Bộ đề văn 10 Bài viết số 2 (văn tự sự)

doc11 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1793 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ đề văn 10 Bài viết số 2 (văn tự sự), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Người ra đề: Nguyễn Thị Hồng Lương 
 
 Bộ đề văn 10
 
 Bài viết số 2 (văn tự sự)
 Bộ đề 1:
Câu 1 (2đ): 
 Văn học dân gian Việt Nam có mấy đặc trưng cơ bản? đó là những đặc trưng nào?
Câu 2 (3đ)
 Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
Câu 3 (7đ):
 Viết bài văn kể về kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi thứ nhất.
 
 Bộ đề 2:
Câu 1 (2đ): 
 Có mấy loại sử thi dân gian? Đó là những loại nào, cho du ví dụ? Sử thi “Đăm Săn” thuộc loại sử thi nào?
Câu 2 (3đ):
 Mỗi hoạt động giao tiếp gồm mấy quá trình? Đó là những quá trình nào? Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố giao tiếp nào?
Câu 3 (7đ):
 V. Lê-nin nói: “Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất”. Từ những kỉ niệm của tuổi học trò, anh (chị) hãy viết bài văn kể về câu chuyện : Một học sinh tốt phạm phải sai lầm trong “những phút yếu mềm” nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ, “chiến thắng bản thân” vương lên trong cuộc sống trong học tập.
 
 Bộ đề 3
Câu 1 (2đ)
 “Cốt lỗi lịch sử” trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu- trọng Thủy”?
Câu 2 (3đ)
 Khi viết văn tự sự trong các phương thức sau ( miêu tả, biểu cảm, tự sự…) thì phương thức nào là chủ đạo?
Tại sao khi viết bài văn tự sự phải chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu?
 Câu 3: 
 Hẫy nhập vai vào chiếc bàn vừa mới bị gẫy chân đặt ở cuối lớp kể chuyện tâm sự về với các bạn học sinh.
 đáp án- dàn ý:
 Bộ đề 1:
 Câu 1: Văn học dân gian Việt Nam có mấy đặc trưng cơ bản? đó là những đặc trưng nào?
Cần đạt được các ý sau:
 Văn học dân gian có 2 đặc trưng cơ bản, đó là tính tập thể và tính truyền miệng.
Câu 2 (3đ)
 Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
 Yêu cầu trình bày được khái niệm:
 Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ ở (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tính cảm, về hành động.
 Câu 3 (7đ):
 Viết bài văn kể về kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi thứ nhất.
Yêu cầu về kĩ năng:
+ H/S phải kết hợp được các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm… trong đó phương thức tự sự là chủ đạo.
+ Phải có ý tưởng hình thành được cốt truyện và xây dựng được dàn ý để viết bài trên cơ sở chọn được các chi tiết, các sự việc tiêu biểu.
Yêu cầu về kiến thức:
Kể về kỉ niệm sâu sắc nhất về tình cảm gia đình, về tình bạn, tình thầy trò.
+ Câu chuyện đó phải thật sự có ấn tượng, ghi nhớ, in đâm trong tâm trí của mình.
 + Có tác dụng giáo dục đối với bản thân và người đọc.
 VD: Kể về tình bạn:
MB: - Trong mỗi học sinh chúng ta chắc chắn ai cũng có một bạn thân để giúp đỡ nhau trong học tập, trong cuộc sống. 
Đối với bản thân tôi thì tình bạn là một kỉ niệm vô cùng sâu sắc và thiêng liêng mỗi khi nhắc lại, hồi tưởng lại.
TB:
 + Có thể kể về tình bạn măm cấp 1 có một người bạn thân (hình dáng, mái tóc, học tập).
Đang cùng học với nhau thì bạn chuyển đi khỏi trường.
Sau một năm bạn trở về quê trong dịp tết, chúng tôi lại được gặp nhau.
Bạn đã tặng tôi một đóa cúc vàng…
+ Kì thi học sinh giỏi vòng tỉnh đã đến, dĩ nhiên là tôi trong đội tuyển văn: và đề thi là kể về một người bạn thân nhất của em.
Tôi đã viết rất hay và có cảm xúc về người bạn thân của tôi, tôi đã được giải 2 vòng tỉnh
Kết bài:
 Kỉ niệm sâu sắc nhất của tôi là từ tình bạn mà tôi có một kết quả cao trong kì thi giỏi văn của tỉnh….

 Bộ đề 2
Câu 1 (2đ)
Có mấy loại sử thi dân gian? Đó là những loại nào, cho du ví dụ? Sử thi “Đăm Săn” thuộc loại sử thi nào?
Cần đạt các ý:
Có 2 loại sử thi:
+ Sử thi thần thoại: như “Để đất đẻ nước” (Mường), “ấm ệt luông” (Thái), “Cây nêu thần” (Mnông) kể về sự hình thành thế giới, sự ra đời của muôn loài, sự hình thành các dân tộc và các vùng cư trú cổ đại của họ, sự xuất hiện nền văn minh buổi đầu.
+ Sử thi anh hùng: kể về cuộc đời và sự nghiếp của các tù trưởng anh hùng. VD: Đăm Dí, Xing Nhã, Khinh Dú, Đăm Săn (Ê Đê), đăm Noi (Ba –na)…
Câu 2 (3đ):
 Mỗi hoạt động giao tiếp gồm mấy quá trình? Đó là những quá trình nào? Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố giao tiếp nào?
Cần đạt các ý sau:
+ Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: Quá trình tạo lập văn bản (do người nói, viết thực hiện); quá trình lĩnh hội văn bản (do người nghe, đọc thực hiện). Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.
+ Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố giao tiếp: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.
Câu 3 (7đ):
 V. Lê-nin nói: “Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất”. Từ những kỉ niệm của tuổi học trò, anh (chị) hãy viết bài văn kể về câu chuyện : Một học sinh tốt phạm phải sai lầm trong “những phút yếu mềm” nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ, “chiến thắng bản thân” vươn lên trong cuộc sống trong học tập.
* Yêu cầu về kĩ năng và kiến thức:
- Về kĩ năng: kết hợp được các phương thức tự sự, biểu cảm, miêu tả, nghị luận… trong đó phương thức tự sự là nổi trội. Bài viết phải có 3 phần, hành văn phải chôi chảy, mạch lạc.
- Về kiến thức:
Có thể viết về bản thân, hoặc viết về một bạn nào đó.
Cốt truyện có thể diễn biến như sau: Một bạn học sinh học tốt, ngoan, nhưng do bạn bè lôi kéo không làm chủ được bản thân đã bỏ trường, bỏ nhà đi chơ lêu lổng. Sau đó được tập thể lớp thầy cô giáo tác động giúp đỡ bạn đó đã nhận thức được và trở lại học, cuối năm không những duy trì được kết quả cao hơn. Như vậy bạn đã chiến thắng được bản thân. 
 
 Cần đặt được nhan đề cho câu chuyện
 VD: Tên truyện :Sau cơn giông.
A- Mở bài:
 Mạnh (tên nhân vật) đang ngồi một mình ở nhà vì cậu đang bị đình chỉ học tập.
B- Thân bài:
- Mạnh nghĩ về những khuyết điểm, việc làm của mình trong những lúc yếu mềm. đó là trốn học, đi chơi lêu lổng với bạn. Chuyến đi ấy chẳng mang lại kết quả gì.
- Gần một tuần bỏ học, bài vở không nắm được, Mạnh bị hạnh kiểm yếu liên tiếp và hạnh kiểm yếu trong kì I.

- Nhờ có sự nghiêm khắc của bố mẹ, cộng với sự giúp đỡ của thầy, bạn, Mạnh đã nhìn thấy lỗi lầm của mình.
- Chăm chỉ học hành, tu dưỡng mọi mặt.
- Kết quả Mạnh đã đạt được học sinh tiên tiến.
C- Kết bài:
 - Suy nghĩ của Mạnh sau lễ phát thưởng.
- Bạn rủ đi chơi xa, Mạnh đã từ chối khéo.

 Bộ đề 3
Câu 1 (2đ)
 “Cốt lỗi lịch sử” trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu- trọng Thủy”?
Cần đạt được các ý sau:
+ An Dương Vương xây thành, chế nỏ, bảo vệ vững chắc nước Âu Lạc.
+ An Dương Vương mất cảnh giác để Âu Lạc cơ đồ chìm đắm biển khơi.
Câu 2 (3đ)
 Khi viết văn tự sự trong các phương thức sau ( miêu tả, biểu cảm, tự sự…) thì phương thức nào là chủ đạo?
Tại sao khi viết bài văn tự sự phải lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu?
Cần đạt các ý sau:
+ Khi viết văn tự sự trong các phương thức ( miêu tả, biểu cảm, tự sự…) thì phương thức tự sự là chủ đạo.
+ Khi viết bài văn tự sự cần lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu vì sự việc và chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật và tập trung thể hiện chủ đề của câu chuyện.
 Câu 3: 
 Hẫy nhập vai vào chiếc bàn vừa mới bị gẫy chân đặt ở cuối lớp kể chuyện và tâm sự với các bạn học sinh.
 Dàn ý
A- Mở bài:
- Tôi được đóng bằng gỗ và được sơn khá bóng. Bốn chân của tôi làm thành bốn trụ vững trãi để đỡ mặt phẳng để các bạn viết bài. Tôi gắn bó thân mật với các bạn học sinh hằng ngày trong các giờ học.
 B- Thân bài
 Nói rõ với các bạn, tôi là chiếc bàn được làm bằng gỗ xoan. Năm nay tôi mới được ba tuổi. Mới ba tuổi thôi mà tuổi thọ của tôi đã quá suy giảm, đã bị gãy mất một chân. Nếu được các bạn học sinh yêu quí, giữ gìn thì có lẽ tôi không phải nằm một mình tội nghiệp ở cuối lớp thế này. Khi tôi còn khoẻ, các bạn kê tôi ở hàng thứ ba, dãy cửa vào. Ngồi làm bạn với tôi có bốn bạn nam hay nghịch. Mỗi giờ học, các bạn thường làm cho cả thân hình tôi rung lên. Thậm chí giờ ra chơi, các bạn còn giẫm chân nhảy trên mặt tôi. Cứ như thế, mỗi ngày thân thể tôi chịu đựng sự hành hạ mỗi ngày một quá mức. Thân thể tôi bị tiều tuỵ dần, đặc biệt là bốn chân của tôi đã run rẩy đỡ cái thân hình một cách yếu ớt, Một lần, các bạn nô nhau, xô mạnh làm tôi lăn kềnh ra, thế là cái chân tôi gãy lìa ra. Các bạn kê tôi ra một góc lớp, để tôi nằm cô đơn một mình chờ ngày chữa trị tôi mới được cùng các bạn học tập.
 C- Kết luận:
- Chiếc bàn gẫy chân như tôi thì thật đáng tiếc các bạn ạ. Nếu các bạn giữa gìn ,tôn trọng tôi thì có lẽ tôi vẫn còn khoẻ để phục vụ các bạn lâu dài hơn nữa.Tôi chiếc bàn gãy chân đem lời khuyên tới các bạn học sinh: hãy giữ gìn bàn ghế để bảo quản được tài sản, đồng thời cũng góp phần bảo vệ cho môi trường cây xanh.







 Bài viết số 3 ( Đề về nhà)
Đề 1:
 Kể lại một mẩu chuyện ứng sử đẹp trong đời sống xã hội.
Đề 2: 
 “Tôi là con cá Bống. Thật sung sướng và hạnh phúc biết bao khi tôi được sống trong yêu thương của cô Tấm dịu hiền. Nhưng cuộc đời quả là bất hạnh, mẹ con Cám không để cho tôi được sống những ngày vui trọn vẹn…”
 Dựa vào những lời tâm sự trên, anh (chị) hãy viết một câu chuyện theo ngôi thứ nhất kể về cuộc đời chú cá Bống.
 Đề 3:
 Dưới thủy cung dẫu được biến thành châu ngọc nhưng Mị Châu vẫn không luôn tự trách mình. Hãy viết một câu chuyện với nội dung kể về cuộc đời của Mị Châu theo ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba (Dựa theo thuyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy”)

 Yêu cầu cầu các đề:
Đề 1:
Kể lại câu chuyện về cách ứng xử đẹp có thể của người kách hoặc của mình, hoặc từ cách ứng sử không đẹp so sánh với cách ứng sử đẹp.
Cách ứng xử thể hiện trong giao tiếp nói năng, trong hành động sảy ra trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.
 
 VD: 
+ Hành động của đôi trai gái ăn mặc sang trọng đang dùng đồ uống,ăn đắt tiền nhưng khi một ông già ăn xin run rẩy đến thì duổi đi…
+ Đối lập người bán vé số: anh ta vuốt thẳng đồng tiền và đưa cho ông ăn xin một cách lễ phép
 
 Hoặc tham khảo bài văn sau:
 Đang gội đầu trong quán, bỗng tôi nghe cô gội đầu gọi với sang bên.
 - Hòa ơi, cẩn thận kìa.
Nhìn sang bên hàng bánh kẹo cạnh bên, tôi thấy một chú bé chừng hơn mười tuổi, gầy gò, ăn mặc rách rưới, lấm lem. Chú nhìn chằm chằm vào hộp bánh kẹo, bim bim xếp ngồn ngộn một cách thèm thuồng. Trông chú như bị bỏ rơi từ lâu. Vẻ mặt ngơ ngác của chú còn nói thêm một điều: chú là đứa trẻ bị thần kinh, tật nguyền. Nghe tiếng gọi của cô làm đầu, cô hàng bánh kẹo ra ngoài, nhìn thấy thằng bé ở sát thing bánh kẹo, cô vội xua tay quầy quầy:
 - Đi đi mày, đi đi.
 Thấy thằng bé còn chần chừ tiếc rẻ, cô ta vội vớ cái chổi và dứ dứ chiếc cán chổi về phía nó. Thằng bé lùi lại một bước rồi từ từ bỏ đi, nhưng mắt vẫn không rời hộp bánh kẹo. Chưa kịp phản ứng gì thì tôi thấy một cô bé khác (còn bé hơn cả thằng bé kia ) tiến lại gần phía thằng bé và rúi vào tay nó một gói bim bim và cả cái bánh rán mà cô bé vừa mới cắn được một một miếng. Tôi quay lại không dám nhìn, không phải vì đứa bé bẩn thỉu, rách rưới mà tôi thấy mình còn kém hơn cả cô bé kia.
 Đề 2:
Về ngôi kể ngôi thứ nhất xưng “tôi”
Phải nắm được cốt truyện “Tấm Cám” và kết hợp với liên tưởng tượng tượng.
 Gợi ý qua mở bài sau:
Mở bài:
Bống tự giới thiệu về mình: Tôi là chú cá Bống còn sót lại trong giỏ của Tấm sau lần đi xúc tép cúng Cám- đứa em cùng cha khác mẹ của Tấm đây mà. Tô kể về tôi cho các bạn nghe nhé!
Thân bài:
Tưởng tượng cuộc sống của Bống ở nơi đầm hồ như thế nào.
Một hôm được các chị cá Mương đưa đi chơi.
Bị Tấm bắt vào giỏ.
Tiếng của một cô gái bắt được tôi : Ôi một chú cá bống, nhỏ nhắn xinh đẹp làm sao! (Tấm)
Tôi nằm trong giỏ cùng với các chị cá rô, cá diếc….
Chị Tấm bị Cám lừa, chút hết giỏ tép, còn sót mình tôi.
Chị Tấm thẻ tôi nuôi dưới giếng, cho ăn cơm mỗi ngày.
Tấm bị lừa đi chăn Trâu đồng xa, ở nhà mẹ con Cám đã lừa tôi, gọi tôi ngoi lên và tôi bị bắt để làm thịt.
Kết bài:
 Thế là tôi đã bị bắt,một bàn tay to bóp chặt lấy thân tôi. Máu trong miệng tôi đã trào ra. Tôi nghĩ đến chị Tấm. Chị đang chạy theo con trâu ở trên cánh động, tay chị đang chìu những giọt mồ hôi… Tôi nghĩ đến những giọt nước mắt sẽ chảy trên khuôn mặt xinh đẹp của chị khi chị về đến nhà chẳng còn thấy tôi nữa. Chị Tấm ơi thế là em chẳng còn được ở bên chị nứa, và tôi lịm dần, lịm dần trong tiếng cười the thé của mẹ con Cám.









Đề 3:
 Viết kể về cuộc đời Mị Châu theo ngôi thứ nhất thì xưng “Tôi”, ngôi thứ ba thì gọi “Mị Châu” hoặc “nàng”.
 Yêu cầu chọn được các chi tiết tiêu biểu về cuộc đời Mị Châu trong truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy”.
 Có thể dùng tưởng tượng qua độc thoại hoặc đối thoại.
 Gợi ý qua mở bài sau:
* Mở bài:
- Giới thiệu quang cảnh dưới thủy cung đẹp nguy nga, tráng lệ: màu sắc rực rỡ của đèn, âm thanh nhộn nhịp của các chàng ngọc trai, các cô san hô, các loài cá…
- Hôm nay Long Vương mở hội thi kén rể. Công chúa con vua Thủy Tề tròn mười tám tuổi.
 * Thân bài (Tưởng tượng ra cuộc đối thoại giữa hai nhân vật).
- Ngọc Châu vẫn ngồi yên lặng, nước mắt chảy dài (máu của Mị Châu khi chết hóa thành Ngọc Trai nên gọi là Ngọc Châu). Bỗng có tiếng gọi cất lên:
- Chi Châu ơi , đi xem hội đi, ngoài kia đẹp lắm! (Tiếng gọi của San Hô).
 Ngọc Châu khóc không trả lời. San hô hốt hoảng hỏi nguyên nhân.
Ngọc Châu kể lại chuyện cuộc đời của mình của cha mình trong sự ân hận, oán trách bản thân mìnhv[
San Hô động viên, an ủi và chia se với Ngọc Châu. Ngọc Châu phần nào được xoa dịu nỗi đau.
Mị Châu mơ một ngày gần đây sẽ được gặp cha, cùng cha đi dạo, trò chuyện với cha về cuộc sống của mình dưới thủy cung…
* Kết luận:
Âm thanh tiếng trống vang lên như thúc dục.
Mị Châu và San Hô đi dự hội như cùng hòa vào niềm vui của công chúa vua Thủy Tề.














 Bài viết số 4 (Kiểm tra học kì I)
 Bộ dề I:
Câu 1(2đ)
 Chép lại bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão phần phiên âm và phần dịch thơ.
Câu 2 (3đ):
Nêu khái niệm của ngôn ngữ sinh hoạt? Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt?
Câu 3 (5đ): 
 Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật trong truyện cổ tích hoặc truyền thuyết Việt Nam mà em đã học.

 Đáp án và gợi ý về dàn ý
Câu 1 (2đ):
Phần phiên âm bài thơ “Thuật hoài”
 Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
 Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
 Nam nhi vị liếu công danh trái,
 Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.
Phần dịch thơ:
 Múa giáo non sông trải mấy thâu
 Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
 Công danh nam tử còn vương nợ,
 Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
Câu 2 (3đ):
Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm… đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt: chủ yếu thể hiện ở dạng nói, nhưng cũng có thể ở dạng viết. Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày.
Câu 3 (5đ)
Yêu cầu về nội dung và hình thức:
+ Yêu cầu về nội dung: 
 Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật trong truyện cổ tích, và tuyền thuyết đã được học: phát biểu về một nhân vật nào đó mà mình cảm thấy có ấn tượng:
 VD: Nhân vật Tấm hoặc Cám trong “Tấm Cám, nhân vật An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy trong “Truyện An Dương Vương và Mị Châu- trọng Thủy”.
 Cần chọn được các chi tiết tiêu biểu có ý nghĩa để phát biểu cảm xúc của mình.
 + Yêu cầu về hình thức:
Bài viết phải vận dụng các thao tác tự sự, biểu cảm, nghị luận… trong đó thao tác biểu cảm là nổi trội.
 + Bài văn phải có kết cấu 3 phần mở bài, thân bài, kết bài và hành văn phải trôi chảy, mạch lạc.
 Gợi ý dàn ý khái quát
Mở bài (1d)
Giới thiệu được câu chuyện và nhân vật.
Đánh giá nhân vật một cách khái quát.
Thân bài( 3đ)
Chọn các chi tiết tiêu biểu và mỗi chi tiết ấy phải bộc lộ cảm nghĩ.
 VD: Mị Châu:
 + Mất cảnh giác cho Trọng Thủy xem nỏ thần: Cảm nghĩ của em có trùng với thái độ nhân dân xưa không?
 + Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội và bị vua cha chém đầu : Mị Châu bị một bản án tử hình như vậy liệu có xứng đáng không?
 + Mị Châu khi chết đi đã như đúng lời nguyền của nàng trước khi chết: máu của nàng hóa thành ngọc trai, xác của nàng biến thành ngọc thạch: thể hiện thái độ cảm thông bao dung của nhân dân ta. Vậy em có đồng tình với điều đó không? Cảm xúc của em qua hình tượng đó?
Kết bài (1đ):
Cảm nghĩ sâu sắc nhất về nhân vật.
Liên hệ mở rộng?

 Bộ đề II
Câu 1(2đ):
 Tập Thơ ‘Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi gồm bao nhiêu bài thơ? Và được chia thành mấy phần?
 Câu 2 (3đ)
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có những đặc trưng nào? Em hiểu tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt như thế nào?
 Câu 3 (5đ)
Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm để cảm nhận về cuộc sống và nhân cách của nhà thơ:
 Một mai, một cuốc, một cần câu,
 Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
 Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
 Người khôn, người đến chốn lao xao.
 Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
 Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
 Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
 Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.

 Đáp án và gợi ý cách làm bài
Câu 1 (2đ) 
- “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi gồm 254 bài thơ (0,5đ).
- Được chia thành 4 phần sau (1,5đ):
+ “Vô đề” không có tựa đề nhưng được sắp xếp thành các mục: ( Môn thì lệnh (thời tiết), Môn cầm thú (thú vật), Môn hoa mộc( cây cỏ))
+ “Ngôn chí” nói lên chí hướng 
+ “Mạn thuật” kể ra một cách tản mạn: Tự thán (tự than), tự thuật (tự nói về minh).
+ “ Bảo kính cảnh giới” (Gương báu răn mình): gồm 61 bài, trong đó Cảnh ngày hè bài số 43.
 (Nếu ý 2 học sinh chỉ nêu được 4 phần, không nêu được chi tiết của từng phần thì đạt 1đ)
Câu 2 (3đ):
Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có 3 đặc trưng (1đ):
tính cụ thể, tính cảm xúc và tính cá thể.
Tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (2đ):
Biểu hiện ở giọng nói, cách dùng từ, dùng câu. Qua giọng nói, qua từ ngữ và cách nói quen dùng, ta có thể biết được lời nói của ai, thậm chí đoán được tuổi tác, giới tính, địa phương… của họ.
 

File đính kèm:

  • docde thi 10.doc