Các dạng đề làm văn trong chương trình Ngữ văn 12

pdf4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các dạng đề làm văn trong chương trình Ngữ văn 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Các dạng đề làm văn trong chương trình Ngữ văn 12
(Các dạng đề nghị luận về một bài thơ)
1. Yêu cầu cơ bản:
Vận dụng các thao tác lập luận để toát lên được vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật
của bài thơ. Để làm tốt kiểu bài này, cần lưu ý những điểm cơ bản sau:
- Tìm hiểu kĩ về hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Vì thơ là thể loại trữ tình, bộc lộ
cảm xúc của nhà thơ trước đời sống nên hoàn cảnh sáng tác đôi khi có vai trò quan
trọng trong việc cắt nghĩa nội dung.
- Phát hiện mạch cảm xúc của bài thơ; mạch cảm xúc chi phối bố cục bài thơ như
thế nào? Cần nắm vững nội dung từng phần, từng đoạn cụ thể.
- Đi sâu khai thác các yếu tố nghệ thuật cơ bản của bài thơ (từ ngữ, hình ảnh, các
biện pháp tu từ, giọng điệu,..).
- Đánh giá nội dung chính của bài thơ (trên cơ sở những điều đã phân tích cũng
như so sánh đối chiếu với những bài thơ khác,…).
- Khẳng định những nét chính của bài thơ về nội dung và nghệ thuật; thấy được
vị trí của bài thơ đối với sự nghiệp văn học của tác giả cũng như với cả giai đoạn, thời
kì văn học, nền văn học.
2. Dàn ý chung của dạng đề nghị luận về một bài thơ:
* Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả (chỉ nên giới thiệu vị trí của tác giả, không đi
quá sâu vào các phương diện khác).
- Giới thiệu về bài thơ, nội dung bao trùm bài thơ.
- Bước đầu đánh giá về bài thơ (tùy theo bài thơ cụ thể mà đưa ra những đánh
giá phù hợp).
* Thân bài:
- Cơ thể nêu sơ lược về hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Tiến hành thuyết minh,
phân tích, bình luận về các phương diện cụ thể của bài thơ.
2- Chú ý làm nổi bậc những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Trong khi phân
tích, có thể so sánh với các bài thơ khác và bình luận,… để các ý trình bày được nổi
bậc.
* Kết bài:
- Đánh giá vai trò, vị trí của bài thơ đối với sự nghiệp văn học của tác giả hoặc
đối với cả giai đoạn, thời kì văn học.
- Có thể nêu cảm nghĩ của bản thân hoặc điều tâm đắc nhất về bài thơ.
3. Một số ví dụ:
Đề bài: Vẻ đẹp của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo).
Gợi ý làm bài:
- Yêu cầu cơ bản cần nghị luận là vẻ đẹp của bài thơ – vẻ đẹp về nội dung và
hình thức nghệ thuật.
- Về nội dung: Bằng tấm lòng đồng cảm, thái độ ngưỡng mộ và sự tiếc thương
sâu sắc, Thanh Thảo đã ca ngợi vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca, một nghệ sĩ yêu tự do,
yêu tổ quốc Tây Ban Nha và hơn hết là yêu con người, yêu cuộc sống. Cụ thể, cần làm
nổi bậc hai khía cạnh cơ bản: những giây phút bi kịch trong cuộc đời Lor-ca và sự bất
tử của tiếng đàn Lor-ca.
- Về nghệ thuật: Nên đi sâu vào những đóng góp của Thanh Thảo về các
phương diện: sáng tạo những hình ảnh mang tính tượng trưng; mạch cảm xúc tự do,
phong túng với những liên tưởng bất ngờ; tính nhạc phong phú,…
- Từ đó, đánh giá về những thành công của Thanh Thảo trong việc mạnh dạn
tìm tòi, thể nghiệm nhằm hiện đại hóa thơ, góp phần đổi mới thơ Việt Nam nói riêng,
văn học Việt Nam nói chung.
Trên cơ sở những luận điểm chính đó, người viết chủ động triển khai bài làm
một cách thích hợp.
Đối với dạng đề nghị luận về một bài thơ, nhiều khi đề bài chỉ yêu cầu nghị
luận về một khía cạnh nào đó của bài thơ mà thôi. Khi đó, cần đọc kĩ đề để xác định
đúng vấn đề cơ bản, từ đó tìm ra cách làm phù hợp để triển khai bài viết. Ví dụ:
3Đề bài: Những nét chính của phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua
Tiếng hát con tàu.
Gợi ý làm bài:
Yêu cầu cơ bản của đề bài là làm sáng rõ được những nét chính của phong cách
nghệ thuật Chế Lan Viên qua bài thơ. Để hoàn thành tốt yêu cầu đó, có thể trình bày
những ý chính sau đây:
- Giới thiệu sơ lược vài nét về khái niệm phong cách nghệ thuật (để làm cơ sở
triển khai bài viết).
- Phân tích từng biểu hiện của phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên được
thể hiện trong bài thơ:
+ Tính trí tuệ, triết lí: Là một nhà thơ ưa triết lí, Chế Lan Viên thường có những
phát hiện sâu sắc, mới mẻ và bất ngờ về đối tượng. Vì thế thơ ông lấp lánh vẻ đẹp trí
tuệ. Hướng vận động trong thơ ông thường đi từ cụ thể đến khái quát. Con đường đến
với người đọc của thơ Chế Lan Viên không phải là “từ trái tim đến trái tim” mà là từ
trí tuệ đến trái tim, bởi ông quan niệm “thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh”. Tuy
nhiên, trí tuệ luôn gắn liền với cảm xúc, là thứ trí tuệ của trái tim. (Phân tích những
dẫn chứng phì hợp để làm sáng tỏ ý trên).
+ Khả năng sáng tạo hình ảnh: Đây cũng là nét nổi bật trong thơ Chế Lan Viên.
Vốn là một nhà thơ tài hoa, sắc sảo nên những suy nghĩ, triết lí thường được nhà thơ
chuyển tải thông qua một hệ thống hình ảnh mới mẻ, bất ngờ.
Hệ thống hình ảnh trong Tiếng hát con tàu khá phong phú, đáng chú ý là những hình
ảnh mang tính biểu tượng.
Con tàu – là hiện tượng hóa khát vọng được ra đi, đến với những miền xa xôi.
Đó là con tàu tâm tưởng, con tàu tâm hồn. (vì thế mới có những ý thơ như: Tàu đói
những vành trăng; Tàu gọi anh đi; Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội…).
Tây Bắc – ngoài nghĩa đen là một vùng đất, một địa danh cụ thể, Tây Bắc còn
tượng trưng cho những vùng đất xa xôi, những nơi có cuộc sống gian lao mà nặng
nghĩa tình của nhân dân trong kháng chiến. Đến với Tây Bắc chính là đến với hiện
thực cuộc sống rộng lớn, phong phú của nhân dân, đất nước.
4Vành trăng (Ngoài của ô? Tàu đói những vành trăng) và Vầng trăng (Mỗi đêm
khuya không uống một vầng trăng) – vừa là vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời, vừa biểu
tượng cho những vẻ đẹp lãng mạn của hiện thực đất nước đáng từng ngày thay đổi.
Tàu “đói” những vành trăng là tâm hồn của nhà thơ đang khát khao, đang ước mơ
được thấy, được gắn bó và được làm đẹp thêm cho hiện thực ấy.
Mái ngói đỏ trăm ga (Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga) – hình ảnh biểu tượng
cho hiện thực cuộc sống đang thay đổi (nhà thơ Xuân Diệu có bài thơ Ngói mới cũng
mang ý nghĩa này).
Vàng ta (Mười năm chiến tranh vàng ta đau trong lửa; Nay trở về ta lấy lại
vàng ta) – chỉ những vẻ đẹp của phẩm giá tâm hồn. Trong mười năm chiến tranh,
những phẩm giá ấy (như lòng yêu nước, tinh thần bất khuất, khát vọng tự do…) được
thử thách; nay cuộc sống hòa bình trở lại, những phẩm chất ấy cần được nhân lên, làm
cho đẹp thêm, phong phú hơn…
Mặt hồng em (Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân) – cũng là một cách gọi
khác để chỉ vẻ đẹp của cuộc đời, của cuộc sống mới đang sinh sôi… Những hình ảnh
có biểu tượng trên làm phong phú khả năng liên tưởng của người đọc đồng thời cũng
gia tăng vẻ đẹp lãng mạn cho lời thơ và ý nghĩa triết lí vè thế cũng đạt được sự hàm
súc cần thiết.
- Sau khi phân tích hai biểu hiểu cơ bản trên, cần khẳng định lại những nét cơ
bản trong phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên và bước đầu đánh giá vai trò của
phong cách đối với sức hấp dẫn của bài thơ.
(Theo Ths. Nguyễn Văn Bính - Văn học & tuổi trẻ số 10/2009)

File đính kèm:

  • pdfCac dang de lam van trong chuong trinh 12 tho.pdf