Bộ đề thi Viết chữ đẹp cấp trường Tiếng việt cấp Tiểu học - Trường Tiểu học Nam Sách
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bộ đề thi Viết chữ đẹp cấp trường Tiếng việt cấp Tiểu học - Trường Tiểu học Nam Sách, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học thị trấn Nam sách Biểu điểm chấm thi Các nội dung thi của giáo viên hội thi đọc hay - viết đẹp Năm học 2006- 2007 I. Phần thi đọc (10điểm/GV). 1. Đọc đúng - diễn cảm ( 8 điểm): - Tốc độ đọc phù hợp: 1,5 điểm. - Ngắt nghỉ, ngừng giọng , nhấn giọng đảm bảo yêu cầu diễn cảm: 2 điểm - Phát âm chuẩn: 2,5 điểm. - Đọc đúng câu chữ trong văn bản không thiếu, thừa tiếng: 2 điểm. * Trừ lỗi về đọc đúng: + Tốc độ không phù hợp: 0,5 điểm. + Thiếu diễn cảm qua kỹ thuật đọc: 0,5 đến 1 điểm. + Phát âm ngọng: Trừ tối đa 1,5 điểm. + Lỗi về thừa thiếu tiếng: Thừa, thiếu 1 tiếng trừ 0,5 đIểm 2. Trả lời câu hỏi về chủ đề bài đọc ( 2 điểm ): Câu trả lời ngắn gọn, đầy đủ, thể hiện được trình độ cảm thụ văn học hoặc đúng y/c ccâu hỏi. II. Phần thi viết (10 điểm/GV). 1. Viết đúng ( 8 điểm): -Nội dung: viết đủ nội dung bài viết, không thừa, thiếu chữ : 1 điểm - Viết đúng chính tả: 2 điểm kĩ thuật: - Viết đúng cỡ chữ, nét chữ (theo mẫu tự chọn), dấu câu: 2 điểm. - Viết hoa trung thành với mẫu chữ đã chọn: 1 điểm. - Đảm bảo quy tắc liên kết, nối nét chữ: 1 điểm. - Khoảng cách giữa các con chữ, giữa các chữ: 1 điểm. 2. Trình bày (2 điểm): - Trình bày bài đẹp, khoa học phù hợp với đoạn văn (thơ): 1 điểm. - Nét chữ đẹp, đều: 1 điểm. * Tính lỗi: Tính một lỗi cho một lỗi chính tả: Âm đầu, viết hoa, dấu thanh, dấu câu, thừa thiếu nét, chữ mỗi lỗi trừ 0.5 điểm Trường Tiểu học thị trấn nam sách Biểu điểm chấm thi Các nội dung thi của học sinh I. Phần thi đọc (10 điểm). 1. Yêu cầu: Đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng dấu câu, phát âm chuẩn, tốc độ đọc vừa phải, hợp lý theo quy định tại yêu cầu cơ bản về kiến thức kỹ năng môn Tiếng Việt ở Tiểu học, không thêm hoặc thay đổi, thêm bớt tiếng trong văn bản. 2. Biểu điểm: a. Đọc đúng (7 điểm). - Tốc độ đọc hợp lý: 2,5 điểm. - Ngắt nghỉ đúng chỗ: 2 điểm. - Phát âm không ngọng: 2,5 điểm. * Trừ 1điểm cho lỗi tốc độ và phát âm. * Trừ 0,5 điểm cho lỗi về ngắt nghỉ và lỗi thêm bớt, thay hoặc thiếu tiếng trong văn bản đọc. b. Đọc diễn cảm: (3 điểm). - Giọng đọc hợp lý, phù hợp với văn bản: 1,5 điểm. - Thể hiện được nội dung của bài đọc qua cảm xúc của mình: 1,5 điểm. * Trừ tối đa 1 điểm ở mỗi yêu cầu trên. II. Phần thi viết (10 điểm). 1. Điểm viết (8 điểm). a. Viết đúng (4 điểm). - Viết đúng về cỡ chữ, nét chữ, dấu câu, không thiếu hoặc thêm chữ: 3 điểm. - Đúng quy định về viết hoa: 1 điểm. b. Kỹ thuật viết ( 4 điểm): Đảm bảo quy tắc liên kết, nối nét, đều khoảng cách các con chữ; giữa các chữ, nét chữ đều đặn. * Mỗi lỗi về viết hoa, lỗi sai chính tả, thừa thiếu nét, chữ, dấu câu được tính là một lỗi ( học sinh mắc lỗi viết hoa, lỗi viết sai về âm đầu phổ biến trong bài thì được tính là một lần lỗi cho mỗi lỗi đó) mỗi lỗi trừ 0,5 điểm. 2. Trả lời câu hỏi nội dung bài viết (2 điểm). - Mỗi câu trả lời đúng, đủ, ngắn gọn dễ hiểu (cơ bản đảm bảo yêu cầu của câu hỏi): 1 điểm. Trường Tiểu học thị trấn Nam sách Bộ đề thi đọc của học sinh Hội thi: "Đọc hay - viết đẹp - giữ vở sạch" Thời gian chuẩn bị: 2 phút. Thời gian đọc: 3 phút. I. Khối 3: Bài 1: Ông ngoại (TV 3 tập I - Trang 34). Bài 2: Cuộc họp của chữ viết (TV 3 tập I - Trang 44). Bài 3: Giọng quê hương (TV 3 tập I - Trang 76). Bài 4: Người con của Tây Nguyên (TV 3 tập I - Trang 103). Bài 5: Người liên lạc nhỏ (TV 3 tập I - Trang 112). II. Khối 4: Bài 1: Một người chính trực (TV4 tập I - Trang 36). Bài 2: Điều ước của vua Mi- đát (TV4 tập I - Trang 90). Bài 3: Vẽ trứng (TV4 tập I - Trang 120). Bài 4: Người tìm đường lên các vì sao (TV4 tập I - Trang 125). Bài 5: Chú đất Nung (TV4 tập I - Trang 134). III. Khối 5: Bài 1: Tranh làng Hồ (TV5 tập I - Trang 35). Bài 2: Phong cảnh Hòn Đất (TV5 tập I - Trang 41). Bài 3: Núi rừng Trường Sơn sau cơn mưa (TV5 tập I - Trang 46). Bài 4: Dừa ơi (TV5 tập I - Trang 52). Bài 5: Hành trình của bầy ong (TV5 tập I - Trang 69). Trường Tiểu học thị trấn Nam sách Bộ đề thi viết của học sinh Hội thi: "Đọc hay - viết đẹp - giữ vở sạch" Thời gian: 30 phút. *Khối 3: 1. Bài viết: Tiếng ru (TV3 tập I - Trang 64). ( Viết cả bài). 2. Trả lời câu hỏi: a. Con ong, con cá, con chim yêu những gì? vì sao? b. Vì sao núi không nên chê đất thấp,biển không nên chê sông nhỏ? Đáp án Câu a: Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt, giúp ong làm mật. Con cá bơi yêu nước vì có nước cá mới sống, bơi lội được. Con chim ca yêu trời vì chỉ có bầu trời cao rộng mới cho chim có chỗ bay nhảy, hát ca. Câu b: Núi không nên chê đất thấp vì núi nhờ có đất bồi đắp mà cao lên được. Biển không chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của muôn sông hoà đầy Trường Tiểu học thị trấn Nam sách Bộ đề thi viết của học sinh Hội thi: "Đọc hay - viết đẹp - giữ vở sạch" Thời gian: 30 phút. * Khối 4: 1- Bài viết: Truyện cổ nước mình (Tiếng việt 4-Tập 1 - Trang 19) Viết đoạn: "Từ đầu...đa mang" 2- Trả lời câu hỏi: a- Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà? b- Tìm những truyện cổ thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta: Đáp án Câu a: - Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa sâu xa; - Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông: Công bằng, thông minh, độ lượng - Vì truyện cổ truyền cho đời sau nhiều lời răn dạy quý báu của cha ông: Nhân hậu, chăm làm, ở hiền... Câu b: Những truyện cổ về lòng nhân hậu của con người Việt Nam: Sự tích Hồ Ba Bể; Nàng Tiên ốc; Sọ Dừa; Thạch Sanh... Trường Tiểu học thị trấn nam sách Bộ đề thi viết của học sinh Hội thi: "Đọc hay - viết đẹp - giữ vở sạch" Thời gian: 30 phút. I. Khối 5: 1- Bài viết: "Hành trình của bầy ong" (TV5-T1-Trang 117) 2- Trả lời câu hỏi Câu a: Những chi tiết nào ở khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong? Câu b: Em hiểu nghiã câu thơ " Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào" thế nào? Đáp án Câu a: Các chi tiết ở khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong là : Đôi cánh đẫm nắng trời , trọn đời tìm hoa, không gian: nẻo đường xa, thời gian : vô tận. Câu b : Câu thơ này cho ta thấy sự cần cù, chịu thương chịu khó quyết tâm tìm hoa, làm ra mật ngọt cho đời của bầy ong. Đến nơi nào, bầy ong chăm chỉ, giỏi giang cũng tìm được hoa, làm mật đem lại hương vị ngọt ngào cho cuộc sống. Trường Tiểu học thị trấn Nam sách Bộ đề thi viết của học sinh Hội thi: "Đọc hay - viết đẹp - giữ vở sạch" Khối lớp 2 Năm học 2006 - 2007 Thời gian : 30 phút 1/ Bài viết: "Gọi bạn"( TV2 tập I - trang 28) 2/ Trả lời câu hỏi: Đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống ở đâu? Vì sao đến bây giờ Dê Trắng vẫn kêu “ Bê! Bê!” ? Điều đó giúp em biết gì về Dê Trắng? Đáp án Đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống ở trong rừng sâu. Đến bây giờ Dê Trắng vẫn kêu “ Bê! Bê!” bởi vì Dê Trắng nhớ bạn Bê của mình. Điều đó cho thấy Dê Trắng là người rất yêu quý bạn coi trọng tình bạn . Trường Tiểu học thị trấn Nam sách Đề thi đọc cho giáo viên Hội thi đọc hay - viết đẹp năm học 2006- 2007 - Thời gian đọc và trả lời câu hỏi: 4 phút. - Mỗi người được chuẩn bị trong thời gian là: 3 phút Đề 1: Mẹ ốm (TV4 tập I - Trang 9). Câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? Đề 2: Truyện cổ nước mình (TV4 tập I - Trang 19) Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của bài đọc. Đề 3: Tre Việt Nam (TV4 tập I - Trang 41). Câu hỏi: Nêu đánh giá thế nào về hình tượng cây tre? Qua bài tập đọc này đồng chí giáo dục gì cho HS ? Đề 4: Nếu chúng mình có phép lạ (TV4 tập I - Trang 76). Câu hỏi: Đ/c nhận xét gì về ước mơ của các em nhỏ trong bài? Giải thích ý nghĩa của những cách nói sau: Ước : " không còn mùa đông" Ước :" hoá trái bom thành trái ngọt" Đề 5: Cánh diều tuổi thơ (TV4 tập I - Trang 146). Câu hỏi: Qua bài này , đ/c giáo dục gì cho HS? Đề 6: Bầm ơi (TV5 tập II - Trang 130). Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của bài thơ? Đề 7: Cái gì quý nhất (TV5 tập I - Trang 85 ). Câu hỏi: Qua bài này , đ/c giáo dục gì cho HS? Đề 8: Hành trình của bầy ong (TV5 tập I - Trang 117). Câu hỏi: Nêu ND chính của bài. Đề 9: Cao Bằng (TV5 tập II - Trang 41). Câu hỏi: Nêu ND chính của bài Đề 10: Những cánh buồm (TV5 tập II - Trang 140). Câu hỏi: Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có những ước mơ gì? Trường Tiểu học thị trấn Nam sách Đề thi viết cho giáo viên Hội thi đọc hay - viết đẹp năm học 2006- 2007 Bài viết: " Cháu nghe câu chuyện của bà"( TV4 tập I trang 26) Thời gian viết: 15 phút. Cháu nghe câu chuyện của bà Chiều rồi bà mới về nhà Cái gậy đi trước, chân bà theo sau Mọi ngày bà có thế đâu Thì ra cái mỏi làm đau lưng bà! Bà rằng: gặp một cụ già Lạc đường, nên phải nhờ bà dẫn đi Một đời một lối đi về Bỗng nhiên lạc giữa đường quê, cháu à! Cháu nghe câu chuyện của bà Hai hàng nước mắt cứ nhoà rưng rưng Bà ơi, thương mấy là thương Mong đừng ai lạc giữa đường về quê! Theo Nguyễn Văn Thắng Đề 1: Mẹ ốm (TV4 tập I - Trang 9). Câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? Trả lời : Tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ đối với mẹ được bộc lộ qua những chi tiết sau: Bạn nhỏ xót thương mẹ: Nắng mưa từ những ngày xưa/ Lặn trong đời mẹ đến giừo chưa tan. Cả đời đi gió về sương/ Bây giừo mẹ lại lần gường tập đi. Vì con, mẹ khổ đủ điều/ Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn. Bạn nhỏ mong mẹ chóng khoẻ: Con mong mẹ khoẻ dần dần... Bạn nhỏ không quản ngại , làm mọi việc để mẹ vui: ...Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca.... Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa nhất đối với mình: Mẹ là đất nước tháng ngày của con. Đề 2: Truyện cổ nước mình (TV4 tập I - Trang 19) Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của bài đọc. Trả lời: Ca ngợi kho tàng Truyện cổ của đất nước . Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông. Đề 3: Tre Việt Nam (TV4 tập I - Trang 41). Câu hỏi: Nêu đánh giá thế nào về hình tượng cây tre? Qua bài tập đọc này đồng chí giáo dục gì cho HS ? Trả lời: Hình tượng cây tre rất điển hình, nó tượng trưng tiêu biểu cho con người VN ( có một số hình tượng khác như: Hoa sen, cây trúc,....nhưng không tiêu biểu bằng cây tre). Qua hình tượng người ta thấy được phẩm chất quý giá của ngườu VN ta : Giàu tình thương yêu, giàu nghị lực, ngay thẳng, chính trực, có sức sống mãnh liệt.... Qua bài đọc, cần GD cho HS tinh thần tự hào dân tộc, tích cực học hỏi, gữi gìn và phát huy truyền thống dân tộc. Tiếp tục làm giàu và đẹp thêm phẩm chất quý giá của con người VN ta..... Đề 4: Nếu chúng mình có phép lạ (TV4 tập I - Trang 76). Câu hỏi: Đ/c nhận xét gì về ước mơ của các em nhỏ trong bài? Giải thích ý nghĩa của những cách nói sau: Ước : " không còn mùa đông" Ước :" hoá trái bom thành trái ngọt" Trả lời : Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp: ước mơ về moọt cuộc sống no đủ, ước mơ được làn việc, ước mơ không còn thiên tai, thế giưới chung sống hoà bình. Ước không còn mùa đông: ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn khắc nghiệt,không còn thiên tai, tai hoạ đe doạ con người...... Ước hoá trái bom thành trái ngon: ước thế giới hào bình , không còn bom đạn chiến tranh. Đề 5: Cánh diều tuổi thơ (TV4 tập I - Trang 146). Câu hỏi: Qua bài này , đ/c giáo dục gì cho HS? Trả lời: Qua bài tập đọc này, cần GD cho HS: Tuổi thơ, cánh diều,... luôn là những kỉ niệm đẹp của mỗi người. Ta cần trân trọng , nâng niu những năm tháng tuổi thơ cùng những kỉ niệm đẹp đẽ đó. Trò chơi thả diều mang lại cho ta nhiều ước mơ, khát vọng tốt đẹp. Những ước mơ khát vọng đó có trở thành hiện thực hay không phụ thuộc nhiều vào sự nỗ lực học tập và phấn đấu của mỗi chúng ta ngay từ ngày hôm nay!... Đề 6: Bầm ơi (TV5 tập II - Trang 130). Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của bài thơ? Trả lời: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết , sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà. Đề 7: Cái gì quý nhất (TV5 tập I - Trang 85 ). Câu hỏi: Câu hỏi: Qua bài này , đ/c giáo dục gì cho HS? Trả lời: Qua bài này cần GD HS biết yêu quý, tôn trọng người lao động, sức lao động. Đồng thời GD HS tình yêu LĐ vì chính việc LĐ sẽ giúp HS tạo ra giá trị cuộc sống chứ không phải một thứ nào khác. GD HS tiết kiệm thứ quý giá nhất: Sức LĐ, tiết kiệm mọi của cải vật chất vì chúng đều do sức LĐ , mồ hôi của người LĐ tạo ra. Đề 8: Hành trình của bầy ong (TV5 tập I - Trang 117). Câu hỏi: Nêu ND chính của bài. Trả lời: bài đọc ca ngợi phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời. Đề 9: Cao Bằng (TV5 tập II - Trang 41). Câu hỏi: Nêu ND chính của bài. Trả lời: Ca ngợi Cao Bằng - mảnh đất có địa thế đặc biệt , có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ quốc. Đề 10: Những cánh buồm (TV5 tập II - Trang 140). Câu hỏi: Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có những ước mơ gì? Trả lời: Con ước mơ được nhìn thấy nhà cửa, cây cối, con người ở phía chân trời xa. Con ước mơ được khám phá những điều chưa biết về biển, những đều cha biết trong cuộc sống. Đề 1: Mẹ ốm (TV4 tập I - Trang 9). Câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? Đề 2: Truyện cổ nước mình (TV4 tập I - Trang 19) Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của bài đọc. Đề 3: Tre Việt Nam (TV4 tập I - Trang 41). Câu hỏi: Nêu đánh giá thế nào về hình tượng cây tre? Qua bài tập đọc này đồng chí giáo dục gì cho HS ? Đề 4: Nếu chúng mình có phép lạ (TV4 tập I - Trang 76). Câu hỏi: Đ/c nhận xét gì về ước mơ của các em nhỏ trong bài? Giải thích ý nghĩa của những cách nói sau: Ước : " không còn mùa đông" Ước :" hoá trái bom thành trái ngọt" Đề 5: Cánh diều tuổi thơ (TV4 tập I - Trang 146). Câu hỏi: Qua bài này , đ/c giáo dục gì cho HS? Đề 6: Bầm ơi (TV5 tập II - Trang 130). Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của bài thơ? Đề 7: Cái gì quý nhất (TV5 tập I - Trang 85 ). Câu hỏi: Qua bài này , đ/c giáo dục gì cho HS? Đề 8: Hành trình của bầy ong (TV5 tập I - Trang 117). Câu hỏi: Nêu ND chính của bài. Đề 9: Cao Bằng (TV5 tập II - Trang 41). Câu hỏi: Nêu ND chính của bài Đề 10: Những cánh buồm (TV5 tập II - Trang 140). Câu hỏi: Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có những ước mơ gì? Trường Tiểu học Nam chính Đề thi viết khối III 1. Bài viết: Về quê ngoại (TV3 tập I - Trang 133). ( Viết 10 dòng thơ đầu). 2. Trả lời câu hỏi: a. Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Quê ngoại bạn nhỏ ở đâu? b. Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ? Trường Tiểu học Nam chính Đề thi viết khối IV 1. Bài viết: Đất nước (TV4 tập I - Trang 20). 2. Trả lời câu hỏi: a. Tìm, nêu hình ảnh đẹp của đất nước ta trong mùa thu mới -Mùa thu độc lập? b. Những hình ảnh trên gợi cho ta cảm xúc gì? Trường Tiểu học Nam chính đề thi viết khối v 1. Bài viết: Về thăm nhà Bác (TV5 tập I - Trang 57). 2. Trả lời câu hỏi: a. Khu vườn nhà Bác có những nét đẹp gì? b. Bốn dòng thơ cuối cho thấy suy nghĩ gì của tác giả về làng Sen và ngôi nhà của Bác? * Khối 3: Bài 1: Ông ngoại (TV 3 tập I - Trang 34). Bài 2: Cuộc họp của chữ viết (TV 3 tập I - Trang 44). Bài 3: Giọng quê hương (TV 3 tập I - Trang 76). Bài 4: Người con của Tây Nguyên (TV 3 tập I - Trang 103). Bài 5: Người liên lạc nhỏ (TV 3 tập I - Trang 112). * Khối 4: Bài 1: Một người chính trực (TV4 tập I - Trang 36). Bài 2: Điều ước của vua Mi- đát (TV4 tập I - Trang 90). Bài 3: Vẽ trứng (TV4 tập I - Trang 120). Bài 4: Người tìm đường lên các vì sao (TV4 tập I - Trang 125). Bài 5: Chú đất Nung (TV4 tập I - Trang 134). * Khối 5: Bài 1: Tranh làng Hồ (TV5 tập I - Trang 35). Bài 2: Phong cảnh Hòn Đất (TV5 tập I - Trang 41). Bài 3: Núi rừng Trường Sơn sau cơn mưa (TV5 tập I - Trang 46). Bài 4: Dừa ơi (TV5 tập I - Trang 52). Bài 5: Hành trình của bầy ong (TV5 tập I - Trang 69).
File đính kèm:
- De thi Viet chu dep cap truong(1).doc