Các bài văn mẫu lớp 12 tài liệu ôn thi đại học

doc102 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Các bài văn mẫu lớp 12 tài liệu ôn thi đại học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-“Ngủ dậy muộn thì phí mất cả ngày,
ở tuổi thanh niên mà không học tập thì phí mất cả cuộc đời.”-
A . PHẦN I : NGHI LUẬN XÃ HỘI (GỒM 25 ĐỀ)
Đề 1: Nhà văn Nga L.Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì
không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh
(chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò lí tưởng trong cuộc sống con người
Bài làm
Trong cuộc sống, mỗi con người từ khi sinh ra đã là một hành trình tư tưởng. Cha mẹ khắc
khoải một lí tưởng là con sinh ra được khoẻ mạnh, lớn khôn con là đứa trẻ ngoan ngoãn, giỏi gian,
mai kia con trở thành môt người thành đạt. Rồi khi con đủ lớn, đủ ý thức để sống cho những lí
tưởng riêng của mình. Con sẽ trở thành một học sinh xúât sắc, lớn hơn nửa con sẽ là một danh
nhân lớn hay là một bác sĩ tài ba, con có cuộc sống riêng cùng một gia đình hạnh phúc. Cuộc sống
được nuôi dưỡng bằng những lí tưởng. Nói cách khác: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có
lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc
sống".( Lép Tôn -xtôi)
Mỗi chúng ta khi vô tình chạm đến hai chữ "lí tưởng" thì cảm thấy như gặp một cái gì xa
vời, không thực tại chút nào. Ta cứ nghĩ rằng lí tưởng là cái gì đó vĩ đại như lí tưởng cách mạng
của Các Mác- Ăngghen, lí tưởng vô sàn của Lênin. Nhưng chúng ta lại không biết rằng lí tưởng lá
thực tại, rất đời thường và gần gũi gắn bó bên cuốc sống mỗi chúng ta. Hoàn toàn có thể hiểu " lí
tưởng là một ngọn đèn", nói dễ hiểu lí tưởng là niềm tin, lòng ao ước mong mõi của mỗi người đặt
ra trong cuộc sống. Lí tưởng chính là cái mục tiêu phấn đấu. Lí tưởng trở thành một phần của
cuộc sống, và ví thế cuộc sông sẽ vô vị biết bao nếu
thiếu đi "lí tưởng".
Theo cách nói của Lép Tôn-xtôi thí lí tưởng là ngọn đèn chí đường, và vì là ngọn đèn chỉ
đường nên khi thiếu vắng nó con người ta sẽ dễ lầm lạc, đôi khi chậm trễ trên lô trình của cuộc
sống: "Lí tường là ngọn đèn chị đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định,
mà không có phương hướng
thí không có cuộc sống".
Hành trình đi đến lí tưởng, phấn đấu theo lí tưởng, cũng như một vận động viên điền kinh
đang ra sức chinh phục chặng dường đua của mình.anh chàng vận động viên chỉ biết rằng phía
trước, những bước cuối cùng của chăng đường đua là dãi băng gôn về đích. anh cố hết sức và lao
về trước với một tinh thần sức mạnh thiêng liêng, như mỗi chúng ta đều hướng về lí tưởng của
mình. Cuộc sống cũng là một chặng đua và nếu chặng đua ấy không có đích đến, không có hướng
đi thì chúng ta sẽ đi đâu về đâu.
Nhưng Lép Tôn-xtôi bảo rằng: " lí tưởng là phương hướng kiên định", đó không có nghĩa
rằng lí tưởng là một khối vật khổng lồ, nặng chịt không bao giờ có thể chuyển dịch. Nếu hiểu
ngược kiểu ấy chả nhẻ lí tưởng của cuộc sống hiện đại lại là một ông già phong kiến cổ hữu, cùng
những đạo luật khắc khe của chế độ xưa.Đó hoàn toàn không phải là lí tưởng. Đã là lí tưởng
thiêng liêng của một cuộc sống tươi đẹp
thì đòi hỏi ở cái khí chất cao đẹp.
Trong cuộc sống có vô vàng lí tưởng nhưng như thế nào mới là một lí tưởng chính đáng.Lí
tượng của một người kinh doanh là làm giàu, nhưng không phải là được làm giàu mọi cách. anh ta
phải tuân theo khuôn khổ của pháp luật và trách nhiệm của lương tâm.Lí tưởng của một cậu học sinh là đỗ cao trong kì thi đại học. Thế rồi ngày anh đến phòng thi để thực hiện cái lí tượng đó của mình, thì lương tâm, xã hội không bao giờ cho phép anh có quyền làm ngơ khi thấy một ngưòi
chết đuối. một hành đông đi trái lại pháp luật, trái với đạo lí thì không còn là lí tưởng.
Mỗi bước đi của chúng ta bây giờ đều bước theo những bậc thang của lí tưởng, và luôn
luôn có lí tưởng sáng soi chỉ đường. Lúc ấy chung ta như những đứa trẻ vô tri được bàn tay người
mẹ nâng niu dìu dắt từng bước đi. Và khi ấy nếu không có mẹ, không có lí tưởng con là đứa trẻ bơ
vơ, lạc loài, rồi sẽ đi đâu về đâu.Anh muốn chinh phục nốc nhà thế giới, muốn đứng trên đỉnh
Everrét dù chỉ là một giây, dùi phải trãi qua ngàn giờ hãi hùng, có lúc tưởng rằng hi sinh cả tính
mạng, nhưng vẫn hết mình thực hiện cái lí tượng của bản thân. Nếu một con chị tồn tại như một
bản năng, hoạt động như một cái máy, khởi đông thì chạy, hết nhiên liệu thì tắt. Ta tự hỏi thế có
phải là cuốc sống? Để chứng minh rằng ta đang sống, đang tồn tại trước tiên ta phải có lí tưởng,
và khi đã có lí tưởng ta sẽ có dũng khí làm những gí ta quyết.
Ngày 5.6.1911, chàng thanh niên mang tên Nguyễn Tất Thành cùng bàn tay trắng xuống
tàu buôn ra nước ngoài mang trên mình hàng trang duy nhất là lí tưởng tìm đưỡng cứu nước. Giả
dụ, nếu không có đủ sức mạnh của lí tưởng thì Bác đã không bao giớ có can đảm ra đi. Chính vì
thế ta hãy sống, và thực sự sông khi đã có lí tưởng riêng của bàn thân. Xuân Diệu thì mài mê với
lí tưởng:
" Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn ngồi buồn le lói suốt trăm năm."
Cám ơn nhà thơ đã đem đến một quan niệm mới về lí tưởng của cuộc sống. Chắc
hẳn,chúng ta ai cũng biết Xuân Diệu là một nhà thơ khát khao giao cảm với đời, yêu đời một cách
tha thiết nhất. Chính vì thế nhà thơ đem hết trái tim của mình cống hiến cho cuộc sống này, cho lí
tưởng sống tràn đầy yêu thương. Xuân Diệu mong muốn được sống chân thành với lí tưởng của
riêng ông, được hiến dâng cả cuộc đời để đổi lấy " 1 phút huy hoàng" , đó là giây phút cháy bổng
của một tâm hồn sống trong lí tưởng. Đông thời nhà thơ, nhà thơ cũng muốn gửi gắm lí tưởng
sống ấy cho mọi người trong cuốc đời. Sống phải sống sao cho đáng sống, phải đem hết dũng cảm
để sống cho cái lí tưởng của mình, để từ đó tìm ra phương hướng đi theo tiếng gọi của "lí tưởng"
như L.Tôn-xtôi đã khẳng định " không có lí tưởng thì không có phương
hướng, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống"
Nhưng thử hỏi có mấy ai có đủ dũng cảm để sống hết mình, sống một cách trọn đấy cho lí
tưởng. Chắc hẳn, chúng ta - những người con của dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên và
cũng không bao giờ được quên người thiếu nữ đã chết cho "mùa hoa lê-ki-ma nở, ở quê ta vùng
Đất Đỏ", và chết cho đời sau. Nữ anh hùng Võ Thi Sáu đã dâng cả cuộc đời mình cho dân tộc, cho
tổ quốc yêu thương và cũng cho riêng lí tưởng sống của chị, khi mới trọn đầy cái tuổi 16.
Tôi không so sánh bạn, cũng như không dám so sánh mình với lí tưởng cháy bỗng yêu
thương của tâm hồn thi sĩ Xuân Diệu, với lí tưởng cách mạng cao cả của nữ anh hùng, liệt sỉ Võ
Thị Sáu. Qua đó, tôi chỉ có thể khẳng định rằng mỗi chúng ta đều có thể gắng hết sức vì lí tưởng
sống của bán thân mình để thật sự có một phương hướng sống, phương hướng để tồn tại. Cũng
như từ đầu vẫn nói, lí tưởng khônh hề xa vời,lí tưởng l2 đoạn đường, là lối đi gắn bó với chúng ta trong suốt cuộc đời.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn L.Tôn-xtôi đã đem đến cho chúng ta cái nhìn tổng quát
vế lí tưởng:"Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng là không có phương hướng kiên
định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống". Con đường hôm qua, hôm kia của tôi, của bạn, của tất cả chúng ta đều đã lùi vào quá khgứ một cách mờ nhạt và tiếp tục nhạt nhoà. Nhưng con đường của hôm nay và của ngày mai còn tuỳ tôi, bạn, chúng ta đi như thế nào,chọn lựa "ngọn đèn lí tưởng " nào, đi theo phương hướng nào, để tiếp tục phát triển và đi lên cùngvới sự thăng hoa của "ánh sáng lí tưởng".

Đề 2: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu : “Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi
bạn ?”
Bài làm 1
Con người ta sinh ra và lớn lên, ai lại không một lần ước mơ, dù là ước mơ thật bình
thường, thật đơn giản và ai cũng có những khát vọng, có niềm tin và có lý tưởng để sống nhất là
đối với tuổi trẻ của chúng ta, lứa tuổi người ta cho là đẹp nhất thì ước mơ và lý tưởng lại bộc lộ rõ
nét, có lúc lại đan xen với nhau, có lúc lại là một cuộc đấu tranh dằn vặt. Ai cũng biết, tuổi trẻ bao
giờ cũng vươn tới cái hay nhất, cái đẹp nhất. Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời biết bao điều
mới lạ đặt ra đòi hỏi phải nhận thức và xử lý. Đâu sẽ là sống đẹp, sống có ích? Tiền đề tươi sáng?
Thế nào là hạnh phúc, là ước mơ cao đẹp?
“Sống đẹp” không phải là một cái gì to lớn lắm, nó rất gần gũi với chúng ta, đó không phải là
những lý lẽ, những lời nói suông, nhưng phương châm trên giấy, sách vở … mà đó là những việc
làm, những hành động cụ thể diễn ra hàng ngày trong đời sống của chúng ta. Ðịnh nghĩa về “Sống
đẹp” sẽ có rất nhiều cách khác nhau; Đó là sống có đạo đức trong sáng và bản lĩnh vững vàng, có
lý tưởng và sống hết mình vì lý tưởng, chỉ khi xác định được điều đó ta mới sống và làm việc thật
sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Có thể hiểu “Sống đẹp” là sống có ích, là sống có lý tưởng, có bản lĩnh vững vàng, có mục
tiêu phấn đấu rõ ràng, trong sang. Chỉ khi xác định được điều đó ta mới sống và làm việc thật sự
có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Bản thân tôi nghĩ rằng bản thân mỗi người nên cố gắng
hoàn thành tốt công việc mình đang làm cũng là sống đẹp
Trong thực tế, rất có thể có một số bạn trẻ nghĩ “Sống đẹp” là một khái niệm xa vời, khó
thực hiện; tuy nhiên, nếu nhìn thẳng và sâu vào vấn đề này trong thời kỳ đất nước đổi mới tiến
vào công nghiệp hóa – hiện đại hóa ta thấy điều đó thật sự không có gì xa lạ, khó thực hiện; mà
trái lại nó tồn tại ngay trong cách nghĩ, cách làm hay nói gần hơn là trong cách ăn nói, ứng xử
trong lao động, công tác, học tập và đời sống thường nhật của mỗi con người. Nếu như trong
chiến tranh, lớp lớp cha anh ta đã sống và cống hiến quên mình cho nền độc lập dân tộc, tính
mạng con người và cuộc sống hạnh phúc cá nhân là rất qúy giá, nhưng tất cả đều được tình
nguyện gác lại, tình nguyện hy sinh, họ sẵn sàng đánh đổi những gì là riêng tư nhất để đổi lấy nền
độc lập dân tộc. Họ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” khi tuổi đời còn rất trẻ và cống hiến xứng
đáng vào sự nghiệp chung của Tổ quốc. Khi Tổ quốc cần, họ đã tự nguyện ra đi, chiến đấu và hy
sinh anh dũng. Đó là sự dấn thân, cống hiến hoàn toàn tự nguyện khi bản thân đã hiểu thế nào là
lẽ sống của một con người và lý tưởng của Người Cộng sản. Họ đã có niềm tin tuyệt đối vào độc
lập tự do, có lý tưởng cao cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vô tư dâng hiến tuổi trẻ và cuộc đời
cho đất nước. Niềm tin và lý tưởng ấy được bồi đắp và khích lệ mạnh mẽ bởi sự hy sinh lớn lao và
nhân cách cao cả của bộ máy lãnh đạo mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Biết bao
nhiêu anh hùng, liệt sĩ đã nghĩ và hành động như vậy. Ngày hôm nay, sống giữa đất trời hoà bình, khi chiến tranh đã lùi xa, phần lớn mọi sự so sánh giữa thời chiến tranh với thời hiện tại đều có rất
nhiều sự khác biệt, nhưng có một điểm chung rất thống nhất trong tình cảm và lí trí của thế hệ trẻ
chúng tôi hôm nay chính là: lý tưởng cách mạng và khát vọng sống, cống hiến cho quê hương, đất
nước. Bởi tôi nghĩ, ở mỗi con người nhu cầu khẳng định mình là rất lớn; nhất là ở tuổi trẻ, bởi dù
trong bất cứ hoàn cảnh nào các bạn trẻ cũng luôn luôn khát khao được thực hiện những ước mơ và
khát vọng của bản thân. Nếu như những ước mơ, khát vọng, niềm tin và lý tưởng ấy được quan
tâm, chăm sóc, giáo dục và khơi dậy sẽ biến nó thành sức mạnh to lớn để phát triển đất nước và sẽ
là những đoá hoa thơm có ích giữa cuộc đời như lời Bác đã khẳng định khi tham dự Đại hội Đoàn
lần thứ III năm 1961 “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng
thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”.
“Sống đẹp” là chúng ta phải biết dung hoà mọi mặt: môi trường sống và làm việc, quan hệ
xã hội, gia đình … Một hành động giúp đỡ người già cả, tàn tật, người gặp khó khăn hoạn nạn;
một phong trào cứu trợ đồng bào bị thiên tai; một phong trào đền ơn đáp nghĩa rộng khắp; những
lớp học tình thương đem ánh sáng văn hoá đến với trẻ em nghèo … tất cả những việc làm ấy là
kết quả của một cách sống coi trọng nhân nghĩa. Chúng ta thật sự cảm động khi bắt gặp rất nhiều
những hình ảnh thanh niên tình nguyện đang lao động quên mình trên mọi miền đất nước. Đấy là
những thanh niên có lý tưởng cao đẹp, có trái tim nồng nhiệt, xung kích vào những công việc mà
tổ quốc và nhân dân gọi đến.
Tôi đã nhìn thấy trong ánh mắt và qua chuyện kể của các bạn tình nguyện, ngọn lửa truyền
thống yêu nước nồng nàn và lòng nhân ái cao đẹp của thanh niên ta. Riêng hai chữ “tình nguyện”
đã nói lên những đức tính quên mình vì nước, vì dân của các bạn và một phong cách mới “mình vì
mọi người”, không đòi “mọi người vì mình”
“ Sống đẹp” phải chăng nó cũng giống như lý tưởng và ước mơ, bao giờ nó cũng đi đôi với nhau.
Bởi chỉ sống đẹp, có ước mơ không thôi thì sẽ dễ sản sinh ra một lớp người chỉ thích hưởng thụ,
dễ lầm lạc và dễ sa ngã. Còn sống chỉ có lý tưởng thì con người dễ bi quan, dễ chao đảo khi có cái
gì đó không như họ muốn, họ nghĩ vậy thì chẳng khác nào sống có ích, có lý tưởng là cái gì đó
thật cao qúi, tốt đẹp mà mình mơ ước và hướng tới, coi đó là mục đích phải thực hiện được, dẫu
phải trải qua những khó khăn gian khổ. Có những lúc, chính cái “Sống đẹp” mà mình đang kiên
trì hướng tới lại là cái tạo cho mình sức mạnh để vượt qua khó khăn. “Sống đẹp” cũng là lý tưởng
cao đẹp của một thời, lý tưởng càng đẹp càng cao thì sức mạnh càng nhân lên gấp bội. Thời kháng
chiến gian khổ ác liệt, sống chết trong gang tấc thì cái lý tưởng giải phóng đất nước đánh đuổi kẻ
thù luôn là động lực thúc đẩy để người chiến sỹ cách mạng vượt lên và chiến thắng. Trong hoà
bình xây dựng đất nước, không phải là không có kẻ thù, không có những cản trở đê hèn luôn rình
rập để lôi kéo con người tha hoá, biến chất. Chính cái lý tưởng sống nhân ái, mong muốn dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh lại là niềm cổ vũ, là sức mạnh để những con
người tự khẳng định và trưởng thành.
Chúng ta có thể kể ra rất nhiều những nét tiêu biểu của lối sống đẹp – sống có ích. Nếu như
trong chiến tranh, như đã nói ở trên, cha anh ta đã sống và cống hiến quên mình cho nền độc lập
dân tộc; tính mạng con người và cuộc sống hạnh phúc cá nhân đều được tình nguyện gác lại, tình
nguyện hy sinh, họ sẵn sàng đánh đổi những gì là riêng tư nhất để đổi lấy nền độc lập dân tộc. Họ
“Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” khi tuổi đời còn rất trẻ và cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp
chung của Tổ quốc. Khi Tổ quốc cần, họ đã tự nguyện ra đi, chiến đấu và hy sinh anh dũng. Đó là
sự dấn thân, cống hiến hoàn toàn tự nguyện khi bản thân đã hiểu thế nào là lẽ sống của một con
người và lý tưởng của Người Cộng sản. Biết bao nhiêu anh hùng, liệt sĩ đã nghĩ và hành động như
vậy, thì ngày hôm nay, sống giữa đất trời hoà bình, khi chiến tranh đã lùi xa, mọi sự so sánh giữa
thời chiến tranh với thời hiện tại phần lớn đều có rất nhiều sự khác biệt, nhưng có một điểm chung
rất thống nhất trong tình cảm và lí trí của thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay chính là: lý tưởng sống,
khát vọng sống và cống hiến cho Tổ quốc. Bởi tôi nghĩ, ở mỗi con người nhu cầu khẳng định
mình là rất lớn; nhất là ở tuổi trẻ, chúng tơi luôn luôn khát khao được thực hiện những ước mơ và
khát vọng của bản thân.
Thực tế, trong cuộc sống có rất nhiều những tấm gương để chúng ta suy nghĩ và học tập
noi theo. Với tôi, đó là tấm gương của em học sinh vượt nghèo khó để học và học rất giỏi Nguyễn
Vũ Hoàng – Trường THPT Bố Trạch – Quảng Bình. Em có thể quá xa tôi về khoảng cách địa lý,
tuy nhiên tôi luôn cảm thấy em rất gần và có nhiều điều để cho tôi học tập.
Sinh ra trong một gia đình nghèo trên mảnh đất nghèo, khô cằn bởi khí hậu và bom đạn,
tưởng rằng như thế cũng đã là thử thách giành cho Hoàng, nhưng không, mẹ Hoàng lại còn bị
bệnh hiểm nghèo, bố là thương binh, sức khoẻ yếu. Trong hoàn cảnh đó em đã biết vượt lên số
phận để vừa lao động mưu sinh vừa học tập. Niềm khát khao được học tập của em đã làm cho bà
ngoại của em đã có một hành động rất đáng nhớ, đó là hàng ngày đi cắt lúa mót, vừa là để ăn, vừa
là để bán, bởi mùa nào thì thức đó, bà đều đặn để vào hũ tiết kiệm tiền cho Hoàng đi học: 1.000
đồng. Điều tôi học được từ Hoàng đó chính là ý chí phấn đấu không mệt mỏi của em. Không cam
chịu, không đầu hàng số phận, không buông xuôi bản thân mình em đã cố gắng và đã là học sinh
giỏi trong 12 năm liền và hơn thế em đã là người vinh dự đội vòng nguyệt quế của chương trình
“Đường lên đỉnh Olympia” với một phần thưởng vô cùng lớn lao đó là được đi du học nước
ngoài. Thành tích của em đã đem lại nghị lực để chiến thắngï bệnh tật cho người mẹ, niềm vui cho
người bà rất mực thương yêu em và là tấm gương cho người em nhỏ trong gia đình và hơn thế, nó
đã nâng cánh cho ước mơ cống hiến cho quê hương, đất nước của em dần trở thành hiện thực.
Và tôi tin, em lớn lên từ nghèo khó và trưởng thành bằng nghị lực, em sẽ tiếp tục gặt hái được
nhiều thành công, sẽ là người thanh niên sống có ích cho xã hội em sẽ luôn là tấm gương sáng về
“Sống đẹp” cho rất nhiều người dù cho hoàn cảnh sống của họ có giống em hay không.
Vâng! Có lẽ vì thế mỗi con người chúng ta, ai cũng đều có riêng cho mình những mục đích
sống, những lý tưởng, ước mơ và hoài bão. Nhưng để “Sống đẹp” thì ai cũng phải tự nhìn lại
chính mình để suy ngẫm về mục đích sống, những lý tưởng, những ước mơ và hoài bão đó. Và có
lẽ còn khó khăn hơn để chúng ta hiểu cặn kẽ thế nào là “Sống đẹp - sống có ích” ?
Riêng bản thân tôi: “Sống đẹp” đó chính là mình phải biết sống vì cái chung của xã hội và
của mọi người, phải biết xa rời cái chủ nghĩa cá nhân, thực dụng. Để từ đó xây dựng cho chính
mình một lối sống “Sống đẹp” cho mọi người và cho xã hội. Một nhà thơ đã từng viết: “Sống là
cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Sống đẹp là nếp sống của một con người có phẩm chất đạo đức
tốt, biết hy sinh và cống hiến, không đơn điệu, cá nhân, mà phải biết hoà mình với cộng đồng, với
tập thể, biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn hoạn nạn. Sống có ích là lối sông
biết hy sinh, biết gạt bỏ những lợi ích riêng tư để tìm cái chung và chia sẻ những đau thương mất
mát của người khác, biết đóng góp và cống hiến hết sức mình vì lợi ích, tương lai của Tổ quốc,
của dân tộc.
Gần đây, qua hai cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc, chúng ta như
được sống lại không khí thời chống Mỹ. Tôi rất tâm đắc với lời nhận xét của nhà phê bình văn học
Vương Trí Nhàn: “Sự tận tụy làm người của Đặng Thùy Trâm là nhân tố khiến cho những người
lính Mỹ khác hắn về lý tưởng cũng phải kính trọng.”
Trước mắt tôi hiện lên hình ảnh một cô gái Hà Nội nhỏ bé, một nữ bác sĩ trẻ phụ trách một
bệnh viện dã chiến trong rừng sâu Đức Phổ, Quảng Ngãi. Đêm đêm, sau những lúc mệt mỏi vì
chăm sóc thương binh, chị lại ngồi cặm cụi ghi những dòng nhật ký, ghi lại những khát vọng
sống, khát vọng yêu thương, khát vọng làm người. Chị và đồng đội của chị đã chiến đấu và hy
sinh với mong muốn ngày mai đất nước ta tươi đẹp, hoà bình thống nhất hai miền, để những đứa
em Miền Nam kết nghĩa của chị được ra thăm Miền Bắc, để mọi người dân được sống trong hạnh
phúc, ấm no.
Tôi lại nghĩ đến một số không ít những thanh niên thế hệ chúng tôi ngày nay, sinh ra trong
những gia đình giàu có đang lao vào những cuộc ăn chơi thác loạn, quay cuồng trong những hộp
đêm với thuốc lắc hoặc đua xe gầm rú trên đường phố như những hung thần. Tôi lại nghĩ đến
những cán bộ thoái hoá biến chất đang sống trong nhung lụa, trong những căn hộ cao cấp, thừa
mứa những tiện nghi đắt tiền. Họ còn tìm đủ mọi mánh lới thủ đoạn để tham nhũng tiền bạc của
nhà nước của nhân dân đem cung phụng cho bồ nhí, thư ký riêng… trong khi đó nhiều gia đình
còn đang sống trong những căn nhà dột nát, bữa no, bữa đói, thiếu nước, thiếu điện.
Tóm lại, “Sống đẹp” không là một khái niệm xa vời, khó thực hiện; trái lại nó tồn tại ngay
trong cách nghĩ, cách làm hay nói gần hơn là trong cách ăn nói, ứng xử trong lao động, công tác,
học tập và đời sống thường nhật của mỗi con người. Nói rõ ra. thanh niên ngày nay sống đẹp,
sống có ích trước hết phải là sống có lý tưởng, mục đích rõ ràng, trung thành với mục tiêu của
chính mình. Mỗi người có thể có mục tiêu khác nhau, nhưng nhất thiết không phải là một lối sống
vị kỷ mà luôn hướng tới cộng đồng, như nhà thơ Tố Hữu trong buổi đầu băn khoăn đi kiếm lẽ yêu
đời đã viết:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Bài làm 2
Mới đây, tôi được đọc một loạt bài phóng sự điều tra về những tệ nạn xã hội mà chủ yếu là
ở giới trẻ: nghiện ngập, đua xe, cướp của, giết người... Tất cả đều đúng thực hiện bởi những cá
nhân chưa qua tuổi 20. Những con người ấy "sống không niềm tin” không lý tưởng, sống không
hứa hẹn, không nhìn vào ngày mai để khỏi phải giữ lời, ("Bay trên những xa lộ từ thần" - Đinh
Loan - Tập phóng sự điều tra "Lắc - vòng xoáy cuộc đời" - NXB Công an nhân dân - Tr.19). Lại
nhớ đến câu hỏi lớn của nhà thơ Cách mạng Tố Hữu: "Ơi, sống đẹp là thế nào hỡi bạn ?" lại càng
là một khái niệm trừu tượng mà mỗi người có một cách hiểu riêng. Những hành động như trên
liệu có phải là "sống đẹp”? Mỗi người phải làm thế nào để "sống cho đẹp"?
Trước hết cần phải hiểu từ “sống" không phải là một khái niệm tồn tại đơn thuần. "Tồn tại
nhưng phải để cho người khác biết có sự tồn tại của mình tức là phải thể hiện rằng "Tôi đang ở
đây! Tôi có mặt trên cõi đời này, bằng hành động trong cuộc sống chứ không phải chỉ lặng lẽ như
một cái bóng qua đêm rồi lại đến ngày". Và mỗi người chọn cho mình những cách thể hiện khác
nhau hình thành lên những cách sống khác nhau: sống đẹp, sống có ích và lối sống ích kỷ, buông
thả thậm chí chìm trong vòng tội lỗi. Như vậy “sống đẹp" là một lối sống tích cực mà mỗi người
cần phải hướng tới. Nhưng sổng thế nào mới là lối "sống đẹp”, còn là điều băn khoăn của rất nhiều người.
“Đẹp” không phải chỉ là cái đẹp hình thức. Cái "đẹp" thể hiện từ những hành động cư xử
nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người. "Sống đẹp" trước hết phải
xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người
khác, để bao dung, thứ tha ... Xuất phát từ tình yêu thương nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ
nhất cũng đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa những con người. Một sáng đến trường, bạn không sợ
muộn học mà dừng lại giúp một cụ già qua đường. Mỗi ngày dành dụm tiền để ủng hộ quỹ "Vì
người nghèo". Những hành động ấy dù nhỏ nhặt nhưng đều là những nghĩa cử cao đẹp.
Lại nhớ đến hơn 30 năm trước đây, người con gái Hà Nội Đặng Thuỳ Trâm xung phong
vào chiến trường Quảng Trị gian khổ bản thân chịu những thiệt thòi nhưng chị vẫn dành một tình
thương bao la cho những người quanh chị. Bất lực trước một ca mổ, chị đau đớn, lo lắng cho
người em nuôi giờ này đang đè nặng tang tóc, đêm chị mất ngủ.
Tất cả những điều ấy đều xuất phát từ lòng yêu thương trong trái tim chị! Để chính từ
những lo lắng, đớn đau ấy dân tộc Việt Nam có một người con anh dũng, kiên cường tận tụy làm
người. Đó là chuyện của 30 năm trước, còn giờ đây có biết bao người ngày đêm nhen lên ngọn lửa
tình yêu thương trên cõi đời này. Một nhà giáo già ngày ngày đạp xe khắp chốn bán những bức
hình cụ Rùa Hồ Gươm mà thầy vô tình chụp được để lấy tiền góp vào quỹ "Vì người nghèo". Bao
nhà hảo tâm, bao con người có mỗi năm lại lắng lòng mình nhớ đến những người còn trong đói
khổ bần cùng.
Cuộc sống muôn màu muôn vẻ tạo nên muôn nghìn gương mặt con người khác nhau: có
người tốt, kẻ xấu, có những người từng gây ra tội ác. Nhưng không có ai chưa từng sai lầm. Dẫu
có lầm lạc bước vào ngõ cụt vẫn có thể quay đầu lại. Chúng ta vẫn luôn dang tay chờ đón một con
người mới ở những người từng mắc tội. Mỗi dịp lễ lớn, không chỉ những người ngoài khung sắt
nhà lao mới náo nức chờ đợi mà những người ở trong cũng vui mừng vì mỗi dịp ấy họ lại có cơ
hội được ân xá, được trở về với người thân, bè bạn. Chào đón họ bằng lòng bao dung tha thứ, tin
vào một sự thay đổi ở họ đó cũng là "sống đẹp". Chính nhờ có lòng yêu thương mà không ít người
tìm lại được chính mình. Có một nhà thơ với bút danh "Hoàn Lương" từng nửa đời làm tướng
cướp trên những chuyến tàu Đà Nẵng - Nha Trang, làm đại gia buôn lậu xảo quyệt, thi nhân ấy tên
là "Nguyễn Đức Tân" (Đông Mỹ - Thanh Trì - Hà Nội). Nửa đời làm việc thất đức nhưng trong
trại giam được nghe lời khuyên nhủ tâm tình của giám thi, như người tỉnh cơn mê anh tâm sự:
“Đêm đêm nghe tiếng vọng vang
Tiếng ngoài xã hội rộn ràng trong đêm
Đã buồn lại thấy buồn thêm
Khát thèm cuộc sống ấm êm ngoài đời”
Và cuộc đời của tên tướng cướp ấy rẽ sang một ngả khác khi mãn hạn tù, anh trở thành một
nhà thơ, một thành viên của đội Công an xã. Khi được hỏi làm thế nào mà cá sự thay đổi lớn trong
anh như vậy, tướng cướp, thi nhân ấy trả lời nhờ có sự bao dung, tình yêu của người vợ hiền và
của tất cả mọi người.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết "Sống trên đời cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết
không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…". Gió sẽ cuốn những tấm lòng thảo thơm gieo tình yêu
khắp muôn nơi, mang lại ánh sáng cho miền đất tăm tối, mang lại hạnh phúc cho những người
cùng khổ. Mỗi chúng ta, hãy gửi theo gió tấm lòng mình để cứu giúp bao người và để chính
chứng ta là những c

File đính kèm:

  • docCAC BAI VAN MAU 12.doc