Bộ đề ôn tập môn Tiếng việt Lớp 5

doc19 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ đề ôn tập môn Tiếng việt Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IV. Môn Tiếng Việt: 
Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
a, Từ “chao” trong câu “Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ” đồng nghĩa với từ nào?
	A. vỗ B. đập C. nghiêng D. nâng
b, Chủ ngữ trong câu “ Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi phải vượt qua một con suối to” là gì?
	A. Đoạn đường 
 B. Đường 
 C. Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi
 D. Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về 
c, Từ “ mùi thơm” thuộc từ loại nào?
	A. Tính từ B. Danh từ C. Động từ D. Quan hệ từ
Câu 2: Tìm từ trái nghĩa với từ hồi hộp, vắng lặng
- hồi hộp: ..............................................................................................................
- vắng lặng: ...........................................................................................................
Câu 3: Chỉ ra quan hệ từ dùng sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng.
	a, Vùng đất này khó trồng trọt nên có nhiều sỏi đá.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
	b, Tuy không nhặt đá đắp thì chú không có đất trồng trọt.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
	c, Vì công việc khó nhọc nhưng chú vẫn kiên trì theo đuổi.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 4: Đọc hai câu ca dao
Ai, ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
 - Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.
Em hiểu được điều gì có ý nghĩa đẹp đẽ trong cuộc sống con người?
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 5: Hãy tả một người mà em thực sự biết ơn bằng một đoạn văn dài khoảng 15 dòng.
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trắc nghiệm : Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng 
Câu 1: Những từ ghép nào dưới đây được tạo ra bằng các cặp tiếng có nghĩa trái ngược nhau .
 A Đầu đuôi B. Đỏ đen 
 C. Yêu mến D. Thiếu sót 
Câu 2: Từ nào không cùng nhóm nghĩa với những từ khác trong nhóm từ sau:
 A. Vạm vỡ B. Dong dỏng
 C. Cởi mở D. Loắt choắt 
Câu 3: Trong bài tập đọc “ Về ngôi nhà đang xây” ( Tiếng việt 5/ Tập 1) có mấy hình ảnh nhân hoá ?
 A. 3 hình ảnh nhân hoá B . 4 hình ảnh nhân hoá 
 C. 5 hình ảnh nhân hoá D. 6 hình ảnh nhân hoá
 2. Phần tự luận: ( mỗi câu 5 điểm)
Câu 1: Tìm danh từ, động từ , tính từ trong các câu sau :
 Nắng rạng trên nông ttrường. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây, những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cói, nở nụ cười tươi đỏ.
Câu 2: Em hãy chỉ ra những từ dùng sai trong các câu sau , phân tích nguyên nhân và chữa lai cho đúng
Món quà tuy nhỏ nhen nhưng em rất quý.
Bạn Hùng chạy bon bon. 
Câu 3: Trong bài thơ “ Hạt gạo làng ta ( TV5 / Tập 1) nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
Hạt gạo làng ta 
Có bão tháng bảy 
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa 
Những trưa tháng sáu 
Nước như ai nấu 
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.
 Đoạn thơgiúp em hiểu được ý nghĩa gì của hạt gạo ? hãy nêu tác dụng của điệp ngữ và hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 4: Em hãy tả hình ảnh của mẹ em khi biết tin em được đi giao lưu học sinh giỏi. ( 
 Bài viết khoảng 20 dòng)
Phần II: Môn Tiếng Việt:
Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Khu bảo tồn đa dạng sinh học là:
A. Nơi lưu giữ được nhiều loại động vật
C.Nơi lưu giữ được nhiều loại động vật, thực vật
B.Nơi lưu giữ được nhiều loài thực vật
D.Nơi chăn nuôi rất nhiều loại động thực vật.
Câu 2: Từ ngữ nào viết sai chính tả:
A. hổ báo
C. mào xanh
B. mào gà
D. tố cáo
Câu 3: “ Nêú hoa có ở trời cao
 Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm”.
Có cặp từ biểu thị:
A. Nguyên nhân – Kết quả
C. Tương phản
B. Giả thiết – Kết quả
D. Tăng tiến
Tự luận:
Câu 1: Điền vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu tục ngữ, thành ngữ và nêu ý nghĩa của mỗi câu đó:
A. Chưa đỗ.......................đã đe...................
B. Gạn....................khơi..............................
Câu 2: Trong những câu sau, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép:
a, Mái nhà phủ một màu rơm vàng mát.
b, Mùa nắng, đất nứt nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt.
c, Cây cỏ tắm gội xong, trăm thứ nhung gấm , bạc, vàng bày trên cánh hoa.
d, Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống như những tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.
Câu 3: Kết thúc bài thơ “ Tiếng vọng” nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết:
“ Đêm đêm tôi vừa chợp mắt
Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh
Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá lở trên ngàn”.
Hình ảnh nào trên đoạn thơ để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
 Câu 4: Đã nhiêù lần em được đi thăm phong cảnh đẹp. Hãy tả lại một cảnh đẹp mà em nhớ nhất bằng bài văn khoảng 13 dòng.
Câu 13: Các nhóm từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “ trông mong”
A
Trông chờ, nhờ cậy , mong đợi
B
Mong đợi, trông cậy, chờ đón
C
Nhờ cậy , mong mỏi, trông chờ
D
Trông chờ, mong đợi, mong mỏi
Câu 14: Nhóm từ nào dưới đây không phảI là từ láy:
A
Xanh xanh, xanh xao, đo đỏ, đỏ tía
B
đủng đỉnh, thướt tha, chót vót
C
Trắng trẻo, thăm thẳm, xa xa
D
Lênh khênh, vời vợi, ngoan ngoãn
Câu 15: Từ “ mắt” trong câu mang nghĩa chuyển là:
A
Mỗi khi bạn cười, đôI mắt sáng lên trông thật đáng yêu
B
Mỗi khi nhìn cô, đôI mắt ấy lại như nhắc nhở em cần cố gắng hơn nữa
C
ĐôI mắt của bé Lan mở to nhìn chúng tôi
D
Quả na trong vườn nhà ông em đã mở mắt
II. Phần thi tự luận: Mỗi câu tự luận cho 5,0 điểm. Tổng điểm phần tự luận là 20 điểm
Câu 1: Tạo một từ ghép và một từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau:
	xanh, đỏ , trắng , vàng , đen.
Câu 2: Hãy tìm các từ tượng thanh, tượng hình và nêu lên tác dụng của các từ ấy đối với việc diễn đạt nội dung đoạn văn sau đây:
	“ Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạc cạc, tiếng người nói léo xéo. Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi dây xích sắt, mặt buồn rầu, sợ sệt”
Câu 3: Đọc đoạn thơ sau:
	Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
	 áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường !
	Nhớ Người những sáng tinh sương
	 Ung dung yên ngựa trên đường suối reo 
	Tố Hữu
	Đọc bốn dòng thơ trên đã giúp em cảm nhận những gì về Bác.
Câu 4: Em hãy tả làng quê em vào một buổi sáng mùa xuân. ( bài viết từ 20 đến 25 dòng)
IV. Môn Tiếng việt.(6đ)
Câu 1: Trong các dòng dưới đây, dòng nào gồm các từ đồng nghĩa:
Đánh cờ, đánh giặc, đánh trống.
Trong veo, trong vắt, trong xanh.
Thi đậu, xôi đậu, chim đậu.
Nhà rộng, nhà nghèo, nhà Lê.
Câu 2: Từ nào không cùng chủ điểm với các từ còn lại.
Thiên nhiên. 	C. Sông ngòi.
Rừng núi.	D. Tổ quốc.
Câu 3: Câu nào dưới đây có từ “đánh” được dùng với nghĩa xoa hoặc xát lên bề mặt một vật để vật sạch đẹp:
Chị đánh vào tay em.
Các bác nông dân đánh trâu ra đồng.
Sau bữa tối, ông và bố tôi thường ngồi đánh cờ.
Hàng tuần, vào ngày nghỉ bố tôi thường đánh giầy.
Phần 2: Tự luận.(20đ)
Câu 1:(5đ)
1 Hãy thay quan hệ từ trong câu bằng quan hệ từ khác để có câu đúng:
Cây bị đổ nên gió thổi mạnh.
Trời mưa và đường trơn.
Bố em sẽ thưởng cho em hộp màu vì em học giỏi.
2. Tìm từ có thể thay thế từ “ăn trong các câu sau”:
Cả nhà ăn tối chưa?
Loại ô tô này ăn xăng lắm.
Hai màu này rất ăn nhau.
Ông ấy ăn lương rất cao.
Câu 2: (5đ)
 Điền cho hoàn chỉnh các thành ngữ và tục ngữ sau:
a. Uống . Nhớ .
b. Đói cho .. rách cho .
c. Có công  có ngày 
Một con ..cả tàu .
Hãy nêu ý nghĩa của câu tục ngữ c, d.
Câu 3: (5đ)
 Kết thúc bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão”, nhà thơ Đặng HIển viết:
	“Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà”.
	Theo em hình ảnh nào đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên? Vì sao?
Câu 4:(5đ)
 Hãy viết một đoạn văn tả cảnh đẹp ngôi nhà em đang ở khi tết đến xuan về (Khoảng 8-10 câu).
IV. Môn Tiếng Việt
Câu 1: Từ ngữ nào dưới đây có nghĩa không giống với nghĩa của các từ còn lại.
	A. Truyền thống	B. Cội nguồn
	C. Tinh thần	D. Lịch sử
Câu 2: Từ ngữ nào dưới đây chỉ những công dân ưu tú ?
	A. Giáo viên	B. Bộ đội
	C. Công an	D. Anh hùng Lao động.
Câu 3: Câu ghép nào dưới đây dùng sai quan hệ từ để nối các vế ?
A. Tuy bạn Hà rất thông minh nhưng bạn ấy không chủ quan khi làm bài kiểm tra.
B. Mặc dù hoàn cảnh nhà Hoà rất khó khăn nên Hoà vẫn luôn làm bài và học bài đầy đủ.
C. Hoa hồng thơm dịu dàng còn hoa lan thơm ngào ngạt.
D. Lâm có bài tập về nhà hôm nào, bạn làm ngay hôm ấy.
Câu 4: Viết tiếp một vế câu để mỗi dòng sau thành câu ghép.
 Hương có bao nhiêu sách, truyện cũ.
 Sách viết thế nào,
Câu 5: Dùng các từ ngữ chỉ đặc điểm của con người điền vào chỗ trống cho thích hợp nhằm diễn tả sự vật bằng cách nhân hoá.
	Chiếc Bảng Đen là người bạn thân thiết của cả lớp. Bảng Đen khi chúng em học giỏi. Bảng Đen. khi chúng em đến lớp chưa thuộc bài. Hôm 
nay bạn Nam trực nhật lau vội khăn ướt, Bảng Đen ..trông thương quá !
Câu 6: Trong bài Theo chân Bác, nhà thơ Tố Hữu viết:
Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy, nặng phù sa.
Đoạn thơ trên có hình ảnh nào đẹp, gây xúc động nhất đối với em ? Vì sao ?
Câu 7: Tập làm văn:
"Chiều kéo lên một mảng trời màu biển:
Mây trắng giăng - bao con sóng vỗ bờ.
Diều no gió - những cánh buồm hiển hiện.
Biển trên trời ! Em bé bỗng reo to."
Em hãy viết đoạn văn (khoảng 20-25 dòng) tả cảnh trời chiều theo ý đoạn thơ trên.
Môn Tiếng Việt
I/ Phần trắc nghiệm:
Hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Cho câu văn:
Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím. 
Chủ ngữ trong câu trên là: 
trên nền cát trắng tinh
nơi ngực cô Mai tì xuống
nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc
những bông hoa tím
Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chung của từ “chạy” trong thành ngữ “Chạy thầy chạy thuốc”?
Di chuyển nhanh bằng chân.
Hoạt động của máy móc.
Khẩn trương tránh những điều không may xảy ra.
Lo liệu khẩn trương để nhanh có được cái mình muốn.
Câu 3: Dòng nào gồm các từ láy:
Đông đảo, đông đúc, đông đông, đông đủ, đen đen, đen đủi, đen đúa.
Nhẹ nhàng, nho nhỏ, nhớ nhung, nhàn nhạt, nhạt nhẽo, nhấp nhổm, nhưng nhức.
Chuyên chính, chân chất, chân chính, chăm chỉ, chậm chạp.
Hao hao, hốt hoảng, hây hây, hớt hải, hội họp, hiu hiu, học hành.
II/ Phần tự luận: 
Câu 1: Dùng các cặp từ chỉ quan hệ để đặt một câu ghép diễn đạt hai sự việc chỉ nguyên nhân – kết quả, một câu ghép diễn đạt hai sự việc có ý nhượng bộ.
Câu 2: Trong bài thơ: “Dừa ơi” của Lê Anh Xuân có viết:
“Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
 Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
 Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
 Như dân làng bám chặt quê hương”
Nêu ý khổ thơ trên.
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để làm nên cái hay của khổ thơ?
Câu 3: Kết thúc bài: “Tiếng vọng”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết:
Đêm đêm tôi vừa chợp mắt
Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh
Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.
	Đoạn thơ cho thấy những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả? Vì sao như vậy?
Câu 4: 
“Mặt trời càng lên tỏ
Bông lúa chín thêm vàng 
Sương treo đầu ngọn cỏ 
Sương lại càng long lanh
Bay vút tận trời xanh 
Chiền chiện cao tiếng hót
Tiếng chim nghe thánh thót
Văng vẳng khắp cánh đồng.”
Dựa vào ý của đoạn thơ trên em hãy viết một bài văn tả cánh đồng lúa chín vào một buổi sáng đẹp trời (Từ 12 - 14 dòng).
phần trắc nghiệm:
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng .
Câu 1. Cho các từ sau: “ nhân dân, nhân ái, nhân từ, nhân đức”. Thuộc từ nào dưới đây?
 A. Từ đồng nghĩa. C. Từ đồng âm.
 B. Từ nhiều nghĩa. D. Từ trái nghĩa.
Câu 2. Câu tục ngữ: “ đói cho sạch, rách cho thơm” có ý khuyên ta điều gì?
Đói rách cũng phải ăn ở sạch sẽ vệ sinh.
Dù có nghèo túng, thiếu thốn cũng phải sống trong sạch, giữ gìn phẩm chất tốt đẹp.
Dù nghèo đói cũng không được làm điều gì xấu.
Tuy nghèo đói nhưng lúc nào cũng phải sạch sẽ thơm tho. 
Câu 3. Câu nào sau đây không phải là câu ghép/
Cánh đồng lúa quê em đang chín rộ.
Mây đen kéo kín bầu trời, cơn mưa ập tới.
Bố đi xa về, cả nhà vui mừng.
Bầu trời đầy sao nhưng gió rất to.
phần tự luận
 Câu 1: đặt câu theo yêu cầu sau nói về việc học tập: có cặp từ chỉ quan hệ:
 Vì...............nên.............
 Tuy............nhưng...........
Câu 2: Tìm các bộ phận Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau.
ánh trăng sáng chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.
Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc.
Câu 3: Trong bài “ Hạt gạo làng ta” ( TV5 tập 1 ) nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.
 Đoạn thơ giúp em hiểu được ý nghĩa gì của hạt gạo? Hãy nêu rõ tác dụng của điệp ngữ và hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 4: Một buổi sớm đến trường, em bỗng nghe thấy tiếng ve râm ran và những chùm hoa phượng nở đỏ. Hãy tả lại cảnh đó và cảm xúc của em khi mùa hè đến bằng bài viết khoảng 15 dòng.
5. Môn Tiếng Việt.
Câu 1 : Từ loại là gì ? Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
A. Là sự phân chia từ thành các loại nhỏ.
B. Là các loại từ trong Tiếng Việt. 
C. Là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát ( Như động từ, tính từ, danh từ).
D. Là các từ bị loại ra.
Câu 2: Dòng nào dưới đây có tất cả những từ đồng nghĩa với từ “trông mong”
A. Trông chờ, trông cậy, mong đợi, mong mong.
B. Trông cậy, mong đợi, trông chờ, trông trời.
C. Mong đợi, trông cậy, chờ đón.
D. Trông chờ, trông cậy, mong đợi, mong mỏi.
Câu 3: Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại :
 A. Cầm	 	B. Nắm
 C. Cõng	 D. Xách
Câu 4:
a)Tìm 2 từ cùng kiểu cấu tạo với từ “ăn mặc”. Trọng tâm nghĩa của các từ này nằm ở tiếng nào?
b)Tìm chủ ngữ và vị ngữ của hai câu văn sau:
- Cô mùa xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng. 
Tay cô ngoắc một chiếc lẵng đầy màu sắc rực rỡ.
Câu 5: Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả:
a) Hễ em đợc điểm tốt..........................................................................................
b) Nếu chúng ta chủ quan......................................................................................
Câu 6: Trong bài "Hành trình của bầy ong" của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu (Tiếng Việt 5- Tập 1) có những câu thơ :
 " Với đôi cánh đẫm nắng trời
 Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa
 ..Bầy ong rong ruổi trăm miền
 Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa"
 Theo em tác giả dùng từ "đẫm" ở trên có hay không? vì sao? Em hiểu câu thơ:" Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa" là thế nào?
Câu 7: “ Những trưa hè đầy nắng
Trâu nằm nhai bóng râm
Tre bần thần nhớ gió
Chợt về đầy tiếng chim.”
 Luỹ tre - Nguyễn Công Dương
 Dựa vào ý khổ thơ trên, em hãy viết một đoạn văn tả cảnh làng quê vào một buổi trưa hè lặng gió. (khoảng 20 dòng)
Phần Tiếng Việt:
Câu1: Chọn từ thích hợp để hoàn chỉnh các câu văn sau:
“ Câu văn cần được ........................... cho trong sáng và súc tích.”
A. gọt.	C. đẽo
B. gọt giũa	D. vót
Câu 2: Trong câu nào dưới đây từ “ đi ” mang nghĩa gốc?
A. Nó chạy tôi đi.	C. Anh đi ô tô còn tôi đi xe đạp.
B. Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi.	D. Ca nô đi nhanh hơn thuyền.
Câu3: Từ loại là gì?
A. Là sự phân chia từ thành các loại nhỏ.
B. Là các loại từ trong Tiến Việt.
C. Là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và nhĩa khái quát ( như danh từ, động từ, tính từ,...)
D. Tất cả các ý trên.
II. Tự luận:
Câu 1: Hãy thay quan hệ từ trong từng câu bằng quan hệ từ khác để có câu đúng:
a) Cây bị đổ nên gió thổi mạnh.
.............................................................
b) Tuy nhà xa nên bạn Nam thường đi học muộn.
................................................................
c) Bố sẽ thưởng cho em một hộp màu vẽ vì em học giỏi.
..................................................................
Câu 2: Khôi phục dấu chấm ở vị trí thích hợp trong đoạn văn sau rồi chép lại đoạn văn cho đúng.
“ Biển rất đẹp buổi sáng, nắng sớm tràn lên mặt biển mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào rực lên, như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh.”
	Theo Vũ Tú Nam
Câu 3:Trong bài “ Mùa thảo quả “ nhà văn Ma Văn Kháng có viết:
	“ Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. 
Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm trong từng nếp áo, nếp khăn. “
	Hãy nêu nhận xét về cách dùng từ, đặt câu nhằm nhấn mạnh hương thơm của thảo quả chín trong đoạn văn.
Câu 4: Mọi nghề trong xã hội đều đáng quý trọng. Mỗi hoạt động đều có vẻ đẹp riêng: thầy cô giáo đang dạy học, bác sĩ đang khám bệnh, cô gái bán hàng, bác nông dân đang gặt lúa, cô ca sĩ đang hát ...
	Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 20 dòng) tả một trong những hoạt động đó.
4. Môn Tiếng Việt
Phần I : Trắc nghiệm .
 Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất :
Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ đồng nghĩa với mùi thơm :
A. thơm thơm, thơm thảo, thơm mát	
B. thơm thảo, thơm lừng, thơm mát
C. thơm phức, thơm thơm, thơm lừng
D.tiếng thơm, thơm phức, thơm thơm
2) Từ “ăn” trong câu nào được dùng với nghĩa là từ gốc ?
A. Con tàu vào ăn than.	
B. Sáng nay tôi sang chơi nhà Hải, bạn ấy đang ăn cơm.
C.Trời mưa, mẹ tôi hay bị nước ăn chân.
D. Cá không ăn muối cá ươn.
 3) Tìm từ giải nghĩa thích hợp với từ “ Bảo quản”
Giữ gìn cho khỏi hư hỏng hoặc hao mòn.
Giữ cho nguyên vẹn, không để suy suyển, mất mát.
Giữ cho còn không để mất.
Chống mọi xâm phạm để giữ cho nguyên vẹn.
 Phần II : Tự luận.
Câu 1 : Các từ in đậm trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào ? (là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa )
a. Con đường, đường hoàng, đường kính, học đường
b. ngọt bùi, đắng cay
c. tận tuỵ, tận tâm, tận lực, tận lòng
d. đầu máy bay, tập đầu bộ phim, đầu cầu, chải đầu.
Câu 2 :Dùng các cặp từ chỉ quan hệ để đặt một câu ghép diễn đạt hai sự việc chỉ nguyên nhân - kết quả ; một câu ghép diễn tả hai sự việc có ý nhượng bộ.
Câu 3: Trong bài “Hạt gạo làng ta” nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết :
“Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bẩy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.”
a) Tìm hình ảnh đối lập trong đoạn thơ trên ? Hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì ?
b) Em hiểu nội dung đoạn thơ trên như thế nào ?
Câu 4 : Hãy tả một cảnh vật thiên nhiên mà em yêu thích (ngọn núi, dòng sông, bãi biển, hồ nước ...) Bài viết từ 10 đến 12 dòng.
IV. Môn Tiếng Việt
Câu 1: (2đ) Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “ nhân hậu” . Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Hiền từ B. Hiền lành C. nhân đức D. bất nhân
Câu 2 ( 2điểm): Câu nào dưới đây có từ đánh được dùng với nghĩa xoa hoặc xát lên bề mặt một vật để vật sạch đẹp?
A. Chị đánh vào tay em
B. Các bác nông dân đánh trâu ra đồng
C. Sau bữa tối, ông và bố tôi thường ngồi đánh cờ
D. Hàng tuần, vào ngày nghỉ, bố thường đánh giầy.
Câu 3( 2đ): Đọc đoạn thơ sau :
Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.
 Đỗ Quang Huỳnh
Khoanh vào chữ cái trước dòng nêu đủ các sự vật được nhân hoá trong đoạn thơ trên:
a. đồng làng, mầm cây.
b. mầm cây, hạt mưa, đồng làng.
c. mầm cây , hạt mưa, cây đào.
d. đồng làng, hạt mưa, cây đào.
Câu 4:( 5điểm) Giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ sau. Đặt câu với một trong những thành ngữ, tục ngữ này.
 a . Nước lã mà vã nên hồ
 Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. 
 b. Máu chảy ruột mềm.
c. ăn vóc học hay.
Đặt câu
Câu 5:( 5 điểm). Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào từng ô trống trong câu chuyện sau cho phù hợp.
Đãng trí
 Một lần(1) trên đường đi (2) nhạc sĩ Bét - tô - ven thấy bụng đói cồn cào (3) ông bèn ghé vào một quán ăn.
 Trong lúc chờ người phục vụ dọn thức ăn (4) ông bỗng nghĩ ra một ý nhạc hay (5) thế là quên cả đói (6) Bét - tô -ven rút ngay một tờ giấy ra rồi viết lia lịa.
Nửa tiếng đồng hồ sau (7) ông gọi chủ quán ra tính tiền.
Chủ quán trố mắt ngạc nhiên vì thấy nhạc sĩ chưa hề ăn một chút thức ăn nào (8) vậy mà Bét- tô -ven cứ nằng nặc:
Tôi đã ăn rồi (9) anh đừng chế giễu tôi nữa (10) 	
 Câu 6 (5 điểm). Xác định danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau:
 Xuân đi học qua cánh đồng làng. Trời mây xám xịt, mưa ngâu rả rích. Đó đây có bóng người đi thăm ruộng hoặc be bờ. Xuân rón rén bước trên con đường lầy lội.
 	Câu 7( 5 điểm): Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 đến 15 dòng tả lại sự thay đổi của cây cối trong vườn khi mùa xuân về.

File đính kèm:

  • docON TAP TV LOP 5.doc