Bộ đề thi kiểm tra công nghệ lớp 7

doc10 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ đề thi kiểm tra công nghệ lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẾ 1
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) 
Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước ý trả lời mà 
em cho là đúng (từ câu 1 đến câu 5). 
Câu 1. Đất nào giữ nước tốt nhất? 
A. Đất cát 
B. Đất pha cát 
C. Đất sét 
D. Đất thịt nặng 
Câu 2. Loại phân nào dễ tan trong nước? 
A. Phân hữu cơ 
B. Phân đạm 
C. Phân lân 
D. Phân vi sinh 
Câu 3.Trình tự biến thái của côn trùng : 
A. Trứng - Nhộng - Sâu non - Sâu trưởng thành. 
B. Trứng - Sâu trưởng thành - Sâu non - Nhộng. 
C. Sâu non - Nhộng - Trứng - Sâu trưởng thành. 
D. Trứng - Sâu non - Nhộng - Sâu trưởng thành. 
Câu 4. Khai thác trắng là gì? 
A. Chặt toàn bộ cây trong 4 lần. 
B. Chặt cây già. 
C. Chặt toàn bộ cây trong 1 lần. 
 D. Chặt toàn bộ cây trong 2 lần. 
Câu 5. Mục đích của chọn giao phối là gì? 
A.Tăng nhanh đàn vật nuôi. 
B. Phát huy tác dụng của chọn lọc vật nuôi. 
C. Kiểm tra chất lượng vật nuôi. 
D. Hoàn thiện đặc điểm của giống vật nuôi. 
Câu 6. Hãy chọn cụm từ đã cho điền vào chỗ trống của các câu sau để được câu trả 
lời đúng. cây hoang dại, cây bị sâu bệnh, cây yếu 
 dọn cỏ ở gốc cây, thiếu cây, cây con 
1. Phát quang nhằm chặt bỏ ........................ 
2. Làm cỏ để ........................, loại bỏ........................ 
3. Tỉa dặm cây để loại bỏ ........................ và bổ sung chỗ ........................ 
II. Tự luận (6 điểm) 
Câu 7. Hãy nêu điều kiện để bảo quản hạt giống tốt? 
 Câu 8. Nêu ưu, nhược điểm của cách tưới nước cho cây trồng? 
Câu 9. Hãy nêu ưu, nhược điểm của phòng trị sâu bệnh bằng biện pháp hoá 
học. Cần đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật nào để phát huy tốt hiệu quả phòng trừ của 
phương pháp này? 
Câu 10. Ở địa phương em đã thực hiện biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên và 
đất rừng? 
ĐẾ 2
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) 
Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước ý trả lời mà 
em cho là đúng (từ câu 1 đến câu 5). 
 Câu 1. Đất trồng là gì? 
A. Kho dự trữ thức ăn của cây . 
B. Do đá núi mủn ra, cây nào cũng sống được. 
C. Lớp bề mặt tơi xốp của trái đất có khả năng sản xuất ra sản phẩm cây trồng. 
D. Lớp đá xốp trên bề mặt trái đất. 
Câu 2. Phân đạm có đặc điểm gì? 
A. Chứa nhiều chất dinh dưỡng . 
B. Dễ hoà tan trong nước . 
C. Khó vận chuyển, bảo quản . 
D. Không hoà tan trong nước . 
Câu 3. Trình tự sản xuất hạt giống: 
A. Phục tráng – Nhân giống siêu nguyên chủng (SNC) – So sánh dòng – 
Nhân giống nguyên chủng (NC) – Sản xuất đại trà. 
B. Phục tráng – So sánh dòng – Nhân giống NC – Nhân giống SNC – Sản 
xuất đại trà. 
C. Phục tráng – Nhân giống SNC – So sánh dòng – Nhân giống NC - Sản 
xuất đại trà. 
D. Phục tráng - So sánh dòng - Nhân giống SNC - Nhân giống NC - Sản 
xuất đại trà. 
Câu 4. Mục đích của bảo vệ rừng: 
A. Trồng cây công nghiệp . 
B. Cấm phá rừng, gây cháy rừng . 
C. Giữ gìn tài nguyên thực vật, đất rừng. 
D. Định canh, định cư. 
 Câu 5. Đặc điểm ngoại hình của giống lợn Đại Bạch: 
A. Lông da trắng tuyền, mặt bằng, tai rủ kín mặt. 
B. Lông trắng, da đen tai to ngả về phía trước. 
C. Lông trắng, da trắng, mặt gãy, tai to hướng về phía trước. 
D. Lông đen, da trắng, tai to rủ kín mặt. 
Câu 6. Hãy điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống của các câu sau để có được 
câu trả lời đúng: 
 độ phì nhiêu, giảm sâu bệnh, ánh sáng, nước, điều hoà dinh dưỡng, sản phẩm thu hoạch, đất . 
1. Luân canh làm cho đất tăng thêm ..................; ..............và................... 
2. Xen canh sử dụng hợp lý ..........................và............................ 
3. Tăng vụ góp phần tăng thêm........................... 
II. Tự luận (6 điểm) 
 Câu 7. Đất gồm có thành phần nào? 
 Câu 8. Hãy nêu ảnh hưởng của phân bón, thuốc trừ sâu đến môi trường, con 
người và sinh vật khác? 
 Câu 9. Hãy nêu tác dụng phòng trừ sâu bệnh của biện pháp canh tác? 
 Câu 10. Tại sao phải trồng cây rừng ở thành phố, khu công nghiệp? 
ĐẾ 3
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) 
 Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước ý trả lời mà em cho là đúng (từ câu 1 đến câu 4). 
 Câu 1. Một số yêu cầu kĩ thuật về chăn nuôi đực giống : 
A. Cho vận động và tắm chải. 
B. Kiểm tra thể trọng, tinh dịch. 
C. Cung cấp thức ăn có đủ năng lượng, và các thành phần dinh dưỡng. 
D. Tất cả các biện pháp kĩ thuật trên. 
Câu 2. Khi gia súc mẹ mang thai, phải cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm mục đích: 
A. Nuôi thai, nuôi cơ thể gia súc mẹ, chuẩn bị tiết sữa sau đẻ. 
B. Nuôi cơ thể mẹ và tăng trưởng khối lượng. 
C. Nuôi thai và tiết sữa nuôi con. 
D. Nuôi cơ thể gia súc mẹ và tạo sữa cho con bú. 
Câu 3. Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh là: 
A. Nhiệt độ thích hợp, ít khí độc . 
B. Độ chiếu sáng thích hợp, độ thông thoáng tốt. 
C. Độ ẩm trong chuồng 60-75%. 
D. Nhiệt, độ ẩm, ánh sáng thích hợp. 
Câu 4. Nguyên nhân sinh ra bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi: 
A. Do di truyền. 
B. Do ký sinh trùng. 
C. Do vi rút, vi khuẩn. 
D. Do nhiễm độc thức ăn nước uống. 
Câu 5. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống của các câu sau để có câu trả lời đúng. 
 tiêm văcxin, 20 đến 30cm, rối loạn chức năng sinh lý, phòng bệnh truyền nhiễm 
1. Vật nuôi bị bệnh khi có (1).. trong cơ thể. 
2. Vắc xin là chế phẩm sinh học dùng để( 2) ...................... 
3. Sau khi(3) ..................... phải theo dõi vật nuôi từ 2 đến 3 giờ. 
4. Độ trong tốt nhất cho tôm, cá là(4) ...................... 
Câu 6: Hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để được câu trả lời đúng. 
A 	B 
 1. Bảo quản vắc xin 	a. loại vắc xin, cách dùng và 
 2. Tiêm vắc xin cho liều lượng dùng 	b. đúng nhiệt độ ghi trên nhãn lọ.
 3. Quan sát lọ vắc xin để biết 	c. vật nuôi khoẻ mạnh.
 4. Nguyên nhân gây ra bệnh ở vật nuôi là	d. yếu tố bên trong và bên ngoài.	 
II. Tự luận ( 6 điểm) 
Câu 7: Hãy nêu các biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi? 
Câu 8: Hãy nêu các đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản? 
Câu 9: Chuồng nuôi có tầm quan trọng như thế nào? 
ĐẾ 4
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) 
 Hãy khoanh tròn vào trước các chữ cái A, B, C, D đứng trước ý trả lời mà 
em cho là đúng (từ câu 1 đến câu 5). 
Câu 1. Nước nuôi thuỷ sản có nhiều màu khác nhau là do: 
A. Nước có khả năng hấp thụ và phản xạ ánh sáng. 
B. Có các chất mùn hoà tan. 
C. Trong nước có nhiều sinh vật phù du. 
D. Tất cả các đặc điểm trên. 
Câu 2. Mục đích của chăn nuôi vật nuôi đực giống nhằm đạt được: 
A. Sản lượng thịt nhiều nhất và chất lượng tốt nhất. 
B. Đàn vật nuôi con tăng nhanh về số lượng và chất lượng. 
C. Đạt được khả năng phối giống và phẩm chất tinh dịch cao. 
D. Tỷ lệ phối giống cho vật nuôi cao. 
Câu 3. Nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi: 
A. Do di truyền, cơ học, lý học. 
B. Do yếu tố bên ngoài, yếu tố miễn dịch. 
C. Do yếu tố di truyền và môi trường sống của con vật. 
D. Do yếu tố hoá học và sinh học. 
Câu 4. Độ trong tốt nhất cho tôm, cá là: 
A. 15 đến 30cm. 
B. 20 đến 30cm. 
C. 20 đến 35cm. 
D. 25 đến 30cm. 
Câu 5. Khi sử dụng văc xin cho vật nuôi phải: 
A. Tiêm khi vật nuôi đang khoẻ mạnh. 
B. Tiêm cho vật nuôi đang ủ bệnh. 
C. Vắc xin pha xong không nên dùng ngay. 
D. Cả A,B,C đều đúng. 
Câu 6. Hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để được câu trả lời đúng về kĩ thuật chọn lợn giống. 
A 	B 
1. Chân 	a. đặc trưng của giống, thưa bóng, mượt. 
2. Số lượng vú 	b. dài, rộng. 
3. Lông 	c. nở nang. 
4. Lưng 	d. thẳng, chắc, cổ chân ngắn, khoẻ. 
5. Vai 	e. có 12 vú trở lên, không có vú kẹ. 
g. lưng gãy. 
II. Tự luận ( 6 điểm) 
Câu 7. Vắc xin là gì? Hãy phân loại văc xin. Cơ chế tác dụng của văc xin. 
Câu 8. Hãy nêu vai trò của nuôi thuỷ sản đối với nền kinh tế và đời sống xã hội của 
 nước ta? Nước ta có điều kiện thuận lợi nào để ngành nuôi thuỷ sản phát 
 triển? 
 Câu 9. Phân biệt thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo của tôm, cá. Cho ví dụ. 
ĐẾ 5
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) 
Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước ý trả lời 
mà em cho là đúng (từ câu 1 đến câu 5). 
Câu 1. Phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxít: 
A. Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thuỷ sản (tôm, cua ốc). 
B. Trồng nhiều ngô, rau, đậu.. 
C. Trồng nhiều ngô, khoai, sắn... 
D. Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm... 
Câu 2. Không nên làm chuồng theo hướng Đông - Bắc vì: 
A. Ít ánh sáng 
B. Ít gió 
C. Gió lạnh. 
D. Gió nóng 
Câu 3. Bệnh nào sau đây là bệnh truyền nhiễm? 
A. Bệnh giun sán. 
B. Bệnh cá thường nổi đầu vào mùa hè 
C. bệnh ghẻ lở ở vật nuôi. 
D. Bệnh dịch tả lợn 
Câu 4. Nuôi thuỷ sản nước ta tập trung vào mấy nhiệm vụ chính? 
A. Bốn. 
B. Ba. 
C. Hai. 
D. Một. 
Câu 5. Thức ăn tôm, cá gồm những loại nào? 
A. Thức ăn tự nhiên. 
B. Thức ăn nhân tạo. 
C. Cám bã, thức ăn hỗn hợp. 
D. Thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo. 
 Câu 6. Hãy chọn từ hoặc cụm từ đã cho điền vào chỗ trống ở các câu sau để được 
câu trả lời đúng. 
 độ thông thoáng , độ ẩm, nhiệt độ, không khí 
 Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải có (1)............ thích hợp (ấm về mùa đông, thoáng 
mát về mùa hè) (2)..................... trong chuồng thích hợp (khoảng 60-75%) 
(3).................... tốt nhưng phải không có gió lùa. Độ chiếu sáng phải phù hợp với 
từng loại vật nuôi, lượng khí độc trong chuồng (amoniac, hidrosunfua) ít nhất. 
 Câu 7. Hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để được câu trả lời đúng. 
Công việc và thời điểm kiểm tra ao nuôi tôm, cá. 
A 	B 
1. Kiểm tra đăng cống 	a. Buổi sáng. 
2. Kiểm tra màu nước, thức ăn và 	b. mùa mưa lũ. 
hoạt động của tôm cá 	c. Buổi sáng lúc nhiệt độ lên cao. 
3.Xử lý cá nổi đầu 
II. Tự luận ( 6 điểm) 
Câu 8. Nêu các phương pháp thu hoạch tôm, cá? 
Câu 9. Tại sao phải bảo quản sản phẩm thuỷ sản? Nêu tên những phương pháp bảo 
quản mà em biết. 
Câu 10. Nêu nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thuỷ sản. 
ĐẾ 6
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) 
Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước ý trả lời mà em cho là đúng (từ câu 1 đến câu 5). 
Câu 1. Dựa vào thành phần dinh dưỡng, những thức ăn nào sau đây thuộc loại thức 
ăn giàu prôtêin: 
A. Bột cá, đậu nành, đậu phộng (lạc). 
B. Hạt ngô vàng. 
C. Rơm lúa. 
D. Cám gạo. 
Câu 2. Vai trò của chuồng nuôi là gì? 
A.Giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết, đồng thời tạo ra một 
tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi. 
B. Giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh (như vi trùng, kí sinh trùng 
gây bệnh) và giúp cho việc thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học. 
C. Giúp quản lí tốt đàn vật nuôi, thu được chất thải làm phân bón và tránh 
làm ô nhiễm môi trường. 
D. Tất cả những nội dung trên. 
Câu 3. Không làm chuồng theo hướng Tây Nam vì: 
A. Gió mát. 
B. Gió lạnh. 
C. Gió nóng. 
D. Thiếu ánh sáng. 
Câu 4. Việc gì không nên làm trong quá trình chăn nuôi? 
A. Chăm sóc chu đáo từng vật nuôi. 
B. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin. 
C. Cho vật nuôi ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. 
D. Bán hoặc mổ thịt vật nuôi ốm. 
Câu 5. Nuôi thuỷ sản ở nước ta tập trung vào mấy nhiệm vụ chính? 
A. Một 
B. Hai 
C. Ba 
D. Bốn 
Câu 6. Hãy chọn từ hoặc cụm từ đã cho điền vào chỗ trống ở các câu sau để được 
câu trả lời đúng. 
số lượng, giảm sút, kinh tế, khai thác, tuyệt chủng, nước ngọt 
- Các loài thuỷ sản (1)..............quý hiếm có nguy cơ (2)..........như cá lăng, cá 
chiên, cá tra dầu. 
- Năng suất (3)............... của nhiều loài cá bị (4)................... nghiêm trọng 
- Các bãi đẻ và (5).............. cá bột giảm sút đáng kể trên hệ thống sông 
Hồng, sông Cửu Long và năng suất khai thác một số loài cá (6)............... 
những năm gần đây giảm so với trước. 
II. Tự luận (6 điểm) 
Câu 7. Sự khác nhau giữa thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo? 
Câu 8. Biện pháp chăm sóc tôm, cá? 
Câu 9. Trình bày một số biện pháp bảo vệ môi trường thuỷ sản. 
ĐẾ 7
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) 
 Câu 1. Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước ý trả lời 
mà em cho là đúng về nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản. 
A. Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và các giống nuôi. 
B. Cung cấp thực phẩm tươi, sạch. 
C. Ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thuỷ sản 
D. Cả ba phương án trên. 
Câu 2. Hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để được câu trả lời đúng về các 
phương pháp sản xuất thức ăn cho vật nuôi. 
A 	B 
1. Thức ăn giàu prôtêin cây và hạt họ đậu, tận dụng nguồn 
2. Thức ăn giàu gluxit 
3. Thức ăn thô xanh sắn. 
a. Trồng xen, tăng vụ để có nhiều thức ăn động vật để chăn nuôi. 
b. Luân canh, xen canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai,
c. Tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương để trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật nuôi
Câu 3. Hãy chọn từ hoặc cụm từ đã cho điền chỗ trống ở các câu sau để được câu 
trả lời đúng. 
 tiêu diệt mầm bệnh, miễn dịch, kháng thể, vắc xin, không miễn dịch 
Khi đưa (1) . vào cơ thể vật nuôi khoẻ mạnh (bằng phương pháp tiêm; nhỏ mũi, mắt; chủng), cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra (2) chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng (3), vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi đã có khả năng (4). 
II. Tự luận ( 6 điểm) 
Câu 4. Em hãy phân biệt thức ăn giàu prôtêin, thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh. 
Câu 5. Khi bảo quản và sử dụng vắc xin cần chú ý những điều gì? 
Câu 6. Tại sao phải bảo quản sản phẩm thuỷ sản? Hãy nêu tên vài phương pháp bảo 
quản mà em biết. 
ĐẾ 8
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) 
 Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước ý trả lời mà em 
cho là đúng (từ câu 1 đến câu 3). 
Câu 1. Vật nuôi ăn lipit vào dạ dày và tiêu hoá biến đổi thành chất gì? 
 	A. Axit amin 
 	B. Đường đơn 
 	C. Vitamin 
 	D. Glyxerin + axit béo 
Câu 2 . Trong thịt lợn em cho biết protein thuộc thành phần nào? 
 A. Phần thịt mỡ và da 
 B. Phần thịt nạc 
 C. Cả phần thịt mỡ và thịt nạc 
 D. Phần thịt nạc và da 
Câu 3 . Khi gia súc mẹ đang mang thai , phải cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm 
mục đích: 
 A. Nuôi thai 
 B. Nuôi thai, nuôi cơ thể mẹ 
 C. Nuôi cơ thể mẹ, chuẩn bị sữa 
 D. Nuôi thai, nuôi cơ thể mẹ. chuẩn bị sữa 
 Câu 4 . Hãy đánh dấu X vào cột Đ những câu em cho là đúng hoặc vào cột S 
những câu em cho là sai về đặc điểm của vật nuôi non: 
NỘI DUNG : Đ S 
1. Điều tiết thân nhiệt kém, hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh 
2. Hệ tiêu hoá hoàn chỉnh , chức năng miễn dịch chưa hoàn chỉnh 
3. Chức năng miễn dịch tốt, điều tiết thân nhiệt kém. 
4. Điều tiết thân nhiệt kém, chức năng miễm dịch chưa hoàn chỉnh 
 II. Tự luận ( 6 điểm) 
Câu 5. Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn? Phương pháp nào thường dùng để 
dự trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta? 
Câu 6. Chuồng nuôi có tầm quan trọng thế nào trong chăn nuôi? Nêu cách nuôi 
dưỡng và chăm sóc vật nuôi non. 
Câu 7. Nêu cách phòng và trị bệnh cho vật nuôi? Khi sử dụng vắc xin cần chú ý 
những điểm gì? 
ĐẾ 9
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) 
Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước ý trả lời mà 
em cho là đúng (từ câu 1 đến câu 5) 
Câu 1. Vai trò của thức ăn vật nuôi: 
A. Cung cấp chất đạm cho vật nuôi để tạo ra sản phẩm. 
B. Cung cấp các chất dinh dưỡng để tạo ra sản phẩm. 
C. Cung cấp chất khoáng và vitamin để tạo ra sản phẩm. 
D. Cung cấp chất đường bột để tạo ra sản phẩm. 
Câu 2. Mục đích của vệ sinh chăn nuôi: 
A. Phòng bệnh, bảo vệ sức khoẻ và nâng cao năng suất vật nuôi. 
B. Khống chế dịch bệnh, nâng cao sức khoẻ vật nuôi. 
C. Ngăn chặn bệnh dịch, nâng cao sức khoẻ vật nuôi. 
D. Dập tắt bệnh dịch nhanh. 
Câu 3. Tác dụng phòng bệnh của văcxin: 
A. Tiêu diệt mầm bệnh. 
B. Trung hòa yếu tố gây bệnh. 
C. Kích thích cơ thể sản sinh kháng thể chống lại mầm bệnh. 
D. Làm cho mầm bệnh không vào được cơ thể. 
Câu 4. Màu nước nào thích hợp cho nuôi thủy sản? 
A. Màu tro đục. 
B. Màu đen. 
C. Màu nõn chuối hoặc vàng lục. 
D. Màu đỏ nâu. 
Câu 5. Cho cá ăn thế nào là hợp lí? 
A. Vừa đủ no. 
B. Thật no. 
C. Đủ chất và đủ lượng thức ăn. 
D. Lượng ít và nhiều lần. 
Câu 6. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống của các câu sau để có câu trả lời 
đúng. chế biến, thích ă, thô cứng, giảm cân, ngon miệng, tăng mùi vị, bớt khối lượng 
 - Nhiều loại thức ăn phải qua (1)...................vật nuôi mới ăn được. 
 - Chế biến thức ăn làm (2)......................tăng tính (3).................để vật nuôi 
(4)........................,ăn được nhiều, làm giảm (5)...................và giảm (6)................... 
II. Tự luận (6 điểm) 
Câu 7. Hãy nêu vai trò của chuồng nuôi. 
Câu 8. Nuôi dưỡng vật nuôi cái phải chú ý vấn đề gì? Vì sao? 
Câu 9. Hãy phân biệt sự khác nhau của thức ăn tự nhiên và nhân tạo của tôm, cá. 
Câu 10. Hãy kể các phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxít ở địa phương em. 
Câu 11. Hãy nêu một số biện pháp vệ bảo vệ môi trường thủy sản được thực hiện ở địa phương em. 
ĐẾ 10
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) 
Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước ý trả lời mà 
em cho là đúng (từ câu 1 đến câu 5). 
 Câu 1. Thức ăn có nguồn gốc thực vật : 
 A. giun, rau, bột sắn. 
 B. thức ăn hỗn hợp, cám, rau. 
 C. cám, bột ngô, rau. 
 D. gạo, bột cá, rau xanh. 
Câu 2. Mục đích của dự trữ thức ăn: 
A. để dành được nhiều thức ăn. 
B. giữ thức ăn lâu hỏng, đủ nguồn thức ăn. 
C. chủ động nguồn thức ăn. 
D. tận dụng nhiều loại thức ăn. 
Câu 3. Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp lí: 
A. độ chiếu sáng ít. 
B. độ ẩm cao. 
C. nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng thích hợp. 
D. thoáng gió. 
 Câu 4. Khí oxi hoà tan trong nước từ nguồn nào? 
 A. Quang hợp của thực vật thuỷ sinh và không khí. 
 B. Bơm thêm nước. 
 C. Sự chuyển động của nước. 
 D. Nước mưa đưa vào. 
Câu 5. Thức ăn nhân tạo của tôm, cá gồm loại nào? 
 A. Bột tôm cá, phân bón. 
 B. Bột ngũ cốc, thức ăn hỗn hợp. 
 C. Phân bón, bột ngũ cốc. 
 	D. Bột ngũ cốc, phân bón, thức ăn hỗn hợp. 
Câu 6. Hãy đánh dấu X vào cột Đ những câu em cho là đúng hoặc vào cột S những 
câu em cho là sai. 
 Nội dung Đ S 
1. Cho vật nuôi non bú sữa đầu 
2. Cho vật nuôi non vận động, tránh ánh sáng 
3. Tập cho ăn sớm thức ăn đủ chất dinh dưỡng 
II. Tự luận (6 điểm) 
 Câu 7. Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá, hấp thu như thế nào? 
 Câu 8. Hãy nêu nguyên nhân gây bệnh ở vật nuôi. Lấy ví dụ về nguyên nhân 
bên ngoài gây bệnh cho vật nuôi. 
 Câu 9. Hãy nêu mục đích của việc bảo quản, chế biến thuỷ sản. Lấy ví dụ về 
cách bảo quản, chế biến ở địa phương em. 
 Câu 10. Hãy nêu nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.

File đính kèm:

  • docBodeThikiem tra CN Lop7 HK2 chuan kien thuc 10de.doc