Bổ trợ Ngữ văn 8 - Tuần 5

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bổ trợ Ngữ văn 8 - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bổ trợ Ngữ văn 8 - Tuần 5 Ngày soạn 6 - 10 - 2007 Đoàn Thu Lý 


A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Tóm tắt các Văn bản đã học: Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc ( Đoạn trích) 
- Luyện tập liên kết đoạn văn trong văn bản (Tóm tắt)

B. Nội dung luyện tập:

I. Tóm tắt VBTS

1. Tóm tắt truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh trong một đoạn văn ngắn khoảng từ 10 đến 12 câu
à Muốn tóm tắt phải dựa vào các tình tiết chính của truyện: Tâm trạng của NV Tôi khi cùng mẹ đến trường – khi đến trường – khi vào lớp học 

2. Để Tóm tắt đoạn trích Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu ) của Nguyên Hồng, một bạn học sinh dự định chọn các ý chính sau:
a. Gần đến ngày giỗ thầy tôi, mẹ tôi ởThanh Hóa vẫn chưa về, nghe nói mẹ tôi bán bóng đèn và vàng hương.
b. Một hôm cô tôi hỏi tôi muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ tôi không, tôi toan trả lời có, nhưng nhìn vẻ mặt cay độc của cô tôi, tôi trả lời không.
 c. Cô tôi tiếp tục nhìn tôi, nhằm làm tôi khinh ghét mẹ tôi. Tôi thương mẹ bị thành kiến tàn ác thành người có tội, không dám về chăm sóc anh em tôi.
d. Khi nghe cô tôi kể có người vào Thang Hóa gặp mẹ, mặt mày xanh bủng, đang cho con bú, ăn vận rách rưới, tôi nghẹn ngào khóc xót thương mẹ tôi và căm thù hủ tục đã đầy đoạ mẹ.
đ. Cô tôi tỏ ra thương xót thầy tôi, bảo tôi đánh giấy gọi mẹ tôi về, nhưng không cần đánh giấy, giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi đã về.
e. Tôi thấy một người giống mẹ tôi ngồi trên xe kéo, liền đuổi theo gọi. Khi xe dừng lại, mẹ tôi kéo tôi lên xe, tôi oà lên khóc.
h. Mẹ lau nước mắt cho tôi, hỏi chuyện tôi. Tôi thấy mẹ vẫn xinh đẹp như ngày xưa. Bao nhiêu cảm giác sung sướng khi được sống trong lòng mẹ ào ạt trở vể.
 Theo em, dự kiến các tình tiết chính như trên đã đủ và hợp lí cho việc tóm tắt nội dung tác phẩm chưa. Tại sao? 
à Các chi tiết chính đã đầy đủ

3. Chọn một sự kiện phù hợp điền vào chỗ trống( dấu ...) trong đoạn văn sau để được một văn bản tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố (HS tóm tắt)
 Nhận được bát gạo của bà hàng xóm giúp đỡ. Chị Dậu nấu một nồi cháo cho chồng và con ăn vì cả nhà đã nhịn đói suốt từ hôm qua. Nhưng khi anh Dậu vừa cố ngồi dậy, chưa kịp đưa bát cháo lên miệng thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến, định trói và mang anh Dậu ra đình một lần nữa. Chị Dậu hoảng hốt van xin chúng tha cho người chồng đau yếu của mình. Nhưng bọn chúngkhông những không nghe mà còn đánh chị...
Chị đã kiên quyết cự tuyệt, giằng nắm bạc ném vào mặt hẳn và du hắn ngã kềnh, chạy thoát về nhà.
Chị Dậu gạt mạnh bàn tay bẩn thỉu của lão, vùng chạy ra ngoài sân, giữa lúc trời tối đen như mực
Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết.
Chị Dậu tức quá bèn liều mạng chống cự lại quyết liệt, đánh ngã cả tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

4. Một bạn học sinh đã tóm tắt phần đầu của truyện Lão Hạc như sau:
 Hôm sau, lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: “ Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !”. Lão cố làm ra vẻ vui vẻ, nhưng trông lão cười như mếu. Bây giờ tôi không xót xa năm quyển sách của tôi nữa rồi.(4 câu)
a. Bạn học sinh đó dã vi phạm điều gì trong kĩ năng tóm tắt tác phẩm?
b. Em hãy sửa lại và Tóm tắt truyện Lão Hạc?
à Chưa đủ. Bạn ấy đã vi phạm: đưa đối thoại vào tóm tắt - đưa tình tiết phụ – thiếu tình tiết chính
à Tóm tắt: Vợ chết, Lão Hạc chỉ còn lại một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Vì không có tiền cưới vợ, con trai lão bỏ nhà đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại con chó vàng. Lão yêu thương con Vàng. Vì muốn giữ mảnh vườn cho con trai, lão phải bán con chó , mặc dù rất buồn và đau xót. Lão mang tất cả số tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo ngấm ngầm giúp mình. Lão xin Binh Tư một ít bả chó nói là để đánh bả con chó hay vào vườn nhà lão để giết thịt. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể lại chuyện ấy. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.

II. Tiếng Việt

1. Từ ngữ địa phương là gì?
Là từ ngữ được sử dụng phổ biến trong toàn dân
Là từ ngữ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định
Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số ở phía Bắc.
Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số ở phía Nam

2. Biệt ngữ xã hội là gì?
Là từ ngữ được sử dụng ở một địa phương nhất định.
Là từ ngữ được sử dụng trong tất cả các tầng lớp nhân dân.
 Là từ ngữ được sử dụng trong mọt tần lớp xã hội nhất định
Là từ ngữ được sử dụng trong nhièu tầng lớp xã hội

3. Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần chú ý đến điều gì?
Tình huống giao tiếp
Tiếng địa phương của người nói.
Địa vị của rngười nói trong xã hội.
Nghề nghiệp của người nói.

 4. Trong các từ sau đây, từ nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội, từ ngữ toàn dân: Mẹ – Bầm- Mợ – Má

5. Chỉ ra và nêu tác dụng của các từ tượng thanh trong đoạn văn sau : 
Xe chạy chầm chậm…. Mẹ tôi cầm nón vẫy tay tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo :
 - Con nín đi ! Mẹ đã về với các con rồi mà.
( Nguyên Hồng – Nhữngngày thơ ấu)

à Diễn tả niềm hạnh phúc, nỗi xúc động của mẹ con cậu bé Hồng sau bao ngày xa cách

6. Chỉ ra và nêu tác dụng của các từ tượng hình trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của chúng trong việc biểu đạt và biểu cảm :
 Hàng năm cứ vào cuói thu, lá vàng ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
 Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
 Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi trên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết, Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
(Thanh Tịnh – Tôi đi học)
à Gợi lên khung cảnh môt ngày cuối thu thơ mộng và bình yên, có gió thổi nhẹ, lá vàng rơI, bầu trời xanh vời vợi. Khung cảnh ấy đã gợi nên trong lòng N/v Tôi những kỉ niệm khó quên về ngày… Bên cạnh đó các từ tượng hình còn diễn tả được dòng cảm xúc trong trẻo của N/v khi nhớ về ngày tựu trường đầu tiên. Đó là cảm xúc đầy xao xuyến, bồi hồi háo hức

7. Hãy viết một đoạn văn nhập vai ông giáo kể lại cảnh lão Hạc sang thông báo việc bán con Vàng. Trong đoạn văn đó có sử dụng ít nhất hai từ tượng hình, một từ tượng thanh.

8. Trong một bài viết văn về nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, một bạn học sinh đã viết câu chuyển đoạn như sau : Song “Lão Hạc” không chỉ là câu chuyện bi thảm về số phận con người mà còn là câu chuyện xúc động về một người có nhân cách cao quí”

a. Hãy cho biết, với câu chuyển đoạn đó thì đoạn văn trước nó sẽ nói về chủ đề gì ?

b. Câu chuyển đoạn này cho biết đoạn văn chứa nó phải nói về chủ đề gì ?

à Đoạn văn trước đó : Nói về số phận bi thảm của lão Hạc, người nông dân trong XH cũ

à Đoạn văn chứa câu chuyển đoạn : nhân cách cao quí của lão Hạc

9. Một bạn dự định phân tích vẻ đẹp của hình tượng chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” với hai ý sau :

a. Chị Dậu giàu lòng yêu thương chồng con.

b. Chị Dậu có tinh thần phản kháng
 Hãy giúp bạn viết những câu mở đoạn để triển khai ý trên thành hai đoạn văn sao cho chúng liên kết với nhau chặt chẽ

à Câu mở đầu đoạn 1: Trước hết (có thể nói) chị Dậu là một phụ nữ giàu lòng yêu thương chồng con

à Câu mở đầu đoạn 2: Tiếp đến (không những…. mà còn) là một phụ nữ có sức sống mạnh mẽ và giàu tinh thần phản kháng 

File đính kèm:

  • doc1-16djksgaskgj;s;sdlgjkpasig[ao (5).doc
Đề thi liên quan