốc hình thành, đặc điểm môi trường, hướng biến đổi, tiềm năng.
- Nghiên cứu khảo sát đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, ảnh hưởng của vị trí địa lí, địa hình đến khí hậu khu vực.
* Tối: - Tác nghiệp trong nhà: vẽ sơ đồ, lược đồ, xử lí số liệu, viết thu hoạch. 
- Sinh hoạt văn nghệ trong đoàn.
Ngày thứ 3: 
* Ngày:
- Nghiên cứu khảo sát các dạng địa hình đặc trưng: nguồn gốc thành tạo, đặc điểm địa hình, mối quan hệ với các bộ phận địa hình khu vực xung quanh.
- Nghiên cứu đặc điểm hệ sinh thái khu vực Vườn quốc gia Ba Bể: giá trị kinh tế và khoa học. Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên của khu vực.
- Nghiên cứu khảo sát các bản sắc văn hóa địa phương và việc khai thác sử dụng tự nhiên của dân cư nơi đây.
* Tối: - Tác nghiệp trong nhà: vẽ sơ đồ, lược đồ, xử lí số liệu, viết thu hoạch.
- Giao lưu với chi đoàn thanh niên vườn quốc gia Ba Bể.
Ngày thứ 4: Trả phòng cho nhà nghỉ, 8 h xuất phát từ Ba Bể về trường CĐSP Bắc Ninh lúc 16 h 45’.
5. Hướng dẫn thực hiện
Việc tổ chức cho sinh viên Địa Sử 21 đi khảo sát trên thực địa năm học 2003 được tiến hành trong các điều kiện sau:
- Nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc học tập còn hạn chế: ngoài việc được cung cấp phương tiện đi lại thì mỗi sinh viên chỉ được hỗ trợ một phần tiền lưu trú là 30.000 đ/ngày và tiền vé tham quan các địa điểm, ngoài ra các sinh viên phải tự túc tiền ăn và các khoản chi phí khác. 
- Các phương tiện đo đạc, nghiên cứu, khảo sát trên thực địa không có.
- Do địa bàn khảo sát là vườn quốc gia được bảo tồn nên không việc khảo sát, lấy mẫu đất, đá, thực vật gặp khó khăn.
- Các giảng viên không được đi tiền trạm và khảo sát thực địa trước khi đưa sinh viên đi thực địa.
Căn cứ vào tình hình thực tiễn và điều kiện tổ chức thực địa của trường CĐSP Bắc Ninh, tổ bộ môn Địa lí có những hướng dẫn khảo sát các thành phần tự nhiên trên thực địa như sau:
Sinh viên phải có kế hoạch sưu tầm trước các tài liệu về vườn quốc gia Ba Bể, tổng hợp và phân tích theo bố cục và các nội dung như được hướng dẫn. Các kết quả nghiên cứu trên cơ sở các tài liệu sẵn có phải được hoàn thành trước khi đi thực địa.
Sinh viên dự kiến trước những nội dung cần khảo sát, kiểm chứng trên thực địa. Xây dựng sẵn bộ khung báo cáo thực địa mà trong đó đã sẵn có những thông tin đã sưu tầm và các chỗ trống để bổ sung thêm các thông tin, các số liệu, hình vẽ minh họa lấy từ thực tế.
Khi đi thực địa cần có vở nhật kí để ghi chép theo qui định: trang bên trái để vẽ các hình vẽ minh họa, trang bên phải dành để ghi những nhận xét có được sau khi quan sát. Ngoài ra cần có các phương tiện học tập tối thiểu như bút chì để ghi chép trên thực địa, bút mực, máy tính cá nhân, giấy nháp Sau mỗi ngày đi thực tế ngoài trời, sinh viên cần tổ chức trao đổi thảo luận theo nhóm, xử lí các thông tin về các nội dung khảo sát trong ngày, các cá nhân tự tổng hợp các ý kiến và tự mình bổ sung vào bản báo cáo đã chuẩn bị.
Kết thúc đợt thực địa sinh viên phải hoàn thành báo cáo để giảng viên chấm điểm học phần và lưu giữ làm tài liệu học tập cho sinh viên các khóa sau.
Phần II
Nội dung
Chương I
tuyến khảo sát - điểm khảo sát và nội dung khảo sát
Vườn quốc gia Ba Bể
Nhiệm vụ của đoàn thực địa đặt ra là nghiên cứu khảo sát theo tuyến trọng tâm có nghĩa là nghiên cứu khảo sát theo điểm ở một địa phương, khu vực nhất định.
	Sinh viên cần thấy được sự khác biệt giữa các đơn vị địa lí tổng hợp tự nhiên lớn như giữa đồng bằng, trung du, miền núi, miền biển, giữa thượng lưu và hạ lưu. Đồng thời cũng phải thấy được ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đến các hoạt động kinh tế và đời sống.
	Căn cứ vào nhiệm vụ trên, tuyến khảo sát được chọn là Bắc Ninh (thị xã Bắc Ninh) - Bắc Kạn (Vườn quốc gia Ba Bể). Điểm khảo sát là Vườn quốc gia Ba Bể.
1. Tuyến cắt trên thực địa: 
Thị xã Bắc Ninh (Bắc Ninh) - Yên Viên (Đông Anh) - Thái Nguyên - Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn). Tuyến cắt thực hiện từ miền đồng bằng qua miền trung du để đến miền núi.
2. Chiều dài tuyến cắt: 
Theo đường chim bay từ điểm đầu đến điểm cuối khoảng 145 km; theo hành trình khoảng trên 250 km. Trong đó: 
+ Chặng I dài khoảng 28 km, gồm: Đoạn từ thị xã Bắc Ninh đến thị trấn Yên Viên theo quốc lộ 1A dài khoảng 22 km. Đoạn từ Yên Viên ra đến quốc lộ 3 dài khoảng 6 km. 
+ Chặng II dài khoảng 157 km: Đoạn quốc lộ 3 đi qua Thái Nguyên đến thị xã Bắc Kạn dài khoảng 157 km (thành phố Thái Nguyên đến thị xã Bắc Kạn dài 86 km). 
+ Chặng III dài khoảng 68 km, gồm: Đoạn thị xã Bắc Kạn đến thị trấn Phủ Thông dài 16 km. Đoạn từ Phủ Thông đến thị trấn Chợ Rã của huyện Ba Bể dài 37 km. Đoạn từ Chợ Rã vào Trụ sở chính của Vườn quốc gia Ba Bể dài 15 km (đoạn từ đầu Vườn - nơi mua vé tham quan vào trụ sở chính dài 8 km). Đoạn từ trụ sở vườn đến Bến phà Bắc dài 2 km.
3. Các điểm khảo sát và nội dung khảo sát:
Trọng tâm: khu trung tâm Vườn quốc gia Ba Bể gồm: tiểu khu mặt hồ và tiểu khu du lịch. Trong đó có chia ra làm hai tuyến khảo sát nhỏ sau:
- Khảo sát trên sông Năng và trên hồ Ba Bể.
- Khảo sát tự nhiên, dân cư vùng ven hồ.
Bao gồm các điểm khảo sát sau:
Chú giải
 Trụ sở Vườn Quốc gia
 Bản làng
 Bến phà
 Cầu
7. Thác Đầu Đẳng-Bản Tà Kèn
1. Chợ Bản Vài (Na Hang)
8. Ao Tiên
2. Bản Buốc Lốm và bến phà
9. Đảo An Mạ
3. Động Puông
10. Đảo Bà Góa
4. Sông Năng và rừng ven sông
11. Bản Bó Lù và Cốc Tộc
5. Bản Cám
12. Cây sấu nghìn năm
6. Ngã ba sông Năng và hồ Ba Bể
13. Bản Pác Ngòi
các điểm khảo sát thuộc vườn quốc gia Ba Bể
(Do Đoàn thực địa trường CĐSP Bắc Ninh thực hiện tháng 11/2003)
Điểm 1: Chợ Na Nang thuộc Bản Vài, xã Khang Ninh, cách Trụ sở Vườn 5 km trên đường ra Buốc Lốm. 
Đây là nơi có thể thấy được những nét văn hóa bản địa của người Dao, H’Mông và Tày. Chợ họp theo phiên vào các ngày mùng 4 và mùng 9 âm lịch, đây là nơi mua bán các hàng hóa và sản phẩm địa phương và cũng là nơi hò hẹn, tâm tình của các đôi trai gái. Ngày khảo sát là 02/11/2003, tức ngày mùng 9 tháng 10 âm lịch (xem thêm băng tư liệu để thấy rõ cảnh chợ).
ảnh: Chợ Na Nang.
ảnh: Người Dao và người H’Mông đi chợ.
	Ngoài ra cũng có thể thấy được cảnh chợ phiên ở Chợ Lèng, xã Quảng Khê, cách Trụ sở Vườn 15 km trên đường ra bản Pác Ngòi vào các ngày 3, 8 âm lịch hàng tháng. Chợ Cốc Lùng, xã Nam Cường, cách Trụ sở Vườn 5 km trên đường đi Chợ Đồn vào các ngày mùng 2 và mùng 7 âm lịch. Chợ Bản Tàu, xã Cao Thượng, cách Trụ sở Vườn 10 km, đi thuyền từ Buốc Lốm qua Động Puông (trên băng tư liệu có thể thấy các thuyền đưa người đi chợ này và bắt gặp những người H’Mông đi chợ khi nghỉ ở trạm kiểm lâm Đầu Đẳng, bản Tà Kèn, gần thác Đầu Đẳng). Chợ này cũng họp vào ngày mùng 4 và mùng 9 âm lịch.
Điểm 2: Bản Buốc Lốm (bến phà). 
Bến Buốc Lốm là một trong những điểm xuất phát chính cho tuyến hành trình bằng thuyền trên sông Năng và trên hồ Ba Bể. Buốc Lốm là một bản cổ của người Tày, nằm kề bên dòng sông Năng và Trụ sở của Vườn khoảng 8 km. Du khách trước khi vào vườn đều phải qua bản này (nơi mua vé tham quan). Trên con đường nhựa chạy xuyên bản có thể nhìn thấy dòng sông Năng nằm kề dưới chân núi đá vôi dựng đứng. 
 ảnh: Sông Năng nhìn từ bản Buốc Lốm ảnh: Vách núi đá vôi ven sông
Buốc Lốm là một vùng đất canh tác nông nghiệp, nhưng do vị trí của bản nằm gần sông nên vào mùa mưa, có năm xảy ra những trận lụt lớn. Khi đó nước sông thường dâng cao bằng mặt đường, ngập toàn bộ diện tích đất canh tác, gây thất thu cho sản xuất nông nghiệp.
Điểm 3: Động Puông
	Xuôi dọc theo dòng sông Năng theo hướng từ đông sang tây, tính từ bến Buốc Lốm mất khoảng 30 phút sẽ tới Động Puông, nơi dòng sông Năng đâm xuyên qua núi. Động Puông nằm trên dãy núi đá vôi Lũng Nham, phía bắc của Vườn quốc gia. Với độ cao trần động có chỗ lên tới 50 m, Động Puông còn là một đường hầm dài hơn 300 m xuyên qua núi tạo thành đường giao thông chính cho người dân địa phương đi lại.
ảnh: Động Puông và các sinh viên Địa Sử K21 trong ngày 02/11/2003
	Tại Động Puông có thể thấy các măng đá, nhũ đá có hình thù kì lạ mọc ra từ trần và vách động. Leo lên trên cao và vào sâu trong động có thể thấy những cột đá rất to nối từ trần động xuống đến mặt đất. Trong động là cả một thế giới động vật trong bóng tối khiến cho Động Puông là một trong những động hấp dẫn và đẹp nhất của Vườn quốc gia Ba Bể.
Động Puông cũng là nơi có nhiều dơi nhất ở Ba Bể. Theo điều tra của các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về dơi thì ở đây có tới 23 loài và chúng sống chủ yếu trên vòm động. Loài dơi phổ biến nhất là dơi Ngựa Nâu – một loài dơi ăn quả với số lượng khoảng vài nghìn con. Hình ảnh về dơi trong Động Puông cũng được ghi lại trong băng tư liệu, tuy nhiên do điều kiện ánh sáng nên hơi khó quan sát, song vẫn có thể nhận thấy một số lượng khá đông những con dơi bám trên trần động và khi có ánh sáng đèn pin chiếu vào, chúng bay qua, bay lại.
Tại Động Puông cũng còn có các chứng tích lịch sử. Các nhà khoa học cho rằng tại Động Puông có dấu ấn sinh sống của người cổ, song hiện nay vẫn chưa được khám phá, nghiên cứu cụ thể. Nhà Mạc cũng đã ở khu vực Động Puông vào năm 1686, hiện nay vẫn còn dấu tích là chiến lũy bằng đá ở trên núi Lũng Nham. Để quan sát được chiến lũy đá thì du khách cần phải leo lên núi Lũng Nham nhưng đường lên khá hiểm trở và nguy hiểm.
Điểm 4: Sông Năng và rừng ven sông
Sông Năng là một bộ phận của hệ thống thủy vực chảy từ Trung Quốc vào Cao Bằng, qua hồ Ba Bể và đổ xuống sông Lô (Tuyên Quang). Đi trên sông Năng, đoạn từ Động Puông đến thác Đầu Đẳng ta có thể thấy phong cảnh rừng nhiệt đới trên các dãy núi đá vôi trùng điệp. Quan sát kĩ ta cũng có thể thấy những thay đổi trong phân bố hệ thực vật từ chân núi lên đỉnh núi, các thực vật chiếm ưu thế ở mỗi tầng hay sự khác biệt về cảnh quan rừng ở mỗi kiểu sườn núi khi độ dốc và tầng phong hóa trên sườn thay đổi 
ảnh: Sông Năng và thực vật ven sông
Trên đường đi ta cũng có thể bắt gặp các loài chim bay lượn và kiếm mồi trên sông như chim bói cá, cò, diệc và vịt trời. Đồng thời ta cũng có thể thấy hay trực tiếp gặp gỡ những người dân địa phương trong các sinh hoạt thường ngày: trồng ngô hai bên bờ sông, đánh cá hoặc đang trên đường đi chợ bằng xuồng hay chèo thuyền độc mộc.
ảnh: Bản Tà Kèn và cảnh chèo thuyền độc mộc trên sông Năng. 
Điểm 5: Bản Cám
Bản Cám là một bản nhỏ của người Tày trải dài khoảng 1 km ở bờ bắc đoạn ngã ba sông Năng gặp hồ Ba Bể. Khi xuôi theo dòng sông Năng ta có thể thấy bản ở rất gần phía bờ bên phải. Một số hoạt động sinh hoạt và sản xuất của dân bản cũng có thể quan sát bằng mắt thường.
	Bản Cám nằm trên một thung lũng nhỏ có một con suối nước sạch trong mát quanh năm chảy ra sông Năng. Người dân bản Cám thường sử dụng thuyền độc mộc – một biểu tượng truyền thống của hồ Ba Bể. Thuyền độc mộc được đục chỉ từ thân một cây gỗ to và dù trông rất mỏng manh nhưng có thể chở được vài người. Theo người dân địa phương cho biết loại gỗ thường được làm thuyền độc mộc là gỗ cây đinh bởi loại này có độ bền cao, có khi đến vài chục năm. 
ảnh: Thày, trò trường CĐSP Bắc Ninh tập chèo thuyền độc mộc trên hồ
Người dân nơi đây rất mến khách, đoàn thực địa có lẽ không ai có thể quên hình ảnh các em bé ở bản Cám bên bờ sông khi thấy thuyền qua, chúng vội vàng đưa tay lên vẫy chào mãi. Có em chỉ khoảng đôi ba tuổi còn trèo lên một thân cây đổ, muốn đứng lên thật cao để vẫy chào khách. Mất thăng bằng, em ngã xuống đất nhưng lại cố đứng dậy vươn cánh tay nhỏ xíu tiếp tục vẫy chào. Một hình ảnh thật đẹp, thể hiện đúng phong cách của người dân nơi đây.
Điểm 6: Ngã ba sông Năng và hồ Ba Bể
	Tại bản Cám, sông Năng hoà nhập cùng dòng nước chảy chậm ra từ hồ ba Bể rồi cùng đổ về phía tây (phía thác Đầu Đẳng). Tại vị trí này hồ Ba Bể thu hẹp như một dòng sông và nếu đi xuôi theo dòng sông Năng thì rất khó có thể nhận ra điểm giao nhau này. Để phân biệt ta cần chú ý, tại điểm giao nhau ta thấy có một cây cao to thẳng nằm ngay sát mép nước, phía sau có một ngôi nhà xây kiên cố, có biểu trưng của lực lượng kiểm lâm (quan sát trên băng tư liệu). 
ảnh: Thực vật vùng ven hồ
Hoặc vào một vài tháng trong năm, chúng ta có thể nhận thấy rất rõ sự khác biệt giữa dòng nước trong xanh chảy từ hồ ra với dòng nưóc đỏ phù sa của sông Năng vào mùa lũ. Khi đó tại ngã ba sông xuất hiện một dòng ranh giới trước khi hai dòng nước hòa vào nhau. Điều này cũng cho thấy nước hồ Ba Bể chưa bị vẩn đục bởi đất do xói mòn gây ra giống như nước trên sông Năng, mặc dù bao quanh hồ vẫn là các vách núi đá vôi cao, dựng đứng. Nguyên nhân có thể do hệ thực vật trên núi còn nhiều, góp phần tích cực cho việc chống xói mòn.
Dọc theo sông Năng ở đoạn này và cả đầu phía bắc của hồ ta có quan sát được nhiều loài cây và phong lan đẹp từ trên núi cao rủ xuống mặt nước. Cảnh tượng phổ biến ta có thể thấy là các cây sung rất to, rễ chùm rất phát triển tạo nhiều kiểu thế rất đẹp nằm ngay sát mép nước, trên đó có rất nhiều giò phong lan sống kí gửi trên thân cây (quan sát thêm băng tư liệu). 
ảnh: Phong lan
Cũng ngay mép nước ta còn bắt gặp những cây to đã chết nằm rải rác ven bờ, cho thấy dấu tích của các trận lũ lớn tràn qua đây và cũng chính vì vậy một số cây to nằm cạnh mép nước đã được Vườn cho xây bó dưới chân để bảo vệ, tránh lở đất làm đổ cây. ở trên đoạn sông này ta có thể bắt gặp nhiều loại chim nước lớn như cò và diệc.
Điểm 7: Thác Đầu Đẳng
	Thác Đầu Đẳng là một khúc gẫy của sông Năng khi đổ nước xuống vùng đất phía tây Vườn quốc gia và đi vào địa phận của tỉnh Tuyên Quang. Thác trải dài khoảng 1 km, lởm chởm bởi những tảng đá to nằm rải rác trên và dưới thác. Vào mùa mưa, mực nước ở thác có thể dâng cao lên tận mép bờ, chảy cuồn cuộn khiến cho thác thêm hùng vĩ và dữ dội. Ngay cả khi đoàn thực địa đến đây vào mùa khô thì sức nước chảy tại thác vẫn rất mạnh.
Thác Đầu Đẳng là một trong những điểm dừng chân khá thú vị trong chuyến du thuyền trên sông Năng, hồ Ba Bể. Chính vì vậy mà đoàn thực địa đã dành hẳn 2 giờ đồng hồ để nghiên cứu, khảo sát tại đây. Sau khi đặt chân lên trên bến thuyền, tại trạm kiểm lâm Đầu Đẳng, thuộc bản Tà Kèn, ta phải đi bộ thêm khoảng 500 m nữa dọc theo sông về phía tây mới đến thác. Trên đường đi, ta có thể quan sát các hệ thực vật rừng cũng như các loại cây trồng của cư dân nơi đây, trong đó nhiều nhất là ngô. Ngô ở đây năng suất không cao, bắp nhỏ nhưng rất ngọt, bạn có thể nếm thử vị ngọt này qua những bắp ngô luộc còn nóng hổi do người dân địa phương phục vụ cho các du khách hoặc cũng có thể mua ít nhiều về làm quà cho những người thân.
ảnh: Thác Đầu Đẳng
ảnh: Tìm đường xuống thác ảnh: Nghỉ trưa tại bản Tà Kèn
ảnh: Bản Tà Kèn
	Tại thác có một số nhà hàng bình dân và một vài cửa hàng nhỏ của bà con dân bản, bạn có thể đặt làm cơm trước khi vào thác để đến lúc ra bạn có thể nghỉ ngơi tại bản, thưởng thức các món ăn mang hương vị đặc trưng nơi đây với nguyên liệu lấy từ các sản vật của hồ Ba Bể, của sông Năng như các loại cá, hay của núi rừng như các loại rau, củ, măng và phong cách chế biến món ăn khá độc đáo của người dân địa phương.
	Vào những ngày chợ phiên ta còn thấy rõ các hoạt động giao lưu, buôn bán tấp nập của bà con dân tộc thiểu số sinh sống quanh khu vực thác với bà con bên ngoài Vườn. Đoàn thực địa may mắn đến đây vào ngày mùng 9 âm lịch, trùng với lịch họp của một số chợ nên đã trực tiếp chứng kiến các hoạt động này. Tại bản Tà Kèn, đoàn đã nghỉ cùng với một số đồng bào người H’Mông, ăn cơm cùng với những người lái thuyền dân tộc Tày và Dao. Qua tiếp xúc, trao đổi đoàn càng thêm rõ về những nét văn hóa, những phong tục tập quán của người dân nơi đây, từ cách ăn mặc, nói năng, chào hỏi đến cả phong cách khi mời rượu đều để lại những ấn tượng tốt đẹp cho đoàn.
Điểm 8: Ao Tiên
Nằm ở góc hồ Pé Lầm, còn gọi là Hồ Ba, phía bắc của hồ Ba Bể, Ao Tiên là một hồ nước nhỏ nằm lọt giữa thung lũng của những cánh rừng nguyên sinh trên các sườn núi dốc thẳng và độc lập với hồ Ba Bể. Với 10 phút đi bộ theo con đường mòn nhỏ khá lắt léo ta đến được với Ao Tiên. 
ảnh: Đường vào Ao Tiên
Mặc dù Ao Tiên nằm tách biệt hẳn với hồ Ba Bể nhưng mực nước của Ao Tiên và hồ Ba Bể vẫn ngang nhau bởi có nhưng mạch ngầm thông giữa ao và hồ do tính chất độc đáo của địa hình Kast. Ao Tiên còn là nơi cư trú của nhiều loài động thực vật thủy sinh và là nơi dân bản vẫn thường lui tới đánh cá. Cũng như nét đặc trưng khác của Vườn quốc gia Ba Bể, Ao Tiên được nhắc đến trong truyền thuyết địa phương. Đó là câu chuyện về người thợ săn trong lúc qua Ao Tiên đã bị hút hồn bởi vẻ đẹp kiều diễm của các nàng tiên đang tắm trong ao.
ảnh: Cảnh Ao Tiên
Điểm 9: Hồ Ba Bể
	Nét độc đáo của Vườn quốc gia Ba Bể chính là hồ Ba Bể huyền thoại. Ba Bể có nghĩa là “Ba hồ”, tiếng Tày gọi là Slam Pé (Pé có nghĩa là hồ). Ba hồ ở đây nằm theo hướng bắc nam, gần vuông góc với dòng sông Năng, nếu đi từ sông Năng vào ta sẽ qua lần lượt các hồ là:
- Hồ Pé Lầm, hay còn gọi là hồ Ba, “Lầm” theo giải thích của người dân nơi đây có nghĩa là nhiều gió, có lẽ do hồ nằm gần sông Năng, hồ lại được mở rộng nên khi có gió thổi tạo cảm giác nhiều gió chăng. Đi xuôi về phía nam hồ bị thu hẹp và kéo dài chỉ như một dòng sông. Hồ Pé Lầm là hồ kéo dài nhất nhất trong 3 hồ.
- Hồ Pé Lù, hay còn gọi là hồ Hai, là hồ trung tâm, lòng hồ lại được mở rộng và thông với hồ Pé Lèng nên cũng khó phân biệt ranh giới giữa hai hồ. “Lù” ở đây có nghĩa là nguồn nước cuối cùng, có lẽ ám chỉ nguồn nước sông Pó Lù chảy vào hồ.
- Hồ Pé Lèng, hay còn gọi là hồ Một là hồ cuối cùng ở phía nam vùng hồ Ba Bể. Hồ nhận nước của con sông Chợ Lèng. “Lèng” có nghĩa là khỏe, hồ khỏe, có lẽ nơi đây đã có những tác động mạnh mẽ của dòng nước về mùa lũ. Bởi theo người dân địa phương thì đã có nhiều lần vào mùa lũ các dòng nước đã tràn về rất mạnh, cuốn trôi về đây các vật liệu xâm thực, các cỏ rác cùng các thân cây và để lại ở vùng cuối hồ, dần dần bồi tụ thành dải đất rộng, nơi mà dân cư đang sử dụng để trồng trọt các cây lương thực. Đứng ở bản Pác Ngòi ta có thể quan sát cả vùng đất rộng này.
	Toàn bộ vùng hồ Ba Bể là một vùng nước rộng mênh mông trải dài khoảng 8 km, với sức chứa khoảng vài triệu mét khối nước. Trên hồ có những chỗ thắt lại, hay phình ra và vô số các khe suối nhỏ luồn lách qua khe núi chảy xuống hồ. Chính sự hùng vĩ nguyên sơ này đã khiến cho nhiều người liên tưởng Ba Bể như một Hạ Long trên núi. Các vách đá vôi dựng đứng và các hang động kích cỡ đa dạng nằm rải rác trong khu vực lòng hồ là những nét độc đáo, gây ấn tượng nhất của địa hình Ba Bể. 
ảnh: Hồ Ba Bể nhìn từ đảo Bà Goá và trường tiểu học Nam Mẫu 
	Hồ Ba Bể là nơi cư ngụ của rất nhiều loài động thực vật quí hiếm mang lại lợi ích kinh tế và nguồn dinh dưỡng quan trọng cho bà con sinh sống trong vùng hồ. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy có tới 87 loài cá sinh sống, trong đó có nhiều loài quí hiếm như cá rầm xanh, cá anh vũ và cá chép kính. Ngày nào ta cũng có thể chứng kiến cảnh người dân đánh bắt cá bằng những chiếc thuyền độc mộc truyền thống. Các tấm lưới dài được thả rộng trên mặt hồ và được treo lơ lửng bằng những chiếc phao làm từ những ống tre bản địa. Lưới bắt cá rất dài và rộng nên khá nguy hiểm cho những người

File đính kèm:

  • docBao cao thuc dia Ba Be.doc