Bổ trợ Ngữ văn 8 - Tuần 1 Ngày 6 tháng 9 năm 2007

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bổ trợ Ngữ văn 8 - Tuần 1 Ngày 6 tháng 9 năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bổ trợ Ngữ văn 8 - Tuần 1 Ngày 6 tháng 9 năm 2007 Đoàn Thu Lý 

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
+ Ôn lại những kiến thức cơ bản về Văn bản: Tôi đi học
+ Nắm được cơ sở( sự đồng nhất về ý nghĩa- phải đặt trong mối quan hệ với các từ ngữ khác) của mối quan hệ giữa các từ có nghĩa hẹp,nghĩa cụ thể – nghĩa rộng, nghĩa bao hàm 
+ Sử dụng các từ có nghĩa hẹp và nghĩa rộng trong khi nói và viết: Từ nghĩa hẹp, nghĩa cụ thể bao giờ cũng có tính gợi cảm hơn từ ngữ có nghĩa rộng, nghĩa khái quát
+ Viết đoạn văn có sử dụng từ nghĩa rộng nghĩa hẹp với chủ đề: Tình cảm đối với mái trường thân yêu 
+ Tính thống nhất của chủ đề trong VB: Tôi đi học

B. luyện tập:
1. Truyện Tôi đi học của Thanh Tịnh thuộc phương thức biểu đạt chính nào ? 
 A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận 

2. Vì sao em biết truyện ngắn Tôi đi học thuộc phương thức biểu đạt đó?
A. Vì truyện ngắn trình bày diễn biến sự viêc.
B. Vì truyện ngắn táI hiện trạng tháI sự vật, con người.
C. Vì truyện ngắn bày tỏ cảm xúc, tính cảm 
D. Vì truyện ngắn nêu ý kiến đánh giá, bàn luận

3. Nhận định nào đúng nhất về chủ đề của tác phẩm ?
A. Tôi đi học tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật Tôi ở buổi đến trường đầu tiên.
B. Tôi đi học tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật Tôi ở buổi đến trường đầu tiên.
C. Tôi đi học tô đậm sự tân tình và âu yếm của những người lớn như người mẹ, ông đốc,... đối với những em bé lần đầu tiên đến trường.
D. Tôi đi học tô đậm niềm vui sướng hân hoan của nhân vât Tôi và các bạn vào ngày khai trường đầu tiên.
4. Đọc xong truyện ngắn Tôi đi học, em có nhận xét gì về cách xây dựng tình huống truyện ngắn này?
TL: VB không thuộc loại truyện ngắn nói về những xung đột, những mâu thuẫn gay gắt trong XH mà là một truyện ngắn giàu chất trữ tình. Toàn bộ câu chuyện diễn ra xung quanh sự kiện của Tôi: “ hôm nay tôi đi học”. Những thay đổi trong T/cảm và nhận thức của Tôi đều xuất phát từ sự kiện quan trọng ấy. Tình huống truyện, vì thế không phức tạp, nhưng cảm động. Cấc yếu tố miêu tả và biểu cảm đan xen kết nhau một cách hài hoà.
5. Cách tỏ chức bố cục của truyện ngắn có gì độc đáo?
TL: Bố cục của truyện ngắn được tổ chức theo dòng hồi tưởng của NV Tôi. Những kỉ niệm đẹp về ngày khai trường đầu tiên được diển ra treo trình tự thời gian:
+ Từ hiện tại nhớ về quá khứ tươi đẹp.
+ Những thay đổi trong tâm trạng và nhận thức của NV Tôi được thể hiện theo từng chặng, từ lúc cùng mẹ đến trường cho đến khi bắt đầu tiết học đầu tiên.
à Cách XD bố cục như trên phù hợp với bạn đọc nhỏ tuổi nhưng vẫn khiến cho người lớn thấy xúc động vì ai cũng trải qua ngày đầu tiên đi học.

6. Hãy chỉ ra hiệu quả của những H/ả so sánh trong truyện?
TL: có ba H/ả so sánh độc đáo: 
“Tôi quên thế nào... quang đãng”, 
“ ý nghĩ ấy thoáng qua... ngọn núi”, 
“ Họ như con chim non... cảnh lạ”
à những so sánh này xuất hiện ở ba thời điểm khác nhau, vì thế diễn tả rất rõ nét sự vận động tâm trạng của NV Tôi. H/ả so sánh giúp ta hiểu rõ hơn tâm lí của các em nhỏ lần dầu tiên đi học – H/ả so sáng tươi sáng, nhẹ nhàng đã tăng thêm màu sác trữ tình của T/p.

7. Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, luật sư, nông dân , công nhân, nội trợ.
A. Con người
B. Môn học. 
C. Nghề nghiệp
D. Tính cách

8. Từ nào có thể bao hàm nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn sau
: “ Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người tân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ.Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng, e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cu, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ” 
A. Tính chất B. Cảm giác C. Hình dáng D. Đặc điểm

9. Tìm những từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau đây :
a. Yếu ớt, mạnh khoẻ, ốm yếu, sảng khoái, ngất, hôn mê
b. Thầy giáo, công nhân, nông dân, học sinh, thầy thuốc, thợ …
c. Cao, thấp, lùn, béo, gầy, khập khiễng,…
d. Trẻ em, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, cụ già, trung niên, …

10. Hãy đọc kĩ các câu thơ sau, sau đó tìm từ ngữ có nghã rộng so với nghĩa các từ in đậm và lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
- Tiếc thay hạt gạo trắng ngần. (ca dao)
- Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ. (bà Huyện Thanh Quan)
- Bữa thấy bòng bong che trăng lốp muốn tời ăn gan ( Nguyễn Đình Chiểu)

11. Muốn tìm hiểu chủ đề văn bản, cần tìm hiểu những yếu tố nào?
A. Tất cả các yếu tố của văn bản.
B. Câu kết thúc của văn bản.
C. Các ý lớn của văn bản.
D. Câu mở đầu của mõi đoạn trong văn bản.

12.Tính thống nhất về chủ đề văn bản thể hiện ở chỗ nào?
A. Văn bản có đối tượng xác định.
B. Văn bản có tính mạch lạc.
C. Các yếu tố trong văn bản bám sát chủ đề đã định.
D. Cả ba yếu tố trên.
 








 


Ngày 16 tháng 9 năm 2007 Tuần 1


Họ và tên:………………………………………. 
Lớp 8C
đề kiểm tra

1. Truyện Tôi đi học của Thanh Tịnh thuộc phương thức biểu đạt chính nào ? 
 A. Tự sự B. Miêu tả
 C. Biểu cảm D. Nghị luận 

2. Vì sao em biết truyện ngắn Tôi đi học thuộc phương thức biểu đạt đó?
A. Vì truyện ngắn trình bày diễn biến sự viêc.
B. Vì truyện ngắn táI hiện trạng tháI sự vật, con người.
C. Vì truyện ngắn bày tỏ cảm xúc, tính cảm 
D. Vì truyện ngắn nêu ý kiến đánh giá, bàn luận

3. Tìm những từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau đây :
a. Yếu ớt, mạnh khoẻ, ốm yếu, sảng khoái, ngất, hôn mê
b. Thầy giáo, công nhân, nông dân, học sinh, thầy thuốc, thợ …
c. Cao, thấp, lùn, béo, gầy, khập khiễng,…
d. Trẻ em, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, cụ già, trung niên, …

4. Hãy đọc kĩ các câu thơ sau, sau đó tìm từ ngữ có nghã rộng so với nghĩa các từ in đậm và fập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
- Tiếc thay hạt gạo trắng ngần. (ca dao)
- Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ. (bà Huyện Thanh Quan)
- Bữa thấy bòng bong che trăng lốp muốn tời ăn gan ( Nguyễn Đình Chiểu)
	
5. Chọn mỗi phần của văn bản Tôi đi học từ một đến hai câu văn làm rõ chủ đề của văn bản. Nhìn bao quát toàn bộ văn bản, lí giải tính thống nhất của chủ đề văn bản Tôi đi học.


đề kiểm tra

1. Truyện Tôi đi học của Thanh Tịnh thuộc phương thức biểu đạt chính nào ? 
 A. Tự sự B. Miêu tả
 C. Biểu cảm D. Nghị luận 

2. Vì sao em biết truyện ngắn Tôi đi học thuộc phương thức biểu đạt đó?
A. Vì truyện ngắn trình bày diễn biến sự viêc.
B. Vì truyện ngắn táI hiện trạng tháI sự vật, con người.
C. Vì truyện ngắn bày tỏ cảm xúc, tính cảm 
D. Vì truyện ngắn nêu ý kiến đánh giá, bàn luận

3. Tìm những từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau đây :
a. Yếu ớt, mạnh khoẻ, ốm yếu, sảng khoái, ngất, hôn mê
b. Thầy giáo, công nhân, nông dân, học sinh, thầy thuốc, thợ …
c. Cao, thấp, lùn, béo, gầy, khập khiễng,…
d. Trẻ em, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, cụ già, trung niên, …
4. Hãy đọc kĩ các câu thơ sau, sau đó tìm từ ngữ có nghã rộng so với nghĩa các từ in đậm và fập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
- Tiếc thay hạt gạo trắng ngần. (ca dao)
- Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ. (bà Huyện Thanh Quan)
- Bữa thấy bòng bong che trăng lốp muốn tời ăn gan ( Nguyễn Đình Chiểu)

1. Chọn mỗi phần của văn bản Tôi đi học từ một đến hai câu văn làm rõ chủ đề của văn bản. Nhìn bao quát toàn bộ văn bản, lí giải tính thống nhất của chủ đề văn bản Tôi đi học.

File đính kèm:

  • doc1-16djksgaskgj;s;sdlgjkpasig[ao (1).doc