Các Chuyên đề Vật lý 8

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các Chuyên đề Vật lý 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các chuyên đề Vật lý 8
Chuyên đề 1: Toán chuyển động 
 Bài 1: Một người đi xe đạp đi nửa quãng đường đâu với vận tốc v1= 12Km/h, nửa quãng đường còn lại đi với vận tốc v2 nào đó. Biết vận tốc trung bình trên cả quoãng đường là 8km/h. Hãy tính vận tốc v2?
 Bài 2: Có hai ô tô cùng xuất phát từ A và chuyển động đều:
Xe thứ nhất chuyển động theo hướng ABCD (hình vẽ) với vận tốc 
 40km/h,tại mỗi điểm B và C đều nghỉ 15 phút. Hỏi
 a. Xe thứ hai chuyển động theo hướng ACD phải đi với vận 
Tốc v2bằng bao nhiêu để có thế gặp xe thứ nhất tại C?
 b.Nếu xe thứ hai nghỉ tại C 30 phút thì phải đi với vận tốc là bao nhiêu để về BD cùng xe thứ nhất? Biết hình chữ nhật ABCD có cạnh AB = 30km, BC = 40km 
 Bài 3: Một người đi xe đạp đã đi 4km với vận tốc v1 = 10km/h. Sau đó người đó dừng lại chữa xe 30phút, rồi đi tiếp 8km với vận tốc đều v2. Biết vận tốc trung bình của người đó là 6km/h 
 a. Tính vận tốc v2? 
 b. Vẽ đồ thị vận tốc của chuyển động (trục tung tương ứng là vận tốc, trục hoành ứng với thời gian)
 Bài 4: Một người đi xe đạp từ A đến B với dự định mất thời gian t = 4h. Do nửa quãng đường sau người đó đã tăng vận tốc thêm 5 km/h nên đã đến sớm hơn dự định 30 phút. 
 a. Tính vận tốc dự định và quãng đường AB.
 b. Nếu sau khi đi được 80 phút do có việc người ấy phải dừng lại 30 phút. Hỏi đoạn đường còn lại người ấy phải đi với vận tốc là bao nhiêu để đến nơi đúng dự định? 
 Bai 5: Khi đi xuôi dòng sông, một chiếc ca nô đã vượt một chiếc bè tại điểm A. Sau thời gian t= 60 phút chiếc ca nô đi ngược lại và gặp lại chiếc bè tại một điểm cách Avề phía hạ lưu một khoảng l = 6 km. Xác định vận tốc của dòng nước. Biết rằng động cơ ca nô chạy cùng một chế độ ở cả hai chiều chuyển động.
 Bài 6: Một người đi từ A đến B. 1/3 quãng đường đầu người đó đi với vận tốc v1, 2/3 thời gian còn lại đi với vận tốc v2. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường.
 Bài 7: Một thuyền đi từ Ađến B cách nhau 6km hết thời gian 1h rồi lại đi trở về A hết thời gian 1 giờ 30 phút. Biết vận tốc của thuyền so với nước và vận tốc của nước so với bờ là không đổi. Hỏi
 a. Nước chảy theo chiều nào 
 b. Tính vận tốc của thuyền so với nước và vận tốc của nước so với bờ? 
 c. Muốn thời gian đi từ B trở về A cũng hết 1h thì vận tốc của thuyền so với nước phải là bao nhiêu? 
 Bài 8: Một xuồng máy đang đi ngược dòng thì gặp một bè đang trôi. Sau khi gặp 1/2giờ thì động cơ bị hỏng. Trong thơi gian bị hỏng xuồng bị trôi theo dòng nước.Sau 15 phút kể từ lúc bị hỏng thì sửa xong máy và xuồng quay lại đuổi theo bè (với vận tốc của xuồng đối với nước vẫn như cũ) và gặp bè ở một điểm cách điểm gặp trước một đoạn d = 2,5 km.Tính vận tốc của dòng nước.
 Bài 9: Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc v1 = 12 km/h nếu người đó tăng tốc thêm 3 km/h thì đến nơi sớm hơn 1h. 
 a. Tìm quãng đường AB và thời gian dự định đi từ A đến B?
 b. Ban đầu người đó đi với vận tốc 12 km/h được một quãng đường S1 thì xe bị hỏng phải chữa mất 15 phút. Do đó quãng đường còn lại người đó phải đi với vận tốc v2 = 15km/hthì vẫn đến nơi sớm hơn dự định 30 phút.Tính S1
 Bài 10: Một người đi xe đạp trên một đoạn đường thẳng AB. Trên 1/3 đoạn đường đầu đi với vận tốc 14km/h; 1/3 đoạn đường tiếp theo đi với vận tốc 16 km/h; đoạn đường cuối cùng đi với vận tốc 8km/h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB.
 Bài 11: Một người đi xe đạp từ A đến B với dự định mất thời gian t = 4h. Do nửa quãng đường sau người đó đã tăng vận tốc thêm 3 km/h nên đã đến sớm hơn dự định 20 phút. 
 a. Tính vận tốc dự định và quãng đường AB.
 b. Nếu sau khi đi được 1h do xe bị hỏng người đó phải sửa hết 30 phút. Hỏi đoạn đường còn lại người ấy phải đi với vận tốc là bao nhiêu để đến nơi đúng dự định? 
 c.Vẽ đồ thị mô tả quãng đường đi được theo thời gian của người đó trong trường hợp b
 Bài 12: Hai người cùng xuất phát đi với vận tốc v từ hai địa điểm A và B. Người thứ nhất đi từ A đến B và chia đường đi thành hai nửa bằng nhau, vận tốc đi ở khoảng thời gian sau gấp hai lần vận tốc đi ở đoạn trước.
 Người thứ hai đi từ Bvề A và đã chia thời gian thành hai phần bằng nhau, vận tốc đi ở khoảng thời gian sau bằng nửa vận tốc đi ở khoảng thơi gian trước đó.
 a. Tính vận tốc trung bình của mỗi người trên cả quãng đường đó.
 b. Ai là người tới đích của minh sớm hơn và sớm hơn là bao nhiêu?
 Bài 13: Một người đi tư A đến B theo các cách sau: 
 1, Đi tàu điện trên đường có một trạm nghỉ C. Chuyến nào tàu cũng nghỉ ở đây 30 phút.
 2, Đi bộ: Nếu cùng một lúc khởi hành với tàu thì khi tàu đến B, người ấy còn cách B 1km.
 3, Đi bộ: Cùng khởi hành một lúc với tàu. Khi tàu đén trạm nghỉ Cngười ấy mới đi được 4 km, nhưng vì tàu nghỉ 30 phút nên người ấy đến trạm nghỉ C vừa kịp lúc tàu chuyển bánh và lên tàu đi tiếp về B.
 4, Đi tàu từ A. Khi tàu đến trạm nghỉ Cthì người ấy xuống tau đi bộ luôn về Bvà do đó đến Btrước tàu 15 phút.
Hãy xác định:
 a. Độ dài đoạn đường AB?
 b. Vị trí của trạm nghỉ C?
 c. Vận tốc của tàu và người đi bộ?
 d. Thời gian đi theo mỗi cách? Cách nào hết ít thời gian nhất? 
 Bài 14:Một xe khởi hành từ Ađến B. Quãng đường AB dài 80km. Xe cứ chạy 20 phút lại dừng lại 10 phút. Trong 20 phút đầu xe chạy với vận tốc v1 = 12km/h. Trong 20 phút tiếp theo sau khi nghỉ xe chạy với vận tốc không đổi lần lượt là 2v2; 3v1; 4v1; ..; kv1 
 Tính vận tốc của xe ở đoạn đường cuối cùng?
 Tính vận tốc của xe trên đoạn đường AB.
 Bài15: Lúc 7h, từ địa điểm A, một người xuất phát bằng xe đạp để đi đến địa điểm B, và nếu đi liên tục với vận tốc 10 km/h thì sẽ đi kịp tới B đúng giờ hẹn.Lúc 10h đi đến C thì xe đạp bị hỏng, người đó phải dừng lại ở C để chữa xe mất tgời gian 30 phút. Muốn về Bđúng giờ hẹn người đó phải đi xe với vận tốc bằng hai lần vận tốc ở trặng đường trước.
Xác định quãng đường A?
Vào lúc 8h,từ Blại có một người đi ngược về A và gặp người đi xe đạp tại điểm C. Hãy xác định vận tốc của người đi từ B? 
chuyên đề 2: Cơ học chất lỏng 
 Bài 1: Để thiết kếmột công tắc tự động cho máy bơm,
 bơm nước vào bể nước người ta dùng một thanh đồng
 chất tiết diện đều đặt trên thành bể nước 
 ở đầu thanh có treo một quả cầu đồng chất,có bán kính
 R sao cho quả cầu ngập hoàn toàn trong nước (như hình
 vẽ) thì hệ thống này nằm ngang.Biết trọng lượng riêng
của quả cầu và nước là d và d1, tỷ số l1 : l2 = a:b
 Tính trọng lượng của thanh đồng chất nói trên, có thể xảy ra trường hợp l1l2 được không? Hãy giải thích?
Bài 2: Trong bình hình trụ có tiết diện S1 = 30cm2 có chúa nước, khối lượng riêng D1= 1g/cm3. Người ta thả thẳng đứng một thanh gỗ có khối lượng riêng D2 = 0,8 g/cm3, tiết diện S2 = 10 cm2thì thấu phần trìm trong nước là h = 20cm.
 a, tính chiều dài thanh gỗ.
 b, biết đầu dưới thanh gỗcách đáy một đoạn x = 2cm. Tìm chiều cao mực nước đã có lúc đầu trong bình.
 c, Có thể nhấn trìm hoàn toàn thanh gỗ (theo phương thẳng đứng )vào bình nước được không? tại sao?
 Bài 3: Một ống thuỷ tinh tiết diện S = 2cm2 hở hainđầu được cắm vuông góc vào chậu nước. Người ta rót 72g dầu vào ống.
 a, Tìm dộ chênh lệch giãu mực dầu trong ống và mực nước trong chậu. Cho trọng lượng riêng của dầu và nước lần lượt là d = 9000N/m3; d0 = 10000 N/m3 
 b, Nếu ống có chiều dài l = 60cm thì phải đặt ống thế nào để có thể rót dầu vào đầy ống 
 c, Tìm lượng dầu chảy ra ngoài khi ống đang ở trạng thái ở câu b người ta kéo lên trên một đoạn a (a<1)
 Bài 4: một khối gỗ hình chữ nhật, tiết diện đáy S= 150cm2, cao h= 30cm được thả nổi trong hồ nước sao cho khối gỗ thẳng đứng. Tính công của lực cần thiết để nhấn chìm khối gỗ xuống đáy hồ? Mực nước trong hồ có độ sâu L = 100cm. Biết trọng lượng riêng của nước và gỗ lân lượt là d1 = 10000 N/m3 , d2 = 8000N/m3
Bài 5: Khối lượng riêng của dung dịch muối phụ thuộc độ sâu theo định luật D=Dn+A.h, ở đây Dn= 1g/cm3và A= 0,02 g/cm3. Người ta thả vào 2 quả cân được nối liền vớ nhau bởi một sợi dây mảnh , khối lượng không đáng kể.Thể tích của các quả cân là V1= 0,1cm3 và V2 = 0,2 cm3 ,khối lượng của chúng tương ứng bằng m1= 0,13g m2 = 0,34g
 Quả cầu thứ nhất nằm ở độ sâu h1 = 20cm, lúc đó người ta thấy dây nối bị căng. Tính chiều dài của dây nối 
Bài 6: Hai chai thuỷ tinh giôngsa hệt nhau nút kín một chai chứa đầy nước và một chai chứa đầy dầu. Khi thả vào chậu nước thì một chai chìm xuống đáy còn một chai lơ lửng trong nước. Nếu thả một chai chứa đầy nước vào chậu chứa đầy nước thì thể tích nước tràn ra là 1 lít. Cho biết khối lượng riêng của thuỷ tinh làm vỏ chai là 2,4g/cm3 , của dầu là 0,8 g/cm3 , của nước là 1g/cm3. Tính thể tích của nước và dầu chứa trong chai?
 Bài 7: Hai xi lanh có tiết diện S1 và S2 
 Bài 8: Bình A hình trụ có tiết diện 6cm2 chứa nước đến độ cao 20cm. Bình hình trụ B có tiết diện 12cm2 chứa nước đến độ cao 60cm. Người ta nối chúng thông nhau ở đáy bằng một ống dẫn nhỏ. Timd độ cao cột nước ở mỗi bình, coi đáy của hai bình nước ngang nhau và lượng nước chứa trong ống nước là không đáng kể 

File đính kèm:

  • docde thi cuc moi.doc
Đề thi liên quan