Bộ đề kiểm tra cả năm Toán, Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Thu Cúc 1

doc28 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bộ đề kiểm tra cả năm Toán, Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Thu Cúc 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT Tân Sơn
Trường Tiểu học Thu Cúc I
Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I
Năm học 2008 - 2009
Môn: Tiếng việt - lớp 5
Phần Đọc thành tiếng
Đề bài
Bài kiểm tra Đọc thành tiếng (5 điểm)
A.Yêu cầu kiểm tra: 
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các tiết ôn tập ở tuần 10 (Số học sinh được kiểm tra ở mỗi tiết khoảng 1/ 4 số học sinh trong lớp).
B. Nội dung kiểm tra:
 Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 120 chữ thuộc chủ đề đã học ở giữa học kỳ I (Giáo viên chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 5, tập một, từ tuần 1 đến tuần 10). 
 Cụ thể như sau:
- Tập đọc:
+ Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
+ Nghìn năm văn hiến.
+ Lòng dân.
+Những con sếu bằng giấy.
+Một chuyên gia máy xúc.
+ Sự sụp đổ của chế độ a – pác - thai.
+ Tác phẩm của Si – le và tên phát xít.
+ Những người bạn tốt.
+ Kì diệu rừng xanh.
+ Cái gì quý nhất?
+ Đất Cà Mau.
- Học thuộc lòng:
+ Thư gửi các học sinh.
+ Sắc màu em yêu.
+ Bài ca về trái đất
+ Ê - mi – li con
+ Tiếng đàn ba – la –lai - ca trên sông Đà.
+ Trước cổng trời.
C. Hình thức kiểm tra:
 Giáo viên viết tên bài, đoạn văn chỉ định cho học sinh đọc, một đến hai câu hỏi (về nội dung đoạn vừa đọc để học sinh trả lời), số trang trong sách giáo khoa vào phiếu.
 Học sinh lên bốc thăm chọn bài và chuẩn bị trong 2 phút sau đó đọc bài và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
Phòng GD & ĐT Tân Sơn
Trường Tiểu học Thu Cúc I
Hướng dẫn đánh giá và cách cho điểm bài kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I
Môn Tiếng Việt – lớp 5
Năm học 2008 - 2009
(Phần Đọc thành tiếng)
Cách đánh giá
Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào các yêu cầu sau:
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm).
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đên 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm).
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm.
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 diểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm).
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 1 điểm.
(Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm).
+ Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm.
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
Phòng GD & ĐT Tân Sơn
Trường Tiểu học Thu Cúc I
Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I
Năm học 2008 - 2009
Môn: Tiếng việt - lớp 5
Phần Đọc hiểu – luyện từ và câu
( Thời gian làm bài 40 phút không kể thời gian giao đề)
Đề bài
Đọc thầm:
Gà rừng và cáo.
Thấy gà rừng đỗ trên cây
Ranh ma mụ cáo đến ngay rình mò:
“Xin chào bạn quý gà gô
Tôi nghe bạn gáy hay ho tuyệt vời
 Vội vàng tôi đến thăm chơi.”
Gà rằng: “Tôi cũng có lời cám ơn.”
 Cáo nghe giả điếc phân trần:
 “Trên cây bạn nói muôn phần khó nghe
 Xuống đây, ra bãi cỏ kia
 Cùng nhau đi dạo, thoả thuê chuyện trò.”
Gà rằng: “Chị thể tất cho,
 Chim muông xuống đất nguy cơ vô vàn.”
 Cáo rằng: “Đây rất bình an
 Hay bạn sợ kẻ cắn càn là tôi?”
 “ Không! Không! Không phải chị rồi
 Nhưng còn thú khác trên đời thiếu chi.”
Cáo rằng: “Bạn chớ cả nghi
 Đã ban bố lệnh thực thi hoà bình.”
 	 Gà rằng: “Hẳn đã bãi binh
 Nên chi chị cáo yên bình dường kia.
 Dù khi đàn chó đến kìa
Trước đây họ đến, chị thì chạy ngay.”
 Cáo nghe gà nói, vểnh tai
Co chân luống cuống tính bài lủi mau.
Gà rằng: “Chị định đi đâu?
 Đã có lệnh, chó dám đâu làm càn.”
 Cáo rằng: “Nào biết ngay gian
E rằng chó chửa nghe ban lệnh này.”
 Nói rồi ù té chạy ngay
( Trần Cường )
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Gà rừng đứng ở đâu?
a.Trong rừng
 b.Trên cây
c.Trên bãi cỏ
Trong bài thơ, gà rừng và cáo được nhân hoá bằng cách nào?
Dùng các động từ chỉ hành động của người để kể, để tả gà rừng và cáo. Dùng các đại từ chỉ người để chỉ gà rừng và cáo.
Dùng các tính từ chỉ đặc điểm của người để tả gà rừng và cáo.
Cả hai ý trên.
Do đâu gà rừng nhận ra cáo ranh ma?
Do hành động, tính cách và lời nói của cáo.
Do khả nghi
Do cáo vội vàng đến thăm chơi
Em hiểu “ Tôi nghe bạn gáy hay ho tuyệt vời” nghĩa là thế nào?
Gà rừng gáy rất hay.
Gà rừng vừa gáy vừa ho
Gà rừng gáy rất đẹp
ý chính của bài thơ là gì?
Cuộc trò chuyện giữa gà rừng và cáo
Tả gà rừng và cáo
Mụ cáo yêu ma
Trong câu nào dưới đây, từ “chạy” được dùng với nghĩa gốc?
Em bé chạy rất nhanh.
Xe đạp chạy bon bon.
Mẹ tôi đã chạy đủ số tiền bị phạt.
“ Bình an” có nghĩa là gì?
Bình yên vô sự 
Hoà bình không có chiến tranh
Sự ổn định
Trong câu “ Thấy gà rừng đỗ trên cây”, từ “ đỗ” thuộc từ loại nào?
Danh từ
Động từ
Tính từ
Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
Gà gô, hay ho, vội vàng, phân trần, chuyện trò, vô vàn, cắn càn
Gà gô, hay ho, thực thi, vội vàng, cắn càn, bãi binh, luống cuống
Hay ho, vội vàng, luống cuống
Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “hoà bình”?
Bình yên
Chiến tranh
Yên ổn
Phòng GD & ĐT Tân Sơn
Trường Tiểu học Thu Cúc I
Hướng dẫn đánh giá và cách cho điểm bài kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I
Môn Tiếng Việt - lớp 5
Năm học 2008 - 2009
(Phần Đọc hiểu – Luyện từ và câu)
Cách đánh giá
(Toàn bài làm đúng được 5 điểm)
Câu 1( 0,5 điểm)
ý b:Trên cây.
Câu 2( 0,5 điểm):
ý a: Dùng các động từ chỉ hành động của người để kể, để tả gà rừng và cáo. Dùng các đại từ chỉ người để chỉ gà rừng và cáo
Câu 3( 0,5 điểm)
ý b: Do hành động, tính cách và lời nói của cáo 
Câu 4( 0,5 điểm)
ý a: Gà rừng gáy rất hay
Câu 5( 0,5 điểm)
ý a: Cuộc trò chuyện giữa gà rừng và cáo
Câu 6( 0,5 điểm)
ý a: Em bé chạy rất nhanh.
Câu 7( 0,5 điểm)
ý a: Bình yên vô sự
Câu 8( 0,5 điểm)
ý b: Động từ
Câu 9( 0,5 điểm)
ý c: Hay ho, vội vàng, luống cuống
Câu 10( 0,5 điểm)
ý b: Chiến tranh
Phòng GD & ĐT Tân Sơn
Trường Tiểu học Thu Cúc I 
Đề kiểm tra định kì giữa học kì I
Năm học 2008 - 2009
Môn: Tiếng Việt – lớp 5
(Phân môn: Chính tả - Tập làm văn)
(Thời gian làm bài 60 phút)
Đề bài
Chính tả: (20 phút)
Nghe viết: Cảnh chiều trên sông Hương
Chiều trên sông Hương thanh bình và tĩnh lặng . Dòng sông trong xanh dịu dàng như một dải lụa mềm duyên dáng vắt ngang cả vùng ngút ngát cây xanh. Nước lững lờ trôi cùng những con sóng lăn tăn lấp loáng ánh nắng chiều. Một màn sương mỏng tang, bảng lảng, giăng giăng ngang trời khiến cảnh vật thêm mơ mộng, một vẻ mơ mộng rất riêng biệt của sông Hương xứ Huế. Thuyền ai đang buông chèo, mặc cho sóng nước đẩy đưa cùng những sợi khói nấu cơm chiều lan toả?..
B. Tập làm văn: (40 phút)
Tuổi thơ em gắn bó với những cảnh đẹp sông nước ở quê hương. Dòng sông với những cánh buồm nâu rập rờn trong nắng sớm. Mặt hồ lăn tăn gợn sóng trong nắng chiều vàng. Mặt biển trong xanh với những con sóng lúc nhẹ nhàng, lúc giận dữ.
Em hãy tả lại một trong những cảnh đẹp sông nước đó.
Phòng GD & ĐT Tân Sơn
Trường Tiểu học Thu Cúc I
Hướng dẫn đánh giá và cách cho điểm bài kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I
Môn Tiếng Việt - lớp 5
Năm học 2008 - 2009
(Phần Chính tả - Tập làm văn)
Cách đánh giá
Chính tả (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 5 điểm.
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định trừ 0,5 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài.
Tập làm văn (5 điểm)
đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
Viết được bài văn tả cảnh sông nước quê hương, độ dài bài viết từ 14 câu trở lên đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
Phần mở bài (1 điểm):
 	Giới thiệu được cảnh sông nước quê hương em định tả
Phần thân bài (3 điểm):
Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian
( Hoặc phối hợp tả theo trình tự không gian và thời gian:
Ví dụ: a) Dòng sông:
Nước 
Sóng
b) Hai bên bờ sông
- Bên lở có những ngôi nhà..
- Bên bồi là vùng đất phù sa.. 
c) Cảnh con sông từ sáng sớm tới khuya:
- Cảnh sáng sớm
- Cảnh nắng trưa
- Cảnh chiều)
Phần kết bài (1 điểm)
Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của em về cảnh sông nước vừa tả.
* Lưu ý: 
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5
PHòNG GD & ĐT TÂN SƠN
Trường Tiểu học Thu Cúc I
Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I Năm học 2008-2009
Môn: toán – lớp 5
 (Thời gian làm bài 40 phút không kể thời gian giao đề)
Đề bài
Phần I: Mỗi bài tập dưới đây có nêu kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D (là đáp số, kết quả tính, ).
 Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Số “Ba mươi tư phẩy tám mươi lăm” viết như sau:
A. 304,805	B. 34,805
C.34,85	D. 304,85
	2. Viết dạng số thập phân được:
A. 1,00	B. 10,0
C. 1,0	D. 0,01
3. Số lớn nhất trong các số 9,08; 7,99; 9,98; 9,9 là:
A. 9,08	B. 7,99
C. 9,98	D. 9,9
4.7cm2 6mm2 =  mm2
Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
A. 76	B. 706
C. 760	D. 7600
5. Một khu đất hình chữ nhật có kích thước ghi trên hình vẽ dưới đây.
Diện tích của khu đất đó là:
1 ha
1 km2
10 ha
0,01km2
125m
 800 m
 Phần II:
1. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a, 5m 23cm =  m	b, 42ha =  km2
2. Mua 14 quyển vở hết 49000 đồng. Hỏi mua 70 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền?
Phòng GD & ĐT Tân Sơn
Trường Tiểu học Thu Cúc I
Hướng dẫn đánh giá và cách cho điểm bài kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I
Môn: Toán - lớp 5 
 Năm học 2008 - 2009
Cách đánh giá:
Phần 1 (5 điểm): Mỗi bài khoanh đúng câu trả lời được 1 điểm.
1. Khoanh vào C. 34,85;	 2. Khoanh vào D. 0,01;	 3. Khoanh vào D. 9,9
4. Khoanh vào B. 706;	 5. Khoanh vào C. 10ha
	Phần II (5 điểm):
Bài 1 (2 điểm): Viết đúng mỗi số vào chỗ chấm được 1 điểm.
a, 5m 23cm = 5,23m	b, 42ha = 0,42km2
Bài 2 ( 3 điểm)
Học sinh giải và trình bày đúng bài giải được 3 điểm( Bài toán có thể giải bằng các cách khác nhau).
Chẳng hạn:
Bài giải:
Mua 1 quyển vở hết số tiền là:
49000 : 14 = 3500 ( đồng )
Số tiền mua 70 quyển vở là:
3500 x 70 = 245000 ( đồng )
Đáp số: 245000 đồng.
Với bài như trên có thể cho điểm như sau:
Nêu đúng câu lời giải và phép tính để tìm 1 quyển vở hết bao nhiêu tiền được 1,5 điểm.
Nêu đúng câu lời giải và phép tính để tìm số tiền mua 70 quyển vở được 1 điểm.
Nêu đáp số đúng được 0,5 điểm.
Phòng GD & ĐT Tân Sơn
Trường Tiểu học Thu Cúc I
Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II
Năm học 2008 - 2009
Môn: Tiếng việt - lớp 5
Phần Đọc thành tiếng
Đề bài
Bài kiểm tra Đọc thành tiếng (5 điểm)
A.Yêu cầu kiểm tra: 
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các tiết ôn tập ở tuần 28 (Số học sinh được kiểm tra ở mỗi tiết khoảng 1/ 5 số học sinh trong lớp).
B. Nội dung kiểm tra:
 Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 130 chữ thuộc chủ đề đã học ở giữa học kỳ II (Giáo viên chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 5, tập hai, từ tuần 19 đến tuần 27). 
 Cụ thể như sau:
- Tập đọc:
+ Người công dân số Một (hai phần).
+ Thái sư Trần Thủ Độ.
+ Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.
+ Trí dũng song toàn.
+ Tiếng rao đêm.
+ Lập làng giữ biển.
+ Phân xử tài tình.
+ Luật tục xưa của người Ê - đê.
+ Hộp thư mật.
+ Phong cảnh đền Hùng.
+ Nghĩa thầy trò.
+ Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
+ Tranh làng Hồ
- Học thuộc lòng:
+ Cao Bằng
+ Chú đi tuần
+ Cửa sông
+ Đất nước
C. Hình thức kiểm tra:
 Giáo viên viết tên bài, đoạn văn chỉ định cho học sinh đọc, một đến hai câu hỏi (về nội dung đoạn vừa đọc để học sinh trả lời), số trang trong sách giáo khoa vào phiếu.
 Học sinh lên bốc thăm và chuẩn bị trong 2 phút sau đó đọc bài và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
Phòng GD & ĐT Tân Sơn
Trường Tiểu học Thu Cúc I
Hướng dẫn đánh giá và cách cho điểm bài kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II
Môn Tiếng Việt – lớp 5
Năm học 2008 - 2009
(Phần Đọc thành tiếng)
Cách đánh giá
Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào các yêu cầu sau:
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm).
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đên 3 chỗ: o,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm).
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm.
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 diểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm).
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 1 điểm.
(Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm).
+ Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm.
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
Phòng GD & ĐT Tân Sơn
Trường Tiểu học Thu Cúc I
Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II
Năm học 2008 - 2009
Môn: Tiếng việt - lớp 5
Phần Đọc hiểu – luyện từ và câu
( Thời gian làm bài 40 phút không kể thời gian giao đề)
Đề bài
Đọc thầm:
Các xã viên thức dậy lúc trời còn tối. Khói bếp chập chờn. Tiếng gọi nhau í ới. Tiếng quăng liềm va chạmTiếng kẻng nổi lên, chuyền đều cho các xóm. Vừa sáng, đã thấy người đi từng dãy dài, ồn ào, ríu rít một lúc rồi trong làng vắng ngay. Những tiếng động, tiếng người lùi xa tít ngoài cánh đồng
Nắng lên, nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín. Rất đều, rất gọn nhẹ các xã viên cúi lưng xuống, một tay nắm khóm lúa, một tay cắt giật. Một nắm, hai nămxoèn xoẹt xoèn xoẹtlúa chất lại dồn thành từng đống. Tiếng xe cút kít nặng nề chở lúa về làng. Máy tuốt lúa to lù lù đứng giữa sân kho kêu tành tạch. Người ta nhét những ôm lúa vào miệng nó. Nó nhằn nhằn một thoáng rồi phì rơm ra. Bụi mù mịt. Thóc rào rào rơi xuống gầm máy.
Mệt mỏi, hối hả, lưng áo suốt ngày đẫm mồ hôi nhưng các xã viên không giấu niềm vui ánh lên trên gương mặt trước mùa bội thu.
(Nguyễn Thị Ngọc Tú) 
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
1. Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên?
a.Một ngày mùa.
b.Mùa gặt.
c.Ngày mùa đi gặt.
2. Tác giả cảm nhận ngày mùa bằng những giác quan nào?
a. Chỉ bằng thị giác( nhìn )
b. Chỉ bằng thị giác và thính giác( nghe)
c. Bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác( ngửi)
3. Trong câu: “Người ta nhét những ôm lúa vào miệng nó.”, từ “nó” chỉ sự vật gì?
a. Cái xe cút kít.
b. Cái máy tuốt lúa.
c. Cái liềm.
4. Vì sao tác giả cảm tưởng nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng?
a. Vì nắng rất vàng.
b. Vì đồng lúa chín vàng.
c. Vì đồng lúa sắp chín.
5. Trong bài văn có những sự vật nào được nhân hoá?
a. Khói bếp, xe cút kít
b.Cánh đồng, cái liềm, kẻng
c. Máy tuốt lúa
6. Trong bài văn có mấy từ trái nghĩa với từ “tối”?
a, Một từ. Đó là từ
b, Hai từ. Đó là từ.
c, Ba từ. Đó là từ..
7. Trong các cụm từ cúi lưng xuống, nhét lúa vào miệng nó, gương mặt, từ nào mang nghĩa chuyển?
a. Chỉ có từ miệng mang nghĩa chuyển.
b. Có hai từ mang nghĩa chuyển. Đó là từ lưng và từ miệng.
c. Cả ba từ lưng, miệng, mặt, mang nghĩa chuyển.
8. Trong câu: “ Mệt mỏi, hối hả, lưng áo suốt ngày đẫm mồ hôi nhưng các xã viên không ánh lên trên gương mặt trước mùa bội thu.” đã dùng từ nào để nối?
a. Từ nhưng, nối từ với từ.
b. Từ không, nối từ ... với từ.
c. Từ lên, nối từ. với từ
9. Trong đoạn thứ hai( 4 dòng đầu của đoạn) của bài văn, có mấy câu ghép?
a. Một câu ghép. Đó là câu
b. Hai câu ghép. Đó là câu
c. Ba câu ghép. Đó là câu..
10. Hai câu “ Máy tuốt lúa to lù lù đứng giữa sân kho, kêu tành tạch. Người ta nhét những ôm lúa vào miệng nó.”, liên kết với nhau bằng cách nào?
a. Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ.., thay thế chotừ
b. Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là từ.
c. Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ.
Phòng GD & ĐT Tân Sơn
Trường Tiểu học Thu Cúc I
Hướng dẫn đánh giá và cách cho điểm bài kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II
Môn Tiếng Việt - lớp 5
Năm học 2008 - 2009
(Phần Đọc hiểu – Luyện từ và câu)
Cách đánh giá
(Toàn bài làm đúng được 5 điểm)
Câu 1( 0,5 điểm)
ý a: Một ngày mùa.
Câu 2( 0,5 điểm):
ý c: Bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác( ngửi)
Câu 3( 0,5 điểm)
ý b: Cái máy tuốt lúa.
Câu 4( 0,5 điểm)
ý b: Vì đồng lúa chín vàng.
Câu 5( 0,5 điểm)
ý c: Máy tuốt lúa.
Câu 6( 0,5 điểm)
ý a: Một từ. Đó là từ sáng
Câu 7( 0,5 điểm)
ý a: Chỉ có từ miệng mang nghĩa chuyển
Câu 8( 0,5 điểm)
ý a: Từ nhưng, nối từ mồ hôi với từ các xã viên
Câu 9( 0,5 điểm)
ý a: Một câu ghép. Đó là câu “ Nắng lên, nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín,”
Câu 10( 0,5 điểm)
ý a: Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ nó thay cho từ máy tuốt.
Phòng GD & ĐT Tân Sơn
Trường Tiểu học Thu Cúc I 
Đề kiểm tra định kì giữa học kì II
Năm học 2008 - 2009
Môn: Tiếng Việt – lớp 5
(Phân môn: Chính tả - Tập làm văn)
Đề bài
Chính tả: ( 20 phút)
Nghe viết: Cây chuối mẹ.
Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu xanh lơ. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những chiếc quạt lớn. Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ. Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.
Tập làm văn: ( 40 phút)
Trong vườn nhà em có rất nhiều loài cây. Em hãy tả một loài cây mà em thích nhất.
Phòng GD & ĐT Tân Sơn
Trường Tiểu học Thu Cúc I
Hướng dẫn đánh giá và cách cho điểm bài kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II
Môn Tiếng Việt - lớp 5
Năm học 2008 - 2009
(Phần Chính tả - Tập làm văn)
Cách đánh giá
A. Chính tả (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 5 điểm.
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định trừ 0,5 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài.
B.Tập làm văn (5 điểm)
đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
Viết được bài văn tả một loài cây trong vườn mà em thích, độ dài bài viết từ 17 câu trở lên đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
Phần mở bài (1 điểm):
 	Giới thiệu được loài cây trong vườn em định tả
Nêu thời điểm em quan sát cây đó.
Phần thân bài (3 điểm):
Tả bao quát toàn bộ cây.
Tả từng bộ phận của cây, hoặc sự thay đổi của cây theo thời gian. 
Tả cảnh vật thiên nhiên xung quanh, hoạt động của con người, chim chóc, bướm ong liên quan đến cây.
Phần kết bài (1 điểm)
Nêu suy nghĩ hoặc tình cảm của em với cây được miêu tả.
* Lưu ý: 
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5
Phòng GD & ĐT Tân Sơn
Trường Tiểu học Thu Cúc I 
Đề kiểm tra định kì giữa học kì II
Năm học 2008 - 2009
Môn: Toán – lớp 5 
(Thời gian làm bài 40 phút)
Đề bài
Phần I: Mỗi bài tập dưới đây có nêu kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D (là đáp số, kết quả tính, ).
 Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1.Vườn nhà trồng hai loại cây có 180 cây ăn quả và 120 cây lấy gỗ. Tìm tỉ số phần trăm của số cây ăn quả và số cây trồng trong vườn.
A. 30% 	B. 40%
C. 45%	D. 60%
2. Biết 52,5% của một số là 420. Hỏi số đó bằng bao nhiêu?
A. 680	B. 700
C. 750	D. 800
Kết quả điều tra về sự ưa thích các loại màu sắc của 100 học sinh được cho trên biểu đồ hình quạt bên. Trong 100 học sinh đó có bao nhiêu học sinh thích màu trắng?
15 học sinh
20 học sinh
25 học sinh
40 học sinh
3. 
4. Diện tích của phần đã tô đậm trong hình chữ nhật dưới đây là:
14cm
A. 27cm2
B. 30cm2
C. 54 cm2
D. 84cm2
6cm
5cm
Phần II:
1. Tính diện tích hình tròn có đường kính 6cm.
2. Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 7cm và chiều cao 9cm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng ba kích thước của hình hộp chữ nhật trên. Tính:
a, Thể tích hình hộp chữ nhật.
b, Thể tích hình lập phương.
Phòng GD & ĐT Tân Sơn
Trường Tiểu học Thu Cúc I
Hướng dẫn đánh giá và cách cho điểm bài kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II
Môn Toán - lớp 5
Năm học 2008 - 2009
Cách đánh giá:
Phần 1 (4 điểm): Mỗi bài khoanh đúng câu trả lời được 1 điểm.
1. Khoanh vào C. 45%;	2. Khoanh vào D. 800	3. Khoanh vào D. 20 học sinh	4. Khoanh vào A. 27cm2	Phần II (6 điểm):
Bài 1 (2,5 điểm) 
Bài giải:
Bán kính hình tròn là:
6 : 2 = 3 (cm) (1 điểm)
Diện tích hình tròn là:
3 x 3 x 3,14 = 28,26 (cm) (1 điểm)
Đáp số: 28,26 cm ( 0,5 điểm).
Bài 2 ( 3,5 điểm)
Học sinh giải và trình bày đúng bài giải được 3,5 điểm:
Bài giải:
a, Thể tích hình hộp chữ nhật là:
8 x 7 x 9 = 504 (cm3) (1 điểm)
b, Độ dài cạnh của hình lập phương là:
( 8 + 7 + 9 ) : 3 = 8 (cm) (1 điểm)
Thể tích của hình lập phương là:
8 x 8 x 8 = 512 (cm3) (1 điểm)
Đáp số: a, 504 cm3
 b, 512 cm3
Phòng GD & ĐT Tân Sơn
Trường Tiểu học Thu Cúc I
Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II
Năm học 2008 - 2009
Môn: Tiếng việt - lớp 5
Phần Đọc thành tiếng
Đề bài
Bài kiểm tra Đọc thành tiếng (5 điểm)
A.Yêu cầu kiểm tra: 
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các tiết ôn tập ở tuần 35 (Số học sinh được kiểm tra ở mỗi tiết khoảng 1/ 4 số học sinh trong lớp).
B. Nội dung kiểm tra:
 Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 130 chữ thuộc chủ đề đã học ở học kỳ II (Giáo viên chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 5, tập hai, từ tuần 19 đến tuần 34). 
 Cụ thể như sau:
- Tập đọc:
+ Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.
+ Trí dũng song toàn.
+ Luật tục xưa của người Ê - đê.
+ Hộp thư mật.
+ Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
+ Một vụ đắm tàu.
+ Con gái.
+ Thuần phục sư tử.
+ Tà áo dài Việt Nam.
+ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
+ Lớp học trên đường.
Học thuộc lòng:
+ Cửa sông.
+ Đất nước.
+ Bầm ơi!
+ Những cánh buồm.
+ Nếu trái đất thiếu trẻ con.
C. Hình thức kiểm tra:
 Giáo viên viết tên bài, đoạn văn chỉ định cho học sinh đọc, một đến hai câu hỏi (về nội dung đoạn vừa đọc để học sinh trả lời), số trang trong sách giáo khoa vào phiếu.
 Học sinh lên bốc thăm chọn bài và được xem lại bài khoảng 1 đến 2 phút sau đó đọc bài và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
Phòng GD & ĐT Tân Sơn
Trường Tiểu học Thu Cúc I
Hướng dẫn đánh giá và cách cho điểm bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II
Môn Tiếng Việt – lớp 5
Năm học 2008 - 2009
(Phần Đọc thành tiếng)
Cách đánh giá
Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào các yêu cầu sau:
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm).
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đên 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm).
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm.
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 diểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm).
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 1 điểm.
(Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm).
+ Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm.
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
Phòng GD & ĐT Tân Sơn
Trường Tiểu học Thu Cúc I
Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II
Năm học 2008 - 2009
Môn: Tiếng việt - lớp 5
Phần Đọc hiểu – luyện từ và câu
( Thời gian làm bài 40 phút không kể thời gian giao đề)
Đề bài
Đọc thầm bài văn sau:
Cây phượng xóm Đông.
Cây phượng già thế là sắp mất. Lũ trẻ lớn lên đã thấy cây phượng sừng sững.Các cụ trong xóm cũng không biết cây bao nhiêu tuổi. Năm tháng qua đi, gốc phượng xù xì, cành lá xum xuê rợp mát cả một vùng. Mùa xuân, cây trổ ra những nhành lá tươi non như lá me chua. Hè đến lá cây chuyển sang màu xanh sẫm và những chùm hoa bắt đầu khoe sắc thắm. Mùa hè, bọn trẻ được nghỉ học, cây phượng là cả một thiên đường. Tuổi thơ của lũ trẻ xóm Đông thật êm đềm vì có cây phượng chở che, ấp ủ. Vậy mà giờ đây, cây phượng sắp bị chặt.
Bọn trẻ quả quyết: “ Phải cứu lấy cây phượng”.
Đối diện với cây phượng già là một ngôi nhà nhỏ, cũng là nơi bán hàng của cụ Tạo, một cụ già cô đơn.
Để mặt đường đạt chuẩn, chỉ có cách chặt cây phượng già hoặc dời quán cụ Tạo đi. Cụ Tạo ở đó đã mấy chục năm, tuổi đã cao lại không người thân thích, dời quán đi thí cụ ở đâu? Thế nên chỉ còn cách hạ cây phượng.
Tối ấy cụ Tạo rất ngạc nhiên vì trăng sáng thế mà lũ trẻ không nô đùa như mọi khi. Cụ trở dậy, mở cửa đi ra ngoài. Thấy lũ trẻ đang túm tụm thì thầm, cụ chậm rãi bước vòng ra sau cây phượng. Thế là cụ đã nghe hết tất cả.
Lặng lẽ trở về nhà, suốt đêm cụ không chợp mắt. Bật đèn, cụ lật đật đi tìm cây bút bi và tờ giấy trắng viết đơn.
Tối nay, lũ trẻ lại tụ tập bên gốc phượng để chia tay với cây phượng lần cuối. Hùng hổn hển chạy tới.
Có tin vui đây! Cây plhượng không bị chặt nữa.
Chú Tâm đã liên hệ với nhà dưỡng lão của tỉnh. Cụ Tạo được nhận vào đó theo tiêu chuẩn người già cô đơn không nơi nương tựa. Chính cụ đã viết đơn hiến đất nhà để giải toả mặt đường đấy.
Mùa hè năm ấy, cây phượng ra hoa nhiều lắm, màu hoa đỏ rực. Lũ trẻ rủ nhau hái một cành phượng thật đẹp đi thăm cụ Tạo.
Giữ lại cho xóm làng cây phượng xanh tươi để tuổi thơ củ bọn trẻ đầy ắp niềm vui, cụ Tạo thấy lòng mình thật nhẹ nhàng, thanh thản.
( T

File đính kèm:

  • docDe Dap an Kiem tra dinh ky ToanTV Ca nam.doc