Bộ đề kiểm tra cả năm Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Cẩm Trung
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ đề kiểm tra cả năm Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Cẩm Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu.. Bài kiểm tra giữa kì I – Năm học 2009-2010 ********@&?******** Môn: Tiếng Việt(Đọc) – Lớp 3 Thời gian làm bài 30 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm Họ và tên học sinh:..............................................................Lớp.............. Trường: .................................................................................................... A . Đọc hiểu bài : “Mùa thu của em” ( Tiếng Việt 3 – Tập 1 – Trang 42) Dựa vào nội dung bài thơ, khoanh tròn trước câu trả lời đúng: 1. Những hình ảnh nào được tác giả chọn để tả mùa thu? a. Vàng hoa cúc. e. Rước đèn họp bạn. b. Trời êm g. Hồng chín mọng c. Xanh cốm mới h. Trời xanh biếc d. Nồng hoa sữa i. Lật trang vở mới 2. Hai câu thơ nào diễn tả ý vào mùa thu em bắt đầu đi học? a. Mùa thu của em b. Mùa thu của em Là xanh cốm mới Rước đèn họp bạn c. Lật trang vở mới Em vào mùa thu. 3. Câu thơ “Mùa thu của em” được lặp lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh điều gì? a. Mùa thu của em chứ không phải của ai khác. b. Tình cảm thân thương , trìu mến của em bé, của tuổi thơ với mùa thu. c. Rất nhiều mùa thu đã qua trong đời em bé. 4. Bài thơ “Mùa thu của em” có mấy hình ảnh so sánh? a. Một hình ảnh: b. Hai hình ảnh: c. Ba hình ảnh: B. Đọc thành tiếng: ( Từ 1 đến 1,5 phút / 1 học sinh ) Đọc theo yêu cầu của giáo viên ( đoạn văn hoặc khổ thơ ). Giáo viên ghi đầu bài lên bảng để học sinh lựa chọn. Hướng dẫn đánh giá, cho điểm. Kiểm tra đọc: 10 điểm Đọc thành tiếng : ( 6 điểm ) Đọc to rõ ràng, đúng tiếng , từ, đúng thời gian quy định : 3 điểm Đọc sai dưới 3 tiếng : 2,5 điểm Sai 3 hoặc 4 tiếng : 2 điểm Sai 5 hoặc 6 tiếng : 1,5 điểm Sai 7 hoặc 8 tiếng : 1 điểm Sai 9 hoặc 10 tiếng : 0,5 điểm Sai trên 10 tiếng : 0 điểm Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hoặc cụm từ rõ nghĩa ( có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 chỗ) : 1 điểm. Tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm. ( đọc quá 1 đến 2 phút : 0,5 điểm; đọc quá 2 phút phải đánh vần nhẩm : 0 điểm.) Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu : 1 điểm Trả lời chưa đủ ý , diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm. Không trả lời được hoặc trả lời sai ý : 0 điểm. Đọc thầm và làm bài tập : 4 điểm. Câu 1 : a , b , c , e , i ( 1 điểm ) Câu 2 : c ( 1 điểm ) Câu 3 : b ( 1 điểm ) Câu 4 : b ( 1 điểm ) Hoa cúc vàng nở được so sánh với nghìn con mắt đang mở nhìn trời êm. Mùi hương cốm mới được so sánh như gợi từ màu lá sen. Người ra đề : Vũ Minh Hương Vũ Thu Huyền Trường Tiểu học Cẩm Trung Bài kiểm tra giữa kì I – Năm học 2008-2009 ********@&?******** Môn : Tiếng Việt(viết) – Lớp 3 Thời gian làm bài 35 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm Họ và tên học sinh:Lớp I. Chính tả ( nghe viết ) : 12 phút Viết bài : Những chiếc chuông reo. ( Tiếng Việt 3 – Tập 1 – Trang 67 ) Viết từ : “Tôi rất thích .............. tạo ra tiếng kêu.” Tập làm văn: ( 23 phút ) Viết một đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu ) kể về một người thân mà em yêu quý. Hướng dẫn đánh giá, cho điểm. Bài kiểm tra viết : 10 điểm. Chính tả : (5 điểm). Bài viết không mắc lỗi chính tả , chữ viết rõ ràng , trình bày đúng đoạn văn : 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần , thanh ; không viết hoa đúng quy định ), trừ 0,5 điểm. * Lưu ý : Nừu chữ viết không rõ ràng , sai về độ cao , khoảng cách , kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, ... bị trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn : (5 điểm). Đảm bảo các yêu cầu sau , được 5 điểm. - Viết được một đoạn văn ngắn theo yêu cầu ở đề bài. - Viết câu đúng ngữ pháp , dùng từ đúng , không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng , trình bày bài viết sạch sẽ. Tùy theo mức độ sai sót về ý , về diễn đạt và chữ viết , có thể cho các mức điểm : 4,5 ; 4 ; 3,5 ; 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1 ; 0,5. Người ra đề : Phạm Thanh Huyền. Nguyễn Thị Lý. Trần Thị Ngân. Trường Tiểu học Cẩm Trung Bài kiểm tra chất lượng tháng 10 ********@&?******** Năm học 2008-2009 Môn : Tiếng Việt– Lớp 3 Thời gian làm bài 50 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm Ngày kiểm tra : 31/10/2008 Họ và tên học sinh:Lớp Phần I: I. Đọc bài văn sau: Dòng sông quê tôi Dòng sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận. Những bờ tre xanh vun vút chạy dọc theo hai bên bờ sông. Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, chúng em lại ra bờ sông thả diều hoặc hóng mát. Tối tối, khi ông trăng tròn vắt ngang ngọn tre soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh như dát ánh vàng. Vẻ đẹp huyền ảo của dòng sông như ghi tạc trong ký ức mỗi người dân quê tôi, dù đi bất cứ nơi nào cũng không quên được. II. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn và khoanh vào chữ đặt trước ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Đoạn văn trên tả cảnh ở đâu? a) ở vùng núi b) ở vùng biển c) ở vùng đồng bằng 2. Đoạn văn trên tả cái gì? a) Tả những bờ tre b) Tả cảnh làng quê c) Tả dòng sông 3. Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh? a) Một hình ảnh. b) Hai hình ảnh. c) Ba hình ảnh. 4. Viết lại câu văn có hình ảnh so sánh trong đoạn văn trên: Phần II: Bài 1: Xác định những sự vật, hình ảnh được so sánh trong các câu văn sau và chỉ rõ các từ dùng để so sánh trong mỗi câu đó: a) Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. b) Trái bầu nậm còn tươi lủng lẳng dưới giàn như một cái bình rượu tạc bằng khối ngọc bích đều sắc, nhẵn và bóng. c) Xa xa, mấy chiếc thuyền nữa cũng đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả. Mảnh buồm nhỏ xíu phía sau nom như một con chim đang đỗ sau lái, cổ rướn cao sắp cất lên tiếng hót. Sự vật 1 Từ so sánh Sự vật 2 Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5->7 câu) kể lại buổi đầu em đi học. Trường Tiểu học Cẩm Trung Bài kiểm tra chất lượng tháng 10 ********@&?******** Năm học 2008-2009 Môn : toán – Lớp 3 Thời gian làm bài 40 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm Ngày kiểm tra : 31/10/2008 Họ và tên học sinh:..................................Lớp Bài 1: Đặt tính rồi tính: 78 : 7 54 : 6 38 : 2 24 x 5 36 x 3 Bài 2 : Tìm y: y x 6 = 96 y : 7 = 14 84 : y = 4 Bài 3: >, <, = ? 12 x 4 Ê 96 : 3 55 : 5 Ê 72 : 6 22 x 3 Ê 84 : 7 Bài 4: Một can dầu có 36 lít, sau khi dùng số dầu trong can giảm đi 6 lần. Hỏi trong can còn lại bao nhiêu lít dầu? Bài giải : Bài 5 : Vẽ đoạn thẳng AB dài 2cm. Vẽ đoạn thẳng MN dài hơn đoạn thẳng AB là 3cm. Vẽ đoạn thẳng PQ dài gấp 3 lần đoạn thẳng MN. Trường Tiểu học Cẩm Trung Bài kiểm tra chất lượng tháng 1+2 ********@&?******** Năm học 2008-2009 Môn : toán – Lớp 3 Thời gian làm bài 40 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra : 27/2/2009 Phần I: Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A, B, C, D. Hãy viết câu trả lời đúng nhất. 1. Số liền sau của 6329 là: A. 6328 B. 6319 C. 6330 D. 6339 2. Trong các số : 5403; 5034; 5340; 5430. a) Số lớn nhất là : A. 5403 B. 5043 C. 5340 D. 5430 b) Số bé nhất là : A. 5403 B. 5043 C. 5340 D. 5430 3. Kết quả của phép tính : 4735 + 2648 là: A. 8383 B. 7373 C. 7383 D. 8373 4. Giá trị của biểu thức 1224 x 3 - 756 là : A. 2916 B. 2926 C. 2196 D. 2816 5. Ngày 10 tháng 5 là thứ năm thì ngày 19 tháng 5 cùng năm đó là : A. Thứ tư B. Thứ năm C. Thứ sáu D. Thứ bảy 6. Một đường tròn có đường kính 8cm thì bán kính của hình tròn đó là: A. 2cm B. 4cm C. 6cm D. 16cm 7. Bạn Hiền sinh năm 1999. Hỏi năm 2009 bạn Hiền bao nhiêu tuổi ? A. 10 tuổi B. 11 tuổi C. 12 tuổi D. 13 tuổi Phần II: 1. Vẽ hình chữ nhật ABCD có AB = 6cm, BC = 4cm rồi xác định trung điểm M của cạnh AB, trung điểm N của cạnh BC, trung điểm P của cạnh CD, trung điểm Q của cạnh AD. 2. Ghi tên các đường kính , bán kính có trong hình tròn: C A O B D 3. Đặt tính rồi tính: 3103 - 702 2007 + 1975 1072 x 4 724 : 6 4. Có 480 vỉ thuốc chứa đều trong 8 hộp . Hỏi 5 hộp thuốc đó có bao nhiêu vỉ thuốc? Trường Tiểu học Cẩm Trung Bài kiểm tra chất lượng tháng 1+2 ********@&?******** Năm học 2008-2009 Môn : Tiếng việt – Lớp 3 Thời gian làm bài 60 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra : 27/2/2009 I. Đọc hiểu : Đọc thầm bài “Nhà bác học và bà cụ” ( Tiếng Việt 3 - Tập II - Trang 28). Câu 1: Hãy nói những điều em biết về nhà bác học Ê - đi - xơn ? Câu 2: Câu chuyện giữa Ê - đi - xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào?Ghi lại câu trả lời đúng nhất: Khi bà cụ đến gặp Ê - đi - xơn để yêu cầu ông làm ra xe điện. Khi bà cụ đang ngồi nghỉ bên đường vì mỏi chân sau quãng đường đi bộ dài để xem đèn điện. Khi bà cụ được đi chuyến xe điện đầu tiên. Câu 3: Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê - đi - xơn nghĩ gì ? II. Luyện từ và câu: Trong đoạn thơ dưới đây, những sự vật nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng những từ ngữ nào? Nấm mang ô đi hội Tới suối, nhìn mê say Ơ kìa , anh cọn nước Đang chơi trò đu quay. III. Tập làm văn : Viết lại nội dung câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”. Hướng dẫn đánh giá, cho điểm. Môn : Toán Phần I: ( 4 điểm) Bài 1: (0,5 điểm) Khoanh vào C Bài 2: (0,5 điểm) a) Khoanh vào D b) Khoanh vào B Bài 3: (0,5 điểm) Khoanh vào C Bài 4: (0,75 điểm) Khoanh vào A Bài 5: (0,75 điểm) Khoanh vào D Bài 6: (0,5 điểm) Khoanh vào B Bài 7: (0,5 điểm) Khoanh vào A Phần II: ( 6 điểm) Bài 1: ( 1 điểm) Vẽ được hình, xác định 4 trung điểm.( mỗi ý cho 0,5 điểm). Bài 2: ( 0,75 điểm) Viết đúng và đủ tên 2 đường kính ( 0,25 điểm) Viết đúng và đủ tên 4 bán kính ( 0,5 điểm) Bài 3: ( 2 điểm) Đặt và tính đúng, mỗi phép tính cho 0,5 điểm. Bài 4: ( 2,25 điểm) Mỗi lời giải cho 0,25 điểm. Mỗi phép tính cho 0,75 điểm. Đáp số cho 0,25 điểm. Môn : Tiếng Việt I. Đọc hiểu : ( 4 điểm) Câu 1: ( 2 điểm) Viết như nội dung bài chính tả. Câu 2: ( 1 điểm) Ghi ý b). Câu 3: ( 1 điểm) Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê - đi - xơn nghĩ đến chiếc xe chạy bằng điện . II. LTVC:( 2 điểm). Các sự vật được nhân hoá: Nấm, cọn nước. Các từ chỉ sự nhân hoá : mang ô đi hội, nhìn, anh, chơi trò đu quay. III. Tập làm văn : ( 4 điểm) - Viết đúng, chi tiết nội dung câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”. Trường Tiểu học Cẩm Trung Bài kiểm tra cuối kì II – Năm học 2008-2009 ********@&?******** Môn : Tiếng Việt(Đọc) – Lớp 3 Thời gian làm bài 30 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm Họ và tên học sinh:..............................................................Lớp.............. A . Đọc hiểu bài : Cánh diều Theo chị gió chiều Diều ơi giang cánh Cánh diều bay bổng Cho sáo ngân nga Trời xanh cao rộng Sáo là tín hiệu Diều ông trăng trôi. Gửi lên Ngân hà. Kìa! Muôn ngôi sao Nắng chiều rực rỡ Trên đầu lấp lánh Gió chiều hây hẩy Diều bay bay cao Bầu trời rộng mở Hẳn là thích lắm. Tha hồ diều bay. Dựa vào nội dung bài thơ, khoanh tròn trước câu trả lời đúng: Bài thơ trên tác giả thấy cánh diều giống vật gì? Ông trăng Ngôi sao Cánh chim Trong khổ thơ đầu có mấy hình ảnh so sánh? Một hình ảnh so sánh: b) Hai hình ảnh: c) Không có hình ảnh so sánh nào: 3. Bài thơ tả cánh diều vào buổi sáng, buổi chiều hay buổi tối? a. Tả cánh diều vào buổi sáng và buổi chiều. b. Tả cánh diều vào buổi chiều và buổi tối. c. Tả cánh diều vào buổi sáng và buổi tối. 4. Trong khổ thơ 1 và 2, những sự vật nào được nhân hoá? a. Gió, ngôi sao. b. Gió, diều. c. Diều, ngôi sao. B. Đọc thành tiếng: ( Từ 1 đến 1,5 phút / 1 học sinh ) Đọc theo yêu cầu của giáo viên ( đoạn văn hoặc khổ thơ ). Giáo viên ghi đầu bài lên bảng để học sinh lựa chọn. Hướng dẫn đánh giá, cho điểm. Kiểm tra đọc: 10 điểm Đọc thành tiếng : ( 6 điểm ) Đọc to rõ ràng, đúng tiếng , từ, đúng thời gian quy định : 3 điểm Đọc sai dưới 3 tiếng : 2,5 điểm Sai 3 hoặc 4 tiếng : 2 điểm Sai 5 hoặc 6 tiếng : 1,5 điểm Sai 7 hoặc 8 tiếng : 1 điểm Sai 9 hoặc 10 tiếng : 0,5 điểm Sai trên 10 tiếng : 0 điểm Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hoặc cụm từ rõ nghĩa ( có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 chỗ) : 1 điểm. Tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm. ( đọc quá 1 đến 2 phút : 0,5 điểm; đọc quá 2 phút phải đánh vần nhẩm : 0 điểm.) Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu : 1 điểm Trả lời chưa đủ ý , diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm. Không trả lời được hoặc trả lời sai ý : 0 điểm. Đọc thầm và làm bài tập : 4 điểm. Câu 1 : a ( 1 điểm ) Câu 2 : a ( 1 điểm ) - Diều được so sánh với ông trăng đang trôi trên bầu trời. Câu 3 : b ( 1 điểm ) Câu 4 : b ( 1 điểm ) Người ra đề : Vũ Minh Hương Nguyễn Phương Thúy Trường Tiểu học Cẩm Trung Bài kiểm tra Cuối kì II – Năm học 2008-2009 ********@&?******** Môn : Tiếng Việt(viết) – Lớp 3 Thời gian làm bài 35 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm Họ và tên học sinh:Lớp I. Chính tả ( nghe viết ) : 12 phút - Viết bài : “Con cò” ( Tiếng Việt 3 – Tập II – Trang 111) Viết từ : “Màu thanh thiên bát ngát .............. vì cái nặng nề của mình.” Tập làm văn: ( 23 phút ) Viết một đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu ) trong đó có sử dụng phép nhân hoá để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.
File đính kèm:
- De Thi HK1 Tieng Viet 30910.doc