Bổ trợ Ngữ văn 8 - Tuần 14

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bổ trợ Ngữ văn 8 - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày12 tháng12 năm 2007 Tuần 14 

Kiến thức bổ trợ ngữ văn 8

A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn luyện 

B. Luyện tập


1. Hãy nối từ cột A với nội dung thích hợp ở cột B để được định nghĩa hoàn chỉnh về Trợ từ, Thán từ, Tình thái từ

Cột A
Cột B

Tình thái từ
Những từ dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi, thường đứng ở đầu câu, có khi tách thành câu đặc biệt


Trợ từ
Những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói


Thán từ
Từ đi kèm theo một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó


2. Hãy nối từ cột A với nội dung thích hợp ở cột B để được định nghĩa hoàn chỉnh về nói giảm nói tránh, nói quá

Cột A
Cột B

Nói giảm nói tránh
Biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm


Nói quá

Biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt té nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục


3. Hãy nối từ cột A với nội dung thích hợp ở cột B để được định nghĩa hoàn chỉnh về tác dụng của dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép

Cột A
Cột B

Dấu hai chấm
Dùng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp,
Dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
Dùng để đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo...


Dấu ngoặc đơn
Đánh dấu( báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó, báo trước lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại 


Dấu ngoặc kép
Dùng để đánh dấu phần chú thích( giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)



4. Các câu sau gồm mấy cụm C-V, chúng có phải là câu ghép không ?
 a..Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi.
(Nguyên Hồng)
b. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyẻn cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn
đánh Sơn Tinh.
(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) 
c.Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã.
 (Thái Vận)

5. Viết đoạn văn có sử dụng câu ghép và các dấu câu: 
a. Tình yêu thương mẹ của bé Hồng
à Nhớ mẹ - đau xót, tủi nhục khi nghe những lời nói gièm pha cay nghiệt của bà cô đối với mẹ bất hạnh – Căm giận những hủ tục đày đoạ mẹ – bảo vệ mẹ trước tâm địa xấu xa của bà cô 
à Cậu có tái tim nhân hậu. Tình yêu thương mẹ khiến cho cậu vững tin và mẹ, tin vào ngày gặp lại
à Hạnh phúc vô bờ khi gặp mẹ: Khát khao được gặp mẹ (chạy theo mẹ,vội vàng lập cập: liền đuổi theo, gọi bối rối, thở hồng hộc. Trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại ) – Cậu khóc (những giọt nắoc mắt bị dồn nén những giọt nắoc mắt vừa tủi hờn vừa hạnh phúc ) – niềm hạnh phúc lớn khi được ở trong lòng mẹ
à Cuộc gặp gỡ cảm động giữa hai mẹ con được viết bằng ngòi bút trữ tình thống thiết là bài ca trong sáng về tình mẫu tử 

6. Viết đoạn văn có sử dụng trợ từ, tình thái từ và các dấu câu: Với người con trai duy nhất, lão Hạc yêu thương con hết mực. 
* L.H trước hết là câu chuyên cảm động về người cha yêu thương con :
+ Lão Hạc thấy có lỗi khi không lo được hạnh phúc cho con
+ Lão đau xót khi con bỏ nhà, bỏ lão đi phu
+ Lão nhớ con nên dồn tình yêu thương cho con Vàng và lão đau khổ vì phải bán con chó
+ Không làm ra tiền, không dám tiêu vào đồng tiền dành dụm cho con - > lão tự tử bàng bả chó => lão sãn sàng chết vì con
à Truyện LH của NC là nỗi đau lớn vì những nỗi khổ của con người : không ruộng đất, cô đơn nhưng đẹp hơn tất cả là tình yêu con của một người cha nghèo khổ, có nhân cách cao đẹp như LH

7. Viết đoạn văn có sử dụng câu ghép và các dấu câu: Dân số và kế hoạch hoá gia đình với sự phát triển của đất nước.
à Bài toấn dân số đề cập một v/đ có tính sống còn của loài người : đất đai không tự sinh thêm, trong khi đó con người ngày càng đông lên gấp bội. VN không tách ra khỏi cộng đồng. Vấn đề DS và KHHGĐ đã và đang trở thành điều quan tâm của tất cả mọi người













 Ngày tháng năm 2007 Tuần 

Họ và tên :
Lớp 8 

Đề bàI kiểm tra : Tiếng Việt

Hãy nối từ cột A với nội dung thích hợp ở cột B để được định nghĩa hoàn chỉnh về Trợ từ, Thán từ, Tình thái từ : 1đ

Cột A
Cột B

Tình thái từ
Những từ dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi, thường đứng ở đầu câu, có khi tách thành câu đặc biệt

Trợ từ
Những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói


Thán từ
Từ đi kèm theo một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó


2. Hãy nối từ cột A với nội dung thích hợp ở cột B để được định nghĩa hoàn chỉnh về nói giảm nói tránh, nói quá : 1đ

Cột A
Cột B

1. Nói giảm nói tránh
Biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm


2. Nói quá

Biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục


Các câu sau gồm mấy cụm C-V, chúng có phải là câu ghép không ? 3đ
 
a..Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi.
( Nguyên Hồng)
)
b. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyẻn cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh.
( Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) 
c.Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã.
( Thái Vận)

3. Viết đoạn văn có sử dụng ít nhất : một câu ghép, một thán từ và các dấu câu : Dân số và kế hoạch hoá gia đình với sự phát triển của đất nước. 5đ


File đính kèm:

  • doc1-16djksgaskgj;s;sdlgjkpasig[ao (14).doc