Bộ đề kiểm tra giữa học kì II Đọc hiểu Lớp 5 - Trường Tiểu học Đại Từ

doc12 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ đề kiểm tra giữa học kì II Đọc hiểu Lớp 5 - Trường Tiểu học Đại Từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN ĐỌC HIỂU – GIỮA HỌC KÌ II– LỚP 5
A. Đọc bài văn sau:
NHỮNG BÁC KHỔNG LỒ
 Đầu mùa mưa. Càng vào sâu trong đồng, đường càng lầy lội khó đi. Có lúc các xe hơi bốn chỗ ngồi, chở sáu người trong đoàn làm phim phải rẽ xuống đồng tránh chỗ lầy. Tới lúc nó không kịp tránh và bốn bánh xe ngập trong bùn nhão, bốn người đàn ông xúm vào đẩy mà xe vẫn không nhúc nhích một tẹo nào. Chú lái xe thở phì phì như cái xe bị trói cẳng. Cô biên tập viên xinh đẹp, áo dài màu lá mạ, đi lại, đứng ngồi ra chiều bối rối vì không giúp gì được cho đoàn. Nhưng rồi chính cô đã cứu đoàn thoát hiểm. Đấy là khi một toán chừng mươi người nông dân đủ mọi lứa tuổi đi làm đồng về ngang qua. Một ông lão tóc búi củ hành, vứt điếu thuốc rê(1) hút dở xuống đất, chỉ cô biên tập viên mà nói: 
 - Ai như nhỏ khuyến nông(2) vậy cà(3) ? Tối qua còn thưa bà con nông dân, mặt mày tươi rói trên ti vi sao bây giờ ngồi bí xị đây?
 - Cô ấy chứ ai. Coi bộ cổ(4) muốn xuống xe đi bộ với bà con mình.
 - Dạ, con đây bác Hai! – Cô biên tập lên tiếng. – Tụi con khuyến nông thì được mà khuyến xe thì chịu. Bác Hai coi cái xe kìa.
 - Dễ ợt! Nào, mấy đứa bay xúm vô! Chú lái tắt máy xuống xe. Nhỏ khuyến nông lên xe để khỏi dơ! Những người còn lại cùng đẩy nghe.
 - Nào! Mời lên xe!
 Tất cả nói như reo khiến cô biên tập không thể từ chối.
 - Một, hai, ba... ! Dô...nè! ...Một, hai, ba... ! Dô...nè! Một, hai, ba... ! Dô!...
 Nhờ những cú đẩy cực mạnh của các bác khổng lồ, chiếc xe thoát khỏi vũng lầy. Lần đầu tiên, cô biên tập viên truyền hình biết thế nào là ngồi trên xe hơi để mọi người đẩy đi, mặt cô hơi tái đi vì “ đặc ân” ấy. Mọi người hả hê sung sướng.
 Ba chỉ kịp bấm máy ghi được cảnh này cho chương trình khuyến nông kì tới, con nhớ coi nghe.
	 	Theo Trần Quốc Toàn
Thuốc rê: Thuốc lá sợi, sản xuất theo lối thủ công, khi vấn hút thành điếu.
Khuyến nông: Khuyến khích phát triển nông nghiệp.
Cà: Kìa. Cổ: Cô ấy.
B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: 
Câu 1. Tại sao cô biên tập viên đài truyền hình đi lại ra vẻ bối rối?
a. Cô sợ đến nơi ghi hình trễ giờ.
b. Xe hỏng và tất cả mọi người đều lo trễ giờ. 
c. Xe bị sa lầy mà cô không giúp gì được cho đoàn.
Câu 2. Nhờ đâu mà cô biên tập viên “ đã cứu đoàn thoát hiểm”?
 a. Cô đã kịp gọi xe cứu hộ đến.
 b. Các bác nông dân nhận ra cô và giúp đẩy xe cho đoàn.
 c. Chú lái xe điều khiển xe thoát khỏi chỗ lầy rất giỏi.
Câu 3. Tại sao bác nông dân lớn tuổi nhất bảo cô biên tập viên ngồi lên xe?
 a. Cô lái xe rất giỏi. b. Mọi người khuyên bác.
 c. Bác rất quý cô, sợ cô bị vướng bùn bẩn.
Câu 4. Mọi người làm cách nào để đưa chiếc xe thoát khỏi chỗ lầy?
 a. Tất cả cùng hô to và đẩy xe đi. c. Nghe lời bác nông dân lớn tuổi.
 b. Tất cả cùng ra tay đẩy xe cùng một lúc.
Câu 5. Câu chuyện trên nhằm ca ngợi những ai?
 a. Đoàn làm phim khuyến nông. c. Các bác nông dân.
 b. Bác nông dân và cô biên tập viên.
Câu 6. Dấu phẩy thứ hai trong câu: “Cô biên tập viên xinh đẹp, áo dài màu lá mạ, đi lại, đứng ngồi ra chiều bối rối vì không giúp gì được cho đoàn.” được dùng với chức năng gì?
 a. Ngăn cách giữa các bộ phận của chủ ngữ.
 b. Ngăn cách giữa chủ ngữ và vị ngữ.
 c. Ngăn cách giữa các bộ phận cùng làm vị ngữ.
Câu 7. Dấu ba chấm ( ...) trong câu: “ Một, hai, ba,...!” được dùng với chức năng gì?
 a. Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ.	 b. Biểu thị âm thanh kéo dài.
 c. Biểu thị âm thanh ngắt quãng.
Câu 8. Các vế trong câu “Càng vào sâu trong đồng, đường càng lầy lội khó đi.” được nối với nhau bằng cách nào?
 a. Nối trực tiếp (không dùng từ nối).
 b. Nối bằng cặp từ hô ứng. c. Nối bằng một quan hệ từ.
Câu 9. Câu “Ba kịp bấm máy ghi được cảnh này cho chương trình khuyến nông kì tới, con nhớ coi nghe.” có những từ ngữ làm chủ ngữ?
 a. Ba chỉ kịp bấm máy. b. Ba chỉ kịp bấm máy/ con. c. Ba/ con.
 Câu 10: Hai câu văn sau: “Cô biên tập viên xinh đẹp, áo dài màu lá mạ, đi lại, đứng ngồi ra chiều bối rối vì không giúp gì được cho đoàn. Nhưng rồi chính cô đã cứu đoàn thoát hiểm.” liên kết với nhau bằng cách nào?
Thay thế từ ngữ ( từ cô thay cụm từ cô biên tập viên xinh đẹp)
Lặp từ ngữ ( cô, đoàn) và dùng từ nối ( nhưng).
Dùng từ ngữ nối ( nhưng).
A. Đọc bài văn sau:
CÂY MÍA ĐỎ
 Năm nào bà cũng đi chợ Tết phiên cuối năm. bé háo hức theo bà đi chợ Tết. Hai bà cháu chưa ra khỏi nhà, Bé đã ríu rít hỏi:
- Bà ơi? Bà lại đi mua cỗ để nhà mình ăn Tết à?
 Bà âu yếm xoa đầu Bé và bảo:
- Không. Nhà mình sắm sửa cho cỗ Tết đủ rồi, cháu ạ. bà chỉ còn đi sắm gậy cho cụ. Các cụ phải có gậy chống mời về kịp ăn cỗ tối ba mươi được.
 Ngày cuối tháng Chạp, trời vẫn còn rét ngọt. Thế mà Bé vui chân đi theo bà, cái rét như bay biến đâu mất. Mọi ngả đường đến chợ đều nhộn nhịp người qua lại, ai cũng hớn hở. Chẳng mấy chốc, hai bà cháu đã tới chợ. Chợ Tết đông nghịt người và ngồn ngộn hàng hóa. Bà dẫn Bé vào hàng mua mía ngay đầu chợ. Những cây mía màu mận tía, trên ngọn để búp lại như cái bắp ngô xanh xanh. Bà nói một mình: “ Rõ là cây mía thờ(1) bán chợ Tết”. Bé ngạc nhiên:
- Bà ơi? Bà mua mía làm gì?
- Đã bảo mà. Gậy của các cụ chống, các cụ về ăn Tết.
 Bà chọn hai cây, cô bán mía lấy cho bà hai cây mẫm(2) hơn, rồi bó lại. Bà xách đuôi cho Bé vác ngọn mía. Bé nghênh ngang đi trước. Cái chợ ồn ào đằng sau lưng như không còn gì.
 Bà cháu đã mau chân về đến nhà. Trên bàn thờ, bộ đồ thờ bằng đồng đã được bố lau chùi bóng loáng, bên cạnh ống hương, cái mâm bồng ngũ quả nhô ra nải chuối xanh. Nén hương đen dài khói lơ lửng khắp gian nhà cũng được bố thắp từ sáng sớm.
 Bé đã thuộc việc bày bàn thờ Tết. Bé vác mía ra rửa. Bà thắp một tuần hương nữa rồi xếp mía vào bức vách hai bên giường thờ. bà nhìn ra sân rồi bảo Bé:
- Các cụ phải đi nhanh mới về kịp giao thừa.
 Cháu nhìn lên giường thờ và nói:
- Thế thì các cụ đã có cây mía làm gậy đây rồi.
	 	Theo Trần Quốc Toàn
Mía thờ: Cây mía dựng ở bàn thờ để cúng dịp Tết nguyên đán.
Mẫm: Mập chắc và đầy đặn.
B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: 
Câu 1. Bà đi chợ Tết phiên cuối năm để làm gì?
a. Mua áo quần mới cho con cháu.
b. Mua thịt, cá, rau,... để chuẩn bị làm cỗ tất niên. 
c. Mua mía để làm “gậy” cho ông bà tổ tiên về ăn Tết.
Câu 2. Quang cảnh chợ Tết như thế nào?
 a. Đông nghịt người, ai ai cũng hồ hởi.
 b. Đường đến chợ tấp nập người qua lại.
 c. Đông nghịt người, đầy ắp hàng hóa.
Câu 3. Điều gì khiến Bé vui chân đi theo bà và cảm thấy cái rét đi đâu mất?
 a. Bà rủ Bé đi cùng bà.
 b. Bà sẽ mua quà cho Bé.
 c. Bé được đi chợ Tết cùng bà.
Câu 4. Cây mía thờ bà mua có hình dáng, màu sắc như thế nào?
 a. Ngọn mía như cái búp ngô, cây mía rất mẫm.
 b. Mập, ngọn có cái búp xanh xanh như cái bắp ngô.
 c. Màu mận tía, ngọn mía để búp lại như cái bắp ngô, cây mía mập chắc .
Câu 5. Qua câu chuyện trên, tác giả muốn cho bạn đọc nhỏ tuổi biết thêm điều gì?
 a. Hình ảnh cây mía thờ ngày Tết.
 b. Bé biết cùng bà đi chợ Tết và giúp bà dọn bàn thờ.
 c. Tập tục mua cây mía thờ ngày Tết của người Việt Nam.
Câu 6. Chủ ngữ trong câu: “Hai bà cháu chưa ra khỏi nhà, Bé đã ríu rít hỏi.” là những từ ngữ nào?
 a. Hai bà cháu chưa ra khỏi nhà.
 b. Hai bà cháu/ Bé .
 c. Hai bà cháu / Bé đã ríu rít.
Câu 7. Các vế trong câu: “Thế mà Bé vui chân đi theo bà, cái rét như bay biến đâu mất.” được nối với nhau bằng cách nào?
 a. Nối bằng một quan hệ từ.	
 b. Nối trực tiếp (không dùng từ nối).
 c. Nối bằng một cặp quan hệ từ.
Câu 8. Dòng nào dưới đây đồng nghĩa với từ “ vui”
 a. vui vẻ, vui tươi, vui sướng, thích thú.
 b. vui tươi, vui vui, sung sướng, hài lòng.
 c. vui sướng, vui tươi, hồ hởi, phấn khởi.
Câu 9. Dòng nào dưới đây là dòng có các từ đồng âm?
 a. ngôi nhà/ nhà bé có bốn người.
 b. cây mía/ cây gậy cho các cụ chống.
 c. Bộ thờ bằng đồng/ mua hết hai ngàn đồng.
Câu 10: Hai câu văn sau: “Bà dẫn Bé vào hàng mua mía ngay đầu chợ. Những cây mía màu mận tía, trên ngọn để búp lại như cái bắp ngô xanh xanh. Rõ là cây mía thờ bán chợ Tết”.” liên kết với nhau bằng cách nào?
Thay thế từ ngữ ( từ ngữ cây mía thờ thay cụm từ những cây mía)
Lặp từ ngữ ( mía).
Dùng từ ngữ nối ( rõ là).
TRƯỜNG TH ĐẠI TỪ
Họ và tên: .
Lớp 5
MÔN ĐỌC HIỂU – GIỮA HỌC KÌ II– LỚP 5
 Thời gian làm bài: 30 phút
A. Đọc bài văn sau:
CHỬ ĐỒNG TỬ VÀ CÔNG CHÚA TIÊN DUNG
 Vua Hùng thứ ba có một nàng công chúa tên là Tiên Dung xinh đẹp tuyệt trần, nhiều hoàng tử làng giềng đến cầu hôn nhưng nàng đều từ chối. Nàng chỉ thích ngao du sơn thủy.
Hồi đó ở Chử Xá có một người đánh cá tên là Chử Cù Vân và con trai là thằng bé Chử. Tuy nghèo, họ vẫn sống vui vẻ trong túp lều dựng trên bãi cát. Không may, một hôm trong hai cha con đi câu vắng, ở nhà lửa bén cháy sạch chẳng còn tí gì. Hai cha con chỉ còn mỗi bộ đồ nghề và một chiếc khố vải đang mặc. Chiếc khố độc nhất ấy dùng để làm vật che thân cho cả hai mỗi lần ra ngoài. Lúc sắp chết, ông Chử trối: “ Cómột chiếc khốcon giữ màmặc!” Thương cha, Tử dùng chiếc khố duy nhất đó để khâm liệm cho cha mà không giữ lại dùng như cha dặn. Không còn khố che thân, đêm xuống, anh mới đi mò cá; mờ sáng, lội ngập nửa người đến bến đổi cá lấy gạo.
Một hôm, đang đổi gạo thì thấy một chiếc thuyền lớn đi tới, Từ bèn bới cát vùi mình lại. Cũng lúc đó, Tiên Dung sai dừng thuyền, lên bãi, quây màn, đun nước thơm để tắm. Nào ngờ, chỗ quây màn lại là nơi Tử vùi mình. Nước dội, cát trôi gần hết, Tử ngượng ngùng nhỏm dậy, công chúa kinh ngạc. Nhưng thấy chàng có vẻ hiền lành, nàng trấn tĩnh, hỏi nguyên do. Nghe chàng trai lạ kể nỗi mình, nàng không cầm được nước mắt.
Cảm phục tấm lòng chí hiếu của Tử, nàng quyết định lấy chàng. Nghe tin, nhà vua tức giận, cấm cửa vợ chồng nàng. Hai vợ chồng ở lại Chử Xá sinh sống. Họ giúp đỡ mọi người và dạy dân làng trồng bông, dệt vải, buôn bán, Dân làng ai cũng yêu quý vợ chồng nàng.
Sau khi Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung mất, dân làng lập đền thờ, nay vẫn còn.
	 	Theo Truyện cổ tích Việt Nam
B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng nhất: 
Câu 1. Đoạn đầu của câu chuyện nhằm giới thiệu nhân vật nào?
a. Vua Hùng thứ ba có cô con gái xinh đẹp không thích lấy chồng.
b. Vua Hùng thứ ba và cô công chúa Tiên Dung thích ngao du sơn thủy. 
c. Công chúa Tiên Dung xinh đẹp tuyệt trần chỉ thích ngao du sơn thủy.
Câu 2. Câu chuyện trên nhằm nói về những nhân vật nào?
 a. Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung.
 b. Cha con Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung.
 c. Vua Hùng, Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung.
Câu 3. Tại sao công chúa Tiên Dung không cầm được nước mắt khi nghe Chử Đồng Tử kể về thân phận của mình?
 a. Thương Chử Đồng Tử mồ côi cha.
 b. Thương Chử Đồng Tử đi mò cá để đổi gạo sinh sống qua ngày.
 c. Thương Chử Đồng Tử quá nghèo khổ, không có cả chiếc khố che thân.
Câu 4. Tai sao công chúa Tiên Dung lại quyết định lấy Chử Đồng Tử?
 a. Vì thương Chử Đồng Tử quá nghèo khổ.
 b. Vì thấy Tử hiền lành và muốn ở lại Chử Xá.
 c. Vì cảm phục tấm lòng hiếu thảo vô bờ của Chử Đồng Tử .
Câu 5. Vì sao dân làng tôn thờ vợ chồng công chúa Tiên Dung?
 a. Vì công chúa Tiên Dung là con gái yêu của vua Hùng thứ ba.
 b. Vì vợ chồng công chúa Tiên Dung đã cho dân làng gạo, vải vóc.
 c. Vì vợ chồng nàng đã ở lại, dạy dân làng trồng bông, dệt vải, buôn bán.
Câu 6. Chủ ngữ trong câu: “Nước dội, cát trôi gần hết, Tử ngượng ngùng nhỏm dậy, công chúa kinh ngạc.” là những từ ngữ nào?
 a. Nước dội, Tử, công chúa.
 b. Nước , Tử, công chúa.
 c. Nước, cát, Tử, công chúa.
Câu 7. Các vế trong câu: “Vì Tử rất thương cha, nên anh dùng chiếc khố duy nhất ấy để khâm liệm cho cha.” được nối với nhau bằng cách nào?
 a. Vì ... nên.....	
 b. Vì ... nên.....để.....
 c. Vì ... nên......để..........cho...
Câu 8. Cho đoạn văn: “Vua Hùng thứ ba có một nàng công chúa tên là Tiên Dung xinh đẹp tuyệt trần, nhiều hoàng tử làng giềng đến cầu hôn nhưng nàng đều từ chối. Nàng chỉ thích ngao du sơn thủy.” được liên kết với nhau bằng cách nào?
 a. Thay thế từ ngữ ( Nàng thay cho công chúa).
 b. Dùng từ nối ( nhưng).
 c. Lặp từ ngữ ( nàng).
Câu 9. Cho đoạn văn: “Hồi đó ở Chử Xá có một người đánh cá tên là Chử Cù Vân và con trai là thằng bé Chử. Tuy nghèo, họ vẫn sống vui vẻ trong túp lều dựng trên bãi cát.” Là đại từ?
 a. đó, con trai, thằng, họ.
 b. đó, thằng, họ.
 c. đó, họ.
Câu 10: Vị ngữ trong câu văn: “Nhưng thấy chàng có vẻ hiền lành, nàng trấn tĩnh, hỏi nguyên do.” là những từ ngữ nào?
có vẻ hiền lành, nàng trấn tĩnh, hỏi nguyên do 
hiền lành, hỏi nguyên do 
trấn tĩnh, hỏi nguyên do
TRƯỜNG TH ĐẠI TỪ
Họ và tên: .
Lớp 5
MÔN ĐỌC HIỂU – GIỮA HỌC KÌ II– LỚP 5
 Thời gian làm bài: 30 phút
A. Đọc bài văn sau:
MẸ TÔI
 Anh Hai tôi năm ấy mới mười sáu tuổi, cái tuổi chưa gánh vác nổi việc nhà nhưng lại ngấp nghé món nợ núi sông*. Sáng hôm ấy, một năm sau khi ba tôi hi sinh, tôi đang lẽo đẽo theo mẹ ra đồng thì gặp bác Tư Nghiệp- một đồng đội của ba tôi – ông dừng lại, ngồi trên bờ ruộng nói với mẹ tôi điều gì đó mà tôi linh cảm là hệ trọng. Khi tôi đến gần thì nghe mẹ tôi nói giọng trầm buồn: “ Có người mẹ nào lại muốn con mình lại xông ra làn đạn mũi tên đâu anh Tư. Nhưng chiến tranh mà, biết làm sao giữ được. Thôi thì tôi giao nó cho anh!”. Nói rồi, mẹ tôi quay đi trong nước mắt, bà về nhà xúc mấy giạ* lúa chèo thuyền ra chợ bán, mua cho anh tôi mấy khúc vải xanh.
Ba năm sau, vào một ngày giữa tháng giêng, tôi đang hì hục bắt cá đìa thì một thằng bạn cùng xóm tìm đến,nói nhỏ: “ Về đi, anh Hai mầy chết rồi!”. Tôi băng đồng chạy về, cả nhà im lặng, những người hàng xóm cũng im lặng trong nước mắt chảy dài. Mẹ tôi không gào khóc như lần tiễn biệt cha tôi, bà ngồi trơ như pho tượng, không nhìn ai, cũng không nói với ai, thỉnh thoảng đưa tay lên vuốt ngực, nước mắt nhỏ từng giọt nặng nề.
Anh Hai tôi vừa mất thì anh Ba tôi đến tuổi trưởng thành. Anh lao động rất giỏi: đào đất, phá cỏ, nhổ mạ, cấy lúa,..anh làm suốt từ hừng đông đến mặt trời lặn mà không biết mệt. Nhưng nạn bắt lính lại làm cho dân tình náo loạn. Mẹ tôi lại xúc lúa đi bán và mua về cho anh tôi mấy khúc vải xanh.
Phía cây gừa* cổ thụ là phía mà những người xóm tôi theo kháng chiến ra đi và trở về. Từ ngày anh Hai tôi mất, mẹ tôi cố tránh nhìn về phía cây gừa. Nhưng từ ngày anh Ba tôi ra đi, mẹ tôi lại nửa đau buồn và nửa hi vọng ngóng trông về phía ấy.
 Theo Võ Đắc Danh
* Nợ núi sông: Trách nhiệm nghĩa vụ trước non sông đất nước.
 * giạ: Đơn vị đo lường ở miền Nam để đong hạt rời, bằng khoảng 35 – 40 lít
 * Cây gừa: Cây thuộc họ dâu tằm, thân to vạm vỡ, thường mọc dựa ở bên bờ kênh rạch, có tác dụng giữ đất. Lá cây hình bầu dục có cuống to, dài. Quả tròn, không có cuống, mọc ở nách lá. Rễ cây có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng khu phong hoạt huyết, thanh nhiệt, giải độc.
B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng nhất: 
Câu 1. Tại sao bà mẹ giao con trai cho người đồng đội của chồng mình?
a. Để trốn tránh làn đạn mũi tên của chiến tranh.
b. Vì bà sợ nếu giữ con ở lại với mình nó khó trưởng thành. 
c. Muốn con trai tiếp bước cha anh cầm súng bảo vệ Tổ quốc.
Câu 2. Bà mẹ mua mấy khúc vải xanh cho con trai để làm gì?
 a. May quần áo.
 b. Mang theo đi kháng chiến.
 c. Mang đi tặng người bà con.
Câu 3. Sau khi chồng mất, con trai lớn mất, bà mẹ đã để người con trai kế làm gì ?
 a. Đào đất, phát cỏ, nhổ mạ, cấy lúa,.
 b. Để anh tiếp bước cha anh đi kháng chiến.
 c. Giữ anh lại để anh lao động phụ giúp bà nuôi các em.
Câu 4. Qua đoạn văn thứ hai, em thấy bà mẹ được tả là người như thế nào??
 a. Rất dũng cảm.
 b. Đau khổ và dũng cảm.
 c. Bình thường như bao bà mẹ khác .
Câu 5. Theo em, bà mẹ trong bài văn là người như thế nào?
 a. Cần cù, giản dị, tiết kiệm, giàu tình thương.
 b. Rất thương chồng, thương con, dành tất cả cho chồng con.
 c. Thương chồng con, hi sinh vì chồng con, vì kháng chiến.
Câu 6. Chủ ngữ trong câu: “Từ ngày anh Hai tôi mất, mẹ tôi cố tránh nhìn về phía cây gừa.” là những từ ngữ nào?
 a. Mẹ tôi.
 b. Anh Hai tôi.
 c. Anh Hai tôi, mẹ tôi.
Câu 7. Câu: “Nhưng từ ngày anh Ba tôi ra đi, mẹ tôi lại nửa đau buồn và nửa hi vọng ngóng trông về phía ấy.” Là câu đơn hay câu ghép? Tại sao?
 a. Câu ghép. Vì nó có hai vế câu là anh Ba tôi ra đi //, mẹ tôi lại nửa đau buồn và nửa hi vọng ngóng trông về phía ấy.
 b. Câu ghép. Vì nó có quan hệ từ nhưng, và
 c. Câu đơn. Vì nó chỉ có một nòng cốt câu là mẹ tôi lại nửa đau buồn và nửa hi vọng ngóng trông về phía ấy.
Câu 8. Các vế của câu văn: “Ba năm sau, vào một ngày giữa tháng giêng, tôi đang hì hục bắt cá đìa thì một thằng bạn cùng xóm tìm đến.” được liên kết với nhau bằng cách nào?
 a. Nối bằng quan hệ từ thì
 b. Nối trực tiếp không dùng từ nối.
 c. Nối bằng cặp quan hệ từ vào..... thì...........
Câu 9. Dấu hai chấm ( : ) có trong đoạn 1 và 2 của bài văn có tác dụng gì?
 a. Báo hiệu đó là phần giải thích.
 b. Báo hiệu đó là phần liệt kê.
 c. Báo hiệu đó là phần dẫn trực tiếp lời nói của người khác
Câu 10: Hai câu trong đoạn văn: “Có người mẹ nào lại muốn con mình lại xông ra làn đạn mũi tên đâu anh Tư. Nhưng chiến tranh mà, biết làm sao giữ được.” liên kết với nhau bằng những từ ngữ nào?
a. Thay thế từ ngữ ( chiến tranh thay cho làn đạn mũi tên)
b. Dùng từ nối ( nhưng) 
c. Cả hai ý trên
TRƯỜNG TH ĐẠI TỪ
Họ và tên: .
Lớp 5
MÔN ĐỌC HIỂU – GIỮA HỌC KÌ II– LỚP 5
 Thời gian làm bài: 30 phút
A. Đọc bài văn sau:
THĂM CÕI BÁC XƯA
Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng sôi tăm cá
Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.
Có hàng râm bụt đỏ hoa quê
Như cổng nhà xưa Bác trở về
Có bốn mùa rau tươi tốt lá
Như những ngày cháo bẹ măng tre
Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn.
Ô, vẫn còn đây của các em
Cồng thư mới mở Bác đang xem
Chắc Người thương lắm lòng con trẻ
Nên để bâng khuâng gió động rèm.
Con cá rô ơi chớ có buồn
Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn
Dừa ơi, cứ nở hoa đơm trái
Bác vẫn chăm tay tưới ướt bồn.
Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình, cho hết thảy
Như dòng sông chảy, nặng phù sa.
 Tố Hữu
B. Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: 
Câu 1. Những sự vật như thế nào được nhắc đến trong hai khổ thơ đầu?
a. Gần gũi, quen thuộc với làng Sen quê Bác.
b. Gần gũi, quen thuộc với khắp các miền quê trên đất nước Việt Nam. 
c. Tiêu biểu trên toàn thế giới.
Câu 2. Nội dung trong khổ thơ thứ ba là gì?
 a. Bác sống rất giản dị.
 b. Bác rất yêu thương các em nhỏ.
 c. Bác rất yêu thiên nhiên.
Câu 3. Khổ thơ thứ tư có ý chính là gì?
 a. Bác thích đọc sách báo.
 b. Bác rất yêu thương các em nhỏ.
 c. Bác quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.
Câu 4. Trong khổ thơ thứ năm, tác giả muốn khẳng định điều gì?
 a. Bác ra đi mãi mãi.
 b. Tuy Bác đã ra đi nhưng hình ảnh Bác, lòng yêu thương con người và vạn vật của Bác vẫn còn sống mãi.
 c. Bác vẫn còn sống, vẫn chăm sóc cây và cá chiều chiều .
Câu 5. Ở khổ thơ cuối, tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
 a. nhân hóa, so sánh. b. so sánh, điệp từ. c. điệp từ, so sánh .
Câu 6. Biện pháp so sánh ở khổ thơ cuối có tác dụng gì?
 a. Cho thấy Bác mang lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân cũng như dòng sông mang nguồn nước và phù sa đến nuôi sống cây cỏ.
 b. Cho thấy tình yêu của Bác đối với nhân dân đất nước vô tận như nước sông không bao giờ cạn.
 c. Cả hai ý trên.
Câu 7. Các câu thơ trong khổ thơ thứ nhất và thứ hai được nối với nhau bằng cách nào?
 a. Bằng cách thay thế từ ngữ.	
 b. Bằng cách lặp từ ngữ.
 c. Bằng cách dùng từ nối.
Câu 8. Câu: “ Tuy Bác đã ra đi nhưng tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi vẫn còn mãi.” là câu ghép có các vế câu liên kết với nhau bằng cách nào?
 a. Bằng cặp từ quan hệ.
 b. Bằng cặp từ hô ứng.
 c. Nối trực tiếp, không dùng từ nối.
Câu 9. Câu thơ: “ Nên để bâng khuâng gió động rèm” sử dụng biện pháp nhân hóa bằng cách nào?
 a. Gọi sự vật như gọi con người.
 b. Dùng từ ngữ miêu tả tính chất của con người để miêu tả sự vật .
 c. Dùng từ miêu tả tâm trạng, hành động của con người để miêu tả sự vật.
Câu 10: Bộ phận nào trong câu: “Chồng thư mới mở, Bác đang xem.” Được đảo lên trước?
Bộ phận vị ngữ được đảo lên trước.
Bộ phận phụ cho động từ được đảo lên trước.
Bộ phận phụ cho danh từ được đảo lên trước.
TRƯỜNG TH ĐẠI TỪ
Họ và tên: .
Lớp 5
MÔN ĐỌC HIỂU – GIỮA HỌC KÌ II– LỚP 5
 Thời gian làm bài: 30 phút
A. Đọc bài văn sau:
MÙA XUÂN NHO NHỎ
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng 
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến 
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai , Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
 Thanh Hải
B. Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: 
Câu 1. Tại sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là Một mùa xuân nho nhỏ?
a. Vì mùa xuân chỉ có một nhành hoa, một con chim hót.
b. Vì mùa xuân trong bài thơ chỉ là một phần nhỏ trong mùa xuân chung của đất nước. 
c. Vì tác giả chỉ viết một bài thơ ngắn.
Câu 2. Theo em tác giả tả mùa xuân ở vùng nào của đất nước?
 a. Huế.
 b. Hà Nội.
 c. Thành phố Hồ chí Minh.
Câu 3. Tác giả cảm nhận mùa xuân bằng các giác quan nào?
 a. Chỉ bằng thị giác.
 b. Bằng thị giác và thính giác.
 c. Bằng thị giác, thính giác và xúc giác.
Câu 4. Trong những câu thơ: “Ơi! Con chim chiền chiện - Hót chi mà vang trời - Từng giọt long lanh rơi - Tôi đưa tay tôi hứng”, tác giả muốn “hứng” điều gì?
 a. Những giọt mưa xuân.
 b. Hứng tiếng hót long lanh trong vắt của con chim chiền chiện.
 c. Cả hai ý trên đều đúng .
Câu 5. Trong câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi - Tôi đưa tay tôi hứng”, từ “hứng” được sử dụng theo nghĩa gì?
 a. nghĩa gốc. b. nghĩa chuyển. 
Câu 6. Nội dung chính của bài thơ là gì?
a. Miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của đất nước trong chiến đấu, trong lao động dựng xây.
b. nói lên ước nguyện góp sức mình xây dựng đất nước của tác giả.
c. Nói lên truyền thống dũng cảm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Câu 7. Hai từ làm trong các câu: “ Ta làm con chim hót – Ta làm một nhành hoa” đồng nghĩa với những từ nào?
 a. đóng vai, là.	 b. gấp, là . c. tạo ra, đóng vai. 
Câu 8. Các câu: “Ta làm con chim hót – Ta làm một nhành hoa” được liên kết với nhau bằng cách nào?
 a. Bằng cách lặp từ ngữ.
 b. Bằng cách thay thế từ ngữ.
 c. Bằng cách dùng từ nối.
Câu 9. Câu thơ: “ Mọc giữa dòng sông xanh – Một bông hoa tím biếc” có cấu trúc như thế nào?
 a. trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ.
 b. vị ngữ - chủ ngữ .
 c. chủ ngữ - vị ngữ.
Câu 10: Trong bài thơ có bao nhiêu từ láy?
Sáu từ láy. Đó là: ...................................................................................................
Bảy từ láy. Đó là: ...................................................................................................
Tám từ láy. Đó là: ...............................................................................................

File đính kèm:

  • docdoc hieu giua hoc ki II.doc