Bộ câu hỏi ôn tập Khoa học Lớp 5 - Năm học 2011-2012

doc20 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ câu hỏi ôn tập Khoa học Lớp 5 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP KHOA HỌC LỚP 5
Tuần 1: Câu 1: Điền các từ : thế hệ; duy trì; sự sinh sản; đặc điểm; bố, mẹ; trẻ em, vào chỗ chấm sao cho phù hợp.
Mọi .............. đều do ......, ......... sinh ra và có những ..............giống với bố, mẹ của mình. Nhờ có ........................... mà các ............. trong mỗi gia đình, dòng họ được ............ kế tiếp
Câu 2: Khi một em bé mới sinh, dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái?
Cơ quan sinh dục
Cơ quan hô hấp
Cơ quan tuần hoàn
Cơ quan tiêu hoá
Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước những câu trả lời đúng:
a. Khi đi học, tất cả các bạn nam và nữ đều phải mặc đồng phục.
b. Khi sinh ra, tất cả các bạn nam và nữ đều giống bố	
c. Tất cả các bạn nữ đều gọn gàng hơn các bạn nam 	
d. Nam thường có râu, cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng	
e. Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng
Tuần 2 : Câu 1: Cơ thể chúng ta được hình thành từ đâu?
Trứng của mẹ
Tinh trùng của bố
Bào thai
Giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố
Câu 2: Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là :
Sự thụ tinh
Hợp tử
Bào thai
Phôi
Câu 3: Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.
Trứng đã được thụ tinh được gọi là 
Hợp tử phát triển thành
Phôi phát triển thành
Bào thai 
Hợp tử
Phôi
Tuần 3 : Câu 1: Phụ nữ có thai cần nên tránh làm việc nào dưới đây?
Lao động nặng; tiếp xúc với các chất độc hoá học
Tập thể dục vào buổi sáng
Nghỉ ngơi nhiều
Đi khám thai định kỳ : 3 tháng 1 lần
Câu 2: Phụ nữ có thai cần nên tránh sử dụng chất nào dưới đây?
Chất đạm
Chất kích thích
Chất béo
Vi-ta-min và muối khoáng
Câu 3 : Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp
a. Ở lứa tuổi này, chiều cao vẫn tiếp tục tăng, trí nhớ và suy nghĩ ngày càng phát triển
1. Dưới 3 tuổi
b. Ở lứa tuổi này chúng ta phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ và đến cuối lứa tuổi này, chúng ta có thể tự đi, chạy, xúc cơm và chào hỏi mọi người
2. Từ 3 đến 6 tuổi
c. Ở lứa tuổi này, chúng ta tiếp tục lớn nhanh, thích hoạt động chạy nhảy, vui chơi và suy nghĩ bắt đầu phát triển
3.Từ 6 đến 10 tuổi
Tuần 4 : Câu 1: Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp
Tuổi vị thành niên 1. Từ 60 đến 65 tuổi
Tuổi trưởng thành 2. Từ 10 đến 19 tuổi
Tuổi già 3.	Từ 20 đến 60 hoặc 65 tuổi	
Câu 2: Ở tuổi già, chúng ta phải làm gì để kéo dài tuổi thọ?
Rèn luyện thân thể
Sống điều độ
Tham gia các hoạt động xã hội
Tất cả các ý trên
Câu 3: Nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?
Ăn uống đủ chất
Tập luyện thể dục thể thao
Vui chơi giải trí lành mạnh
Tất cả các ý trên.
Tuần 5 : Câu 1:Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. 
 Khói thuốc lá gây hại cho người hút như thế nào? 
	a. Da sớm bị nhăn
	b. Hơi thở hôi
	c. Răng ố vàng
	d. Môi thâm
	e. Hơi thở hôi, răng ố vàng, môi thâm, da sớm bị nhăn. 
Câu 2: Hút thuốc lá ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào? 
Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. 
 Người nghiện rượu, bia có thể ảnh hưởng đến xung quanh như thế nào? 
a. Gây sự, đánh nhau với người ngoài. 
b. Gây tai nạn giao thông. 
c. Đánh chửi vợ, con khi say hoặc khi không có rượu để uống. 
d. Gây sự, đánh nhau, gây tai nạn giao thông, đánh đập vợ, con. 
Tuần 6 : Câu 1: Viết theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3 vào c trước sự lựa chọn của bạn. 
 Để cung cấp vi - ta – min cho cơ thể, bạn chọn: 
c Uống vi – ta – min. 
c Tiêm vi – ta – min
c Ăn thức ăn chứa nhiều vi – ta – min. 
Câu 2: Khi sử dụng thuốc kháng sinh chúng ta không nên làm gì? 
Câu 3: Nối câu hỏi ở cột A với câu trả lời ở cột B cho phù hợp. 
A
B
Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì? 
Con vật trung gian truyền bệnh sốt rét từ người bệnh sang người lành tên là gì? 
Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? 
Muỗi a- nô – phen
Gây thiếu máu; bệnh nặng có thể làm chết người. 
Một loại kí sinh trùng. 
Tuần 7 : Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước những câu trả lời đúng:
 Tại sao bệnh nhân sốt xuất huyết phải nằm màn (mùng) cả ngày? 
a. Để tránh bị gió
b. Để tránh bị muỗi vằn đốt. 
Câu 2: Tác nhân gây bệnh viêm não là gì? 
Câu 3: Nên làm gì để phòng bệnh viêm não? 
Tuần 8 : Câu 1: Bệnh viêm gan A có thể lây truyền như thế nào? 
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước những câu trả lời đúng.
 Nên làm gì để phòng bệnh viêm gan A?
a. Ăn chín
b. Uống nước đã đun sôi. 
c. Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. 
d. Thực hiện tất cả các việc trên. 
Câu 3: Khoanh tròn vào chữ cái trước những câu trả lời đúng.
 Có thể phòng tránh HIV lây truyền qua đường máu bằng cách nào? 
a. Không tiêm (chích) khi không cần thiết. 
b. Không truyền máu, truyền dịch khi không cần thiết. 
c. Không dùng chung các dụng cụ có thể dính máu như dao cạo, bàn chải đánh răng, kim châm, 
d. Thực hiện tất cả các việc trên. 
Tuần 9 : Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước những câu trả lời đúng.
 HIV không lây qua đường nào? 
a. Đường tình dục.
b. Đường máu.
c. Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con. 
d. Tiếp xúc thông thường. 
Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
 Cần có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV và gia đình của họ? 
a. Thông cảm, hỗ trợ, động viên. 
b. Cùng chơi, không xa lánh. 
c. Cả hai ý trên. 
Câu 3: Bạn cần phải làm gì khi có kẻ muốn xâm hại mình? 
Tuần 10 : Câu 1: Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, mỗi học sinh cũng như mỗi công dân cần phải làm gì? 
Câu 2: Chọn các từ, cụm từ trong khung để điền vào chỗ . cho phù hợp (một từ hoặc cụm từ có thể điền được nhiều chỗ). 
thụ thai, thụ tinh, tinh trùng, trứng, hợp tử, phôi, bào thai, em bé
	- Cuộc sống của mỗi người đều được bắt đầu từ một tế bào sinh dục cái được gọi là .(của mẹ) kết hợp với một tế bào sinh dục đực gọi là ..(của bố). 
	Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là 
	- Hiện tượng .. được gọi là..
	- Trứng đã được thụ tinh gọi là...........................
	- Hợp tử phát triển thành rồi thành ..Bào thai được nuôi dưỡng và lớn lên trong bụng mẹ. Sau khoảng 9 tháng, .sẽ được sinh ra. 
Câu 3: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
 Tuổi dậy thì là gì? 
a. Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất. 
b. Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt tình thần. 
c. Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt tình cảm và mối quan hệ xã hội. 
d. Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội. 
Tuần 11 : Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
 Việc nào dưới đây chỉ có phụ nữ làm được? 
a. Làm bếp giỏi. 
b. Chăm sóc con cái. 
c. Mang thai và cho con bú. 
d. Thêu, may giỏi. 
Câu 2: Sử dụng mũi tên nối các khung chữ với nhau để tạo ra các sơ đồ có nội dung sau: 
- Cách phòng bệnh sốt rét. 
- Cách phòng bệnh viêm não. 
- Cách phòng bệnh sốt xuất huyết. 
Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh
Phòng tránh bệnh sốt rét
Ngủ màn
Phòng tránh bệnh
sốt xuất huyết
Phòng tránh bệnh
viêm não
Diệt muỗi, diệt bọ gậy
Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 
	Để bảo quản một số đồ dùng trong gia đình được làm từ tre, mây, song người ta thường sử dụng loại sơn nào dưới đây? 
a. Sơn tường. 
b. Sơn dầu. 
c. Sơn cửa. 
d. Sơn chống gỉ. 
Tuần 12 : Câu 1: Trong tự nhiên sắt có ở đâu? 
Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
 a/ Quặng sắt được sử dụng để làm gì? 
a. Làm chấn song sắt. 
b. Làm đường sắt. 
c. Sản xuất ra gang và thép. 
 b/ Sắt được gọi là gì? 
a. Kim loại
b. Hợp kim. 
 c/ Gang và thép được gọi là gì? 
a. Kim loại. 
b. Hợp kim. 
Câu 3: Nêu đặc điểm tính chất của đồng? 
Tuần 13 : 
Câu 1: Nêu đặc điểm tính chất của nhôm?
Câu 2: Nhôm và hợp kim của nhôm thường được sử dụng để làm gì? 
Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. 
a/ Hiện tượng gì xảy ra khi nhỏ vài giọt a-xít lên một hòn đá vôi? 
a. Đá vôi bị sủi bọt. 
b. Có khí bay lên. 
c. Đá vôi bị sủi bọt và có khí bay lên. 
b/ Làm thế nào để biết được một hòn đá có phải là đá vôi hay không? 
a. Dùng vật cứng rạch lên hòn đá xem có vết không. 
b. Nhỏ vài giọt giấm chua (hoặc a-xít loãng) lên hòn đá xem có bị sủi bọt và có khí bay lên hay không. 
c. Thực hiện cả hai việc trên. 
Tuần 14
Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
 Các đồ vật được làm bằng đất sét nung được gọi là gì? 
a. Đồ sành.
b. Đồ sứ. 
c. Đồ gốm. 
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
 Gạch, ngói, nồi đất được gọi là gì?
a. Đồ gốm không tráng men. 
b. Đồ gốm có tráng men. 
Câu 3: Xi măng được làm từ vật liệu gì? 
Tuần 15
Câu 1: Thủy tinh có tính chất gì? 
Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
 Cao su tự nhiên được chế biến từ vật liệu gì? 
a. Nhựa cây cao su.
b. Than đá. 
c. Dầu mỏ. 
Câu 3: Cao su có những tính chất gì?
Tuần 16:
Câu 1: Chất dẻo được làm ra từ đâu?
Câu 2: Nêu tính chất chung của chất dẻo?
Cách điện, cách nhiệt, nhẹ
Rất bền, khó vỡ
Có tính dẻo ở nhiệt độ cao
Tất cả các ý trên
Câu 3: Trong các loại tơ sợi dưới đây, loại nào là tơ sợi tự nhiên?
Sợi bông 
Sợi ni lông
Tơ tằm
Cả ý a và c đúng
Tuần 17:
Câu 1: Trong các bệnh dưới đây, bệnh nào lây qua cả đường sinh sản và đường máu?
AIDS
Sốt xuất huyết
Viên não
Sốt rét
Câu 2: Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.
Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết	1. Do vi rút viêm gan A
Tác nhân gây bệnh sốt rét	2. Do một loại vi rút có trong máu gia súc
Tác nhân gây bệnh viêm não	3. Do vi rút
Tác nhân gây bệnh viêm gan A	4. Do một loại kí sinh trùng
Câu 3: Giai đoạn bắt đầu phát triển nhanh về chiều cao, cân nặng và được đánh dấu bằng sự xuất hiện kinh nguyệt lần đầu ở con gái và sự xuất tinh lần đầu ở con trai được gọi là gì?	
Tuổi vị thành niên
Tuổi dậy thì
Tuổi trưởng thành
Tuổi già
Tuần 18:
Câu 1: Nêu sự chuyển thể của chất?
Câu 2: Chọn các từ, cụm từ cho trước để điền vào chỗ . trong các câu dưới đây cho phù hợp (nước, sáp, ni-tơ, thủy tinh, kim loại).
a. Ở nhiệt độ cao thích hợp, các chất..sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
b. Khi được làm lạnh ở nhiệt độ thích hợp thì khí.sẽ chuyển thành thể lỏng.
c. Trong tự nhiên,.. có thể tồn tại ở cả 3 thể: rắn, lỏng, khí.
Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Hỗn hợp là gì?
a. Là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau, làm cho tính chất của mỗi chất thay đổi, tạo thành chất mới.
b. Là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau nhưng mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
Tuần 19:
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Dung dịch là gì?
a. Là hỗn hợp của chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều.
b. Là hỗn hợp của chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau.
c. Cả 2 trường hợp trên.
Câu 2 : Hiện tượng gì xảy ra khi cho vôi sống vào nước?
a. Không có hiện tượng gì.
b. Vôi sống hòa tan vào nước tạo thành dung dịch nước vôi.
c. Vôi sống trở lên dẻo quánh thành vôi tôi và kèm theo sự tỏa nhiệt.
Câu 3 : Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác được gọi là gì?
a. Sự biến đổi hóa học
b. Sự biến đổi lý học
Tuần 20:
Câu 1 : Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động trong đời sống hàng ngày con người cần phải làm gì?
Câu 2 : Viết vào chỗ ...... trong bảng dưới đây cho phù hợp.
Hoạt động/ Biến đổi
Nguồn năng lượng
Học sinh học bài
................................
..........................................
Pin
Nước được đun sôi
................................
Xe máy chạy
.................................
...........................................
Thức ăn
Quần áo phơi bị bạc màu
................................
Câu 3 : Hãy nêu 3 ví dụ về việc muốn làm vật biến đổi nhiều hơn thì cần nhiều năng lượng hơn.
Tuần 21:
Câu 1 : Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
	Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên trái đất là:
	a. Mặt Trời
	b. Mặt Trăng
	c. Gió
	d. Cây xanh
Câu 2 : Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
	Vai trò của Mặt Trời đối với cuộc sống con người.
	a. Sưởi ấm
	b. Làm ấm nước
	c. Tạo ra than đá
	d. Giúp con người làm khô thức ăn như cá, rau, quả để bảo quản.
	e. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 3 : Nối chữ ở cột A với chữ ở cột B cho phù hợp:
A
B
a. Chất đốt ở thể rắn
1. củi
2. dầu hỏa
b. Chất đốt ở thể lỏng
3. than cám
4. xăng
5. lá khô
c. Chất đốt ở thể khí
6. than đá
7. bi-ô-ga
Tuần 22 
Câu 1: Nêu những việc nên làm để giảm tác hại đối với môi trường khi sử dụng các loại chất đốt. 
Câu 2: Viết chữ Đ vào c trước ý kiến đúng, chữ S vào c trước ý kiến sai. 
c Khi làm nhà, cần phải tính đến việc sử dụng năng lượng gió tự nhiên cho tòa nhà. 
c Người ta không thể tạo ra dòng điện từ năng lượng gió. 
c Từ năng lượng nước chảy người ta có thể tạo ra dòng điện. 
c Người ta có thể sử dụng năng lượng nước chảy để làm sạch vật bị bẩn. 
Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 
 Vật nào dưới đây hoạt động được nhờ sử dụng năng lượng gió? 
a. Quạt máy
b. Thuyền buồm
c. Tua – bin của nhà máy thủy điện
d. Pin mặt trời
Tuần 23
Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
 Trong các vật dưới đây, vật nào là nguồn nhiệt? 
a. Bóng đèn điện 
b. Bếp điện. 
c. Pin. 
d. Cả ba vật kể trên. 
Câu 2: Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện? 
Câu 3: Nêu vai trò của năng lượng điện? 
Tuần 24
Câu 1: Phích cắm và dây điện, bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào cách điện? 
Câu 2: Bạn có thể làm gì để tránh lãng phí điện? 
Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Để đề phòng dòng điện quá mạnh có thể gây cháy đường dây và cháy nhà, người ta lắp thêm vào mạch điện cái gì? 
a. Một cái quạt
b. Một bóng đèn điện
c. Một cầu chì
d. Một chuông điện
Tuần 25
	Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1 : Đồng có tính chất gì? 
	a. Cứng, có tính đàn hồi. 
	b. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ. 
	c. Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ dẫn điện và dẫn nhiệt tốt; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn. 
	d. Có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo thành sợi; dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. 
Câu 2: Thủy tinh có tính chất gì? 
	a. Cứng, có tính đàn hồi. 
	b. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ. 
	c. Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ dẫn điện và dẫn nhiệt tốt; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn. 
	d. Có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo thành sợi; dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. 
Câu 3: Nhôm có tính chất gì? 	
	a. Cứng, có tính đàn hồi. 
	b. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ. 
	c. Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ dẫn điện và dẫn nhiệt tốt; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn. 
	d. Có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo thành sợi; dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. 
Tuần 26
Câu 1: Chọn các từ, cụm từ cho trước trong khung để điền vào chỗ .. trong các câu dưới đây cho phù hợp. 
sinh dục, nhị, sinh sản, nhụy
	Hoa là cơ quan.của những loài thực vật có hoa. Cơ quan .. đực gọi là . Cơ quan sinh dục cái gọi là 
Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
 Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì? 
a. Sự thụ phấn
b. Sự thụ tinh
Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
 Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn gọi là gì?
a. Sự thụ phấn.
b. Sự thụ tinh. 
Tuần 27
Câu 1:Nêu quá trình phát triển của hạt từ khi gieo xuống đất cho đến khi mọc thành cây? 
Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
 Người ta có thể sử dụng phần nào của cây mía để trồng? 
	a. Thân
	b. Rễ
	c. Ngọn
Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
 Người ta có thể sử dụng phần nào của cây hoa hồng để trồng? 
	a. Rễ
	b. Lá
	c. Cành
Tuần 28
Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 
a/ Đa số loài vật được chia thành mấy giống? 
	a. Hai giống
	b. Ba giống
b/ Cơ quan sinh dục đực tạo ra gì? 
	a. Trứng
	b. Tinh trùng
c/ Cơ quan sinh dục cái tạo ra cái gì?
	a. Trứng
	b. Tinh trùng
d/ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì? 
	a. Sự thụ tinh
	b. Sự mang thai. 
e/ Trứng đã được thụ tinh gọi là gì? 
	a. Bào thai
	b. Phôi 
	c. Hợp tử
Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. 
	Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra, trong trồng trọt người ta thường áp dụng biện pháp nào? 
	a. Phun thuốc trừ sâu
	b. Bắt sâu
	c. Diệt bướm
	d. Thực hiện tất cả các việc trên
Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. 
 Để tiêu diệt ruồi và gián người ta thường sử dụng biện pháp nào? 
	a. Giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, chuồng trại chăn nuôi. 
	b. Giữ vệ sinh nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, 
	c. Phun thuốc diệt ruồi và gián. 
	d. Thực hiện tất cả các việc trên. 
Tuần 29
Câu 1: Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào? Ếch đẻ trứng ở đâu? Trứng ếch nở ra con gì? Nòng nọc sống ở đâu? 
Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 
a/ Trứng chim sẽ nở thành gì? 
	a. Ấu trùng.
	b. Chim non.
b/ Hầu hết chim non mới nở có thể tự đi kiếm mồi được ngay chưa?
	a. Có thể đi kiếm mồi ngay. 
	b. Chưa thể tự đi kiếm mồi ngay. 
Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
 Loài chim nuôi con bằng cách nào? 
a. Cho con bú.
b. Kiếm mồi mớm cho con.
Tuần 30
Câu 1: Thú là loài đẻ trứng hay đẻ con? Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì? 
Câu 2: Nối khung chữ ở cột A với khung chữ ở cột B cho phù hợp
A
B
Sự sinh sản của thú
Hợp tử được phát triển ở ngoài cơ thể của con mẹ. 
Sự sinh sản của chim
Hợp tử được phát triển ở trong cơ thể của con mẹ. 
Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
a/ Loài hổ (cọp) có tập tính sống như thế nào? 
a. Theo bầy, đàn
b. Từng đôi
c. Đơn độc
b/ Hổ thường sinh sản vào mùa nào? 
a. Mùa đông và mùa xuân
b. Mùa hạ và mùa thu 
c. Mùa thu và mùa đông
d. Mùa xuân và mùa hạ
c/ Hổ thường đẻ mỗi lứa mấy con? 
a. 1 con
b. Từ 2 đến 4 con
c. Nhiều hơn 4 con
d/ Hổ là thú ăn gì? 
a. Ăn cỏ 
b. Ăn thịt
c. Ăn tạp
Tuần 31
Câu 1: Môi trường là gì? Nêu các thành phần tạo nên môi trường? 
Câu 2: Chọn các từ, cụm từ cho trước trong khung để điền vào chỗ .....trong các câu dưới đây cho phù hợp. 
trứng, sự thụ tinh, cơ thể mới, tinh trùng, đực và cái
	- Đa số loài vật chia ra thành hai giống; ...................... Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra.......................... Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra........................
	- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là................................. Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành ................................., mang những đặc tính của bố và mẹ. 
Câu 3: Liệt kê một số thành phần của môi trường nơi bạn đang sống?
Tuần 32
Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 
	Tài nguyên là gì? 
	a. Là những của cải do con người tạo ra để sử dụng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.
	b. Là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên. Con người khai thác, sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng. 
Câu 2: Viết tên một số tài nguyên ở địa phương bạn? 
Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. 
	 Môi trường tự nhiên đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người? 
	a. Cung cấp thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, ...
	b. Cung cấp các tài nguyên thiên nhiên để con người sử dụng trong đời sống, sản xuất. 
	c. Là nơi tiếp nhận các chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người. 
	d. Tất cả các ý trên. 
Tuần 33
Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. 
 Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì? 
	a. Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên. 
	b. Đất bị xói mòn trở nên bạc màu. 
	c. Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. 
	d. Tất cả các ý trên. 
Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 
	a/ Lí do nào không phải là lí do chính dẫn đến việc người ta phải tìm cách tăng năng suất cây trồng? 
	a. Vì người ta ngày càng muốn ăn nhiều hơn
	b. Vì dân số ngày càng tăng
	c. Vì diện tích cây trồng ngày càng bị thu hẹp. 
	b/ Trong các biện pháp làm tăng năng suất cây trồng, biện pháp nào có thể làm môi trường đất bị ô nhiễm?
	a. Tạo ra giống mới cho năng suất cao
	b. Tưới đủ nước, phân bón chuồng, phân xanh
	c. Gieo trồng đúng thời vụ
	d. Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu. 
Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 
 Nguyên nhân nào làm cho đất trồng bị ô nhiễm?
	a. Tăng cường dùng phân hóa học
	b. Tăng cường dùng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ
	c. Xử lí phân và rác thải không hợp vệ sinh
	d. Cả ba nguyên nhân trên. 
Tuần 34
Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. 
 Không khí và nước bị ô nhiễm sẽ gây ra tác hại gì? 
a. Có thể làm chết các động vật sống trong môi trường đó. 
b. Có thể làm chết các thực vật sống trong môi trường đó. 
c. Gây bệnh hoặc có thể làm chết người. 
d. Tất cả các ý trên. 
Câu 2: Liệt kê những việc làm của bạn hoặc những người trong gia đình bạn có thể gây ô nhiễm môi trường nước và không khí.
Câu 3: Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? 
Tuần 35
Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 
a/ Bạn có thể làm gì để giệt trừ gián ngay từ trong trứng của nó? 
a. Đậy nắp chum, vại
b. Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
b/ Bạn có thể làm gì để giệt trừ muỗi ngay từ trong trứng của nó? 
a. Đậy nắp chum, vại
b. Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
Câu 2: Nối tên tài nguyên thiên nhiên ở cột A với vị trí của tài nguyên đó ở cột B cho phù hợp.
A
B
Tài nguyên thiên nhiên
Vị trí
không khí
Dưới lòng đất
Các loại khoáng sản
Trên mặt đất
Sinh vật, đất trồng, nước
Bao quanh trái đất
Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 
	Trong các nguồn năng lượng dưới đây, nguồn năng lượng nào không phải là năng lượng sạch (khi sử dụng năng lượng đó sẽ tạo ra khí thải gây ô nhiễm môi trường)?
a. Năng lượng mặt trời
b. Năng lượng gió
c. Năng lượng nước chảy
d. Năng lượng từ than đá, xăng dầu, khí đôt, ... 
ĐÁP ÁN
Tuần 1:
Câu 1: 
Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp
Câu 2: a
Câu 3: d, e
Tuần 2:
Câu 1: d
Câu 2: a
Câu 3: Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.
Bào thai 
Trứng đã được thụ tinh được gọi là 
Hợp tử
Hợp tử phát triển thành
Phôi
Phôi phát triển thành
Tuần 3:
Câu 1: a
Câu 2: b
Câu 3 : 
a. Ở lứa tuổi này, chiều cao vẫn tiếp tục tăng, trí nhớ và suy nghĩ ngày càng phát triển
1. Dưới 3 tuổi
b. Ở lứa tuổi này chúng ta phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ và đến cuối lứa tuổi này, chúng ta có thể tự đi, chạy, xúc cơm và chào hỏi mọi người
2. Từ 3 đến 6 tuổi
c. Ở lứa tuổi này, chúng ta tiếp tục lớn nhanh, thích hoạt động chạy nhảy, vui chơi và suy nghĩ bắt đầu phát triển
3.Từ 6 đến 10 tuổi
Tuần 4:
Câu 1:	a-2; b - 3; c - 1
Câu 2: d
Câu 3: d
Tuần 5
Câu 1: e
Câu 2: 
	Người hít phải khói thuốc lá cũng dễ bị mắc các bệnh như người hút thuốc lá. 
	Trẻ em sống trong môi trường có khói thuốc lá dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm tai giữa. 
Sống gần người hút thuốc lá, trẻ em dễ bắt chước và trở thành người nghiện thuốc lá. 
Câu 3: d
Tuần 6
Câu 1: 2, 3, 1
Câu 2: 
	Nếu đang dùng thuốc kháng sinh mà có hiện tượng dị ứng thì vẫn phải dùng hết liều theo chỉ dẫn của bác sĩ. 
Câu 3: 
A
B
Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì? 
Con vật trung gian truyền bệnh sốt rét từ người bệnh sang người lành tên là gì? 
Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? 
Muỗi a- nô – phen
Gây thiếu máu; bệnh nặng có thể làm chết người. 
Một loại kí sinh trùng. 
Tuần 7
Câu 1: b
Câu 2: 
 	Bệnh này do một loại vi-rút có trong máu gia súc và động vật hoang dã như khỉ, chuột, chim,  gây ra. 
Câu 3: 
	Giữ vệ sinh nhà ở; dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh; không để ao tù, nước đọng. 
	Diệt muỗi, diệt bọ gậy. 
	Có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày để tránh muỗi đốt. 
Tuần 8
Câu 1: 
	Vi rút viêm gan A có trong phân của người bệnh, nếu phân không được xử lí tốt sẽ gây nhiễm bẩn nguồn nước, đất, từ đó lây sang người khác qua nước lã, thức ăn, tay không rửa sạch, 
Câu 2: d
Câu 3: d
Tuần 9
Câu 1: d
Câu 2: c
Câu 3: 
- Tránh ra xa để kẻ đó không đụng được đến người mình. 
- Nhìn thẳng vào kẻ định xâm hại mình và nói to hoặc hét lên một cách kiên quyết “không được, dừng lại!”, “Tôi không cho phép” , có thể kêu cứu nếu cần thiết. 
- Bỏ đi ngay. 
- Thực hiện những điều trên cho phù hợp từng hoàn cảnh. 
Tuần 10
Câu 1: 
- Tìm hiểu, học tập để biết rõ về Luật Giao thông đường bộ. 
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ (đi đúng phần đường quy định, đội mũ bảo hiểm theo quy định, )
- Thận trọng trong khi đi qua đường và tuân theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu. 
- Không đùa nghịch, chạy nhảy hay đá bóng dưới lòng đường.
Câu 2: Chọn các từ, cụm từ trong khung để điền vào chỗ . cho phù hợp (một từ hoặc cụm từ có thể điền được nhiều chỗ). 
thụ thai, thụ tinh, tinh trùng, trứng, hợp tử, phôi, bào thai, em bé
	- Cuộc sống của mỗi người đều được bắt đầu từ một tế bào sinh dục cái được gọi là trứng (của mẹ) kết hợp với một tế bào sinh dục đực gọi là tinh trùng (của bố). 
	Quá trình tinh trùng kết hợ

File đính kèm:

  • docCâu hỏi khoa học 5(2011 - 2012).doc