Bộ đề thi học kì 1 Ngữ Văn lớp 6

doc9 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 3298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ đề thi học kì 1 Ngữ Văn lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ THI HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2013-2014
	
I/ TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)	
Đọc và trả lời các câu hỏi sau bằng cách chọn đáp án đúng A, B, C, D và ghi vào giấy bài làm (VD: Câu 1 chọn đáp án A ghi là 1. A…). 
Câu 1. Trong những truyện sau, truyện nào không phải là truyền thuyết?
	A. Thánh Gióng. B. Con Rồng, cháu Tiên. 
	C, Thạch Sanh. D. Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Câu 2. Trong các từ sau, từ nào là từ mượn tiếng Hán?
	A. ngốc nghếch. B, sứ giả.
	C. tài giỏi . D. của cải.	
Câu 3. Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyên cổ tích?
A, Nhân vật dũng sĩ, tài năng.	 B. Nhân vật là động vật.
C. Nhân vật bất hạnh..	 D. Nhân vật thông minh.
Câu 4. Trong các câu sau, câu nào từ “ăn” được dùng với nghĩa gốc?
	A. Tàu vào cảng ăn than.	 B, Hoa đã ăn cơm tối.
	C. Anh ấy rất ăn ảnh. D. Cửa hàng rất ăn khách. 
Câu 5. Từ " Chúa tể " được giải thích dưới đây theo cách nào?
 	Chúa tể: kẻ có quyền cao nhất, chi phối kẻ khác.
	A, Đưa ra khái niệm mà từ biểu thị. 
	B. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
	C. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích. 
	D. Đưa ra khái niệm, từ đồng nghĩa mà từ biểu thị.
Câu 6. Tổ hợp từ nào sau đây không phải là " Cụm danh từ" ?
 A. Nhà Lão Miệng. B. Hai hàm răng.
 C. Cả hai môi . D, Nhợt nhạt.
Câu 7. Trong các cụm từ sau, cụm từ nào là cụm động từ?
	A. Năm con trâu. B,Học rất giỏi.
	C. Vợ chồng ông lão. D. Lão phú ông.
Câu 8. Nhận xét nào đúng về kể chuyện tưởng tượng sáng tạo?
 A. Dựa vào một câu chuyện cổ tích rồi kể lại.
 B. Kể lại một câu chuyện đã được học trong sách vở.
 C. Nhớ và kể lại một câu chuyện có thật.
 D, Tưởng tượng và kể một câu chuyện có lôgic tự nhiên và có ý nghĩa.
II. TỰ LUẬN: (8điểm).
Câu 1. (2 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 4à5 câu nêu vai trò của cây xanh trong đó có sử dụng một cụm danh từ, một cụm động từ, một cụm tính từ.Gạch chân và ghi rõ các cụm từ đã tìm được?
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 2.(6 điểm) Kể về người bạn thân của em .
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	 
Gợi ý : Câu 1. (2 điểm) Viết đoạn văn đảm bảo nội dung, đúng chính tả, ngữ pháp. (1 điểm). Gạch chân đúng cụm danh từ, cụm tính từ ( 1 điểm).
Câu 2.(6 điểm).
I.Yêu cầu chung cần đạt:
1. Về thể loại: Bài viết đúng về thể thể loại văn tự sự.
2. Về hình thức: Bài viết phải có ba phần đầy đủ: mở bài, thân bài, kết bài. Văn phong sáng sủa, không dùng từ sai, không phạm lỗi chính tả, câu đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.
3. Nội dung: Bài viết phải đảm bảo được các định hướng sau:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về người bạn thân sẽ kể.
b. Thân bài:- Hình dáng (tên, tuổi, dáng người, khuôn mặt, mái tóc...)
- Kể về đặc điểm, tính tình, năng khiếu, sở thích...của bạn.
- Quan hệ tình cảm bạn bè, những kỉ niệm tuổi thơ.
- Khát vọng của tuổi thơ.
c. Kết bài: Cảm nghĩ về người bạn thân.
I/ Trắc nghiệm :( 3 điểm) Từ câu 1 đến câu 12 thì mỗi câu đạt 0,25 điểm.
1/ Truyền thuyết là gì?
 A. Những câu chuyện hoang đường;
 B, Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử ;
 C. Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử.
 D. Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật.
2/ Nội dung truyện cổ tích tập trung phản ánh điều gì?
A. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên B, Đấu tranh giai cấp
C. Đấu tranh chống xâm lược D. Đấu tranh bảo tồn văn hóa
3/ Thái độ và tình cảm nào của nhân dân lao động không được thể hiện qua nhân vật Thạch Sanh?
A.Yêu mến, tự hào về con người có phẩm chất như Thạch Sanh.
B.Ước mơ hạnh phúc, có những điều kì diệu làm thay đổi cuộc đời.
C,Ca ngợi sức mạnh thể lực và trí tuệ của người nông dân
D.Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn, nguyện vọng của mình
4/ Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
 A. Nhân vật mồ côi, bất hạnh. B.Nhân vật có sức khỏe
 C, Nhân vật thông minh, tài giỏi D.Nhân vật có phẩm chất tốt đẹp dưới hình thức bề ngồi xấu xí.
5/ Đặc điểm của truyện truyền thuyết có gì khác với truyện thần thoại?
A. Nhân vật là thần thánh hoặc là người.
B, Nhân vật và hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh.
C. Gắn liền với các nhân vật và sự kiện lịch sử.
D. Truyện không có yếu tố hoang đường kì ảo. 
6/ Cấu tạo đầy đủ của một cụm danh từ gồm:
A. Hai phần B,Ba phần C. Bốn phần D. Năm phần
7/ Dòng nào có danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác?
A. Con, viên, cái B. Nắm, bó, thúng C, Mét, lít, ki-lô-gam D. Chiếc, quyển, tờ
8/ Từ phức gồm bao nhiêu tiếng?
A. Một	B. Hai 	C. Nhiều hơn hai	D, Hai hoặc nhiều hơn hai tiếng
9/ Lý do quan trọng nhất của việc vay mượn từ trong tiếng Việt là:
A. Tiếng Việt chưa có từ biểu thị hoặc biểu thị không chính xác.
B. Do có một thời gian dài bị đô hộ, áp bức
C. Tiếng Việt cần có sự vay mượn để đổi mới và phát triển
D,Nhằm làm phong phú vốn từ tiếng Việt
10/ Trong truyện “Thánh Gióng”chi tiết nào dưới đây không liên quan đến sự thật lịch sử?
 A. Đời Hùng Vương thứ sáu , ở làng Gióng . B. Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta .C,Từ sau hôm gặp sứ gỉa chú bé lớn nhanh như thổi. D.Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng 
11/ Truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” phản ánh hiện thực và ước mơ của người Việt cổ trong công cuộc gì? 
 A. Dựng nước. B,Đấu tranh chống thiên tai.	C. Giữ nước. D. Xây dựng nền văn hố dân tộc.
12/ Văn bản “ Mẹ hiền dạy con” được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A, Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Miêu tả

II. Tự luận : ( 7 điểm)
 1. Tìm một cụm danh từ, phân tích cấu tạo và đặt câu với cụm danh từ đó.(1 điểm)
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 2. Kể lại câu chuyện ngụ ngôn đã học bằng lời văn của em. (6đ)
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Gọi y câu 2. Nội dung:
 - Kể ngắn gọn ,lược bỏ những chi tiết phụ, phải tôn trọng cốt truyện, giữ nguyên những câu nói của nhân vật. 
 - Truyện phải có 3 phần : MB,TB,KB.

Câu 1. Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào?
A. Nhân vật dũng sĩ. B. Nhân vật bất hạnh. 
C. Nhân vật thông minh. D. Nhân vật ngốc nghếch. 
Câu 2. Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, nhân vật Sơn Tinh luôn thắng Thủy Tinh, điều đó thể hiện được điều gì?
A. Giải thích hiện tượng mưa, gió, bão, lụt diễn ra hằng năm.
B. Ca ngợi công lao trị thủy dựng nước của thời đại vua Hùng.
C. Phản ánh sức mạnh và mơ ước chiến thắng thiên tai, bão lụt của nhân dân ta.
D. Vua Hùng muốn gả con gái cho Sơn Tinh hơn gả cho Thủy Tinh.
Câu 3. Ý nào không nói đến sự ra đời khác thường của Thạch Sanh?
A. Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con.
B. Là con của một gia đình nông dân tốt bụng.
C. Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh.
D. Được thiên thần dạy võ nghệ và các phép thần thông.
Câu 4. Sự việc nào không có trong truyện “Em bé thông minh”?
A. Em bé giải câu đố của nhà vua. B. Em bé giải câu đố của viên quan.
C. Em bé giải câu đố của dân làng. D. Em bé giải câu đố của sứ giả.
Câu 5. Ai là nhân vật chính trong truyện Thánh Gióng?
A. Nhà vua. B. Bà mẹ. C. Thánh Gióng. D. Sứ giả.
Câu 6. Chọn một trong các từ sau đây để điền vào chỗ trống trong câu sau cho đúng.
.........: học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.
A Học hỏi. B. Học lỏm. C. Học tập. D. Học hành

** Đọc văn bản sau và trả lời từ câu hỏi 7 đến câu 12.

ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
 Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu kia chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
 Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.
 Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
 ( Ngữ văn 6 tập I)
Câu 7. “Một năm nọ” là cụm từ gì?
A. Tính từ. B. Động từ. C. Danh từ. D. Không phải 3 loại cụm từ trên.
Câu 8. Câu: “ Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.” có mấy từ láy?
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 9. Văn bản ấy được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận.
Câu 10. Câu chuyện khuyên người đọc điều gì?
A. Phải biết yêu thương những người xung quanh.
B. Phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo.
C. Không nên rời bỏ hoàn cảnh, điều kiện sống của mình.
D. Cần lựa chọn hoàn cảnh, điều kiện sống thích hợp.
Câu 11. Văn bản trên thuộc loại truyện nào?
A. Truyện cổ tích. B. Truyện ngụ ngôn. C. Truyện truyền thuyết. D. Truyện cười.
Câu 12. Hình tượng Ếch là:
A. Nhân vật cổ tích. B. Nhân vật thật. C. Nhân vật ngụ ngôn. 	 D. Nhân vật ảo.
II. Phần tự luận: (7,0 điểm)
 Vào lớp 6, em đã quen thân với một người bạn mới. Hãy kể về người ấy.
************************************************************

IV. Từ loại và cụm từ.
 1.Danh từ: 
 a.Nghĩa khái quát: Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm…
 b.Đặc điểm ngữ pháp của danh từ:
 -Khả năng kết hợp:Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, nọ, ấy, kia,…và một số từ khác ở sau để tạo thành cụm danh từ.
 -Chức vụ ngữ pháp của danh từ: 
 +Điển hình là làm chủ ngữ: Công nhân này// đang làm việc.	
 +Khi làm vị ngữ phải có từ là đi kèm :Tôi// là người Việt Nam.
 -Các loại danh từ: Xem mô hình danh từ sau:
 +Danh từ đơn vị:nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật
 +Danh từ chỉ sự vật:dùng để nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm…
 .Danh từ chung : là tên gọi một loại sự vật
 .Danh từ riêng:tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương
Danh từ






Danh từ chỉ sự vật 


Danh từ chỉ đơn vị 







Danh từ chung


Đơn vị tự nhiên 


Danh từ riêng


Đơn vị quy ước 







Ước chừng 

Chính xác 


	



-Cách viết hoa danh từ riêng. (Quy tắc viết hoa ) ghi nhớ sgk T-109
 2. Cụm danh từ:
 a.Nghĩa khái quát:Là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
 b.Đặc điểm ngữ nghĩa của cụm danh từ: nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn một danh từ (công nhân/chú công nhân kia)	
 c.Chức vụ ngữ pháp của cụm danh từ: giống như danh từ
*Mô hình cụm danh từ đầy đủ:

Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
Tất cả
những
em
học sinh
yêu quý
kia
 3.Số từ và lượng từ:
 * Số từ: Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
 -Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ (ví dụ: hai con gà, ba học sinh…). 
 -Khi biểu thị số thứ tự, số từ đứng sau danh từ (ví dụ: Canh bốn canh năm vừa chợp mắt; Tôi // là con thứ nhất.)
Lưu ý: phân biệt số từ với danh từ đơn vị (số từ không trực tiếp kết hợp với chỉ từ, trong khi đó danh từ đơn vị có thể trực tiết kết hợp được với số từ ở phía trước và chỉ từ ở phía sau)
Ví dụ: không thể nói: một đôi con trâu, mà có thế nói là:một đôi gà kia. 
 * Lượng từ: Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
Lượng từ được chia thành hai nhóm: 
+ Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: tất cả, tất thảy, cả,…
+ Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: những, mỗi, mọi, từng, các,…
 *Phân biệt số từ và lượng từ:
- Số từ chỉ số lượng cụ thể và số thứ tự (một, hai, ba, bốn, nhất, nhì…)
- Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều (không cụ thể: Những, mấy, tất cả, dăm, vài…)
 4. Chỉ từ:
 * Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí (định vị) của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
 * Hoạt động của chỉ từ trong câu:
 + Làm phụ ngữ S2 ở sau trung tâm cụm danh từ (theo dõi chỉ từ “kia” ở mô hình cụm danh từ trên)
 + Làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
Ví dụ: Chỉ từ (đó) làm chủ ngữ và định vị sự vật trong không gian 
(Đó // là quê hương của tôi.)	
 C V
Ví dụ: Chỉ từ (ấy) làm trạng ngữ và định sự vật trong thời gian 
(Năm ấy, tôi// vừa tròn ba tuổi.) 
 TN C V
 5. Động từ: 
 - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
 - Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ… để tạo thành cụm động từ.
 - Chức vụ ngữ pháp của động từ:
 + Chức vụ điển hình là làm vị ngữ.
 + Khi làm chủ ngữ, động từ thường mất hết khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, hãy….
 -Động từ chia làm hai loại:
 +Động từ tình thái (thường đòi hỏi có động từ khác đi kèm:
 +Động từ chỉ hành động, trạng thái : động từ chỉ hành động (đi, đững, nằm, hát…) và động từ trạng thái(yêu, ghét, hờn, giận…, vỡ, gãy, nát…)
 6.Cụm động từ: 
 *Cụm động từ là tổ hợp từ do động từ một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành (đang học bài,…)
 Đt
 *Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ và có cấu tạo phức tạp hơn một động từ
 *Chức vụ ngữ pháp của cụm động từ:giống như động từ
 -Làm vị ngữ
 -Làm chủ ngữ: không có phụ ngữ trước (ví dụ:Đi // là hành động quả quyết.)
 -Cụm động từ có cấu tạo đầy đủ gồm ba phần: Xem SGK/148 
 *Mô hình sau:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
cũng/còn/đang/chưa
tìm
được/ngay/câu trả lời

 7.Tính từ và cụm tính từ:
 - Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
 - Các loại tính từ: Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối: trắng bóc, đỏ chót…. (không kết hợp với các từ chỉ mức độ,), tính từ chỉ đặc điểm tương đối: đỏ, xanh, vàng… (kết hợp được với từ chỉ mức độ)
 - Tính từ và cụm tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.
 Ví dụ: Vàng // là màu của lá.
 tt
 - Cụm tính từ ở dạng đầy đủ nhất gồm 3 phần: (Có thể vắng phụ trước, phụ sau nhưng phần TT không thể vắng mặt)
+ Phụ ngữ ở phần trước;
+ Phần trung tâm;
+ Phần sau.
3. Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết với cổ tích; giữa truyện ngụ ngôn với truyện cười.

*So sánh truyền thuyết và truyện cổ tích.
Giống nhau:
Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo.
Đều có mô típ như sự ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính 
Khác nhau: 
- Nếu truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện được kể thì truyện cổ tích kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định và thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí xã hội.
*So sánh NN với TC:
Giống nhau: 
- Đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ.
Khác nhau: 
- Nếu mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học trong cuộc sống thì mục đích của truyện cười là mua vui, phê phán, chế giễu những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. 
*Văn học trung đại:
1. Con hổ có nghĩa: có hai con hổ có nghĩa
a.Nghệ thuật: 
-Sử dụng nghệ thuật nhân hoá, xây dựng mang ý nghĩa giáo huấn.
-Kết cấu truyện có sự tăng cấp khi nói về cái nghĩa của hai con hổ nhằm tô đậm tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
b.Ý nghĩa văn bản: Truyện đề cao giá trị đạo làm người: Con vật còn có nghĩa nghĩa huống chi là con người.
2. Mẹ hiền dạy con:
a-Nghệ thuật:
-Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với năm sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh Tử
-Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động đối với người đọc.
b-Ý nghĩa:
- Truyện nêu cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
- Vai trò của bà mẹ trong việc dạy dỗ con nên người.
3. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
a-Nghệ thuật:
-Tạo nên tình huống truyện gay cấn
-Sáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh, đối chiếu
-Xây dựng đối thoại sắc sảo có tác dụng làm sáng lên chủ đề truyện (nêu cao gương sáng về một bậc lương y chân chính)
b-Ý nghĩa:
- Truyện ngợi ca vị Thái y lệnh, không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh.
- Câu chuyện là bài học về y đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau.

File đính kèm:

  • docBo de thi Ngu Van 6 CKI.doc