Bộ đề kiểm tra theo tuần Luyện từ và câu Lớp 4
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bộ đề kiểm tra theo tuần Luyện từ và câu Lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU - TUẦN 1 +2 Câu 1: Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu ca dao sau: Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng. Ếch kêu uôm uôm Ao chuôm đầy nước. Câu 2: Tìm bộ phận âm đầu trong các từ in đậm dưới đây: Làm gì, giữ gìn, giặc giã, tháng giêng, giếng khơi, gia đình. Câu 3: Tìm các cặp tiếng bắt vần với nhau trong các câu thơ sau: a. Đưa mời bố, mẹ, ông, bà b. Chú Cuội ngồi gốc cây đa Cái tăm hiếu thảo phải là hai tay. Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời. c. Công cha như núi Thái Sơn d. Con cò mày đi ăn đêm Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Câu 4: a. Cho các từ chứa tiếng nhân: nhân quả, nhân ái, nguyên nhân, nhân hậu, siêu nhân, nhân từ, nhân loại, nhân nghĩa, nhân tài, nhân viên, bệnh nhân. Xếp các từ trên vào đúng nhóm: - Nhân có nghĩa là người: . - Nhân có nghĩa là lòng thương người: - Nhân có nghĩa là cái sinh ra kết quả: b. Đặt 3 câu với 3 nhóm vừa tìm được. Câu 5: Chọn từ thích hợp điền và chỗ chấm: nhân chứng, nhân tâm, siêu nhân, nhân ái, nhân lực, nhân tài. - Giàu lòng . Trọng dụng - Thu phục Lời khai của . Nguồn .dồi dào mua một bộ quần áo.. Câu 6: Từ nào trong dãy từ dưới đây có tiếng nhân không cùng nghĩa với tiếng nhân trong các từ còn lại: nhân loại, nhân tài, nhân đức, nhân dân, nhân vật, nhân gian. Nhân ái, nhân vật, nhân nghĩa, nhân hậu, nhân đức. Nhân quả, nhân tố, nhân chứng, nguyên nhân. Câu 7: Điền dấu hai chấm vào chỗ thích hợp: a. Ông Hòn Rấm cười bảo - Sao chú mày nhát thế? b. Vùng Hòn với những vòm lá của đủ các loại cây trái mít, dừa, cau, lê ki ma, măng cụt sum sê, nhẫy nhượt. c. Mẹ bảo em con được điểm 10 mẹ sẽ có thưởng. d. Ông lão nghe xong, bảo rằng con đi chặt đủ 100 đốt tre, mang về đây cho ta. e. Vườn nhà em có nhiều loài hoa hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài. Câu 8: Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp sau: Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt. Sóc bèn van xin: - Xin ông thả cháu ra! Tác dụng: b. Hai cảnh nối tiếp nhau vừa bày ra trước mắt tôi: đàn ong mải mê, rầm rộ; một bác Xiến Tóc to xác, quá lười cứ ra vào ngẩn ngơ. Tác dụng: c. Một hôm biển động, sóng đánh dữ, Ốc không bò đi đâu được, đành nằm một chỗ ước ao: “ Giá mình có được tám cẳng hai càng như cua” Tác dụng: Nghe mẹ nói, Thỏ Út nghĩ : “ Mình cũng có thể làm được.” Tác dụng: Mà cũng chỉ có một tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản. Tác dụng: Câu 9: Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B để tạo thành các câu nói về Nhân hậu – Đoàn kết: A B Cành dưới con nít thương nhiều. Có ăn nhạt chúng bạn đi cùng. Người đi trước đỡ cành trên. Lớn thương ít, mới biết thương đến mèo. Anh em khi túng, rước người đi sau. Câu 10: Tập làm văn NHỮNG QUẢ ĐÀO Sau một chuyến đi xa, người ông mang về bốn quả đào. Ông bảo vợ và các cháu: - Quả to này xin phần bà. Ba quả nhỏ hơn, phần các cháu. Bữa cơm chiều hôm ấy, ông hỏi các cháu: - Thế nào? Các cháu thấy đào có ngon không? Cậu bé Xuân nói: Đào có vị rất ngon và mùi thật là thơm. Cháu đã đem hạt trồng vào một cái vò. Chẳng bao lâu nó sẽ mọc thành một cây đào to đấy, ông nhỉ? Mai sau cháu sẽ làm vườn giỏi. – Ông hài lòng nhận xét. Cô bé Vân nói với vẻ tiếc rẻ: Đào ngon quá, cháu ăn hết mà vẫn còn thèm. Còn hạt thì cháu vứt đi rồi. Ôi! Cháu của ông còn thơ dại quá! Thấy Việt chỉ chăm chú nhìn vào tấm khăn trải bàn, ông ngạc nhiên hỏi: Còn Việt, sao cháu chẳng nói gì thế? Cháu ấy ạ? Cháu mang đào cho Sơn. Bạn ấy bị ốm. Nhưng bạn ấy không muốn nhận. Cháu đặt quả đào trên bàn rồi trốn về. Cháu là người có tấm lòng nhân hậu! – Ông lão thốt lên và xoa đầu đứa cháu nhỏ. Nhân vật trong chuyện là những ai? Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật và hành động thể hiện tính cách nhân vật theo bảng sau: Tính cách nhân vật Hành động thể hiện tính cách nhân vật - Xuân: - Vân: - Việt: - - . - Câu 11: Ghi vắn tắt những hành động của ông lão ăn xin trước khi, khi, sau khi được cho tiền trong truyện sau: SỰ TRAO TẶNG Sáng nay, ông lão ăn xin vẫn đứng đó chờ mọi người cho tiền như mọi buổi sáng. Tôi thả vài đồng xu vào mũ cho ông. Ông vội vàng nhặt lấy số tiền đó. Sau đó ông chạy và một con ngõ nhỏ. Tôi tò mò đi theo ông và thấy tại khúc quanh đó là một đứa trẻ, không găng tay, không tất, run cầm cập trong giá lạnh. Người ăn xin đưa tất cả số tiền đó cho đứa trẻ, bảo nó mua găng tay, rồi ông quay về chỗ cũ ở góc đường. Tôi đã cho đi một phần nhỏ trong số tiền của mình, còn người ăn xin thì cho đi tất cả những gì mà ông ấy có. TUẦN 3 + 4 Câu 1: Phân tích các câu văn sau thành từ đơn, từ phức: Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. b. Mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn,mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức bốc lên. Câu 2: Các chữ in đậm dưới đây là 1 từ phức hay 2 từ đơn: Nam vừa được bố mua cho một chiếc xe đạp. ................................... Xe đạp nặng quá, đạp mỏi cả chân. .................................. Vườn nhà em có nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài. .................. Màu sắc của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa tím, hoa vàng. ............. Người thon nhỏ mặc áo dài rất đẹp. ................................. Áo dài quá, em không mặc vừa. ............................... Cánh én dài hơn cánh chim sẻ. ............................... Mùa xuân, những cánh én lại bay về. ............................. Những bắp ngô đã mập và chắc chỉ còn chờ tay người đến bẻ mang về. ............ Tay người có ngón dài ngón ngắn. ........................... Câu 2: Gạch một gạch dưới từ ghép có nghĩa phân loại, hai gạch dưới từ ghép có nghĩa tổng hợp trong các dòng sau: a, máy nổ, máy ảnh, máy khâu, máy cày, máy móc, máy in, máy kéo. b, cây cam, cây chanh, cây bưởi, cây cối, cây công nghiệp, cây lương thực. c, xe đạp, xe cải tiến, xe bò, xe buýt, xe cộ, xe ca, xe con, xe máy, xe lam. d, vui vẻ, vui chơi, vui chân, vui mắt, vui lòng, vui miệng, vui mừng, vui nhộn, vui sướng, vui tai, vui tính,vui tươi. e, đẹp mắt, đẹp lòng, đẹp trai, đẹp lão, đẹp trời, đẹp đôi. f. Rừng núi, làng xóm, tranh cãi, học gạo, học tập, ăn vụng, núi lửa, quần áo, áo khoác, mỏng tang. Câu 3: Phân loại các từ được gạch chéo trong đoạn văn sau thành từ đơn, từ ghép, từ láy: a, Trời /nắng/ chang chang/. Tiếng /tu hú /gần xa/ ran ran./ Hoa/ ngô /xơ xác/ như /cỏ may./ Lá/ ngô /quắt lại/, rủ xuống/. Những/ bắp ngô/ đã/ mập /và/ chắc/ chỉ /còn/ chờ /tay người/ đến/ bẻ/ mang /về/. b. Bởi/ tôi / ăn uống/ điều độ/ và /làm việc/ chừng mực/ nên/ tôi /chóng/ lớn/ lắm./ Cứ/ chốc chốc/ tôi/ lại/ trịnh trọng/ và/ khoan thai/ đưa/ hai /chân/lên/ vuốt/ râu. Câu 4: Cho đoạn văn sau: Biển luôn thay đổi tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Tìm các từ ghép có nghĩa tổng hợp: ............... Tìm các từ ghép có nghĩa phân loại: ............. Tìm từ láy âm đầu: ................ Tìm từ láy vần: ................. Tìm từ láy âm đầu và vần: ................... Câu 5: Nghĩa của các từ: nhà cửa, ăn uống, sách vở có gì khác so với nghĩa của các từ đơn: nhà, cửa; ăn, uống; sách, vở? Câu 6: Từ mỗi tiếng dưới đây hãy tạo ra các từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, từ láy: a) nhỏ b) lạnh c) vui M: nhỏ bé, nhỏ xíu, nhỏ nhoi. Câu 7: Cho đoạn văn sau: Giữa vườn lá xum xuê, xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, có một bông hoa rập rờn trước gió. Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát vào nhau như còn ngập ngừng chưa muốn nở hết. Đóa hoa tỏa hương thơm ngát. a, Phân tích đoạn văn trên thành từ, tìm từ phức rồi xếp thành hai nhóm: - Từ ghép: ........................................................................... - Từ láy: ............................................................................... b, Chia các từ ghép, từ láy đã tìm được vào bảng phân loại sau: từ ghép tổng hợp Từ ghép phân loại Từ láy âm đầu Từ láy âm đầu và vần Câu 8: Tìm từ ghép trong các câu sau và xếp chúng vào hai nhóm: Từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại: - Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. - Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, Nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Câu 9: Tìm từ láy có trong đoạn văn sau và xếp chúng vào các nhóm: láy âm đầu, láy vần, láy tiếng: a, Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao nhao lên đớp sương tom tóp, lúc đầu còn loáng thoáng, dần dần tiếng tũng toẵng, xôn xao quanh mạn thuyền. b, Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước, mướt mát rừng keo, xanh xanh bạch đàn... Câu 10: Gạch bỏ từ không cùng nhóm cấu tạo với các từ còn lại trong những dãy từ sau và nói tên của nhóm: nắng nôi, nóng nảy, nứt nẻ, nồng nàn, nơm nớp. ............................................. lạnh lẽo, lạnh lùng, lạnh tanh, lành lạnh, lành lặn. .......................................... đi đứng, mặt mũi, tóc tai, đứng đắn, rổ rá. ....................................................... ngay thẳng, ngay ngắn, ngay thật, chân thật, chân thành. ............................... lạnh toát, lạnh giá, lạnh nhạt, lạnh lẽo, lạnh tanh. ............................................. thật lòng, thật thà, thành thật, chân thật, thật bụng. ........................................ Câu 11: Thay các từ gạch chân thành các từ láy để câu văn sinh động hơn: a, Gió thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây. .............................................................................................................................................. b, Mưa rất to suốt đêm ngày, mưa làm tối mặt mũi. ............................................................................................................................................. c, Trên nền trời có những đàn cò đang bay. .............................................................................................................................................. Câu 12: Tìm các từ có tiếng đã cho và xếp vào các ô thích hợp: Tiếng Từ ghép tổng hợp Từ ghép phân loại Từ láy mới ...................................... ....................................... ................................................. ................................................. ................................................ ................................................ sáng ....................................... ...................................... ................................................. ................................................ ............................................... ............................................... đẹp ....................................... ...................................... ................................................ ................................................ ............................................... ............................................... vui ....................................... ....................................... ................................................ ................................................ ............................................... ............................................... TUẦN 5 - 6 Câu 1: Tìm các danh từ trong đoạn văn sau: a. Mùa xuân/ đã /đến. Những/ buổi chiều/ hửng ấm/, từng/ đàn/ chim én/ từ/ dãy/ núi/ đằng xa/ bay/ tới/, lượn vòng/ trên/ những/ bến đò/, đuổi nhau/ xập xè/ quanh /những/mái/ nhà/. b. Những /ngày/ mưa phùn/, người ta/ thấy/ trên/mấy/bãi /soi/ dài/ nổi lên/ ở /giữa/ sông/, những/ con/ giang/, con /sếu/cao/ gần/ bằng/ người/, theo/ nhau/ lửng thửng/ bước/ thấp thoáng/ trong/ bụi mưa/ trắng xoá. c. Con/ cò /trong/ câu /ca dao/ Bay /vào/ giấc/ ngủ/ trắng phau /giọng/ bà/. Bà/ đưa/ cháu/ đến /đồng/ xa / Con/ cò /theo /mẹ/ la đà /dòng/ mương/. Bà/ đưa/cháu/ đến /Trường Sơn/ Con /cò/ theo/ bố/ rập rờn/ ngụy trang/. Câu 2: Chia các danh từ thành các nhóm theo bảng sau: Nhân dân, nghệ thuật, lít, bảng, học sinh, bão, văn hoá, đạo đức, nắng, đũa, giáo viên,bút chì, truyền thống, cơn, mét, điểm, đạo đức, lòng, người, nước, nhà, kinh nghiệm, cách mạng, đồng bào, quyền, cuộc sống, năm, dòng thác, nước, máy phát điện, biển. Giáo viên, kĩ sư, máy bay, giường tủ, bút chì, lốc xoáy, tính nết, cái, thói quen, vòi rồng, cuộc sống, chiếc, sự nghiệp, nông dân, thợ mỏ, ngôi trường, tấm, tờ, quyển, bác ruột, gió bấc. mưa phùn, thủ đô, giai cấp, phong tục, ngày tháng, sóng thần, thời đại, mớ, sinh viên. DT chỉ người DT chỉ vật DT chỉ hiện tượng DT chỉ đơn vị DT chỉ khái niệm Câu 3: Tìm các danh từ riêng, danh từ chỉ khái niệm có trong đoạn trích sau: a. Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. b. - Than Phấn Mễ, thiếc Cao Bằng Phố phường như nấm, như măng giữa trời. - Ai về mua vại Hương Canh Ai lên mình gửi cho anh với nàng. Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông. Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Câu 4: Viết lại các cụm từ sau cho đúng quy tắc viết hoa danh từ riêng: xã kim liên, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an. Sông cửu long, núi ba vì, chùa thiên mụ, cầu hàm rồng, đèo hải vân, hồ hoàn kiếm qua đèo ngang, tới vũng tàu, đến cầu giấy, về bến thuỷ. Câu 5: Khoanh tròn danh từ không cùng nhóm với các danh từ còn lại và nêu tên của các nhóm danh từ đó: a, Việt Trì, thành phố, Vinh, Cần Thơ, Hà Nội. ...................................... b, thủ đô, phố xá, núi đồi, Trà Vinh, tỉnh thành. ..................................... c, rặng, dãy, núi, con , chiếc. ......................................... d, lịch sử, thành phố, văn học, truyền thống, phẩm chất. ............................. e, gà, chó, hươu cao cổ, thông, báo gấm. ...................................... f, tre nứa, bách xanh, bạch đàn, họa mi, chò chỉ. ................................. Câu 6: Tìm từ ghép có tiếng tự nói về tính cách con người rồi chia thành hai nhóm: Chỉ phẩm chất tốt đẹp: M: tự trọng, Chỉ tính xấu: M: tự kiêu, .. Câu 7: Điền vào chỗ trống từ thích hợp với lời giải nghĩa: Tự trọng, tự lập, tự kiêu, thẳng tính, trung thực, tự tin, tự hào. a, Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình: .. b, Ngay thẳng và thật thà: . c, Tin vào bản thân mình: . d, Có tính thẳng thắn, hay nói thẳng: e, Lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có: ......................... f, Tự cho mình là hơn người và tỏ ra coi thường người khác: .................... g, Tự xây dựng cuộc sống của mình, không ỷ lại, nhờ vả người khác: .................. Câu 8: Điền vào chỗ trống từ thích hợp với lời giải nghĩa: trung thực, trung thành, trung kiên, trung hậu. a. Trung thành và kiên định, bền bỉ, không có gì lay chuyển được: ........................ b. Ngay thẳng và nhân hậu với mọi người: ........................... c. Trước sau như một, không thay lòng đổi dạ: ....................... d. Thật thà và ngay thẳng: ................................ Câu 9: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ chấm: Tự hào, tự ti, tự kiêu, tự ái, tự lập, tự quản. Tưởng mình giỏi nên sinh ra .. b. Lòng ..dân tộc. c. Buổi lao động do học sinh d. Mới đùa một tí đã e. Mồ côi từ nhỏ, hai anh em phải sống f. Cậu bé đó có tính . Câu 10: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ chấm: trung hiếu, trung hậu, trung kiên, trung thành, trung thực. a. .với Tổ quốc. b. Khí tiết của một chiến sĩ .. c. Họ là những người con của dân tộc. d. Tôi xin báo cáo sự việc xảy ra. e. Chị ấy là người phụ nữ .. Câu 11: Khoanh tròn trước thành ngữ, tục ngữ không cùng nghĩa với những thành ngữ, tục ngữ còn lại: - Thẳng như ruột ngựa. - Cây ngay không sợ chết đứng. - Thật thà là cha quỷ quái. – Nói ngọt lọt đến xương. - Thuốc đắng dã tật. – Thẳng như mực tàu. Câu 12: Tìm các từ có chứa tiếng tự điền vào chỗ chấm cho thích hợp: Giữ gìn phẩm giá để người khác không coi thường: .............................. Chủ động, tự quản lí công việc của mình; bình tĩnh, biết kiềm chế, làm chủ bản thân: .................................... Tự mình hiểu mà làm, không cần nhắc nhở, đốc thúc: ...................... Tự xây dựng cuộc sống cho mình, không trông cậy, nhờ vả người khác: .......... Câu 13: “Thẳng như ruột ngựa” nghĩa là tính tình có sao nói vậy, không giấu giếm, kiêng nể. Em hãy đặt câu với thành ngữ đó. ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... TUẦN 7 - 8 Câu 1: Viết lại cho đúng các danh từ riêng trong đoạn văn sau: Việt nam nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Đến nới thủ đô Hà Nội, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo của chùa một cột, chùa trấn quốc, được thăm văn miếu quốc tử giám, hay dạo quanh hồ tây, hồ gươm, hồ bảy mẫu... Về huế, bạn sẽ được ngắm dòng sông hương thơ mộng, dạo quanh kinh thanh huế...Lên đà lạt bạn được tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ, du thuyền trên hồ xuân hương, ngắm thác cam ly..... Câu 2: Viết lại cho đúng tên người, tên địa lí Việt Nam vào hai cột: Ngô quyền, lý công uẩn, tam đảo, ba vì, kim đồng, lê văn tám, đà nẵng, hội an, chùa một cột, nguyễn bá ngọc, nguyễn viết xuân, côn đảo, cát bà, nha trang. Tên người Tên địa lí Câu 3: Viết lại cho đúng các danh từ riêng tên nước ngoài sau: Mat cơ va, luân đôn, va li a, đi ô ni dốt, tô ki ô, nhật bản, hàn quốc, a lêch xây tôn xtôi, lê ô na đơ vanh xi, lu i pat xtơ, ki ép, bắc kinh. Các tên riêng được phiên âm theo từ Hán Việt: .................... Các tên riêng không được phiên âm theo từ Hán Việt: ................. Câu 4: Ghi tên 5 nước và 5 thủ đô vào bảng dưới đây: Tên nước Tên thủ đô Câu 5: Các cặp tên riêng dưới đây cùng chỉ một địa điểm hoặc một địa danh, hãy cho biết cách viết tên riêng trong từng cặp có gì khác nhau Mạc Tư Khoa / Mát – xcơ – va Hoa Thịnh Đốn / Oa – sinh - tơn Hi Mã Lạp Sơn / Hi – ma – lay – a Nã Phá Luân / Na – pô – nê – ông Câu 6: Quan sát cách viết trong hai cột sau và trả lời câu hỏi: Vì sao các tiếng đèo, cầu, bến, hồ, đầm, tháp ở cột A và cột B có cách viết khác nhau: A B đèo Hải Vân Đèo Ngang cầu Thăng Long Cầu Giấy bến Nhà Rồng Bến Nghé hồ Hoàn Kiếm Hồ Gươm đầm Dạ Trạch Đầm Sen tháp Phổ Minh Tháp Rùa Câu 7: Điền dấu ngoặc kép vào đúng chỗ và nêu tác dụng của nó: a. Bụt đưa hai tay chỉ vào cây tre mà đọc: Khắc xuất! Khắc xuất! b. Dứt tiếng hô: Phóng! của mẹ, cá chuồn con bay vút lên như một mũi tên. .. c. – Cóc Tía, con đọc lại cho cả lớp nghe bài Luân lí kì trước đi! . d. Chú Trọng được mọi người gọi là ông đắp đá vá trời. e. Trời vừa tạnh, Ễnh Ương ngồi vắt vẻo trên một bụi cây, thích thú gào váng lên: Đẹp! Đẹp!, rồi nhảy tòm xuống nước. f. Đến bây giờ Dê Trắng Vẫn gọi hoài: Bê! Bê! g. Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ giặc ở trong lòng. ......................... h. Vua Hùng đẹp lòng khen các con. Vua hỏi: Còn nàng Út đâu? .......................... i. Anh thét lên: Hãy nhớ lấy lời tôi! ................................... k. Nó học giỏi đến mức được xếp thứ nhất từ dưới lên. ......................................... TUẦN 9 - 10 Câu 1: Gạch chân dưới các động từ có trong đoạn trích sau: Rồi đột nhiên, con Dế cụ húc toang vỏ đất mỏng, từ cái ngách bí mật vọt ra. Con Dế ngang bướng nhảy rúc vào đám cỏ. Ong xanh đã đuổi tới nơi. Ong xanh thò cái đuôi dài xanh lè xuống dưới mình Dế, nhắm trúng cổ họng Dế mà chích một phát. Con Dế đầu gục, đuôi cụp, đôi càng oải xuống. Bấy giờ Ong mới buông Dế ra, rũ bụi, vuốt râu và thở. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt. Câu 2: Khoanh tròn các câu có ước mơ là động từ: a. Đó là ước mơ cao đẹp. b. Hùng ước mơ trở thành phi công. c. Đừng ước mơ hão huyền như thế. d.Ước mơ ấy thật là viển vông. e. Ai cũng cần có ước mơ. g. Chúng ta cần phải biết ước mơ. Câu 3: Xếp các động từ sau thành hai nhóm: im lặng, trò chuyện, trầm ngâm, bàn bạc, náo nức, thì thầm. Động từ chỉ hoạt động Động từ chỉ trạng thái Câu 4: Các từ ngữ gạch chân trong từng câu dưới đây bổ sung ý nghĩa gì cho động từ đứng sau nó: Tuy rét vẫn kéo dài, xuân đã đến bên sông Lương. ..................................... Những cành xoan khẳng khiu đang trổ lá, lại sắp buông ra những tán hoa sang sáng, tim tím. .................................................................................................................................................... c, Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường. ..................................................................................... Câu 5: Tìm những từ ngữ chỉ thời gian ( đã, đang, sẽ, vẫn,. ) để điền vào chỗ trống : a. Lá bàng .........đỏ ngọn cây. Sếu giang mang lạnh .........bay ngang trời. Mùa đông còn hết em ơi Mà con én ..... gọi người sang xuân. b. ......như xưa vườn dừa quê nội Sao lòng tôi.......thấy yêu hơn. Ôi thân dừa ........ hai lần máu chảy Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn. c. Thác Y- a-li là một thắng cảnh trên lưng chừng trời, ở đây..có nhà máy thuỷ điện và nơi đây là nơi nghỉ mát vô cùng hấp dẫn. Câu 6: Tìm từ chỉ thời gian dùng sai trong các câu dưới đây rồi sửa lại cho đúng: Nó đang khỏi ốm từ hôm trước. Mai nó về thì tôi sẽ đi rồi. Ông ấy đã bận nên không tiếp khách. Năm ngoái, bà con nông dân đã gặt hái thì bị bão. Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. Nàng sẽ ngủ. Khi một con hươu mất sừng, cái sừng mới đã mọc ra. Câu 7: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ chấm: mơ ước, mơ mộng, mơ màng, ước, mơ tưởng. ..gì có đôi cánh để bay ngay về nhà. Tuổi trẻ hay .. c. Nam trở thành phi công vũ trụ. d. Vừa chợp mắt, Lan bỗng .nghe tiếng hát. e. Đừng có .. hão huyền. Câu 8: Ghép các tiếng sau để tạo thành 11 từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ ước mơ: mơ, ước, mong, muốn, mộng, tưởng. Câu 9: Trong các từ in đậm ở từng câu dưới đây, từ nào là động từ? a. Chúng ta ngồi vào bàn để bàn công việc. b. Bà ta đang la con la. c. Ruồi đậu mâm xôi đậu. Kiến bò đĩa thịt bò. d. Ánh nắng chiếu qua cửa sổ, lên cả mặt chiếu. e. Nó đang suy nghĩ. - Những suy nghĩ của nó rất sâu sắc. f. Tôi sẽ kết luận việc này sau. - Kết luận của anh ấy rất rõ ràng. g. Nam ước mơ trở thành phi công vũ trụ. - Những ước mơ của Nam thật viễn vông. Nhân dân thế giới mong muốn có hoà bình. - Những mong muốn của nhân dân thế giới về hoà bình thật đẹp. Đề nghị cả lớp im lặng. - Đó là một đề nghị hợp lý. k. Những hi vọng của bố mẹ ở con là có cơ sở. -Bố mẹ hi vọng rất nhiều ở con. l. Yêu cầu mọi người giữ trật tự. -Bài toán này có hai yêu cầu cần thực hiện. m. Thợ xây làm việc trên giàn giáo. – Đạo diễn dàn dựng một vở kịch. n. Dế Mèn giấu rất kĩ, không để lại dấu vết gì. o. Nuôi chó dữ để giữ nhà. Câu 10: Gạch chân dưới từ in nghiêng chỉ thời gian trong các các câu sau: a, Tớ muốn ngủ thêm cho đã mắt. b, Mai nó về thì tôi đã đi khỏi đây rồi. c, Chúng ta sắp đến chỗ hẹn chưa ? d, Mẹ tôi sắp hàng để mai đi chợ sớm. Câu 11: Khoanh tròn từ không cùng nhóm với các từ còn lại: - ước muốn, ước mong, ước vọng, ước lượng, ước nguyện, ước mơ. - mơ ước, mơ mộng, mơ tưởng, mơ hồ.
File đính kèm:
- LT C LOP 4 THEO TUAN.doc