Cách làm các bài văn

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách làm các bài văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách làm các bài văn
Dạng 1: Nhan đề
Kể tên gọi khác nhau của TP: kể những tên gọi mà tác giả hoặc NXB đã từng đặt cho TP theo trình tự thời gian & giải thích vì sao có sự thay đổi ấy
Nêu ý nghĩa của nhan đề: căn cứ vào ND của TP để thấy tác giả đặt tên cho tác phẩm có dụng ý nghệ thuật riêng, không thể thay thế. Cần phải giải nghĩa từ quan trọng của nhan đề trong sự so sánh với những từ khác đồng nghĩa nhưng dụng ý nghệ thuật lại không bằng
Dạng 2: Các giá trị văn học
Giá trị tố cáo
Giá trị hiện thực
Giá trị nhân đạo
Giá trị tố cáo
Thân bài( có 3 ý)
+ Nêu khái niệm: phần lớn các giá trị văn học đều có giá trị tố cáo. Nhà văn bằng cách này hay cách khác lên án cái ác. Đó có thể là bộ mặt của giai cấp thống trị trong xã hội. Đó cũng có thể là cái ác hãm hại con người. Trong các TP trước CM, tác giả thường hướng tới việc lên án tội ác của thực dân Pháp , của phong kiến hoặc những cái ác gây bao nỗi khổ cho con người. Trong TP này giá trị tố cáo thể hiện ở…
+ CM
 Bộ mặt của giai cấp thống trị:
Bộ mặt của cái ác: những thế lực hãm hại con người, giai cấp thống trị 
CM theo nhân vật 
 Nỗi khổ của con người( nêu cụ thể) 
+ Đánh giá: so sánh với tác phẩm văn học cùng đề tài để rút ra sự thành công, nét độc đáo của tác phẩm.
Giá trị hiện thực
Thân bài( có 3 ý)
+ Nêu khái niệm: Văn học được coi là tấm gương phản ánh cuộc sống hiện thực. Mỗi 1 nhà văn tiếp cận hiện thực ở 1 mảng hoặc khía cạnh khác nhau. Nhưng cũng chính từ 1 mảng ấy mà con người hiểu được hiện thực XH. Giá trị hiện thực của TP được thể hiện ở việc phản ánh đời sống con người cũng như là chỉ ra nguyên nhân của cuộc sống khổ đau, bất hạnh( sung sướng). Trong TP này giá trị hiện thực thể hiện ở…
+ CM
 Đời sống con người 
 Nguyên nhân
+ Đánh giá: so sánh với tác phẩm khac cùng đề tài.
Giá trị nhân đạo 
Thân bài( có 3 ý)
+ Nêu khái niệm: là lòng yêu thương con người & tỏ ra thông cảm với nỗi khổ của họ. Chân trọng khát vọng chính đáng của họ đồng thời cũng chỉ ra 1 tương lai tươi sáng hoặc mờ mịt. trong tác phẩm này giá trị nhân đạo thể hiện ở…
+ CM
 Thông cảm với nỗi khổ của con người
 Trân trọng khát vọng chính đáng của con người
 Cuộc sống tương lai mờ mịt hoặc tươi sáng( Cuộc sông của nhân dân sau cách mạng)
+ Đánh giá: So sánh với tác phẩm khác cùng đề tài
Dạng 3: Phân tích nhân vật
Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và nhân vật 
Thân bài 
+ Giới thiệu chung 
+ Tình huống xuất hiện của nhân vật 
+ Đặc điểm số phận, tính cách, sức sống tiềm tàng, sự hối sinh, tư tưởng và luận đề
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: hiện thực, lãng mạn và sử thi 
+ Mức độ diển hình của nhân vật 
Kết bài
+ Viết theo trình tự ngược lại của mở bài 
+ Kể chuyện về tác giả
Dạng 4: Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Ước lệ, tượng trưng: thường sử dụng trong văn học cổ điển, nhà văn thường dùng điển tích, điển cố quen thuộc để miêu tả ngoại hình cũng như tính cách nhân vật
Nghệ thuật lãng mạn: Khi xây dựng nhân vật bao giờ cũng có sự đối lập giữa hoàn cảnh khách quan với cá tính, phẩm chất của nhân vật( hoàn cảnh khách quan không bao giờ tồn tại ngoài ý muốn). VD: nhân vật Huấn Cao(Chữ người tử tù_Nguyễn Tuân), Liên( Hai đứa trẻ)
Bút pháp hiện thực: miêu tả hoàn cảnh khách quan cũng như nhân vật đúng như hiện thực ở mức độ khái quát điển hình. VD: Những nhân vật của nhà văn Nam Cao
Bút pháp trào phúng( châm biếm, trào lộng): miêu tả hiện thực khách quan, nhân vật trái với qui luật thông thường để gây cười. Từ đó phê phán hiện tượng XH, nhân vật. VD: Nhân vật trong Hạnh phúc của một tang gia
Bút pháp sử thi: là sự kết hợp của bút pháp ước lệ, lãng mạn( tính chất dữ dội). Hoàn cảnh khách quan dữ dội. VD: Nhân vật trong Rừng Xà Nu
Dạng 5: Phân tích đoạn thơ, bài thơ

 
 


 

File đính kèm:

  • docCac dang bai van lop 12.doc