Bộ đề cương ôn thi môn công nghệ học kì II

doc5 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ đề cương ôn thi môn công nghệ học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LIEÂN BANG NGA
Tiết 2: Kinh Tế
Vai trò của Liên Bang Nga trong Liên Bang Xô Viết trước đây:
Liên Bang Nga đã từng là trụ cột của Liên Bang Xô Viết:
Sau cách mạng tháng 10 nước Liên Bang Xô Viết đc thành lập
Nga là một thành viên đóng vai trò chính trong Liên Xô: sản phẩm công-nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao so với toàn Liên Xô: than đá:56,7%, dầu mỏ: 87,2%, điện: 65,7%.
Những khó khăn trong thập niên 90 của thế kỉ XX của nền Kinh tế Liên Bang Nga:
Do cơ chế kinh tế cũ và yếu kém nên Liên Xô sụp đổ.
Biểu hiện: tốc độ tăng trưởng GDP âm, sản lượng các ngành kinh tế giảm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, vị trí trên trường quốc tế bị suy giảm, tình hình kinh tế chính trị, xã hội bất ổn,
Thành tựu kinh tế của Liên Ban Nga từ sau năm 2000:
Vượt qua khủng hoảng, nền kinh tế phát triển ổn định:
Sản lượng các ngành kinh tế tăng 
Dự trũ ngoại tệ lớn thứ tư Thế Giới
Thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài từ thời Xô Viết
Giá trị xuất siêu ngày càng tăng, đời sống nhân dân đc cải thiện
Vị thế Liên Bang Nga ngày càng cao trên trường Quốc Tế.
NHAÄT BAÛN
Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế:
Những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Nhật Bản với phát triển kinh tế:
Địa hình: 80% là đồi núi thấp, đồng bằng nhỏ hẹp ven biểnàkhó khăn để phát triển nông nghiệp
Sông ngòi: ngắn, dốc à thuận lợi để phát triển thủy điện 
Đường bờ biển dài, khúc khuỷu tạo nhiều vũng vịnhà phát triển xây dựng cảng biển, du lịch
Nơi có dòng biển nóng và lạnh gặp nhauà tạo ngư trường lớn về hải sản,
Khí hậu: Bắc: ôn đới, Nam: cận nhiệt đớià phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp.
Khó khăn: 
Nghèo khoáng sản à thiếu nguyên liệu
Thiên tai: động đất, núi lửa, sóng thần, à gây thiệt hại về người và của,(do nằm trong vành đai TBD).
Chứng minh dân số Nhật Bản đang già hóa:
Nhật Bản có tốc độ gia tăng dân số hẳng năm thấp và đang giảm dần, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp (năm 2005 là 0,1%), với cơ cấu dân số:
Dưới 15 tuổi: 1950 chiếm 35,4% đến 2005 còn 13,9% giảm 21,5%
65 tuổi trở lên: 1950 chiếm 5% đến 2005 chiếm 19,2% tăng 14,2%
→Dân số Nhật Bản đang già hóa.
Vì sao giai đoạn 1955 – 1973 nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ cao:
Do những chính sách đúng đắn:
Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới
Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, trọng điểm theo từng giai đoạn.
Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở 
sản xuất nhỏ, thủ công.
Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế:
Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao:
Sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 thế giới
Chiếm 30% về giá trị GDP
Cơ cấu: đa dạng, với đủ các loại ngành kể cả những ngành không có lợi thế về tại nguyên
Xu hướng: giảm cơ cáu tủ trọng công nghiệp truyền thống tăng tỉ trọng công nghiệp hiện đại.
Với các ngành công nghiệp phân bố ở miền Đông, tập trung trên đảo Hoonssu và ven biển Thái Bình Dương
Có các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới như:
Sản xuất oto chiếm khoảng 25% sản lượng oto của thế giới và xuất khẩu 50% số lượng sản xuất ra
Chiếm khoảng 60% tổng số robot của thế giới và sử dụng robot trong các ngành công nghiệp kĩ thuật cao,
Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản:
_Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng chiếm 68% giá trị GDP, trong đó thương mại và tài chính có vai trò to lớn:
Thương mại: đứng thứ 4 thế giới, bạn hàng rộng khắp thế giới: EU, Hoa Kì, ĐNÁ,
Tài chính: dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới
Giao thông vận tải: hệ thống giao thông vào bậc nhất thế giới(biển và hàng không).
Vì sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản:
Nông nghiệp chỉ chiếm 1% trong cơ cấu GDP, có vai trò thứ yếu vì:
Diện tích đất nông nghiệp ít, điều kiện tự nhiên không thuận lợi
Do công nghiệp và dịch vụ rất phát triển, chiếm tỉ trọng cao và nhờ sự phát triển đó có thề dễ dàng nhập khẩu lương thực từ nước ngoài.
TRUNG QUOÁC
Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội:
Đặc điểm vị trí và lãnh thổ Trung Quốc với những thuận lợi trong phát triển kinh tế:
Diện tích: 9572,8 nghìn km2, đứng thứ 4 thế giới.
Nằm ở Đông Á kéo dài tới Tây Á, giáp 14 nước→ thuận lợi cho giao lưu buôn bán với các nước
Bờ biển dài khoảng 9000km→ phát triển kinh tế biển
Nằm gần Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á, là những khu vực kinh tế năng động→ thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Phân tích thuận lợi và khó khăn về tự nhiên ở miền Đông và miền Tây với sự nông nghiệp, công nghiệp TQ:
Miền Đông
Miền Tây
Địa hình
Chủ yếu là đồng bằng→ phát triển nông nghiệp
Núi cao, sơn nguyên, bồn địa→ khó khăn cho nông nghiệp
Khí hậu
Chuyển tiếp từ cận nhiệt sang ôn đới gió mùa→ đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp
Ôn đới lục đại khắc nghiệt→ khó khăn cho nông nghiệp và đời sống
Sông ngòi
Nhiều sông lớn→ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt
Ít, là nơi bắt nguồn các con sông lớn→ phát triển thủy điện
Tài nguyên-Khoáng sản
Kim loại màu:than, sắt, bôxít, → phát triển công nghiệp
Rừng, đồng cỏ, dầu mỏ, → phát triển công nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi
Khó khăn
Lũ lụt,
Có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc, giao thông không thuận lợi
Chính sách dân số đã tác động đến dân số Trung Quốc như thế nào?
Với chính sách mỗi gia đình chỉ có một con đã tác động đến dân số TQ:
Tích cực: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm (năm 2005 là 0,6%)→ ngăn chặn bùng nổ dân số
Tiêu cực: mất cân bằng giới tính do tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ của người TQ→ ảnh hưởng đến nguồn lao động và một số vấn đề xã hội khác.
Tiết 2: Kinh tế
Chính sách và kết quả hiện đại hóa Công nghiệp và Nông nghiệp của TQ:
Công nghiệp
Nông nghiệp
Chính sách
Chuyển đổi từ “nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường”
Mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao và các ngành sản xuất
Đầu tư có trọng điểm(vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất oto và xây dựng).
Giao quyền sử dụng đất cho nông dân
Cải tạo giao thông và hệ thống thủy lợi
Áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất
Miễn thuế nông nghiệp
Thành tựu
Sản phẩm công nghiệp tăng nhanh, có vị trí hàng đầu thế giới
Có nhiều ngành kĩ thuật cao: hàng không vũ trụ, điện tử, viễn thông,
Năng suất cao, có nhiều nông phẩm có giá trị trên thế giới
Trình bày và giải thích sự phân bố công nghiệp của TQ:
Công nghiệp tập trung chủ yếu ở miền Đông với các trung tâm công nghiệp lớn như Bắc Kinh, Hồng Kông, Thượng Hải, Quảng Châu, Trùng Khánh, vì:
Điều kiện tự nhiên:
Là vùng nông nghiệp→cung cấp nhiên liệu cho công nghiệp
Khoáng sản: nhiều, chủ yếu là kim loại màu→ phát triển công nghiệp
Sông ngòi: có các sông lớn như: Hoàng Hà, Trường Giang→ cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất, thủy điện
Giáp biển và có đường bở biển dài 9000km→ giao lưu buôn bán, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
Điều kiện kinh tế - xã hội:
Dân cư: đông→ lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn
Chất lượng lao động: lao động có tay nghề
Cơ sở vật chất tương đối phát triển
Chính sách: tập trung phát triển kinh tế ở miền Đông
→Có vị trí thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
Vì sao sản lượng nông nghiệp của TQ chỉ tập trung ở miền đông:
Điều kiện tự nhiên:
Địa hình: đồng bằng phù sa màu mỡ.
Khí hậu: chuyển từ cận nhiệt sang ôn đới gió màu→đa dạng sản phẩm nông nghiệp
Sông ngòi: có sông Hoàng Hà, Trường Giang→ cung cấp nước, phù sa, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
Giáp biển: nuôi trồng và đánh bắt hải sản
Điều kiện kinh tế - xã hội:
Dân số: đông→cung cấp nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ
Các chính sách phát triển nông nghiệp tập trung ở miền Đông: áp dụng kĩ thuật vào nông nghiệp,
ÑOÂNG NAM AÙ
Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội:
Vị trí địa lí và ý nghĩa vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á:
Vị trí địa lí: nằm ở đông nam Châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Ý nghĩa:
Là cầu nối giữa châu Á và Châu Úc
Vị trí có ý nghĩa địa – chính trị quan trọng
Là nơi giao thoa giữa các nền văn minh lớn
Luôn bị các cường quốc cạnh tranh.
So sánh đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo:
Đông Nam Á lục địa
Đông Nam Á biển đảo
Địa hình
Bị chia cắt mạnh, dãy núi hướng theo hướng 
Tây Bắc→Đông Nam, Bắc→Nam
Đồng bằng châu thổ: sông Hồng,
sông Cửu Long, sông Mê Nam,
Cao nguyên: Lâm Viên, Xiêng Khoảng,
Ít đồng bằng, nhiều núi (núi lửa)
Núi có độ cao trung bình dưới 3000m
Đồng bằng tập trung: Xumatra,
Niu Ghinê,
Khí hậu
Nhiệt đới gió mùa
Phía bắc Mianma và Việt Nam có mùa đông lạnh
Nhiệt đới gió mùa và Xích đạo
Sông ngòi
Sông lớn: Mêkông
Sông ngắn(do diện tích nhỏ, đồi núi,).
Khoáng sản
Than, sắt, thiếc,
Dầu mỏ, đồng,
Rừng
Rừng nhiệt đới
Rừng xích đạo
Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sự phát triển Kinh tế khu vực:
Thuận lợi:
Khí hậu nóng ẩm, hệ đất phong phú, sông ngòi dày đặc→phát triển nông nghiệp nhiệt đới
Phát triển kinh tế biển do giáp biển
Nằm trong vành đai sinh khoáng, nhiều khoáng sản→phát triển công nghiệp.
Rừng: nhiệt đới và xích đạo→phát triển lâm nghiệp
Khó khăn:
Thiên tai: lũ lụt, bão, hạn hán, động đất, sóng thần, núi lửa,
Rừng đang bị thu hẹp do khai thác không hợp lí và cháy rừng.
→ Có nhiều biện pháp phòng tránh và khắc phục
Tiết 2: Kinh tế
Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á:
Khu vực I: tỉ trọng ngày càng giảm
Khu vực II, III: tỉ trọng ngày càng tăng.
→Chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ
Tuy nhiên KV I vẫn chiếm tỉ trọng cao 
Tình hình trồng lúa nước và những điều kiện thuận lợi để trồng lúa nước ở Đông Nam Á:
Lúa nước là câu trồng truyền thống và quan trọng nhất
Sản lượng lúa qua các năm không ngừng tăng: 1985: 103 triệu tấn đến 2004 là 161 triệu tấn→ giải quyết được vấn đề lương thực
Thái Lan và Việt Nam là 2 nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới.
Điều kiện thuận lợi:
Điều kiện tự nhiên:
Địa hình: đồng bằng phù sa màu mỡ
Khí hậu: nhiệt đới gió mùa,xích đạo, nóng ẩm mưa nhiều
Sông: cung cấp nước, phù sa
Điều kiện kinh tế - xã hội:
Lao động có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước
Dân cư đông→ nguồn nhân lực dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Tình hình trồng cây công nghiệp và những điều kiện thuận lợi trồng cây công nghiệp ở Đông Nam Á:
Cao su: Thái Lan, Inđônêxia, Malayxia, Việt Nam.
Café và hồ tiêu: Việt Nam, Inđônêxia, Malayxia, Thái Lan
Cây lấy dầu và lấy sợi: bông, cọ, điều,
Cây ăn quả: hầu khắp các nước.
Những điều kiện thuận lợi:
Địa hình: cao nguyên, núi cao
Đất: đất đỏ bazan, đất feralit
Người dân có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp
Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào.
Tiết 3: ASEAN
Các mục tiêu chính của ASEAN, tại sao lại nhấn mạnh đến sự ổn định:
Mục tiêu chính:
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên
Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.
Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước,
khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.
	→Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
ASEAN là một khu vực đa dân tộc, đa văn hoá nền luôn xảy ra bất ổn, chỉ có ổn định thì nền kinh tế mới phát triển được, ổn định là tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội.
Những thành tựu và thách thức:
Thành tựu:
Hơn 40 năm tồn tại và phát triển, thành tựu lớn nhất của ASEAN là 10/11 quốc gia trở thành thành viên
Tốc độ tăng trưởng khá cao: năm 2004 GDP đạt 799,9 tỉ USD, xuất khẩu:552,5 tỉ USD, nhập khẩu: 492 tỉ USD, cán cân xuất-nhập khẩu dương.
Đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt các quốc gia có sự thay đổi nhanh chóng, cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.
Tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực, là cơ sở vững chắc cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Các vấn đề khác: Văn Hóa – Thể Dục – Thể Thao phát triển.
Thách thức: 
Trình độ phát triển còn chênh lệch: năm 2004 thì GDP bình quân đầu người của Singapore: 25207 USD, Việt Nam:553 USD, Mianma:166 USD,Campuchia: 358 USD, Lào: 423 USD.
Vẫn còn tình trạnh đói nghèo
Nhiều vấn đề xã hội phức tạp khác: xung đột sắc tộc, tôn giáo, đô thị hóa tự phát, ô nhiễm môi trường,
9,75 thui!!!

File đính kèm:

  • docDe Cuong Dia ly Thi HK2 Truong THPT Tinh Bien 20102011.doc
Đề thi liên quan