Bổ trợ Ngữ văn 8 - Tuần 2 Ngày 6 tháng 9 năm 2007

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bổ trợ Ngữ văn 8 - Tuần 2 Ngày 6 tháng 9 năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bổ trợ Ngữ văn 8 - Tuần 2 Ngày soạn 13/9/ 2007 Đoàn Thu Lý 

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

- Ôn lại những kiến thức cơ bản về Văn bản: Trong lòng mẹ 

- Nắm được đặc điểm của trường từ vựng (Tập hợp từ có ít nhất một nét chung về nghĩa óc nghĩa là dùng chung cho một phạm vi sự vật nào đó), cách xác lập trường từ vựng( chọn một danh từ chung tâm biểu thị sự vật làm gốc. Trên cơ sở đó, tìm các từ ngữ có liên quan đến phạm vi sự vật làm gốc.

- Sử dụng các từ có cùng một trường từ vựng trong khi nói và viết: 

- Viết đoạn văn có sử dụng các từ thuộc T.T.V con người 

- Xác định bố cục và T.T.V trong văn bản: Trong lòng mẹ

B. Nội dung luyện tập:

1. Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng được viết theo thể loạị nào?
A. Bút kí C. Hồi kí B. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết 
 
2. Em hiểu thế nào là hồi kí?

Là những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến

Là những sự kiện do tác giả hoàn toàn hư cấu trên những tưởng tượng , suy đoán của nhà văn về tương lai

Là những sự kiện do tác giả hoàn toàn hư cấu để thể hiện những tư tưởng nghệ thuật của mình 

Cả A,B, C đều đúng

3. Nhận định nào đúng nhất về nội dung của đoạn trích ?
Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng 
Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của bà cô bé Hồng 
Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ.
Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng

4. Nêu hướng trình bày bố cục của chương IV: Trong lòng mẹ. Đặt tiêu đề cho từng phần. Căn cứ vào đâu mà em chia bố cục như vậy?

5. Tìm các từ thuộc các nhóm T.T.V trong chương IV. Phân tích nét chung về nghĩa và sự khác nhau về sắc thái của từ trong các nhóm T.T.V nêu trên. Tác dụng khi sử dụng các từ trong T.T V theo ý đồ của nhà văn khi thể hiện chủ đề của tác 

+ Khóc: oà, nức nở, sụt sùi, không ra tiếng

+ T/dụng: dĩễn tả tâm trạng sâu sắc tế nhị của NV trong hoàn cảnh, tình huống #, làm rõ chủ đề của đoạn văn : Tình con yêu mẹ chân thành, sâu sắc

+ Các đoạn # -> HS tự tìm

6. Bài tập tổng hợp: Viết đoạn văn theo phép lập luận T -P - H: Chứng minh "Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng" trong đó có dùng các từ thuộc nhóm T.T.V chỉ con người

* Gợi ý: 

à Nhà văn viết nhiều về phụ nữ và nhi đồng - ông dành cho họ những tình cảm yêu thương chân thành nhất

- Đối với người mẹ:

+ nhà văn xót xa, cảm thông trước nỗi bất hạnh khổ đau của người mẹ: khao khát hạnh phúc mà đành chôn vùi tuỏi xuân trong cuộc hôn nhân bất hạnh. 

+ Ông ca ngợi tinh yêu con vô tận của mẹ, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào người mẹ bao giờ cũng yêu con, hạnh phúc khi được sống bên cạnh con.

- Đối với trẻ thơ (bé Hồng): 

+ Nhà văn hiểu được nỗi niềm thương nhớ mẹ của bé Hồng, lòng căm thù của chú bé đối với những hủ tục đã đầy đoạ mẹ. 

+ Nhà văn xót xa cho hoàn cảnh của bé Hồng, hiểu được tình yêu thương mẹ của chú bé mạnh mẽ biết nhường nào. 

à Vì thế nhà văn cho chú được gặp mẹ: Đoạn văn diễn tả cảnh hai mẹ con bé Hồng gặp nhau là đoạn hay nhất của đoạn trích. Hống sung sướng đến vô cùng khi được ngồi trong lòng mẹ. Cậu hít thở trong bầu không khí của tình mẹ con thiêng liêng. Cả người mẹ khổ đau và đúa con thơ dại đều thấy sung sướng vô tận khi được hưởng tình mẫu tử.

à Đoạn trích là bài ca bất diệt về tình mẫu tử và cũng thể hiện sâu săc tấm lòng yêu thương phụ nữ và nhi đồng của Nguyên Hồng

File đính kèm:

  • doc1-16djksgaskgj;s;sdlgjkpasig[ao (2).doc