Các câu hỏi ôn tập Sinh Học

doc10 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các câu hỏi ôn tập Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các cõu hỏi sinh học.
Câu 1: 
Giải thích vì sao nhóm máu O chuyên cho? Nhóm máu AB chuyên nhận?
*Đá Nêu được các ý:
ý 1: : Trong máu người có 2 yếu tố
Khoáng nguyên có trong hồng cầu gồm 2 loại được ký hiệu là A và B
Kháng thể có trong huyết tương gồm 2 loại ; (gây kết dính A , gây kết dính B)
Trong cơ thể không thể tồn tại kháng nguyên và kháng thể tương ứng.
Ví dụ: A gặp , B gặp thì sẽ phản ứng hồng cầu gây tai biến làm tắc mạch máu. Vì vậy khi truyền máu tránh hiện tượng huyết tương người nhận làm ngưng kết hồng cầu người cho. Căn cứ vào sự có mặt của kháng nguyên và kháng thể tương ứng người ta chia thành 4 nhóm máu: A, B, AB, O.
-Nhóm máu O chuyên cho: Nhóm máu O có cả 2 kháng thể do đó không nhận được máu của các nhóm khác. Trái lại trong hồng cầu không có kháng nguyên A và B cho nên có thể truyền cho tất cả các nhóm máu khác.
	- Máu AB chuyên nhận
- Nhóm máu AB trong hồng cầu chứa cả hai kháng nguyên A và B nên không thể cho các nhóm máu khác được. Trái lại trong huyết tương không có kháng thể nên có thể nhận máu của các nhóm khác mà không bị kết dính.
- Vẽ được sơ đồ truyền máu 
(Theo sơ đồ sách giáo khoa sinh học 8 - trang 49)
 Câu 2: 
Bằng kiến thức tiêu hoá ở các đoạn khác nhau của ống tiêu hoá, hãy chứng minh ruột non là nơi xảy ra quá trình biến đổi hoá học thức ăn mạnh mẽ và triệt để nhất?
Vì sao nói sự hấp thụ thức ăn xảy ra chủ yếu ở ruột non?
Câu 2: 
Nêu được:
+ Biến đổi hóa học ở khoang miệng: Chỉ có tinh bột chín biến đổi thành đường matôzơ nhờ men aminlaza chưa thành phẩm cuối cùng. Còn các chất khác không bị biến đổi về mặt hóa học.
+ Biến đổi ở dạ dày: 
Chỉ một phần Pr biến đổi thành Pr chuổi ngắn nhờ emzim pepxin nhưng chưa tạo ra sản phẩm cuối cùng của sự tiêu hóa. Còn các chất khác không bị biến đổi về mặt hóa học.
ở miệng và dạ dày biến đổi cơ học là chủ yếu
+ Biến đổi hóa học ở ruột non. 
Biến đổi hóa học mạnh là do: Dịch tụy, dịch ruột và có sự hỗ trợ của dịch mật. Với đầy đủ các loại emzim, tất cả các chất trong thức ăn đều được biến đổi thành các sản phẩm đơn giản như:
Tinh bột và đường đôi đường đôi đường đơn (glucozo)
Prôtêin peptit axítamin.
Lipít axít béo và gluxêrin.
Kết luận: 
Vế b: Giải thích được: 
Ruột non dài có nhiều nếp gấp, có nhiều lông ruột và các lông cực nhỏ.
Có mạng lưới mao mạch dày đặc.
Câu 3: 
Gan có vai trò gì sau quá trình hấp thu chất dinh dưỡng? Hãy giải thích vì sao sự vận chuyển chất dinh dưỡng sau hấp thụ phải thực hiện bằng 2 con đường: Máu và bạch huyết?
So sánh quá trình đồng hoá và dị hoá?
Nêu được vai trò của gan sau hấp thụ chất dinh dưỡng . Gồm các ý:
Gan là nơi tiếp nhận các chất dinh dưỡng hấp thụ qua đường máu trước khi về tim bao gồm khoảng 30% sản phẩm của tiêu hoá lipít, các vitamin tan trong máu, các chất dinh dưỡng khác (Khoáng, axítamin, đường đơn, các nuclêôtít) Kể cả các chất độc được đưa sang từ ống tiêu hoá. (0,5 điểm)
Sau khi nhận được các chất trên gan thực hiện 2 vai trò: (0,5 điểm)
+ Tiến hành khử các chất độc
+ Điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng (glucô, axít béo) trong máu ở mức ổn định. Phần chất dinh dưỡng còn thừa gan chuyển sang dự trữ.
Nêu được sự vận chuyển các chất dinh dưỡng bằng 2 con đường () vì các lí do sau: 
Giảm bớt “ gánh nặng” cho gan trong vài trò điều tiết, điều hoà các chất dinh dưỡng vào máu và giải độc cho cơ thể.
Kịp thời đưa đủ các chất dinh dưỡng về tim để theo vòng tuần hoàn máu cung cấp cho các cơ quan và tế bào.
Vế b: 
Đồng hoá
Dị hoá
- Tổng hợp các chất đặc trưng của tế bào
- Tích luỹ năng lượng trong vật chất được tổng hợp
- Phân giải các hợp chất có trong thành phần tế bào
- Giải phóng năng lượng đã tích luỹ trong các chất bị phân giải
 Câu 4:
Trình bày sự hoạt động của tim? Vì sao tim hoạt động suốt cả cuộc đời mà không mệt mỏi?
Các yếu tố giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu?
*Vế a: Nêu được các ý:
TRình bày được sự hoạt động của tim: 
Gồm: Tim hoạt động theo chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài 0,8 giây, gồm 3 pha. (...) 
1. Pha co tâm nhỉ (0,1 giây) 	0,25 điểm
2. Pha co tâm thất (0,3 giây)	0,5 điểm
3. Pha dãn chung (0,4 giây)	0,25 điểm
(Hoạt động của các pha xem sách giáo khoa sinh học 8 - trang 56)
Vì sao tim hoạt động suốt cả cuộc đời mà không mệt
Gồm các ý:
Mỗi chu kỳ có pha dãn chung (0,4 giây), đủ thời gian để tim nghĩ ngơi phục hồi chuẩn bị cho các chu kỳ tiếp theo. 
Quả tim có khối lượng bằng 1/200m cơ thể nhưng năng lượng đến nuôi tim chiếm 1/11 năng lượng cơ thể, đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho tim hoạt động. 
Vế b: Nêu được các yếu tố giúp máu tuần hoàn liên tục theo 1 chiều: Gồm các yếu tố sau:
Sự co dãn của tim: 
Tim co tạo lực đẩy vào động mạch và khi tim dãn tạo lực hút máu từ tĩnh mạch về tim.
Sự co dãn của tim là yếu tố quan trọng nhất của sự chuyển máu trong mạch.
Sự co dãn của động mạch và sự co bóp của các cơ thành tĩnh mạch: Tạo lực hỗ trợ cho sự co dãn tim.
Sự thay đổi thể tích và áp suất khí trong lồng ngực khi hô hấp: Hỗ trợ cho lực hút và lực đẩy máu của tim. 
Các van tĩnh mạch: 
________________________________________________
Câu : Tại sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau?
Câu : Trùng roi giống và khác với thực vật ở những điểm nào?
Câu : Đặc điểm chung của Giun đốt? Để nhận biết các đại diện của ngành Giun đốt ở trong thiên nhiên cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào? Vai trò thực tiễn của giun đốt?	
Câu : Hãy nêu sự tiến hoá về hệ thần kinh của các ngành động vật không xương sống?
Câu 1: Trình bày các loại rễ biến dạng. Mỗi loại rễ biến dạng lấy 2 ví dụ minh hoạ. 
Câu 2:Giải thích tại sao hoa thụ phấn nhờ gió, hạt phấn thường nhỏ, nhiều và nhẹ.
Câu 3: Hạt nảy mầm cần những điều kiện nào? các biện pháp kỹ thuật đảm bảo hạt nảy mầm tốt khi gieo.
Câu 4: Tại sao người ta lại nói thực vật góp phần chống lũ lụt, hạn hán?
Câu 5: Tại sao quang hợp và hô hấp trái ngược nhau nhưng lài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau?
Câu 6: Lá có những đặc điểm cấu tạo như thế nào để đảm nhận các chức năng ?
Câu 7 : Tại sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên co màu sẫm hơn mặt dưới ? Cho ví dụ về các cây có màu lá ở hai mặt không khác nhau. Cách mọc của những laoị lá đó có gì khác vớicách mọc của đa số các loại lá.
Câu 8: Tại sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát, tỉa bớt lá hoặc cắt bỏ ngọn?
Câu 9 : Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất ? Tại sao?
Câu 10: Những hoa nhỏ thường mọc thành từng cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa?
Câu 11: Nuôi ong trong vườn cây ăn quả có lợi gì?
Câu 12: Thế nào là hoa tự thụ phấn ? Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn như thế nào?
Câu 13: Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh ? Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?
Câu 14: Có phải tất cả các rễ cây đều co lông hút không ? Vì sao?
 Câu 15: Tai sao khi trồng các cây họ đậu lại không sần bón đạm ? 
Hướng dẫn trả lời:
Câu1 : 
Có 4 loại rễ biến dạng (rễ cọc, rễ chùm, rễ thở, giác mút)
-Các đặc điểm :?
+ Rễ củ: Rễ phình to.
+ Rễ móc: Rễ phụ mọc ra từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.
+ Rễ thở: Sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên trên mặt đất.
+ Giác mút: Rễ biến dạng thành giác đâm vào thân hoặc cành của cây khác.
-Các ví dụ: 
+Rễ củ: Khoai lang.
+ Rễ móc: TRầu không 
+Rễ thở : Cây bụt mọc, cây bẫn, cây đước 
+ Giác mút: Cây tầm gửi.
 Câu 2:
 Hoa thụ phấn nhờ gió thường có đặc điểm nhỏ, nhiều và nhẹ đây là đặc điểm thích nghi với lối thụ phấn nhờ gió vi: Hạt phấn nhỏ giúp hạt phấn có khả năng nhờ gió bay được đi xa và với số lượng nhiều giúp cho đảm bảo về số lượng khi thụ phấn, ngoài ra hạt còn có đặc điểm nhẹ giúp cho gió có thể đưa hạt phấn đi xa đến với nhụy.
Câu3. 
Các điều kiện cần cho hạt nẩy mầm bao gồm : Nước, không khí, nhiệt độ thích hợp.
-Nước : Khi hạt đã già, lượng nước trong hạt giảm xuống đến mức độ thấp, phôi trong hạt chỉ sống ở mức độ cầm chừng, khi có đủ độ ẩm, nước được hút vào thàm gia vào sự biến đổi các chất trong tế bào làm cho phôi của hạt chuyển sang trạng thái hoạt động-> Hạt nẩy mầm được.
-Không khí : Khi hạt nẩy mầm, phôi hô hấp rất mạnh nên hạt rất cần nhiều khí ôxi, nếu thiếu ôxi thì hạt sẽ bị ngạt ,tình trạng hạt ngạt kéo dài thì hạt sẽ bị chết.
-Nhiệt độ thích hợp: Các chất của hạt được biến đối cung cấp cho quá trình nẩy mầm, cchính và vậy sự biến đổi đó cần có nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cóa sẽ ảnh hưởng đến khả năng nẩy mầm của hạt. 
Câu 4: 
Thực vật góp phần vào việc chông lũ ,hạn hán vì:
Thực vật góp phần làm hận chế tốc độ dòng chảy và cho nước khi mưa ngấm nhiều vào lòng đất. từ đó làm hận chế khả năng gây ra lũ lụt và hiện tượng xói mòn đất.
Khi thực vật đã giúp cho lượng nước ngấm vào đất nhiều hơn thì sẽ dự trữ được nguồn nước ngầm , sự bốc hơi nước nên không trung cũng được điều tiết. Ngoià ra bản thân thực vật trong quá trình sống cũng có quá trinhd thoát hơi nước bổ sung vào không khí lượng nước đáng kế. Từ đó đã góp phần cung cấp lượng hơi nước tham gia và quá trình hình thành mưa-> Giamr hạn hán.
Câu 5: 
- Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục sử dụng nước, khí CO2 và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí O2.
- Sơ đồ
-Hô hấp : Là quá trình cây lấy khí ôxi để phân giải các chất hữu cơ, sản ra năng lượng cần cho các hoạt động sống của cây, đồng thời nhả ra khí cacbonic.
-Sơ đồ: 
Chất hữu cơ + khí ôxi 	 Năng lượng + Khí Cacbonic + Hơi nước
=> Hai quá trình trái ngược nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẹ với nhau vì :
 Sản phẩn của quá trình hô hấp trong đó có khí Cacbonic là nguyên liệu cho quá trình quang hợp thực hiện. Còn sản phẩm của quang hợp trong đó có khí ôxi thì lại là thành phần giúp cho quá trình hô hấp ( tạo năng lượng cho hoạt động sống)
Câu 6: 
-Bao bọc phiến lá là một lớp tế bào biếu bì trong suốt nên ánh sáng có thể xuyên qua chiếu vào phần thít lá. Lớp tế bào biểu bì có màng ngoài rất dày chó chức năng bảo vệ cho các phần bên trong của phiến lá.
-Lớp tế bào biểu bì mặt dươcí có rất nhiều lỗ khí. Hoạt động đóng mở của nó giúp lá trtao đổi khí và hơi nước thoát ra ngoài.
-Các tế bào thịt lá chứa rất nhiều lục lạp có chức năng thu nhận ánh sáng cần cho việc chế tạo chất hữu cơ.
-Gân lá có chức năng vận chuyển các chất cho phiến lá.
Câu 7: 
-Nhiều loại lá, mặt trên thường có màu sẫm hơn mặt dưới và các tế bào thịt lá ở phía trên có nhiều lục lạp hơn. Đây là đặc điểm phần lớn của các lá mọc theo chiều nằm ngang, thích nghi với điều kiện ánh sáng mặt trời chiếu vào mặt trên nhiêug hơn mặt dưới.
-Ví dụ về những loại lá có màu ở 2 mặt không khác nhau: Lá ngô, lá lúa, lá mía,...
-Những lá này mọc theo chiều gần như thẳng đứng , cả hai mặt là thu nhận ánh sáng mặt trời như nhau.
Câu 8:
Khi đánh cây đi trồng ở nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát và tỉa bỏ bớt lá hoặc cắt bớt ngọn nhằm mục đích làm giảm sự thoát hơi nước qua lá của cây khi cây chưa bén rễ. Khi đánh cây, bộ rễ bị tổn thương nên lúc mới trồng rễ chưa thể hút nước để bù vào lượng nước đã mất qua lá. Lúc đó nếu cây bị mất nước nhiều cây có thể sẽ bị chết.
Câu 9:
Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách nhân giống cây nhanh nhất và tiết kiệm nhất, vì một mảnh nhỏ của một loại mô bất kì của cây thực hiện kĩ thuật nhân giống trong một thời gian ngắn là có thể tạo ra vô số cây cây giống cung cấp cho sản xuất.
Câu 10: Những loài hoa nhỏ thường mọc từng cụm, có tác dụng thu hút sâu bọ. Sâu bọ có thể phát hiện ra chúng từ xa và bay đến hút mật lấy phấn hoa rồi lại sanghoa khác nên có thể giúp cho nhiều hao được thụ phấn, quả sẽ đậu được nhiều hơn.
Câu 11.
Việc nuôi ong trong vườn vừa có lợi cho cây vừa có lợi cho con người:
+ Một mặt ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều hơn, làm cho cây sai quả hơn.
+ Mặt khác ong lấy được nhiều phấn hoa và mật hoa nên ong cũng làm được nhiều mật hơn, tăng nguộn lợi về mật ong.
Câu 12:
Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn. Còn hoa giao phấn thì hạt phấn của hoa này chuyển đến đầu nhụy của hoa khác. 
Câu 13: 
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
- Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực ( Tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái ( Trứng) có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.
=> Muốn có hiện tượng thụ tich phải có hiện tượng thụ phấn nhưng hạt phấn phải được nẩy mầm. Vậy thụ phấn là điệu kiện cho thụ tinh xẩy ra.
Câu 14: 
Không phải tất cả các rễ cây đều có lông hút.
Những cây mà rễ ngập trong nước không có lông hút vì nước và muối khoáng hòa tan trong nước ngấm trực tiếp qua các tế bào biểu bì của rễ.
 Câu 15: Tai sao khi trồng các cây họ đậu lại không sần bón đạm ? 
Nếu nhổ một cây thuộc họ đậu ( Cây đậu tương, đậu xanh, lạc, điền thanh, muồng,...) Ta thấy trên rễ có nhiều nốt sần to. Trong nốt sần có nhiều vi khuẩn có khả năng cố định đạm tự do của không khí ở dưới đất. Vì vậy khi thu hoạch xong các cây họ đậu, người ta thường vùi các cây xuống đấtlàm phân xanh để tăng lượng đạm cho đất.
_____________________________________________________________________
Câu 1: Thực vật ở nước ta rất phong phú nhưng vì sao chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ rừng?
Câu2: Mô là gì? kể tên một số loại mô thực vật?
Câu 3: Dựa vào đặc điểm nào của rễ để phân biệt rễ cọc và rễ chùm? Lấy ví dụ?
Câu 4: Có mấy loại rễ biến dạng? Nêu đặc điểm của chúng?
Câu 5:Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể nước các loại rong?
Câu 6: Thế nào là quang hợp? Vẽ sơ đồ quang hợp?
Câu 7: Thân cây non có màu xanh, có tham gia quang hợp được không? Vì sao?
Một số cây không có lá, hoặc lá sớm rụng (cây xương rồng, cây giao) thì chức năng quang hợp do bộ phận nào của cây đảm nhận? Vì sao em biết?
Câu 8: Vì sao ở cây rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở nơi ẩm ướt?
Câu 9: Vì sao ban đêm ngủ không nên để nhiều loại cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
Câu10: Đặc điểm cấu tạo của rêu có gì khác với tảo?
Câu 11:Cây Thông đã có những đặc điểm tiến hoá hơn về cấu tạo cơ thể và về sinh sản so với cây Dương xỉ như thế nào?
Câu 12: Đặc điểm khác nhau giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín?
Câu 13: Phân loại thực vật là gì? Có các bậc phân loại nào?
Câu 14: Lợi ích của việc trồng rừng?
Câu 15: Tại sao người ta nói "rừng cây như một lá phổi xanh" của con người?
 đáp án
Câu
Đáp án
Câu 1
Thực vật ở nước ta rất phong phú nhưng vì sao chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ rừng?
- Dân số tăng, nhu cầu về lương thực tăng, nhu cầu về mọi mặt về sử dụng các sản phẩm từ Thực vật tăng.
- Tình trạng khai thác rừng bừa bãi, làm giảm diện tích rừng, nhiều thực vật quý hiếm bị khai thác cạn kiệt
Câu 2
 Mô là gì?
- Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.
Kể tên một số loại mô thực vật?
+ Mô phân sinh ngọn
+ Mô mềm
+ Mô nâng đỡ
Câu 3
Dựa vào đặc điểm nào của rễ để phân biệt rễ cọc và rễ chùm? Lấy ví dụ?
- Rễ cọc: có rễ cái tao khoẻ, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ con mọc ra nhiều rễ bé hơn.
VD: Rễ cây hồng xiêm, rễ cây cải, rễ cây nhãn,
- Rễ chùm: Gồm nhiều rễ to dài gần bằng nhau, thường mọc toả ra từ gốc thân thành một chùm.
VD: Rễ cây ngô, rễ cây lúa,...
Câu 4
Có mấy loại rễ biến dạng? 
- Có 4 loại rễ biến dạng (rễ cọc, rễ chùm, rễ thở, giác mút)
Nêu đặc điểm của chúng?
+ Rễ củ: Rễ phình to.
+ Rễ móc: Rễ phụ mọc ra từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.
+ Rễ thở: Sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên trên mặt đất.
+ Giác mút: Rễ biến dạng thành giác đâm vào thân hoặc cành của cây khác.
Câu 5
Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể nước các loại rong?
- Vì trong quá trình chế tạo tinh bột, cây rong đã nhả ra khí O2 vào nước của bể tạo điều kiện cho cá thở tốt hơn
Câu 6
Thế nào là quang hợp? Vẽ sơ đồ quang hợp?
- Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục sử dụng nước, khí CO2 và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí O2.
- Sơ đồ
Câu 7
- Thân cây non có màu xanh, có tham gia quang hợp được không? Vì sao?
Thân cây non có màu xanh quang hợp vì trong tế bào của nó cũng có lục lạp chứa diệp lục
- Một số cây không có lá, hoặc lá sớm rụng (cây xương rồng, cây giao) thì chức năng quang hợp do bộ phận nào của cây đảm nhận? Vì sao em biết?
Chức năng quang hợp do thân cây hoặc cành cây đảm nhận.
Vì: Thân cành của những cây này thường cũng có lục lạp chứa diệp lục (nên có màu xanh)
Câu 8
Vì sao ở cây rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở nơi ẩm ướt?
- Đặc điểm cấu tạo của rêu chưa có rễ chính thức, chưa có bó mạch dẫn ở thân, lá và cả rễ -> chức năng hút và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh.
- Việc lấy nước và chất khoáng hoà tan trong nước vào cơ thể còn phải thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt, điều đó giải thích cho việc rêu thường sống ở những chỗ ẩm ướt và sống thành từng đám, kích thước cây thường nhỏ bé.
Câu 9
Vì sao ban đêm ngủ không nên để nhiều loại cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
- Ban đêm cây không quang hợp chỉ có hiện tượng hô hấp được thực hiện. Khi thực hiện hiện tượng hô hấp cây sẽ lấy khí O2 ở trong phòng và thải ra rất nhiều khí CO2. Nếu đóng kín cửa, không khí trong phòng lại thiếu O2 và rất nhiều khí CO2 nên người ngủ dễ bị ngạt thở và có thể chết.
Câu10: Đặc điểm cấu tạo của rêu có gì khác với tảo?
Tảo
Rêu
- Có thể đơn bào hoặc đa bào
- Cơ thể chưa phân hoá thành rễ, thân, lá
- Chỉ có dạng đa bào
- Cơ thể đã phân hoá thành thân, lá cấu tạo đơn giản và có rễ giả
Câu 11: Cây Thông đã có những đặc điểm tiến hoá hơn về cấu tạo cơ thể và về sinh sản so với cây Dương xỉ như thế nào?
* Về cấu tạo cây Thông phức tạp hơn so với Dương xỉ như:
- Thân gỗ, cao, to, phân nhiều cành. 
- Mạch dẫn phát triển hơn
- Rễ dài, ăn rộng và sâu
* Về sinh sản:
- Sự hình thành hạt giúp hợp tử được bảo vệ tốt hơn
- Cơ quan sinh sản là các nón đực và nón cái có cấu tạo phức tạp hơn so với túi bào tử ở Dương xỉ
- Sự thụ tinh ở Thông không cần nước
- Hạt phấn nhỏ nhẹ thích nghi với lối thụ phấn nhờ gió, hạt thông có cánh mỏng dễ phát tán đi xa....
Câu 12: Đặc điểm khác nhau giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín?
Hạt Trần
Hạt Kín
- Không có hoa. Cơ quan sinh sản là nón
- Hạt nằm lộ trên lá noãn hở
- Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá ít đa dạng.
- ít tiến hoá
- Có hoa. Cơ quan sinh sản là hoa, quả
- Hạt nằm trong quả.
- Cơ quan sinh dưỡng đa dạng hơn.
- Tiến hoá hơn
Câu 13: Phân loại thực vật là gì? Có các bậc phân loại nào?
Phân loại thực vật là tìm hiểu các đặc điểm giống và khác nhau của thực vật rồi xếp thành từng nhóm theo quy định (1đ)
Các bậc phân loại: Ngành – Lớp – Bộ – Họ – Chi – Loài (1đ)
Câu 14: Lợi ích của việc trồng rừng?
Cung cấp gỗ
Điều hoà nhiệt độ, khí hậu
Hạn chế lũ lụt do mưa bão, duy trì được lượng nước ngầm và độ phì nhiêu của đất
Giảm bớt sự ô nhiễm không khí
Tạo môi trường sống thuận lợi cho sự phát triển của động vật
Câu 15: Tại sao người ta nói "rừng cây như một lá phổi xanh" của con người?
Rừng cân bằng khí CO2 và O2 trong không khí
Tham gia cản bịu, góp phần tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh
Góp phần giảm nhiệt độ không khí.....
 _______________________________

File đính kèm:

  • docKiem tra hoc ki 10910.doc
Đề thi liên quan