Bộ đề văn lớp 7

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2006 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ đề văn lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề văn lớp 7

Hãy nhớ lại và viết thành đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên.
Kể lại một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười) mà em gặp ở trường.
Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ) theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).
Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hạơc cánh đồng, dòng sông, rừng núi,... quê em).
Miêu tả chân dung một người bạn của em.
Miêu tả chân dung một người thân của em.
Đọc lại văn bản "Mẹ tôi" của ét-môn-đô đơ A-mi-xi và hãy thay mặt En-ri-cô viết một bức thư cho bố, nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu. 
Viết thư cho một người bạn nước ngoài để giới thiệu về đất nước mình.
Loài cây em yêu. (văn biểu cảm)
Loài hoa em yêu. (văn biểu cảm)
Dòng sông (hoặc cánh đồng, hoặc con đường, hoặc mái trường,...) em yêu. (văn biểu cảm)
Cảm xúc về vườn nhà.(văn biểu cảm)
Cảm xúc về con vật gần gũi. (văn biểu cảm)
Cảm xúc về người thân. (văn biểu cảm)
Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy, cô giáo,....)
Cảm nghĩ về tình bạn. (văn biểu cảm)
Cảm nghĩ về cuốn sách đã đọc. (văn biểu cảm)
Cảm nghĩ về một mùa em yêu thích trong năm. (văn biểu cảm)
Cảm nghĩ về một kỉ vật (hoặc món quà) mà em được tặng. (văn biểu cảm)
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. (văn biểu cảm)
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.(văn biểu cảm)
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya. (văn biểu cảm)
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng. (văn biểu cảm)
Lập dàn ý chi tiết cho bài phát biểu cảm tưởng về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.(văn biểu cảm)
Cảm nghĩ về một bài văn đã học. (văn biểu cảm)
Cảm nghĩ về một bài ca dao đã học. (văn biểu cảm)
Kể lại nội dung bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm. (văn biểu cảm)
Trên cơ sở bài văn "Kẹo mầm" (SGK Ngữ văn 7, tập một, tr. 138-139), hãy viết thành một bài văn biểu cảm.
Viết một bài văn nói về tình cảm của mình với quê hương hay một vùng mà mình từng gắn bó. (văn biểu cảm)
Từ các bài thơ Bài ca Côn Sơn, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Xa ngắm thác núi Lư trong SGK Ngữ văn 7 tập một, hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên. (văn biểu cảm)
Từ các văn bản Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, bạn đến chơi nhà trong SGK Ngữ văn 7 tập một, hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sống giữa tình yêu của mọi người. (văn biểu cảm)
Từ các văn bản Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê trong SGK Ngữ văn 7 tập một, hãytâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm đối với một đồ chơi thuở nhỏ. (văn biểu cảm)
Hãy chứng minh: Tiếng Việt giàu và đẹp.
Hãy giải thích: Thất bại là mẹ thành công.
Viết một bài văn với chủ đề: Không thể thiếu tình bạn.
Viết một bài văn với chủ đề: Hãy biết quý thời gian.
Viết một bài văn với chủ đề: Lợi ích của việc đọc sách.
Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: "Có công mài sắt có ngày nen kim".
Chứng minh tính chân lý trong bài thơ: "Không có việc gì khó - Chỉ sợ lòng không bền - Đào núi và lấp biển - Quyết chí ắt làm nên" (Hồ Chí Minh).
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", Uống nước nhớ nguồn".
Hãy tìm một số ví dụ để chứng minh sự giản dị thể hiện trong thơ văn của Bác Hồ.
ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Dân gian ta có câu tục ngữ: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đa đen, gần đèn chưa chăc đã rạng. Hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
Hoài Thanh viết: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có". Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.
Tục ngữ có câu: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn" nào! Hãy nêu ý kiến riêng của em và chứng minh ý kiến đó là đúng.
Tục ngữ có câu: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
Một nhà văn đã nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người". Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
"Mùa xuân là tết trồng cây - Làm cho đất nước càng ngày càng xuân". Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuan của đất nước? 
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương - Người trong một nước phải thương nhau cùng". Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy?
Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công".
Dân gian có câu: "Lời nói gói vàng", đồng thời lại có câu: "Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.
Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: "Học, học nữa, học mãi".
Chọn và chép lại một bài ca dao đã học (lớp 7) mà em thích. Phân tích tình cảm được diễn tả và những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao đó.
Chọn và chép lại một bài thơ trữ tình thuộc phần văn học trung đại Việt Nam mà em thích và nêu lên những giá trị chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó.
Chọn và chép lại hai câu (hoặc một bài) thơ Đường đã học và giải thích vì sao em thích hai câu (hoặc cả bài) thơ Đường đó.
Chép lại hai câu thơ nói về vẻ đẹp của trăng trong hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" của Hồ Chí Minh. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả. Qua hình ảnh trăng, em cảm nhận gì về tâm hồn của Bác.
Chọn và chép lại một bài thơ đã học (lớp 7) mà em thích. Phân tích vẻ đẹp nội dung và những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ đó.
Hãy nêu cảm nhận về tình cảm quê hương đất nước của tác giả qua việc hồi tưởng hình ảnh mùa xuân trên đất Bắc trong bài "Mùa xuân của tôi".
Chọn và chép lại hai câu tục ngữ mà em đã học hoặc sưu tầm được. Nêu ý nghĩa, giá trị của kinh nghiệm mà những câu tục ngữ ấy thể hiện. Có thể chọn hai câu có nội dung liên quan với nhau để cùng phân tích.
Nêu lên luận điểm trong các văn bản nghị luận ở bài 20, 21, 23 (SGK Ngữ văn 7).
Dùng một vài dẫn chứng trong các tác phẩm đã học ở Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7 để chứng minh ý kiến sau đây của Hoài Thanh: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".
Thế nào là nghệ thuật tương phản? Nêu cách thể hiện thủ pháp nghệ thuật ấy trong truyện "Sống chết mặc bay" và tác dụng của nó.
Giải thích ý nghĩa sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu trong truyện "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu".
Qua trích đoạn "Nỗi oan hại chồng" trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, em hiểu thế nào về thành ngữ "Oan Thị Kính".
Bạn em chỉ ham thích trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc,... mà tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến thiên nhiên. Em hãy chứng minh cho bạn thấy rằng thiên nhiên chính là nới đem lại cho ta sức khoẻ, sự hiểu biết và niềm vui vô tận, và vì thế, chúng ta càn gần gũi với thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên.
Do không được nghe giảng về câu tục ngữ "Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền", nhiều người không hiểu những từ Hán Việt trong câu ấy nghĩa là gi, người xưa muốn nói điều gì qua câu tục ngữ ấy vờ nói như thế có lý hay không. Em hãy giải thích thế nào cho những người đó hiểu.
Có người sau khi đọc "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" cứ băn khoăn: Vì sao Nguyễn ái Quốc không để Phan Bội Châu vạch tội hay thét mắng vào mặt Va-ren mà chỉ im lặng, với nụ cười ruồi thoáng qua, "kín đáo, vô hình" trên gương mặt. Người đó cũng không hiểu vì sao "cái im lặng dửng dưng" của Phan Bội Châu lại có thể "làm cho Va-ren sửng sốt cả người". Em đã học kỹ tác phẩm này, hãy giải thích cho người đó rõ.
Hãy chứng minh rằng: Trong trích đoạn "Nỗi oan hại chồng", nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị ngờ oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang, tàn ác khinh rẻ.

File đính kèm:

  • docDe van lop 7.doc
Đề thi liên quan