Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn: Vật lý lớp 10 (chương trình nâng cao) - Trường THPT Nguyễn Văn Linh

doc2 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 2106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn: Vật lý lớp 10 (chương trình nâng cao) - Trường THPT Nguyễn Văn Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Nguyễn Văn Linh
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Tổ: Tự nhiên 1
MÔN: LÝ - LỚP 10 – CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
I. Phần câu hỏI:
Câu 1. Một vật có khối lượng m được ném với vận tốc ban đầu v0 tạo với phương nằm ngang góc a. Độ cao cực đại và tầm bay xa của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. m và v0. B. v0 và a. C. m và a. D. m, v0 và a. 
Câu 2. Câu nào sau đây sai. 
Lực căng của dây có bản chất là lực đàn hồi.
Lực căng của dây có điểm đặt là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật.
Lực căng có phương trùng với chính sợi dây, chiều hướng từ hai đầu vào phần giữa của dây.
Lực căng có thể là lực kéo hoặc lực nén.
Câu 3. Câu nào sau đây sai.
Lực ma sát nghỉ luôn cân bằng với ngoại lực đặt vào vật theo hướng song song với mặt tiếp xúc.
Lực ma sát trượt tác dụng lên vật đứng yên cùng phương ngược chiều với vận tốc tương đối của vật này đối với vận kia.
Lực ma sát nghỉ cực đại xấp xỉ bằng lực ma sát trượt.
Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát nghỉ và tỉ lệ với áp lực Q.
Câu 4. Dùng hai lò xo để treo hai vật có cùng khối lượng, lò xo bị dãn nhiều hơn thì độ cứng
A. Lớn hơn. B. Nhỏ hơn. 
 C. Tương đương nhau. D. Chưa đủ điều kiện để kết luận.
Câu 5. Câu nào sau đây sai.
 Một vật đặt nằm yên trên mặt phẳng nghiêng thì
Trọng lượng, phản lực và lực ma sát nghỉ cân bằng nhau.
Trọng lực có phương vuông góc với mặt phẳng ngang chiều hướng xuống.
Phản lực có phương vuông góc với mặt phẳng nghiêng chiều hướng lên.
Lực ma sát nghỉ cùng phương ngược chiều với hợp lực của trọng lực và phản lực.
Câu 6. Một tấm ván rơi tự do luôn ở tư thế thẳng đứng. Một viên bi đã tẩm mực được ném ngang ra theo dọc tấm ván và có thể vẽ lên tấm ván khi chuyển động. Hỏi viên bi vẽ lên tấm ván đường gì?
Đường Parabol.
Cung tròn.
Một điểm.
Đường thẳng.
Câu 7. Nếu Mặt Trăng ngừng chuyển động tròn xung quanh Trái Đất thì nó sẽ
dao động quanh vị trí cân bằng đó.
luôn đứng yên.
ra xa Trái Đất.
rơi vào Trái Đất.
Câu 8. Một lò xo có độ cứng 100N/m treo một vật có khối lượng 500g. Nếu dùng lò xo kéo vật lên trên với gia tốc 2m/s2 thì lò xo dãn ra một đoạn là bao nhiêu? Lấy g=10 m/s2.
A. 5cm. B. 5,5cm. C. 6,5cm. D. 6cm.
Câu 9. Một vật có khối lượng 200g đặt tên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,3. Vật bắt đầu kéo bằng lực F= 2N có phương nằm ngang. Hỏi quãng đường vật đi được sau 2s? Lấy g=10 m/s2.
A. 7m. B. 14cm. C. 14m. D. 7cm.
Câu 10. Một ôtô có khối lượng 1200 kg chuyển động đều qua một đoạn đường võng (coi như cung tròn) bán kính 50m với vận tốc 36km/h. Áp lực của xe lên điểm thấp nhất của cầu là bao nhêu? Lấy g=10 m/s2.
A. 14000N. B. 12000N. C. 14400N. D. 14250N
II.Phần đáp án và hướng dẫn
a. Đáp án:
Câu 1. B; câu 2. D; câu 3. B; câu 4. B; câu 5. A; câu 6. D; câu 7. D; câu 8. D; câu 9.C; 
câu 10.C.
b. Hướng Dẫn:
Câu 8. F – P = ma Þ F = m(g+a) = 0,5(10+2) = 6 N
 F = Kx Þ 
Câu 9. F – Fms = ma 
Câu 10. Q – P = m.a Þ Q = P +ma = m(g+a) = 
 Theo định luật III Niutơn áp lực N trực đối phản lực Q.
 N=Q=14400N

File đính kèm:

  • docNgVLinh.doc
Đề thi liên quan