Bộ đề thi đánh giá chất lượng học sinh giỏi môn Sinh học (có hướng dẫn)

pdf58 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bộ đề thi đánh giá chất lượng học sinh giỏi môn Sinh học (có hướng dẫn), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN DU 
BỘ ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG 
 HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC (CÓ HƯỚNG DẪN) 
 HỌC SINH: NGUYỄN CHÂU AN 
 Website tham khảo:  
NIÊN KHÓA: 2009 – 2013 
GIỚI THIỆU 
PHẦN 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN (CÓ HƯỚNG DẪN) 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN TRƯỜNG THCS 
NGUYỄN DU – ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
 THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 PHÚT 
PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC – ĐỀ ÔN TẬP TỰ GIẢI 
NHỮNG ĐỀ THI HAY - KHÓ VÀ CÁC BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 
CẤP TỈNH, ĐỀ THI TUYỂN SINH CHUYÊN SINH HỌC LAM SƠN 
 THỜI GIAN LÀM BÀI: 150 PHÚT. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. Lý thuyết ~ Bài tập Di truyền 
Tổng hợp kiến thức vật chất di truyền ADN – ARN 
WEBSITE THAM KHẢO 
PHẦN 1 
ĐỀ 1 
Câu 1: (5 điểm) 
 NST giới tính là gì? Vai trò của NST giới tính đối với di truyền? Ý nghĩa 
thực tiễn của việc nghiên cứu di truyền giới tính? 
Hướng dẫn: 
Đọc trang 44 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học 
Câu 2: (3 điểm) 
 Thường biến là gì? Phân biệt thường biến và đột biến? 
Hướng dẫn: 
Cơ sở Đột biến Thường biến 
Khái niệm 
Là những biến đổi đột ngột trong 
vật chất di truyền (NST, ADN, 
gen) khi biểu hiện ra kiểu hình 
là những thể đột biến. 
Là những biến đổi kiểu hình của 
cùng một kiểu gen, phát sinh 
trong đời cá thể, do ảnh hưởng 
trực tiếp của môi trường. 
Nguyên 
nhân 
Do các tác nhân lý – hóa học hay 
rối loạn trao đổi chất nội bào 
Do ảnh hưởng trực tiếp của môi 
trường 
Tính chất 
Vai trò 
- Làm thay đổi vật chất di truyền 
- Không làm thay đổi vật chất di 
truyển 
- Xuất hiện riêng lẻ, từng cá thể - Xuất hiện đồng loạt 
- Vô hướng, không tương ứng với 
môi trường 
- Có hướng, tương ứng với môi 
trường 
- Đa số có hại, một số có lợi hoặc 
trung tính 
- Thường mang tính thích nghi, 
có lợi cho sinh vật 
- Là nguyên liệu cho chọn giống 
và tiến hóa 
- Không là nguyên liệu cho chọn 
giống và tiến hóa 
Câu 3: (2 điểm) 
 Thế nào là biến dị tổ hợp? Loại biến dị này xuất hiện trong hình thức sinh 
sản nào? Giải thích? 
Hướng dẫn: 
Đọc trang 9 – 10 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học 
Câu 4: (5 điểm) 
 Ở một loài động vật khi cho giao phối giữa cá thể lông xám, chân thấp với 
cá thể lông đen, chân cao thu được F1 lông xám, chân cao. Cho F1 giao phối với 
nhau: 
a) Xác định TLKH ở F2? 
b) Không cần viết sơ đồ lai, hãy xác định tỉ lệ cá thể lông xám, chân cao và tỉ lệ 
lông xám, chân thấp đồng hợp. 
Hướng dẫn: 
- Xét 2 trường hợp: PLĐL – THTD và di truyền liên kết 
- Đọc trang 50 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học 
Câu 5: (5 điểm) 
 Một tế bài có bộ NST 2n = 24 thực hiện quá trình nguyên phân liên tiếp một 
số lần đã tạo ra 16 tế bào con. 
a) Tính số NST môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nguyên phân và số 
NST hoàn toàn mới trong các tế bào con được tạo thành 
b) Khi các tế bào con đang ở kì đầu lần nguyên phân thứ 3, xác định số NST 
trong các tế bào và trạng thái của chúng. 
Hướng dẫn: 
- Đọc trang 51 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học 
- b)Tế bào ở kì đầu sẽ có trạng thái kép và đang đóng xoắn. Tính theo lần 
nguyên phân thứ 2 hay k = 2 (k là số lần nguyên phân) 
Đáp số: 
a) 360 NST môi trường nội bào cung cấp và 336 NST hoàn toàn mới 
 b) 96 NST 
ĐỀ 2 
Câu 1: (3 điểm) 
a) Nêu khái niệm quần xã sinh vật? Cho ví dụ? 
b) Tại sao nói: “Quần xã sinh vật là một cấu trúc động”? 
Hướng dẫn: 
b) Quần xã luôn có tương tác với môi trường qua mối quan hệ tương hỗ 
giữa các quần thể với nhau và với môi trường ở một mức độ nhất định. Như vậy, 
quần xã làm biến đổi môi trường và môi trường bị biến đổi sẽ tác động trở lại 
làm biến đổi cấu trúc quần xã hay thay thế bằng một quần xã khác. 
Câu 2: (4 điểm) 
a) Nêu những yếu tố và cơ chế đảm bảo tính đặc trưng và ổn định của ADN 
ở mỗi loài? 
b) Vì sao tính đặc trưng và ổn định của ADN chỉ mang tính tương đối? 
c) Biến dị tổ hợp là gì? Nó xuất hiện ở các hình thức sinh sản nào? Giải 
thích? 
Hướng dẫn: 
a), b) Đọc trang 47 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. 
c) Tham khảo đề 1. 
Câu 3: (3 điểm) 
 Nêu khái niệm ưu thế lai? Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai? Vì sao 
ưu thế lai lại biểu hiện cao nhất ở F1? Làm thế nào để củng cố và duy trì ưu thế lai? 
Câu 4: (5 điểm) 
 Một gen có cấu trúc 60 chu kì xoắn và có G = 20% nhân đôi liên tiếp 5 đợt. 
Mỗi gen con phiên mã 3 lần: 
a) Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen? 
b) Khối lượng gen là bao nhiêu? 
c) Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho gen tái bản? 
d) Tính số lượng rN mà môi trường nội bào cần cung cấp để các gen con tổng 
hợp mARN là bao nhiêu? 
Hướng dẫn: 
Đọc trang 66 – 67 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học 
Đáp số: 
a) G = X = 240 ; A = T = 360 
 b) M = 36.10
4
 đvC 
 c) Amt = Tmt = 11160 ; Gmt = Xmt = 7440 
 d) 1800 
Câu 5: (5 điểm) 
 Ở cà chua, A: quả đỏ, a: quả vàng ; B: quả tròn, b: quả bầu dục. Biết 2 cặp 
gen quy định 2 cặp tính trạng màu quả và hình dạng quả nằm trên 2 NST thường 
khác nhau 
 Cho cà chua quả đỏ, tròn giao phấn với cà chua quả vàng, tròn thu được F1 
gồm 75% quả đỏ, tròn : 25% quả đỏ, bầu dục. 
a) Biện luận và viết sơ đồ lai. 
b) Người ta cho các cá thể đều dị hợp tử về cả 2 cặp gen nói trên giao phấn với 
nhau. Theo lý thuyết thì đời con có bao nhiêu % số cá thể thuần chủng. 
Hướng dẫn: 
b) Đọc trang 16 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học 
Đáp số: 
b) 25% 
ĐỀ 3 
Câu 1: (3 điểm) 
a) Nội dung cơ bản của phương pháp Phân tích các thế hệ lai của Men-đen? 
b) Người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm mục đích gì? 
Hướng dẫn: 
Đọc trang 3 - 7 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học 
Câu 2: (2 điểm) 
a) Nguyên nhân làm bộ NST đặc trưng cho loài được giữ nguyên qua 
nguyên phân và giảm đi một nửa qua giảm phân? 
b) Bộ NST được giữ nguyên qua nguyên phân và giảm đi một nửa qua giảm 
phân có ý nghĩa gì? 
Hướng dẫn: 
- Mỗi câu tách thành 2 ý: ở nguyên phân và giảm phân 
- Đọc trang 37 – 38 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học 
Câu 3: (3 điểm) 
 Ưu thế lai là gì? Nêu phương pháp tạo ưu thế lai ở thực vật? Một số thành 
tựu tạo ưu thế lai đối với cây trồng ở Việt Nam? 
Câu 4: (3 điểm) 
a) Một gen ở vi khuẩn có chiều dài 0.51 và có 3600 liên kết hiđrô. Xác 
định số lượng nuclêôtit từng loại của gen? 
b) Xét về mặt cấu tạo hóa học, các gen khác nhau phân biệt ở điểm nào? 
c) Nếu trong quá trình giảm phân tạo giao tử, có một cặp NST (ví dụ cặp 
NST kí hiệu Bb) không phân ly gây hậu quả gì? 
Hướng dẫn: 
a) Đọc công thức trang 66 – 67 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh 
học. 
 b) Khác nhau bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit 
trên gen. 
 c) Nếu trong quá trình Giảm phân tạo giao tử, có 1 cặp NST (ví dụ Bb) 
không phân ly sẽ gây đột biến giao tử, tạo ra giao tử bất thường. Các giao tử này 
được thụ tinh là cơ chế gây đột biến dị bội (nêu tác hại của đột biến dị bội) 
Đáp số: 
a) A = T = 900 ; G = X = 600 
Câu 5: (2 điểm) 
 Cơ thể bình thường có kiểu gen Dd, đột biến đã làm xuất hiện cơ thể có kiểu 
gen d (hoặc 0d). Loại đột biến nào đã xảy ra? Cơ chế phát sinh đột biến đó? 
Hướng dẫn: 
 - Loại đột biến có thể xảy ra: Mất đoạn NST hoặc đột biến dị bội (2n-1) 
 - Cơ chế phát sinh: 
TH1) Mất đoạn NST 
 Do tác nhân gây đột biến làm cho NST bị mất đi một đoạn mang gen D 
hoặc d của cặp  NST tương đồng còn lại bình thường mang gen d – cơ thể có 
kiểu gen d (hoặc 0d) 
TH2) Đột biến dị bội (2n-1) 
 + Trong quá trình Giảm phân, ở một bên bố hoặc mẹ, cặp NST chứa gen 
Dd không phân ly tạo 2 loại giao tử bất thường: 1 loại mang 2 NST của cặp 
chứa 2 gen Dd (n+1); 1 loại không mang chiếc nào của cặp 0 (n-1) 
 + Trong quá trình thụ tinh: giao tử bất thường không mang chiếc nào 
của cặp (0) – (n-1) tổ hợp ngẫu nhiên với giao tử bình thường (n) mang gen d 
tạo thành hợp tử có kiểu gen d (hoặc 0d). 
Câu 6: (2 điểm) 
a) Mức phản ứng là gì? 
b) Nêu mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình 
Câu 7: (2 điểm) 
a) Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm 
những thành phần nào? 
b) Hãy thiết lập một chuỗi thức ăn từ các sinh vật sau: cỏ, rắn, ếch, châu 
chấu, vi sinh vật. 
Câu 8: (3 điểm) 
 Ở cà chua, A: quả tròn, a: quả bầu dục ; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cho lai hai 
giống cà chua thuần chủng: quả tròn, vàng và quả bầu dục, đỏ thu được F1. Cho F1 
tự thụ phấn được F2. 
a) Biện luận và viết sơ đồ lai. 
b) Cơ thể P phải có kiểu gen thế nào để đời con thu được có TLKH là 
b1. 1 : 1 : 1 : 1 
b2. 3 : 1 
Hướng dẫn: 
- Xét 2 trường hợp: PLĐl – THTD và di truyền liên kết 
- Đọc trang 50 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học 
Đáp số: 
 b1. TH1) PLĐL – THTD: AaBb × aabb hoặc Aabb × aaBb 
 TH2) Di truyền liên kết: 
𝑨𝒃
𝒂𝑩
×
𝑨𝒃
𝒂𝑩
 b2. TH1) PLĐl – THTD: AaBB × Aabb hoặc AaBB × AaBB hoặc Aabb × 
Aabb hoặc aaBb × aaBb hoặc AABb × AABb hoặc AABb × aaBb 
 TH2) Di truyền liên kết: 
𝑨𝒃
𝒂𝒃
×
𝑨𝒃
𝒂𝒃
 hoặc 
𝒂𝑩
𝒂𝒃
×
𝒂𝑩
𝒂𝒃
ĐỀ 4 
Câu 1: (3 điểm) 
 Cho 2 cá thể lai với nhau thu được F1 có kiểu hình phân ly theo tỷ lệ 3 : 1. 
Quy luật di truyền nào đã chi phối phép lai? Với mỗi quy luật di truyền cho ví dụ 
bằng 1 sơ đồ lai (cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội hoàn toàn, gen quy 
định tính trạng nằm trên NST thường) 
Hướng dẫn: 3 quy luật di truyền (lưu ý: quy ước gen và viết sơ đồ lai) 
TH1) PLĐL – THTD: AbBB × AaBB 
TH2) Quy luật Phân ly: Aa × Aa 
TH3) Di truyền liên kết: 
𝒂𝑩
𝒂𝒃
×
𝒂𝑩
𝒂𝒃
Câu 2: (2.5 điểm) 
 Ở ruồi giấm (2n = 8), một tế bào của loài đang phân bào, người ta thấy có 4 
NST kép đang tập trung xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào 
a) Cho biết tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào? Vì sao? 
b) Nếu tế bào của loài thực hiện Nguyên phân 3 lần, hãy xác định số NST môi 
trường nội bào cung cấp cho quá trình nói trên. 
Hướng dẫn: 
a) Chú ý đến số lượng NST hiện tại. 
 Đọc trang 38 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. 
b) Xét 2 trường hợp (NST ở thế hệ tế bào cuối cùng là đơn hoặc kép) 
Đọc trang 51 - 52 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. 
Đáp số: 
a) Kì giữa Giảm phân II 
b) TH1) Ở thế hệ cuối cùng, NST ở trạng thái đơn: 56 NST 
TH2) Ở thế hệ cuối cùng, NST ở trạng thái kép: 120 NST 
Câu 3: (2.5 điểm) 
a) Tại sao trong cấu trúc dân số, tỷ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1. Nói rằng: “Người 
mẹ quyết định giới tính của con” là đúng hay sai? 
b) Một bạn học sinh nói rằng: “Bố mẹ truyền cho con mình những tính trạng đã 
được hình thành sẵn”. Bằng kiến thức đã học, em hãy nhận xét về ý kiến 
trên? 
Hướng dẫn: 
a) - Đọc trang 45 - 46 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. 
- Người mẹ có cặp NST giới tính XX chỉ cho giao tử X nên không quyết 
định giới tính của con. Giới tính của con phụ thuộc vào giao tử X hay Y 
của bố kết hợp với giao tử X của mẹ. Câu nói trên sai. 
b) Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi 
trường sống vì sự hình thành tính trạng do kiểu gen và môi trường quyết định. 
Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng có sẵn bởi môi trường tương tác 
với kiểu gen hình thành tính trạng. 
Câu 4: (1.5 điểm) 
 Khi lai 2 cây lưỡng bội có cặp NST Aa, người ta thu được thể đột biến A 
(hoặc 0A). Hãy cho biết đột biến nào đã xảy ra? Giải thích cơ chế hình thành? 
Hướng dẫn: 
Xảy ra đột biến dị bội (2n – 1) 
Câu 5: (1.5 điểm) 
 Khi nghiên cứu sự di truyền bệnh Hunter ở một dòng họ, người ta thu được 
kết quả sau: bé trai 4 tuổi mắc chứng bệnh di truyền có mặt biến dạng, lùn và ngu 
đần. Cả cha mẹ, người chị 10 tuổi và anh trai 8 tuổi của cậu bé đều không bị bệnh 
này. Bà mẹ này có một người em trai chết lúc 15 tuổi cũng có các triệu chứng như 
bé trai 4 tuổi nói trên. Đồng thời bà cũng có một người cháu (con trai chị gái bà) 
cũng có các triệu chứng tương tự trong khi chị gái bà và chồng bà ta bình thường. 
 Vẽ sơ đồ phả hệ của dòng họ trên. 
Câu 6: (2 điểm) 
a) Đa số sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ là bao nhiêu? 
b) Thế nào là động vật hằng nhiệt (đẳng nhiệt), động vật biến nhiệt? 
c) Động vật đẳng nhiệt (hằng nhiệt) và động vật biến nhiệt thì nhóm nào có khả 
năng phân bố rộng hơn? Vì sao? 
Hướng dẫn: 
a) 0 – 500C 
c) Động vật đẳng nhiệt hay động vật hằng nhiệt có khả năng phân bố 
rộng hơn vì có thân nhiệt cao, ổn định, nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào 
nhiệt độ môi trường. Ngoài ra, nhóm động vật này còn có cơ chế điều chỉnh 
thân nhiệt với điều kiện sống, có trung khu điều hòa thân nhiệt ở nên nhóm 
động vật đẳng nhiệt (hằng nhiệt) có khả năng phân bố rộng hơn. 
Câu 7: (2 điểm) 
 Phân biệt đột biến – thường biến? 
Hướng dẫn: 
Tham khảo đề 1 
Câu 8: (2 điểm) 
 Mối quan hệ giữa giống, kỹ thuật sản xuất và năng suất? 
Hướng dẫn: 
 - Giống và kiểu gen quy định giới hạn năng suất 
 - Kĩ thuật sản xuất quy định năng suất cụ thể trong giới hạn do giống quy 
định. 
 - Năng suất là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường 
  Trong sản xuất, nếu giống tốt mà gieo trồng không đúng kĩ thuật thì sẽ 
không đạt được năng suất tối đa. 
Câu 9: (3 điểm) 
 Một cá thể F1 lai với 3 cơ thể khác: 
1. Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai, trong đó có 6.25% kiểu hình cây thấp, 
hạt dài. 
2. Với cá thể thứ 2 được thế hệ lai, trong đó có 12.5% kiểu hình cây thấp, hạt 
dài. 
3. Với cá thể thứ 3 được thế hệ lai, trong đó có 25% kiểu hình cây thấp, hạt dài. 
Hướng dẫn: 
- 6.25% = 
𝟏
𝟏𝟔
 . 
- Đọc trang 49 – 50 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. 
ĐỀ 5 
Câu 1: (2.5 điểm) 
a) Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. 
b) Quan niệm cho rằng sinh con trai, con gái là do người phụ nữ có đúng 
hay không? Vì sao? 
Hướng dẫn: 
a) Đọc trang 46 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. 
b) Tham khảo đề 4. 
Câu 2: (1.5 điểm) 
a) Tại sao đột biến gen thường gây hại cho bản thân sinh vật nhất là động 
vật bậc cao? 
b) Người ta có thể dự báo được sự xuất hiện của đột biến gen hay không? Vì 
sao? 
Hướng dẫn: 
 b) Vì đột biến gen là những biến đổi đột ngột trong cấu trúc của gen, liên 
quan đến phân tử ADN làm biến đổi mARN và Prôtêin tương ứng nên có thể 
biểu hiện ra kiểu hình ở sinh vật tùy thuộc vào mức độ tương tác giữa kiểu gen 
và môi trường nên không thể dự báo trước được sự xuất hiện của đột biến gen. 
Câu 3: (3 điểm) 
a) Trong một trại nuôi cá, khi thu hoạch người ta thu được 1600 cá chép. 
Tính số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng tham gia thụ tinh. Cho biết 
hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50% và của trứng là 20%. 
b) Tính số giao tử được tạo thành trong các trường hợp sau: 
b1. 4 tế bào sinh tinh 
b2. 8 tế bào sinh trứng. 
Hướng dẫn: 
Đọc trang 52 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. 
Đáp số: 
a) Số tế bào sinh tinh: 800 ; số tế bào sinh trứng: 8000 
b) Số giao tử được tạo ra: 
b1. 16 giao tử tương đương 16 tinh trùng 
b2. 32 giao tử gồm 8 trứng và 24 thể định hướng (thể cực thứ 2) 
Câu 4: (3 điểm) 
 Một đoạn ARN có cấu trúc như sau: 
– A – U – G – G – A – X – G – A – U – X – G – U – X – A – X 
a) Tính số lượng từng loại nuclêôtit của đoạn gen đã tổng hợp nên đoạn ARN 
nói trên? 
b) Nếu đoạn ARN trên tổng hợp nên prôtêin thì chuỗi axit amin hoàn chỉnh có 
bao nhiêu axit amin? 
c) Nếu đoạn gen trên tự nhân đôi 2 lần liên tiếp thì số nuclêôtit từng loại môi 
trường nội bào cung câp là bao nhiêu? 
Hướng dẫn: 
a) Đọc trang 69 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. 
b) Chú ý: 3 nuclêôtit mã hóa 1 axit amin. 
Đọc trang 6 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. 
c) Đọc trang 68 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. 
Đáp số: 
a) A = T = 7 ; G = X = 8 
b) 5 a.a 
c) Amt = Tmt = 21 ; Gmt = Xmt = 24 
Câu 5: (2 điểm) 
a) Phân biệt những điểm khác nhau cơ bản giữa cấu trúc ADN và ARN? 
b) Yếu tố nào đã dẫn đến tính đa đạng và đặc thù của phân tử AND? Vì sao 
tính đặc thù và ổn định của ADN chỉ có tính chất tưởng đối? 
Hướng dẫn: 
a) Đọc trang 61 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. 
b) Đọc trang 57 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. 
Câu 6: (2 điểm) 
a) Dựa vào yếu tố nào để chia động vật thành 2 nhóm: động vật biến nhiệt và 
động vật đẳng nhiệt (hằng nhiệt). 
b) Trong 2 nhóm động vật nêu trên, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu 
đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ môi trường? Tại sao? 
c) Động vật biến nhiệt có những tập tính nào có lợi cho chúng khi nhiệt độ môi 
trường thay đổi? 
Hướng dẫn: 
a) Dựa vào ảnh hưởng của nhân tố nhiệt độ. 
b) Tham khảo đề 5 
c) Chia làm động vật vùng lạnh (cực) và động vật vùng nóng (xích đạo) 
Câu 7: (2 điểm) 
 Bộ NST lưỡng bội của một loài là 2n = 20. Có bao nhiêu NST dự đoán ở: 
a) Thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể ba nhiễm kép? 
b) Thể đơn bội, thể tam bội, thể tứ bội? 
c) Trong các dạng kể trên, dạng nào là đa bội chẵn, dạng nào là đa bội lẻ? 
Đáp số: 
a) Thể ba nhiễm: 2n + 1 = 21 
Thể một nhiễm: 2n – 1 = 19 
Thể ba nhiễm kép: 2n + 1 + 1 = 22 
b) Thể đơn bội: n = 10 
Thể tam bội: 3n = 30 
Thể tứ bội: 4n = 40 
c) Đa bội chẵn: thể tứ bội 
Đa bội lẻ: thể tam bội, thể đơn bội. 
Câu 8: (4 điểm) 
 Khi lai 2 dòng đậu hoa đỏ, đài ngã và hoa xanh, đài cuốn, người ta thu được 
các cây lai có hoa xanh, đài ngã. 
a) Những kết luận có thể rút ra từ kết quả phép lai trên là gì? 
b) Cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được F2: 98 hoa xanh, đài cuốn : 
104 hoa đỏ, đài ngã : 209 hoa xanh, đài ngã. Biện luận và viết sơ đồ lai. 
Hướng dẫn: 
a) P thuần chủng, F1 đồng tính trội và dị hợp vè 2 cặp gen. 
b) Đọc trang 50 – 53 – 54 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. 
ĐỀ 6 
Câu 1: (3 điểm) 
a) Phát hiểu nội dung quy luật phân ly độc lập? Khi nào thì các gen quy định 
các tính trạng phân ly độc lập hay di truyền liên kết với nhau? 
b) Giải thích cơ chế phát sinh bệnh Đao? 
c) Sự rối loạn cơ chế tổng ADN làm phát sinh dạng đột biến gì? 
Hướng dẫn: 
a) Đọc trang 49 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. 
c) Đột biến gen 
Câu 2: (3 điểm) 
a) Trong chu kì nguyên phân, những cơ chế nào đảm bảo cho 2 tế bào con 
có bộ NST giống hệ nhau và giống bộ NST của tế bào mẹ? 
b) Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong cơ chế tổng hợp 
ADN, ARN và Prôtêin? 
c) Nêu các chức năng của Prôtêin 
Hướng dẫn: 
a) Đọc trang 37 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. 
b) Đọc trang 58 – 61 – 65 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. 
c) Đọc trang 64 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. 
Câu 3: (4 điểm) 
a) Nghiên cứu trong một quần thể thực vật, ở thế hệ ban đầu có thành phần 
kiểu gen: 
1 1 1
AA : Aa : aa
4 2 4
. Xác định kiểu gen dị hợp tử, đồng hợp tử 
trội và đồng hợp tử lặn sau 3 thế hệ tự thụ phấn liên tục. 
b) Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc 
nhằm mục đích gì? 
c) Ưu thế lai là gì? Giải thích nguyên nhân ưu thế lai? 
d) Nêu các khâu cơ bản của kĩ thuật gen? 
Hướng dẫn: 
a) Đọc trang 19 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. 
Câu 4: (3 điểm) 
a) Giới hạn sinh thái là gì? Cho ví dụ? 
b) Những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối 
địch của các sinh vật khác loài là gì? 
c) Khống chế sinh học là gì? Ý nghĩa của khống chế sinh học? Nêu ứng 
dụng của mối quan hệ này trong sản xuất? 
Hướng dẫn: 
 b) 
Cơ sở Quan hệ hỗ trợ Quan hệ đối địch 
Khái niệm 
Là mối quan hệ có lợi hoặc ít 
nhất không bị hại cho các loài 
sinh vật. 
Là mối quan hệ mà trong đó 
một bên sinh vật được lợi còn 
bên kia bị hại hoặc cả 2 bên 
cùng bị hại 
Bao gồm 
Quan hệ cộng sinh, hội sinh và 
hợp tác 
Quan hệ: cạnh tranh, sinh vật 
ăn các sinh vật khác, kí sinh – 
nửa kí sinh và ức chế cảm 
nhiễm. 
c) - Khống chế sinh học là hiện tượng sự phát triển số lượng cá thể của 
loài này bị kìm hãm bởi sự phát triển cá thể của loài khác. 
- Ý nghĩa: nhờ khống chế sinh học mà số lượng các loài sinh vật trong 
quần xã luôn giao động quanh vị trí cân bằng, phù hợp với khả năng cung cấp 
nguồn sống của môi trường tạo ra trạng thái cân bằng sinh học. 
- Ứng dụng: tiêu diệt các sinh vật gây hại bằng biện pháp đấu tranh sinh 
học (sử dụng thiên địch). 
Câu 5: (3 điểm) 
a) Chuỗi thức ăn là gì? Cho ví dụ? 
b) Vẽ một lưới thức ăn đơn giản và chỉ ra sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ 
các cấp. 
Câu 6: (4 điểm) 
 Ở đậu Hà Lan, cho 10 cây đậu đều có kiểu hình hoa đỏ, mọc ở thân (có kiểu 
gen giống nhau) tự thụ phấn. Đời F1 thu được 210 cây hoa đỏ, mọc ở thân ; 72 cây 
hoa trắng, mọc ở thân ; 69 cây hoa đỏ, mọc ở ngọn và 2 cây hoa trắng, mọc ở ngọn. 
a) Giải thích kết quả thí nghiệm và viết sơ đồ lai 
b) Nếu cho cây hoa đỏ, mọc ở thân của F1 sinh ra từ phép lai trên lai phân tích 
thì đời con (Fa) sẽ như thế nào về kiểu gen và kiểu hình? 
Hướng dẫn: 
Đọc trang 49 – 50 – 53 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. 
ĐỀ 7 
Câu 1: (2.5 điểm) 
a) Để xác định giống có thuần chủng hay không, có thể thực hiện phép lai nào? 
Nêu cách tiến hành? Cho ví dụ? 
b) Biến dị tổ hợp là gì? Nêu nguyên nhân, tính chất và vai trò của biến dị tổ 
hợp. 
Hướng dẫn: 
a) Đọc trang 7 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. 
b) Đọc trang 9 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học 
Câu 2: (2 điểm) 
a) Ở điều kiện nào thì tỷ lệ phân ly kiểu hình ở đời con lai bằng tích các tỷ lệ 
của các tính trạng hợp thành nó? 
b) Trong phép lai nào, con lai có sự phân ly tính trạng theo tỷ lệ 3 : 1. 
Hướng dẫn: 
a) Khi lai các cặp bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng, 
tương phản di truyền độc lập với nhau thì tỷ lệ kiểu hình ở đời con lai bằng tích 
các tỷ lệ của các tính trạng hợp thành nó. 
b) Tham khảo đề 4 
Câu 3: (2.5 điểm) 
 Cấu trúc điển hình của NST quan sát rõ nhất ở kì nào của chu kì tế bào? Mô 
tả cấu trúc đó? 
Hướng dẫn: 
Đọc trang 34 – 35 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. 
Câu 4: (3 điểm) 
a) Trong giảm phân, những cơ chế nào đã tạo ra sự khác nhau về nguồn gốc 
và chất lượng NST trong các tế bào con? 
b) Khi quan sát dưới kính hiển vi quang học tế bào của một loài đang phân 
chia bình thường, thấy có n NST kép. Hãy cho biết đây là quá trình 
nguyên phân hay giảm phân? Tế bào trên đang ở kì nào? 
Hướng dẫn: 
a) Đọc trang 39 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. 
b) Quá trình giảm phân: Kì cuối I hoặc kì đầu II hoặc kì giữa II do tế bào 
đang phân chia ở trạng thái kép 
Câu 5: (5 điểm) 
 Tính số giao tử có thể được tạo ra nếu trong 109 tế bào sơ khai, có 
1
10
 tế bào 
trải qua quá trình Giảm phân tạo giao tử? 
Hướng dẫn – đáp số: 
 Số tế bào trải qua quá trình Giảm phân tạo giao tử là: 
1
10
.10
9
 = 10
8
TH1) Nếu các tế bào trên là các tế bào sinh tinh thì sau quá trình giảm phân 
tạo: 4.108 tinh trùng 
TH2) Nếu các tế bào trên là các tế bào sinh trứng thì sau quá trình giảm phân 
tạo: 108 giao tử trong đó gồm: 
10
8 
.
1
4
 = 25.10
6
 trứng và 108 .
3
4
 = 75.10
6
 thể cực thứ 2 (thể định hướng) 
Câu 6: (5 điểm) 
 Ở một loài hoa, A: hoa đơn, a: hoa kép ; B: hoa đỏ, b: hoa trắng. Cho giao 
phấn giữa 2 cây thuần chủng hoa đơn, trắng với hoa kép, đỏ thu được F1. Cho F1 
giao phấn với nhau được F2 có TLKH: 1 hoa đơn, trắng : 2 hoa đơn, đỏ : 1 hoa kép, 
đỏ. 
a) Biện luận và viết sơ đồ lai 
b) Nếu cho F1 lai phân tích thì kết quả về kiểu gen và kiểu hình như thế nào? 
Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. 
Hướng dẫn: 
Đọc trang 49 – 50 – 53 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. 
ĐỀ 8 
Câu 1: (3.5 điểm) 
a) Nêu nội dung phương pháp nghiên cứu di truyền của Men-đen? 
b) Lai phân tích là gì? Nêu mục đích của phép lai phân tích? Nếu không 
dùng phép lai phân tích thì có thể xác định được kiểu gen của cơ thể 
mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp được không? 
c) Giải thích cơ chế phát sinh tớc-nơ ở người. 
Hướng dẫn: 
a) Đọc trang 3 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. 
b) Đọc trang 7 - 8 trong Tài liệu ôn thi học sinh giỏi Sinh học. 
Câu 2: (1.5 điểm) 
 Xét 2 cặp gen: cặp thứ nhất có gen trội A, gen lặn a. Cặp thứ 2 có gen trội B 
và gen lặn b. 
a) Viết kiểu gen có thể có của cơ thể mang 2 cặp gen trên 
b) Cơ thể mang 2 cặp gen dị hợp Aa và Bb khi giảm phân có thể tạo bao nhiêu 
loại giao tử? Với tỷ lệ là bao nhiêu? Viết kí hiệu các loại giao tử đó? 
Hướng dẫn: 
a) Xét 2 trường hợp: 
TH1) Các gen nằm trên NST khác nhau, kiểu gen của cơ thể đó là: AaBb 
TH2) Các gen nằm trên cùng 1 NST, kiểu gen của cơ thể đó là:
Ab
aB
 hoặc 
AB
ab
b) Xét các trường hợp: 
- Kiểu gen AaBb: 
 + Khi giảm phân bình thường tạo 4 loại giao tử: AB = Ab = aB = ab = 25% 
 + Khi giảm phân không bình thường tạo ra 18 loại giao tử: AaBb = AaB = 
Aab = AAB = AAb = aaB = aab = aBb = abb = aBB = Abb = Abb = ABB = A = a 
= B = b = 0 (giao tử)  5.56% 
- Kiểu gen 
AB
ab
: 
 + Khi giảm phân bình thường tạo 2 loại giao tử: AB = ab = 50% 
 + Khi giảm phân có sự trao đổi chéo tạo 2 loại giao tử: Ab = aB = 50% 
- Kiểu gen 
Ab
aB
: 
 + Khi giảm phân bình thường tạo 2 loại giao tử: Ab = aB = 50% 
 + Khi giảm phân có sự trao đổi chéo

File đính kèm:

  • pdfBo de thi HSG Sinh hoc 9 cap tinh huyen truong chuyen.pdf
Đề thi liên quan