Bộ đề kiểm tra định kì cả năm Tiếng việt, Toán Lớp 3 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Kim Liên
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bộ đề kiểm tra định kì cả năm Tiếng việt, Toán Lớp 3 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Kim Liên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên :. . Lớp : 3 Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I Năm học: 2008 – 2009 Môn: Tiếng Việt (đọc) Thời gian: 35 phút I . Đọc thành tiếng (6điểm) *Kiểm tra trong các giờ ôn tập II. Đọc – hiểu(4 điểm) A. Đọc thầm bài : Cô giáo tí hon Bé kẹp lại tóc, thả ống quần xuống, lấy cái nón vủa má đội lên đầu. Nó cố bắt chước dáng đi khoan thai của cô giáo khi cô bước vào lớp . Mấy đứa nhỏ làm y hệt đám học trò, đứng cả dậy, khúc hkích cười chào cô. Bé trao nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh châm bầu làm thước. mấy đứa em chống hai tayngồi nhìn chị .Làm như cô giáo , bé đưa mắt nhìn đám học trò, tay cầm nhánh châm bầu nhịp nhịp trên tấm bảng. Nó đánh vần từng tiếng. Đàn em ríu rít đánh vần theo. Thằng Hiển ngọng líu, nói không kịp hai đứa lớn. Cái Anh hai má núng nính, ngồi gọn tròn như củ khoai, bao giờ cũng giành phần đọc xong trước.Cái Thanh ngồi cao hơn em một cái đầu. Nó mở to đôi mắt hiền dịu nhìn tấm bảng, vừa đọc vừa mâm mê mớ tóc mai. (Theo Nguyễn Thi ) B. Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đẳttước câu trả lời đúng. 1. Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì? A. trò chơi tập đọc. B. trò chơi lớp học C. trò chơi dạy em. 2. Bé đã bắt trước cô giáo những cử chỉ nào? A. Đi khoan thai vào lớp, treo nón, mặt, tỉnh khô, đưa mắt nhìn đám học trò. B. Bẻ nhánh trâm bầu làm thước, nhịp nhịp cái thước, đánh vần từng tiếng. C. cả hai ý trên. 3. Đám học trò trong bài thế nào? A. ngộ nghĩnh ,đáng yêu. B. ngoan ngoãn. C. học giỏi. 4. Trong bài có mấy hình ảnh so sánh? A. 1 hình ảnh :Đó là.. B. 2 hình ảnh: Đó là.. C. 3 hình ảnh: Đó là 5. Trong câu: “Cái Anh hai má núng nính ”. Ta có thể thay từ “núng nính” bằng từ nào? A. phinh phính B. phụng phịu C. to béo Họ và tên :. . Lớp : 3 Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I Năm học: 2008 – 2009 Môn: Tiếng Việt (viết) Thời gian: 35 phút I . Chính tả: (5 điểm)Nghe – Viết Bài viết : Nhớ lại buổi đầu đi học (Viết từ Hằng năm .. bầu trời quang đãng SGK TV 3 tập 1 trang 51) . II. Tập làm văn (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn 5 đến 7 câu kể về gia đình em với một người bạn mới quen. .. Họ và tên :. . Lớp : 3 Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I Năm học: 2008 – 2009 Môn: Tiếng Việt (đọc) Thời gian: 35 phút I . Đọc thành tiếng (6điểm) *Kiểm tra trong các giờ ôn tập II. Đọc – hiểu(4 điểm) A. Đọc thầm bài : Chõ bánh khúc của dì tôi Dì tôi cắp chiếc rổ lớn, dắt tôi đi hái rau khúc. Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Lá rau như mạ bạc, trong như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh, như những bóng đèn pha lê. Hai dì cháu tôi hái đầy rổ mới về. Ngủ một giấc dậy, tôi dã thấy dì mang chõ bánh lên. Vung vừa mở ra, hơi nóng bốc nghi ngút. Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Cắn một miếng bánh thì như thấy cả h\ương đồng, cỏ nội gói vào trong đó. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quyên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương. Ngô Văn Phú B. Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đẳttước câu trả lời đúng: 1. Bài văn tả cảnh gì? A. Cây rau khúc B. chiếc bánh khúc C. Cả hai ý trên 2. Mùi vị của chiếc bánh khúc như thế nào? A. bánh khúc thơm ngậy, hăng hắc. B. bánh khúc màu rêu xanh C. bánh khúc nóng bốc hơi nghi ngút. 3. Trong bài có mấy hình ảnh so sánh. A. 3 hình ảnh B. 4 hình ảnh C. 5 hình ảnh 4. Bộ phận in đậm trong câu: “Hai dì cháu tôi hái đầy rổ mới về”. Trả lời cho câu hỏi là? A. Là gì? B. Làm gì? C. Thế nào? 5 . Trong các câu sau , câu nào không có hình ảnh so sánh? A. Lá rau khúc như mạ bạc. B. Chiếc bánh khúc đẹp như những bông hoa. C. nhân bánh là một thỏi đậu xanh vàng ươm. Họ và tên :. . Lớp : 3 Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I Năm học: 2008 – 2009 Môn: Tiếng Việt (viết) Thời gian: 35 phút I . Chính tả: (5 điểm)Nghe – Viết Bài viết : Đêm trăng trên Hồ Tây (SGK TV 3 tập 1 trang 105) . II. Tập làm văn (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn 5 đến 7 câu nói về quê hương em theo gợi ý. Quê em ở đâu? Em thích nhất cảnh vật gì ở quê hương? Cảnh vật đó có gì đáng nhớ? Tình cảm của em đối với quê hương em như thế nào? . Họ và tên :. . Lớp : 3 Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ Ii Năm học: 2008 – 2009 Môn: Tiếng Việt (đọc) Thời gian: 35 phút I . Đọc thành tiếng (6điểm) *Kiểm tra trong các giờ ôn tập II. Đọc – hiểu(4 điểm) A. Đọc thầm bài : Ngày hội rừng xanh Chim gõ kiến nổi mõ Gà rừng gọi vòng quanh Sáng rồi, đừng ngủ nữa Nao, đi hội rừng xanh! Tre, trúc thổi nhạc sáo Khe, suối gảy nhạc đàn Cây rủ nhau thay áo Khoác bao màu tươi non. Công dẫn đầu đội múa Khướu lĩnh sướng đàn ca Kì, Nhông diễn ảo thuật Thay đổi hoài màu da. Nấm mang ô đi hội Tối suối, nhìn mê say Ơ kìa anh cọn nước Đang chơi trò đu quay. Vương Trọng B. Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đẳttước câu trả lời đúng: 1. Bài thơ tả cảnh gì? A. cảnh ngày hội B. cảnh ngày hội rừng xanh C. cảnh các con vật trong rừng 2. Khi tả các con vật trong ngày hội rừng xanh, tác giả đã chú ý đến điều gì? A. Hoạt động của các con vật. B. Hình dáng của các con vật. C. Tính nết của các con vật. 3. ở khổ thơ thứ ba những sự vật nào được nhân hoá? A. Công, Khướu B. khướu, Kì Nhông C. Công, Khướu, Kì Nhông 4. ở khổ thư thứ tư cái cọn nước được nhân hoá bằng cách nào? A. tả cái cọn nước bằng từ chỉ hoạt động của người. B. Nói vứi cọn nước như nói với người. C. Bằng cả hai ý trên. 5. Trong bài có bao nhiêu hình ảnh nhân hoá? A. 8 hình ảnh nhân hoá. B. 9 hình ảnh nhân hoá. C. 10 hình ảnh nhan hoá. Họ và tên :. . Lớp : 3 Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ Ii Năm học: 2008 – 2009 Môn: Tiếng Việt (Viết) Thời gian: 35 phút I . Chính tả: (5 điểm)Nghe – Viết Bài viết : Đi hôi chùa Hương (Viết từ đầu đến nên núi rừng cũng thơSGK TV 3 tập 2 trang 68) . II. Tập làm văn (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn 7 đến 10 câu kể về một người lao động trí óc mà em biết theo gợi ý. người đó tên là gì? làm gì? ở đâu? quan hệ như thế nào với em? Hằng ngày người đó làm công việc gì? Người đó làm viẹc như thế nào? Công việc ấy quan trọng như thế nào? Em thích công việc của người đó không? Họ và tên :. . Lớp : 3 Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ Ii Năm học: 2008 – 2009 Môn: Tiếng Việt (đọc) Thời gian: 35 phút I . Đọc thành tiếng (6điểm) *Kiểm tra trong các giờ ôn tập II. Đọc – hiểu(4 điểm) A. Đọc thầm bài : Mặt trời xanh của tôi Đã có ai lắng nghe Tiếng mưa trong rừng cọ Như tiến thác dội về Như ào ào trận gió. Đã ai lên rừng cọ Giữa một buổi trưa hè Gối đầu lên thảm cỏ Nhìn trời xanh lá che.. Đã có ai dậy sớm Nhìn lên rừng cọ tươi Lá xoè từng tia nắng Giống hệt như mặt trời. Rừng cọ ơi! Rừng cọ ! Lá đẹp lá ngời ngời Tôi yêu thường vẫn gọi Mặt trời xanh của tôi. (Nguyễn Viết Bình) B. Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đẳttước câu trả lời đúng: 1. Mục đích chính của bài thơ là tả sự vật nào? A. tiếng mưa B. rừng cọ C. tiếng mưa và rừng cọ 2. bài thơ tả rừng cọ vào lúc nào? A. lúc trưa hè B. lúc sáng sớm C. lúc trưa hè và lúc sáng sớm 3. Tác giả đã gọi lá cọ là gì? A. là mặt trời xanh B. là mặt trời C. là tia nắng 4. ở khổ thơ 1. tiếng mưa được so sánh với gì? A. so sánh tiếng mưa với tiếng thác. B. so sánh tiếng mưa với tiếng gió. C. cả hai ý trên. 5. ở khổ thơ 4, tác giả đã nhân hoá rừng cọ bằng cách nào? A. tả rừng cọ bằng từ ngữ chỉ người. B. Nói với rừng cọ như nói với người. C. Cả hai cách trên Họ và tên :. . Lớp : 3 Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ Ii Năm học: 2008 – 2009 Môn: Tiếng Việt (Viết) Thời gian: 35 phút I . Chính tả: (5 điểm)Nghe – Viết Bài viết : Mưa (Viết ba khổ thơ cuối SGK TV 3 tập 2 trang 134) . II. Tập làm văn (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn 7 đến 10 câu theo các đề bài sau. Kể về một người lao động . Kể về một ngày hội ở quê em. Kể về một trận rthi đấu thể thao. Họ và tên :. . Lớp : 3 Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I Năm học: 2008 – 2009 Môn: Tóan Thời gian: 35 phút Đề bài : Bài 1: Tính nhẩm. 6 x 4 =. 7 x6 =.. 6 x5 =. 18 : 6 = 28 : 7 =.. 56 : 7 =. 7 x3 =.. 6 x2 =. 7 x7 =. 42 : 7 =.. 36 :6 = . 24 : 6 =. Bài 2: Tính 13 x 6 .. 30 x 6 .. 64 2 88 4 Bài 3: , = 6m 3cm7m 6m 3cm..630 cm 4m 50 cm450 cm 1m 10 cm..110 cm 5m 6 cm..5m 8m 62cm.8m 60cm Bài 4: Em cắt được 7 bông hoa, chị cắt được gấp 6 lần số hoa của em .Hỏi chị cắt được bao nhiêu bông hoa? Bài giải: Bài 5: Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 12 cm. . Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng đoạn thẳng AB. . Họ và tên :. . Lớp : 3 Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì i Năm học: 2008 – 2009 Môn: Tóan Thời gian: 35 phút Đề bài : Bài 1: Tính nhẩm. 6 x8 =.. 7 x9 = 9 x5 =.. 35 : 7 = 54 : 6 =.. 81 : 9 =. 56 : 8=.. 25 : 5 =. 4 x 8 =.. 10 x 6 =.. Bài 2: Đặt tính rồi tính 62 x 5 306 x3 856 : 4 934 : 5 Bài 3: Tính giá trị biểu thức. 12 x4 : 6 =. . 34 + 28 : 4 =.. Bài 4: Nhà lan nuôiđược 78 con gà, mẹ đã bán Hỏi nhà Lan còn lại bao nhiêu con gà? Bài giải: Bài 5: Khoanhvào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Chu vi của hình chữ nhật có chiều dài 10 cm, chiều rộng 8 cm là: A. 18 cm B. 28 cm C. 26 cm D. 36 cm Số thích hợp để điền vào chỗ chấm của 2m 14 cm =..cm là? A. 214cm B. 214 C. 16 cm D. 34 cm Họ và tên :. . Lớp : 3 Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì ii Năm học: 2008 – 2009 Môn: Tóan Thời gian: 35 phút Phần 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Số liền trước của 2957 là: A. 2958 B.2956 C. 2947 D. 2967 Trong các số : 4375 , 4735 , 4537 , 4753 Số lớn nhất là: A. 4375 B.4537 C. 4753 D. 4735 3. Trong cùng một năm, ngày 28 tháng 3 là ngày thứ sáu, ngày 4 tháng tư là: A. thứ tư B.thứ năm C. thứ sáu D. thứ bảy Trong hình vẽ bên có số góc vuông là: 2 3 4 5 5. 100 phút .1 giờ 30 phút. Dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm là: A. dấu bé B.dấu lớn C. dấu bằng D.không có dấu nào Phần 2: Bài 1: Đặt tính rồi tính 2634 + 4848 . .. 7284 – 3528 . .. 1052 x 3 . .. 2896 : 4 . .. Bài 2: Có 5 thùng sách , mỗi thùngđựng 306 quyển sách . Số sách chia đều cho 9 thư viện trường học . Hỏi mỗi thư viện được chia bao nhiêu quyển sách? Bài giải: Họ và tên :. . Lớp : 3 Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì ii Năm học: 2008 – 2009 Môn: Tóan Thời gian: 35 phút Phần 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Số liền sau của số 54829 là: A. 54839 B.54819 C. 54828 D. 54830 Số bé nhất trong các số 74203 , 100000, 54307 , 90421 là: A. 100 000 B.54307 C. 74203 D. 90421 3. kết quả của phép nhân 1614 x 5 là: A. 8070 B.5050 C. 8080 D.7090 4 . Kết quả của phép chia 28360 : 4 là: A. 709 B.790 C. 7090 D. 79 Chiều dài của quyển sách giáo khoa Toán lớp 3 khoảng : A. 25 m B.25 cm C. 25 dm D. 25 mm PhầnII: Bài 1 : Đặt tính rồi tính 18329 + 6207 . .. 65493 – 2486 .. . .. Bài 2 : Tính giá trị của biểu thức . (13829 + 20718) x 2= .. Bài 3 : Tìm x . X x 2 = 3998 . . Bài 4 : Một đội công nhân làm đường, trong 3 ngày làm được 12 km đường. Hỏi trong 5 ngày đội công nhân đó làm được bao nhiêu km đường (sức làm mỗi ngày là như nhau)? Bài giải: .. Họ và tên :. . Lớp : 3 Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I Năm học: 2008 – 2009 Môn: Tiếng Việt (đọc) Thời gian: 35 phút I . Đọc thành tiếng (6điểm) *Kiểm tra trong các giờ ôn tập B. Đọc hiểu (4đ) I - Đọc thầm bài: Mùa hoa sấu Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá. Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm. Nó quy tròn trước mặt, đậu lên đầu, lên vai ta rồi mới bay đi. Nhưng ít ai nắm được một chiếc lá đang rơi như vậy. Từ những cành sấu non bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sấu thơm nhẹ. Vị chua thấm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại. (Băng Sơn) II – Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 1. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu như thế nào? a. Cây sấu ra hoa b. Cây sấu thay lá c. Cây sấu thay là và ra hoa. 2. Hình dạng hoa sấu như thế nào? a. Hoa sấu nhỏ li ti b. Hoa sấu trông những chiếc chuông nhỏ xíu c. Hoa sấu thơm nhẹ. 3. Mùi vị hoa sấu như thế nào? a. Hoa sấu thơm nhẹ, có vị chua b. Hoa sấu hăng hắc c. Hoa sấu nở từng chùm trắng muốt. 4. Bài đọc trên có mấy hình ảnh so sánh? Viết rõ đó là hình ảnh nào? a. Một hình ảnh b. Hai hình ảnh c. Ba hình ảnh. 5. Trong câu: “ Đi dưới dạng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm”, em có thể thay từ “nghịch ngợm” bằng từ nào? a. Tinh nghịch b. Bướng bỉnh c. Dại dột. Họ và tên :. . Lớp : 3 Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I Năm học: 2008 – 2009 Môn: Tiếng Việt (viết) Thời gian: 35 phút I . Chính tả: (5 điểm)Nghe – Viết Bài viết : Trận bóng dưới lòng đường (Viết từ một chiếc xích lô đến hết SGK TV 3 tập trang 55) . II. Tập làm văn (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đén 7 câu kể lại buổi đầu đi học. . Họ và tên :. . Lớp : 3 Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I Năm học: 2008 – 2009 Môn: Tiếng Việt (đọc) Thời gian: 35 phút I . Đọc thành tiếng (6điểm) *Kiểm tra trong các giờ ôn tập B. Đọc hiểu (4đ) I - Đọc thầm bài: Đường vào bản Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xoá như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. Bên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thắng tắp, dày như ống đũa. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày qua lại. B. Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào chữ trả lời đúng. 1. Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào? A. Vùng núi B. Vùng biển C. Vùng đồng bằng 2. Mục đích chính của đoạn văn trên là tả cái gì? A. Tả con suối B. Tả con đường C. Tả ngọn núi. 3. Vật gì nằm ngang đường vào bản? A. Một ngọn núi. B. Một rừng vầu. C. Một con suối. 4. Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh? A. 1 hình ảnh. B. 2 hình ảnh. C. 3 hình ảnh. 5. Trong các câu dưới đây, câu nào không có hình ảnh so sánh? A. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xoá như trảI thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. B. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. C. Con đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thắng tắp, dày như ống đũa. Họ và tên :. . Lớp : 3 Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I Năm học: 2008 – 2009 Môn: Tiếng Việt (viết) Thời gian: 35 phút I . Chính tả: (5 điểm)Nghe – Viết Bài viết : Vầng trăng quê em (SGK TV 3 tập1 trang 142) . II. Tập làm văn (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đén 7 câu giới thiệu về tổ em. Họ và tên :. . Lớp : 3 Đề kiểm tra định kỳ giữahọc kì II Năm học: 2008 – 2009 Môn: Tiếng Việt (đọc) Thời gian: 35 phút I . Đọc thành tiếng (6điểm) *Kiểm tra trong các giờ ôn tập B. Đọc hiểu (4đ) I - Đọc thầm bài: Suối Suối là tiếng hát của rừng Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây Từ giọt sương của lá cây Từ trong vách đá mạch đầy tràn ra. Từ lòng khe hẹp thung xa Suối dang tay hát khúc ca hợp đồng Suối gặp bạn, hoá thành sông Sông gặp bạn, hoá mênh mông biển ngời. Em đi cùng suối, suối ơi Lên non gặp thác, xuống đồi thấy sông. Vũ Duy Thông B- Dựa vào nội dung bài thơ, chọn câu trả lời đúng: 1. Suối do đâu mà thành? a.Do sông tạo thành. b. Do biển tạo thành. c. Do mưa và các nguồn nước tạo thành 2. Em hiểu hai câu thơ sau như thế nào? Suối gặp bạn, hoá thành sông Sông gặp bạn, hoá mênh mông biển ngời. a. Nhiều suối hợp thành sông, nhiều sông hợp thành biển b. Suối và sông là bạn của nhau. c. Suốivà biển là bạn của nhau. 3. Trong câu Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây, sự vật nào được nhân hoá? a.Mây b.Mưa bụi c.Bụi 4. Trong khổ thơ 2, những sự vật nào được nhân hoá? a.Suối, sông b.Sông,biển c. suối , biển 5. Trong khổ thơ 3, suối được nhân hoá bằng cách nào? a.Tả suối bằng những từ ngữ chỉ người, chỉ hoạt động, đặc điểm của người. b.Nói với suối như nói với người. c.Bằng cả hai cách trên. Họ và tên :. . Lớp : 3 Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I Năm học: 2008 – 2009 Môn: Tiếng Việt (viết) Thời gian: 35 phút I . Chính tả: (5 điểm)Nghe – Viết Bài viết : Một nhà thông thái (SGK TV 3 tập2trang 37) . II. Tập làm văn (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đén 7 câu kể về một người lao động trí óc mà em biết. Họ và tên :. . Lớp : 3 Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì ii Năm học: 2008 – 2009 Môn: Tiếng Việt (đọc) Thời gian: 35 phút I . Đọc thành tiếng (6điểm) *Kiểm tra trong các giờ ôn tập B. Đọc hiểu (4đ) I - Đọc thầm bài: Cây gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đenđàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau về, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau,ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy! Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với bóng dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. Theo Vũ Tú Nam. B. Dựa vào nội dung bài học, đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng: 1. Mục đích của bài văn trên là tả sự vật nào? Tả cây gạo. Tả chim. Tả cây gạo và chim. 2. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào? Vào mùa hoa. Vào mùa xuân . Vào hai mùa kế tiếp nhau. 3. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh? 1 hình ảnh Đó là: 2 hình ảnh Đó là: 3 hình ảnh. Đó là:. .. 4. Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hoá? Chỉ có cây gạo được nhân hoá. Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hoá. Cả cây gạo, chim chóc và con đò đều được nhân hoá. 5. Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim” , tác giả nhân hoá cây gạo bằng cách nào? Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người. Nói với cây gạo như nói với người. Họ và tên :. . Lớp : 3 Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ Ii Năm học: 2008 – 2009 Môn: Tiếng Việt (viết) Thời gian: 35 phút I . Chính tả: (5 điểm)Nghe – Viết Bài viết : Thì thầm (SGK TV 3 tập 2 trang 133) . II. Tập làm văn (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đén 7 câu kể về một việc tốt em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường. Họ và tên :. . Lớp : 3 Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì i Năm học: 2008 – 2009 Môn: Toán Thời gian: 35 phút Phần I: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng Kết quả của phép tính 44 x 2 là: A. 77 B . 46 C. 88 D. 100 của 69 là: A. 23 B . 33 C. 24 D. 19 Số dư của phép chia29 : 6 là: A. 3 B . 2 C. 5 D. 1 Con 6 tuổi, tuổi bố gấp 5 lần tuổi con. Tuổi bố là: A. 31 B . 17 C. 11 D. 30 Phép tính 42 : x =7 , x bằng: A. 6 B . 5 C. 7 D. 4 Phần II: Bài 1: Có 28 học sinh đang tập bơi. số học sinh đó là học sinh lớp 3A. Hỏi lớp 3A có bao nhiêu học sinh đang tập bơi? Bài giải Bài 2: An háiđược 6 quả cam, Liên háI được gấp 4 lần số cam của An. Hỏi Liên háI được bao nhiêu quả cam? Bài giải Họ và tên :. . Lớp : 3 Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì I Năm học: 2008 – 2009 Môn: Toán Thời gian: 35 phút Phần I: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng Kết quả của phép tính 342 x 2 là: A. 684 B . 486 C. 586 D. 404 Anh 32 tuổi, em 8 tuổi. Số tuổi của em bằng: A. tuổi anh B . tuổi anh C. tuổi anh D. tuổi anh 1 kg = .g , số diền vào dấu chấm là: A. 10 g B . 100g C. 1 g D. 1000g Số dư của phép chia 85 : 4 là: A. 4 B . 2 C. 1 D. 3 Giá trị của biểu thức: 16 : ( 2 x 4 ) là: A. 14 B . 24 C. 2 D. 9 Phần II: Bài 1: Có 45 kg gạo, chia đều vào 9 túi. Hỏi mỗi túi có mấy kg gạo? Bài giải Bài 2: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 35 m, chiều rộng 20 m . Tính chu vi mảnh vườn đó. Bài giải Họ và tên :. . Lớp : 3 Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì ii Năm học: 2008 – 2009 Môn: Toán Thời gian: 35 phút Phần I: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng Kêt qủa của phép tính 7945 + 1236 là: A. 9180 B . 9181 C. 8181 D. 9184 2. Phép tính 4862 – x = 762 , x bằng: A. 7700 B . 8700 C. 6700 D. 7600 Số liền sau của số 3774 là: A. 4774 B . 3773 C. 3784 D. 3775 Dãy số : 80; 70; 60 ; 50 ;40 ; 20 , có: A. 10 số B . 8 số C. 6 số D. 15 số Số lớn nhất có 4 chữ số là: A. 9909 B . 9099 C. 9999 D. 9000 Phần II: Bài 1: Có 2135 quyển vở được xếp đều vào 7 thùng. Hỏi 5 thùng như thế có bao nhiêu quyển vở? Bài giải Bài 2: Có 2 thùng, mỗi thùngchứa 1025 lít dầu. Người ta đã lấy ra 1350 lít dầu. Hỏi còn lại bao nhiêu lít trong thùng? Bài giải . Họ và tên :. . Lớp : 3 Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì Ii Năm học: 2008 – 2009 Môn: Toán Thời gian: 35 phút Phần I: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng Diện tích hình vuông có cạnh 8 cm là: A. 16 cm2 B . 24 cm2 C. 32 cm2 D. 64 cm2 Phép tính x- 2587= 4658, x bằng: A. 9045 B . 7245 C. 1000 D. 8597 Chu vi hình chữ nhật có chiều dài 8 cm, chiều rộng 4 cm là: A. 24 cm B . 42 cm C. 12cm D. 30cm Một của hàng có 980 cây bút bi, cửa hàng đã bán số bút đó. Số bút còn lại là: A. 400 B . 490 C. 390 D. 500 Giá trị của biểu thức: 24 + 6 x 7 là: A. 100 B . 98 C. 66 D. 56 Phần II: Bài 1: Có 45 học sinh xếp thành 9 hàng đều nhau. Hỏi có 60 học sinh thì xếp được bao nhiêu hàng như thế? Bài giải .. Bài 2: Một cửa hàng có 6450 lít dầu, cửa hàng đã bán được số lít dầu Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu lít dầu Bài giải
File đính kèm:
- De KTDK khoi 3.doc
- Dap an KTDK khoi 3.doc