Bổ trợ Ngữ văn 8 - Tuần 3

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bổ trợ Ngữ văn 8 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bổ trợ Ngữ văn 8 - Tuần 3 Ngày soạn 22 - 9 - 2007 Đoàn Thu Lý 

Mục tiêu cần đạt: Giúp Hs:
+ Ôn lại những kiến thức cơ bản về Văn bản: Tức nước vỡ bờ
+ Sử dụng các từ có cùng một trường từ vựng, cấp độ khái quát của từ ngữ trong khi nói và viết
+ Luyện tập xây dựng đoạn văn trong văn bản
B. Nội dung luyện tập:

Văn bản: Tức nước vỡ bờ
1. Tức nước bờ của Ngô Tất Tố được viết theo thể loạị nào?
Bút kí
Truyện ngắn 
Tiểu thuyết
Bút kí

Nhận định nào sau đây nói đúng nhất nội dung chính của đoạn trích Tức nước bờ
Vạch trần bộ mặt tàn ác của xã hội thực dân phong kiến đương thời
Chỉ ra nỗi khổ cực của người nông dân bị áp bức 
Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân: vừa giàu lòng thương yêu vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
Kết hợp cả ba nội dung trên

Trong đoạn trích tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào ?
Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất tính cách của nhân vật
Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ. 
Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia 
Không dùng cách nào trong ba cách trên

Tâm lí, tính cách chị Dậu được miêu tả như thế nào ở các thời điểm khác nhau trong đoạn trích?
Có sự đối lập mâu thuẫn với nhau.
Có sự phát triển nhất quán với nhau
Vẫn là người phụ nữ nhẫn nhục từ đầu đến cuối.
Cả A,B,C, đều sai.

Câu trả lời của chị Dậu khi nghe anh Dậu khuyên can:” Thà tôi ngồi tù. Để cho chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được” nói lên thái độ gì của chị?
Thái độ không chịu khuất phục
Thái độ bất cẩn
Thái độ kiêu căng
Cả A.B.C đều đúng.

Trong đoạn trích, chị Dậu hiện lên là con người như thế nào?
Giàu tình thương với chồng con.
Căm thù bọn tay sai của thực dân phong kiến.
Có thái độ phản kháng mạnh mẽ đối với bọn tay sai.
Cả A,B,C đều đúng.

Theo em, vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt nam trước Cách mạng tháng Tám?
Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.
Vì chị Dậu là người là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.
Vì chị Dậu là người là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vãn giữ được những phẩm chất vô cùng cao đẹp
 Cả ba ý trên đều đúng.


Theo em nhận định nào nói đúng nhất tư tưởng nhà văn muốn gửi gắm qua đoạn trích?
Nông dân là lớp người có sức mạnh lớn nhất, có thể chiến thắng tất cả.
Trong đời sống có một qui luật tất yếu: Có áp bức là có đấu tranh.
Nông dân là những người bị áp bức nhiều nhất trong xã hộ cũ.
Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và bất nhân nhất.

Cho các đoạn văn sau đây, hãy phân tích và chỉ ra phương pháp để trình bày nội dung đoạn văn ở mỗi đoạn?
Một mùi gì lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào...
Thanh Tịnh,
Trong hoàn cảnh trăm dâu đổ đầu tằm ta càng thấy chị Dậu thật là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát. Một mình chị phải giải quyết mọi khó khăn đột xuất của gia đình, phải đương đầu với những thế lực tàn bạo: quan lại, cường hào, địa chủ và tay sai của chúng. Chị có khóc lóc kêu trời, nhưng chị không nhắm mắt khoanh tay mà tích cực tìm cách cứu chồng ra khỏi cơn hoạn noạn. Hình ảnh chị Dậu hiện lên thật vững chãi như một chỗ dựa chắc chắc của gia đình.

Mỗi chiếc lá đều có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng. một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành rơi phập xuống đất như cho xong chuyện. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại... Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi gần như tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành... 
Khái Hưng
Chúng em không chỉ thấy thủ đô Hà Nội với cảnh Hồ Tây tuyệt đẹp với gió đưa càng trúc la đà mà còn được thưởng thức cảnh hùng vĩ của Non Hồng ai đắp mà cao- sông Lam ai bới ai đào mà sâu. Nếu không có ca dao thì làm sao chúng em biết được những cảnh nên thơ Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ , làm sao chúng em có thể thả tầm mắt trên nhữngcách đồng mà Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát. Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông. Đất nước ta đâu đâu cũng có cảnh đẹp. Nhưng có ca dao thì tình yêu ấy trong mỗi người, nhất là trong tâm hồn trẻ thơ lại được nhân lên gấp bội.

* TL: Đoạn văn a: song hành; b: Tổng phân hợp; c: Diễn dịch; d: qui nạp















Họ và tên: …………………………………………..
Lớp 8

Luyện tập

1. Cho các đoạn văn sau đây , hãy phân tích và chỉ ra phương pháp để trình bày nội dung đoạn văn ở mỗi đoạn?
a. Một mùi gì lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào...
Thanh Tịnh,
b. Trong hoàn cảnh trăm dâu đổ đầu tằm ta càng thấy chị Dậu thật là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát. Một mình chị phải giải quyết mọi khó khăn đột xuất của gia đình, phải đương đầu với những thế lực tàn bạo: quan lại, cường hào, địa chủ và tay sai của chúng. Chị có khóc lóc kêu trời, nhưng chị không nhắm mắt khoanh tay mà tích cực tìm cách cứu chồng ra khỏi cơn hoạn noạn. Hình ảnh chị Dậu hiện lên thật vững chãi như một chỗ dựa chắc chắc của gia đình.

c. Mỗi chiếc lá đều có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng. một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành rơi phập xuống đất như cho xong chuyện. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại... Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi gần như tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành... 
Khái Hưng
d. Chúng em không chỉ thấy thủ đô Hà Nội với cảnh Hồ Tây tuyệt đẹp với “gió đưa càng trúc la đà” mà còn được thưởng thức cảnh hùng vĩ của Non Hồng “ai đắp mà cao - sông Lam ai bới ai đào mà sâu”. Nếu không có ca dao thì làm sao chúng em biết được những cảnh nên thơ “Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ” , làm sao chúng em có thể thả tầm mắt trên những cách đồng mà “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát. Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông”. Đất nước ta đâu đâu cũng có cảnh đẹp. Nhưng có ca dao thì tình yêu ấy trong mỗi người, nhất là trong tâm hồn trẻ thơ lại được nhân lên gấp bội.

2. Viết một đoạn văn về hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (nói rõ cách trình bày đoạn văn)




















File đính kèm:

  • doc1-16djksgaskgj;s;sdlgjkpasig[ao (3).doc