Các đề văn nghị luận xã hội và cách làm

doc16 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 5322 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các đề văn nghị luận xã hội và cách làm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CÁC ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VÀ CÁCH LÀM
ĐỀ 1
" Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận ". (Euripides) Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên? 
1/ Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)• Giải thích câu nói: "Tại sao chỉ có nơi gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương số phận ?" Vìgia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không bất cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không có bất cứ vậtchất cũng như tinh thần nào thay thế nổi. Chính gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, chở che cho ta khôn lớn?"- Suy ra vấn đề cần bàn bạc ở đây là: Vai trò, giá trị của gia đình đối với con người.2/ Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:+ Mỗi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục to lớn từ truyền thống gia đình (dẫn chứng:văn học, cuộc sống).+ Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: đùm bọc, chở che, giúp con người vượt qua được những khókhăn, trở ngại trong cuộc sống.3/ Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:+ Khẳng định câu nói đúng. Bởi đã nhìn nhận thấy được vai trò, giá trị to lớn của gia đình đối với sự hình thành và phát triểnnhân cách của con người, là nền tảng để con người vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, câu nói chưa hoàn toàn chính xác.Bởi trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự chở che, đùm bọc, giáp dục, nâng đỡcủa gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành con người hữu ích của xã hội.+ Câu nói trên đã đặt ra vấn đề cho mỗi con người, xã hội: Bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làmđược điều đó cần: trong gia đình mọi người phải biết thương yêu, đùm bọc chở che nhau; phê phán những hành vi bạo lực giađình, thói gia trưởng....
ĐỀ 2  Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói:"Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố" ( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)
1/ Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)+ Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội .+ Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, giannan. ( Đây là vấn đề nghị luận)2/ Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:+ Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục.+ Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.3/ Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:+ Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng.+ Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh.+ Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộcđời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng
1



* Đề 1:
Trong truyện ngắn “Đời thừa”, Nam Cao để cho nhân vật Hộ bộc lộ suy gẫm: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình”.
Ý kiến của anh - chị ? 
ĐỊNH HƯỚNG
            Đề yêu cầu kiểm tra kiến thức xã hội của học sinh trong quan hệ ứng xử, khơi gợi lòng nhân ái về cách sống ở đời. Học sinh có thể đưa ra nhiều cách suy nghĩ, nhận định, bình giải về câu nói của Nam Cao và bày tỏ quan niệm sống, cách ứng xử của cá nhân (không yêu cầu nói về tác giả và tác phẩm Đời thừa), tựu trung cần đạt được những nội dung cơ bản sau: 
I/ Mở bài :
   - Trong truyện ngắn “Đời thừa”, Nam Cao để cho nhân vật Hộ bộc lộ suy gẫm: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình”.
  - Phải chăng qua sự suy gẫm trên của Hộ, chúng ta cùng trao đổi và hiểu như thế nào về quan niệm, cách ứng xử của con người trong cuộc sống  hiện nay.
II/ Thân bài :
    1/ Giai thích, phân tích và chứng minh  nội dung suy gẫm của nhận vật Hộ:       
         a/ “Kẻ mạnh” là gì?Tại sao lại nói :  “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ”?
             - Kẻ mạnh là kẻ có đầy đủ điều kiện vật chất và tinh thần.....
 - Trong cuộc sống, cũng lắm kẻ “ích kỷ”, chỉ biết lo cho chính mình, cố tạo uy thế (sức mạnh) cho cá nhân nhằm đạt đến những ham muốn quyền lợi riêng tư như về địa vị, chức vụ, vật chất, ... không quan tâm đến bất cứ ai quanh mình. Để tạo quyền lực cho bản thân, lắm kẻ dùng nhiều thủ đoạn thô bạo, đê tiện như: chèn ép, trù dập, chà đạp lên quyền lợi của người khác, gây bè phái nhằm hạ bệ lẫn nhau, “giẫm lên vai người khác” để ngoi lên, nhằm “thỏa mãn lòng ích kỷ”.
à Nam Cao phủ nhận cách sống ấy, xem những kẻ tạo sức mạnh cho mình bằng con đường như thế không phải là kẻ mạnh của một con người, xem đó là những kẻ không có tính người.
                b/ Quan niệm của Nam Cao: “Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình”. Nghĩa là: 
                 -  Kẻ mạnh trước tiên là kẻ có tình người, biết quan tâm, chỉa sẻ, nghĩ đến người khác, biết tương trợ, nâng đỡ những người khi gặp khó khăn, hoạn nạn ... bằng khả năng có được của chính bản thân một cách chân thành, trân trọng, xem đó còn là trách nhiệm (trên đôi vai của mình).
-   Kẻ mạnh ở đây còn có nghĩa là vẻ đẹp về sức mạnh tinh thần, giàu lòng nhân ái, biết yêu thương đồng loại, biết làm những nghĩa cử cao cả đem lại lợi ích cho kẻ khác, như thế mới là con người.
          2. Ý nghĩa câu nói của Nam Cao và rút ra cho bản thân một cách sống đẹp.
              - Phê phán quan niệm và lối sống ích kỷ . thủ đoạn ...
           - Khơi gợi lòng nhân ái về cách sống cao cả và chân chính, không vụ lợi ...cho riêng mình...
à đó là cách sống đẹp “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
III/ Kết bài : 
            - Tóm lược , khẳng định ý nghĩa của câu nói.
            - Bài học liên hệ bản thân và mọi người : không dùng thủ đoạn để đạt mục đích mà làm hại đến người khác.Phải nhận thức đúng về lẽ sống...
-------------------------------------------------------
 
* ĐỀ 2:  
Mara nói: “Người ta có vẻ lớn đối với chúng ta, bởi vì chúng ta quỳ. Chúng ta hãy đứng lên !”. 
            Ý kiến của anh, chị về câu nói trên ?
ĐỊNH HƯỚNG
            Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách để bộc lộ vốn kiến thức của mình về một vấn đề xã hội – về kĩ năng sống ; nhưng bài viết cần phải làm sáng tỏ những nội dung cơ bản sau:
I/ Mở bài :
     - Bàn về nhận thức, thái độ, hành động sống sao cho có ý nghĩa của mỗi người trong cuộc đời, Mara có câu:
 “Người ta có vẻ lớn đối với chúng ta, bởi vì chúng ta quỳ. Chúng ta hãy đứng lên !”. 
     - Với câu nói trên , Mara đã phê phán lối sống tự ti, hèn hạ của một số đông thanh niên hiện nay, từ đó tác giả cất lời động viên, kêu gọi mọi người hãy tự khẳng định mình bằng một lối sống mạnh mẽ, bản lĩnh … 
 II/ Thân bài :
1. Giai thích  làm rõ nội dung câu nói của Mara :
a. Ý thứ nhất: : “Người ta có vẻ lớn" và “vì chúng ta quỳ”.
- Chữ “lớn” và chữ “quỳ” ở đây không có ý nói về vóc dáng, hành độngbên ngoài, mà nói về tư cách, vị thế của những con người đó.
- Chữ “quỳ” nên hiểu: Là tự hạ mình, tự ti, thiếu niềm tin vào khả năng của chính bản thân trước người khác, thậm chí hèn nhát không dám thể hiện đúng thực lực bản thân.
b. Ý thứ hai: Lời khuyên, lời kêu gọi của Mara : “Chúng ta hãy đứng lên”. Chữ “đứng lên” ở đây là nhằm nói đến sự tự khẳng định bằng ý chí, nghị lực, niềm tin để vươn lên
2. Phân tích, c/m những biểu hiện,nguyên nhân của lối sống “quỳ” :
- Biểu hiện :
   + Đó là lối sống ươn hèn, ỉ lại, lười biếng…trong học tập và trong cuộc sống( c/m)
   + Đó là lối sống tự ti , không tin vào chính mình…( d/c)
- Nguyên nhân: khiến bản thân thua kém người khác (như về địa vị, chức vụ, kinh tế hay về một năng lực nào đó v.v…) là do chính bản thân chúng ta đã tự hạ mình, thiếu cố gắng, không có tinh thần vượt khó nên mới thấy người khác vượt trội hơn ta.  
 3. Bính luận ý nghĩa câu nói của Mara :
     - Khẳng định tư cách, ý chí, nghị lực vượt qua những khó khăn thử thách của mỗi con người trong mối quan hệ cuộc sống.Tài năng của con người được tạo bởi nhiều yếu tố:
       + Yếu tố bẩm sinh (thiên phú), nhưng thiên phú mà không biết cách phát huy thì tài năng kia cũng mai một, lụi tàn.
    + Ýếu tố tự rèn là yếu tố quan trọng để đi đến thành công. Để thấy mình không thấp hơn người khác, bản thân phải có sự lao động chăm chỉ, cần cù, không chùn bước trước gian nguy, phải biết tự tin vào chính bản thân trên bước đường đời.
              - Là lời động viên, kêu gọi lòng tự tin vào ý chí, năng lực để thể hiện thái độ, tư cách, vị trí của chính mình trong mối quan hệ cộng đồng, khác với tự kiêu, tự phụ, hống hách. “Đứng lên” không phải bằng cách chèn ép, bôi nhọ, chà đạp người khác để được đứng lên trên nhằm thỏa mãn lòng ích kỷ cá nhân.
 -  Mở rộng ra là vấn đề dân tộc, đất nước trong mối tương quan quốc tế.
III/ Kết bài :
           - Tóm lược...
           - Bài học hành động cho bản thân và cho mỗi người.
*ĐỀ 3:
            “Người ta thường nói văn học là nhân học. Tôi công nhận. Nhưng với riêng tôi, văn học không chỉ là môn khoa học về con người. Cái cốt lõi của nó là lòng nhân ái”.
                       (Rasul Gamzatop – Theo báo Văn nghệ số 45 ngày 5/11/2011).
            Ý kiến của anh – chị về quan niệm trên.
ĐỊNH HƯỚNG
Yêu cầu học sinh hiểu được ý nghĩa văn học là nhân học và lòng nhân ái trong văn học, cần làm rõ các nội dung cơ bản sau:
I/ Mở bài
    - Rasul Gamzatop  : “Người ta thường nói văn học là nhân học. Tôi công nhận. Nhưng với riêng tôi, văn học không chỉ là môn khoa học về con người. Cái cốt lõi của nó là lòng nhân ái”.
     - Câu nói trên của Rasul Gamzatop  đã khẳng định ý nghĩa văn học là nhân học và lòng nhân ái trong văn học...
II/ Thân bài :
            1. Giai thích làm rõ nội dung câu nói   :
              a.Vì sao lại nói : Văn học là nhân học : nếu dừng lại ở từ “nhân học” có nghĩa văn học là môn khoa học về con người. Môn khoa học về con người thì đòi hỏi tính chân lí khách quan. Điều đó không sai. Nghĩa là nhà văn miêu tả, phân tích, khám phá, phát hiện các mặt về đời sống con người từ sinh lí đến tâm linh ở góc độ khách quan một cách chân thực.
             b.Vì sao lại nói : văn học không chỉ là môn khoa học về con người. Cái cốt lõi của nó là lòng nhân ái”?
        -  Rasul Gamzatop không phủ nhận điều đó, nhưng nếu chỉ dừng lại ở một môn khoa học khám phá về con người là chưa đủ. Ông bổ sung và khẳng định rằng cái cốt lõi của văn học là lòng nhân ái. Bởi lẽ : ngoài việc miêu tả, phân tích, khám phá về con người,… nhà văn còn phải sử dụng ngòi bút thể hiện lòng thương người, phải biết đau với cái đau của cuộc đời, của nhân loại, của thời đại, biết lên án cái ác, ngợi ca cái thiện, phê phán cái xấu, biểu dương cái đẹp, biết nâng niu bảo vệ sự sống, quý trọng, tôn vinh nhân cách và phẩm giá con người.
            2.. Phân tích, chứng minh những biểu hiện của lòng nhân ái trong văn học xưa và nay : Dựa vào kiến thức đã học trong chương trình (như về Nguyễn Du, Nam Cao, Hồ Chí Minh (Nhật ký trong tù), Thạch Lam, Kim Lân, Banzac, Victor Hugo, Sôlôkhôp…), cũng như kiến thức về tác phẩm văn học đọc thêm ngoài chương trình để dẫn chứng, phân tích, chứng minh làm rõ:
a. Những tác phẩm có giá trị về nội dung tư tưởng lớn và nghệ thuật cao được công nhận và sống với thời gian là những tác phẩm (dù khai thác ở góc độ nào đi nữa) vẫn thể hiện ở đó lòng yêu mến, đồng cảm, sẻ chia của nhà văn đối với con người.
b. Ngược lại, cũng có những nhà văn có năng lực, nhưng khám phá, khai thác con người ở góc độ trần tục, thấp hèn, nhầy nhụa, hoặc thông qua lăng kính chủ quan áp đặt làm cho hình ảnh con người trở nên trần trụi, méo mó,… thiếu tình người, không mang tính nhân văn, tác động xấu đến nhận thức, tâm hồn người đọc.., đều bị phê phán, lên án.
3.Bình luận Ý nghĩa của câu nói :
   - Câu nói của Rasul Gamzatop đã khẳng định  để làm rõ thêm về quan niệm: “Văn học không chỉ là môn khoa học về con người. Cái cốt lõi của nó là lòng nhân ái” là có cơ sở.
   - Từ đó , câu nói làm rõ thêm chức năng , nhiệm vụ của văn học với con người và đời sống.
III/ Kết bài :   -         Tóm lược nội dung đã nghị luận.
-         Thấy được vai trò và  ý nghĩa của văn học với đời sống …và trách nhiệm của nhà văn…
            Lưu ý: Ở nội dung 1, chỉ yêu cầu học sinh nêu rõ “văn học là nhân học” mà “nhân học” là một môn khoa học về con người, không yêu cầu chứng minh. Nội dung 2 và 3, không yêu cầu phải tách ra từng phần như trong đáp án, học sinh chỉ cần nêu ra luận điểm rồi phân tích chứng minh cho từng luận điểm là chấp thuận.
*ĐỀ 4:
          Những người bạn giả dối giống như những chiếc bóng: chúng theo gót ta ra ngoài nắng ấm, và rời bỏ ta ngay khi ta bước vào bóng râm. (C. Bôvi)
Ý kiến của anh – chị ? 
ĐỊNH HƯỚNG
                Đề yêu cầu kiểm tra kiến thức xã hội của học sinh trong quan hệ ứng xử, tình bạn, tình người, về cách sống ở đời. Học sinh có thể đưa ra nhiều cách suy nghĩ, nhận định, bình giải về câu nói của Bôvi và bày tỏ cách nhìn nhận, đánh giá, ứng xử và rút ra bài học cho bản thân, nhưng tựu trung cần đạt được những nội dung cơ bản sau: 
I/ Mở bài :
  - Bàn về thái độ và cách ứng xử trong tình bạn...C.Bovi có câu : Những người bạn giả dối giống như những chiếc bóng: chúng theo gót ta ra ngoài nắng ấm, và rời bỏ ta ngay khi ta bước vào bóng râm.
 - Câu nói của Bovi phải chăng đã phê phán bản chất của những kẻ cơ hội, thiếu nhân cách trong tình bạn của một số người đang diễn ra trong cuộc sống hiện nay.
II/ Thân bài :
1.Giai thích làm rõ nội dung của câu nói :
  a. “Giả dối” là không chân thực, nhằm mục đích đánh lừa. “Những người bạn giả dối” là những người sống với bạn không thật lòng, chỉ dựa trên danh nghĩa tình bạn để lợi dụng bạn nhằm thực hiện những mưu đồ lợi ích riêng tư cho chính bản thân.
 b.   ..iống như những chiếc bóng: chúng theo gót ta ra ngoài nắng ấm, và rời bỏ ta ngay khi ta bước vào bóng râm.
  - tường minh : khi ta ra ngoài nắng ấm thì chiếc bóng luôn luôn xuất hiện ở bên cạnh ta; khi ta vào trong bóng râm , phản chiếu của ánh nắng không còn thì bóng ta sẽ mất đi. Đó là một hiện tượng vật lý khách quan mang tính tất yếu.
- Hàm ý “nắng ấm” có thể hiểu đó là khi ta có cuộc sống có thể là thành đạt, khá giả, sung túc, vinh quang… thì lúc ấy “những người bạn giả dối” bám theo ta để nương tựa, nhờ đỡ, lợi dụng ta vì lợi ích nào đó cho chính bản thân.Ngược lại bóng râm có thể hiểu đó là lúc ta rơi vào cảnh thất cơ, lỡ vận, khó khăn, hoạn nạn,… thì sự giả dối ấy của họ tất yếu hiện hình, lộ rõ, rời bỏ ta vì biết rằng bám theo ta cũng không có thêm được lợi ích gì. 
2.Phân tích, chứng minh những biểu hiện của sự giả dối :
   - Trong học tập…
   - Trong cuộc sống…
                3. Bình luận mở rộng về tình bạn và ý nghĩa câu nói của Bôvi. 
a. Tình bạn hiểu đúng nghĩa là người quen biết, có quan hệ gần gũi, do hợp tình, hợp ý, cùng chí hướng … là sự kết nối tình cảm thiêng liêng, tạo nên sự gắn bó mật thiết, để nương tựa giúp đỡ cho nhau cùng tiến bộ, cùng nhau tâm tình chia sẻ những nỗi niềm khi vui cũng như khi buồn, giúp nhau để vượt qua những lúc hiểm nghèo, khó khăn, hoạn nạn… 
 b. Câu nói của Bôvi là nhằm lên án, phê phán bản chất của những kẻ cơ hội, đó không phải là tình bạn chân chính, mà là những con người dựa trên danh nghĩa tình bạn để lợi dụng cho cá nhân một cách thấp hèn, ích kỉ, không có nhân cách. Qua đó vừa cảnh báo về cách chọn bạn để sống, vừa nhắn nhủ với người đời hiểu đúng về tình bạn và sống với bạn cho ra nhân cách con người.
(Khi liên hệ mở rộng, học sinh cũng có thể đưa ra ví dụ như những người trước đây đang có quyền chức thì bao nhiêu người xum xoe gần gũi, nhưng khi về nghỉ hưu – cái ánh nắng sáng lên quyền lực ấy không còn thì chẳng mấy kẻ đến thăm, … đều được chấp)
III/Kết bài :
-         Tóm lược nội dung….
-         Bài học cho việc xây dựng tình bạn chân chính.
   
* ĐỀ 5: Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”.
        Ý kiến của anh/chị về câu nói trên?   
ĐỊNH HƯỚNG
          Đề yêu cầu bình luận về một vấn đề đạo lý – đó là tình cảm thiêng liêng nơi trái tim người mẹ. Học sinh có thể cảm nhận và trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng yêu cầu phải nêu cho được những ý cơ bản sau:
I/ Mở bài :
   - Bàn về vẻ đẹp của tình mẫu tử, Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”.
   - Câu nói của Bersot đã ca ngợi và khẳng định tình cảm thiêng liêng trong trái tim của người mẹ dành cho con trong cuộc đời.
II/ Thân bài :  
1. Giai thích nội dung câu nói của Bersot:  
    - Hiểu nghĩa của kỳ quan (có thể là một công trình kiến trúc hoặc cảnh vật) đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy.
    - Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan” có nghĩa cái đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy (ở những công trình kiến trúc hay cảnh vật tự nhiên) là không ít, nhưng kỳ quan tuyệt hảo nhất là trái tim người mẹ.
à Nội dung chính của câu trên là nhằm nói về trái tim người mẹ: kỳ quan tuyệt hảo nhất.
 2. Phân tích , chứng minh để thấy được vẻ đẹp tuyệt hảo và thiêng liêng của tình mẹ:  Trái tim người mẹ ở đây là tình cảm của mẹ dành cho con. Đó là tình yêu thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được (học sinh có thể liên hệ với thực tế để nói về đức hi sinh của mẹ suốt đời cho con).
        - Mang nặng đẻ đau…
        - Chăm nuôi con khôn lớn…
        - Gần gũi chia sẻ những buồn vui với con …
        - Lo lắng, dõi theo con từng bước trong cuộc đời..
à Hy sinh cho con tất  cả mà không hề tính toán…
3.Bình luận :
            - Trong thực tế , người mẹ nào cũng luôn yêu thương con mình.Bởi lẽ, những đứa con chính là món quà vô giá mà Thượng đế ban tặng cho họ.Nhưng không phải người con nào cũng hiểu được sự thiêng liêng vô giá từ tình thương của mẹ .
 - Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những bà mẹ bỏ rơi con cái của mình từ khi mới sinh ra, hoặc vì một ham muốn tầm thường, thấp kém nào đó mà lợi dụng con cái của mình – nhưng đó là hiện tượng cá biệt cần phê phán.  
 - Câu nói của Bersot là lời khẳng định và ngợi ca, tôn vinh sự cao đẹp của tình mẹ. Thức tỉnh những người làm con nào còn vô tâm, bất hiếu với bậc sinh thành ra mình…  
 III/ Kết bài :
             - Đây là một câu nói hay, sâu sắc và ý nghĩa…về đạo lý ở đời của tất cả những ai là con trên thế gian này với người mẹ của mình.
- Chúng ta cần phải có những suy nghĩ, tình cảm, trách nhiệm đúng mực của mình để đáp lại tình cảm thiêng liêng của mẹ đã dành cho con.

Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay
Bài làm
            Bước vào thế kỷ XXI, đất nước ta đang trên đà hội nhập với sự phát triển của thế giới với rất nhiều cơ hội và thử thách được mở ra.Và thanh niên chúng ta-những người chủ tương lai của đất nước-phải góp một phần sức cho quê hương của mình. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ và xem lại cách sống của mình, và một câu hỏi lớn được đặt ra : Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì?
            Trước hết chúng ta phải hiểu được “lý tưởng sống” là gì? Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới,là lí do,mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được.Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn,giúp ích cho mình,gia đình xã hội và đất nước. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc, với lòng khao khát đó thúc giục chúng ta đi kiếm tìm hạnh phúc. Hơn thế nữa, tự đáy lòng của con người luôn ước ao có được một cuộc sống bình an, vui tươi, không lo âu buồn phiền, không đau khổ oán than, muốn an hưởng sự may lành hơn là bất hạnh, giàu sang hơn là nghèo nàn. Để đạt được khát vọng đó, người ta luôn tìm cho mình một lẽ sống cho cuộc đời, hay nói đúng hơn là một lý tưởng. Lý tưởng này sẽ hướng dẫn đời họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh. Vì có một lý tưởng để theo đuổi, có một lẽ sống cho cuộc đời, là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của con người.
            Bạn có bao giờ tự hỏi bạn tồn tài trên cuộc đời vì lý do gì không? Một câu hỏi lẽ ra rất dễ nhưng nó làm cho bạn phải bắt đầu ngồi lại suy nghĩ về bản thân mình.Có thể bạn cũng đã có được một mục đích sống cho riêng mình,nhưng bạn vẫn nên xem lại mục đích đó có thật sự cao đẹp hay không bạn ạ.Chúng ta sống trong cộng đồng là sống vì mọi người,vì quê hương,vì đất nước.Nhiều người từng nghe câu nói trong bài hát khá nổi tiếng của Trịnh Công Sơn: "Sống ở đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...."Phải mất một thời gian dài tôi và các bạn mới có thể mới ra rằng ý nghĩa của câu này là "hãy mở rộng tấm lòng của bạn với cuộc sống này, với mọi người xung quanh bạn và đừng mong đợi bạn sẽ nhận lại được gì... Hãy san sẻ tấm lòng để cuộc sống này đẹp hơn và đừng nghĩ rằng những cái gì mình đã cho đi là lớn lao mà nó chỉ là những cái gì nhỏ nhoi nhất nhẹ nhàng... chỉ để gió cuốn đi...". Đó cũng là một phần của lý tưởng sống đẹp.
Lý tưởng của ta không cần lớn lao dù chỉ là một chiếc lá, nhưng chúng ta cũng cần có cho mình một lý tưởng bình dị như để vươn lên. hải sống có lý tưởng! Bạn có thể ra đi từ nhiều phía, theo những con đường khác nhau, nhưng cuối cùng mỗi người phải lựa chọn cho mình mục đích của cuộc sống. Ta sống cho ta, cho những người thân, bạn bè và cho mọi người. Vì vậy, chỉ có hạnh phúc khi "mình vì mọi người và mọi người phấn đấu vì hạnh phúc của từng người". Rõ ràng lý tưởng là mục đích sống, là ý nghĩa của mỗi cuộc đời. Lý tưởng quyết định sự thành công trong cuộc sống. Lý tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho mọi người để đạt đến thành công trong sự nghiệp. Lý tưởng cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống.
Nhà văn Pháp Đi-dơ-rô từng nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Câu nói đó, lời khẳng định đó thật rõ ràng. Nó khuyên chúng ta sống thì phải có mục đích, lý tưởng phải cao đẹp thì sống mới có ý nghĩa, mới làm được những điều vĩ đại.
Trong thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hóa, kinh tế thế giới hội nhập, khoa học kĩ thuật hiện đại, con người đặt ra vấn đề về lẽ sống của cuộc đời và sống như thế nào cho xứng đáng ? chúng ta nên hiểu sống có mục đích và lý tưởng cao đẹp là như thế nào ? Đó là phải sống để xây dựng đất nước, sống vì xã hội vì sự tiến bộ của nhân loại. Vậy thì tại sao ta phải sống có lí tưởng cao đẹp ? Vì nếu “sống không mục đích không làm được gì cả” và nếu “ mục đích tầm thường thì không làm được điều gì vĩ đại”.Thế chúng ta phải làm gì để trở thành người có mục đích cao cả và có ích cho xã hội? Trước hết, ta cần phải xác định lý tưởng sống đúng đắn-dự tính về tương lai sẽ cống hiến cho xã hội về những mặt nào. Tiếp theo ta cần phải lên kế hoạch học tập, rèn luyện kĩ năng, sức khoẻ, tư tưởng nhằm thực hiện mục đích đó. Sau đó, ta phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị; điều này sẽ giúp cho bản thân hòa nhập cộng đồng.Ta cần phải phát huy những thế mạnh của bản thân, khắc phục các điểm yếu và vân dụng những điều đã học vào thực tế.
Ngày xưa, anh hùng Lý Tự trọng đã từng nói:”Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đ ường nào khác!” rong thời kỳ chiến tranh bao lớp thanh niên xông pha lên đường với một mục tiêu - lý tưởng tất cả vì tiền tuyến, vì độc lập tư do của đất nước. Tư tưởng đó đã đi vào lời ca tiếng hát của bao nhiêu thế hệ người Việt Nam. "Anh lên xe trời đổ cơn mưa, Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ; Em xuống núi nắng vàng rực rỡ; Cái nhành hoa gạt mối riêng tư" hay "Khi tạm biệt mua xuân; Anh lính về biên giới; Cô gái vào ca ba". Bên cạnh một tình yêu nồng cháy của tuổi trẻ nhưng ho phải tạm gác lại để dành tất cả cho một mục tiêu cao cả. Trong thời kỳ ngày nay có lẽ chúng ta khó có thể tìm kiếm được một ca khúc nói vê tình yêu đep như vậy. Biết bao thế hệ thanh niên đ ã ngã xuống vì mộtlý tưởng duy nhất là giành lại độc lập t ự do cho đất nước. Đến hôm nay khi đất nước hoà bình và đang trên đà phát tri ển,thì lý t ưởng sống cao đẹp của thanh niên,thế hệ trẻ lại càng rộng hơn,bao la hơn,”Vì một Việt Nam Phát triển
Thế hệ trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ thể của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên càng gần phải sống có mục đích cao đẹp. Hãy nhớ rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ vào công học tập của các em” lời nhắn như thiêng liêng ấy phải được thực hiện! Bác luôn mong lớp lớp thanh niên sau này sẽ không chùn bước trước những khó khăn trước mắt,luôn vững chí bền tâm vượt qua thử thách để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lắp biển
Quyết chí ắt làm nên”
(Hồ Chí Minh)
            Chúng ta chắc còn nhớ hai chiến thắng vẻ vang liên tiếp của đội tuyển robocon Việt Nam,hay những tấm huy chương vàng,huy ch ương bạc t ừ nh ững môn Olympic Toán ,Lý,Hoá,Sinh,t

File đính kèm:

  • docbo de nghi luan xa hoi.doc
Đề thi liên quan