Cái đẹp và sự đa dạng thẩm mĩ trong cảm quan lãng mạn

doc30 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4597 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Cái đẹp và sự đa dạng thẩm mĩ trong cảm quan lãng mạn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cái đẹp và sự đa dạng thẩm mĩ
 trong cảm quan lãng mạn
(Qua một số sáng tác trước 1945
Của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng)
PGS.TS.Nguyễn Thành Thi
I.Một số khái niệm
1. Cái đẹp
Ngoại trừ trường hợp được dùng đồng nghĩa với "vẻ đẹp"/"nét đẹp",” Cái đẹp”, từ phương diện mĩ học, thường được dùng theo hai nghĩa: nghĩa phạm trù và nghĩa tổng gộp các phạm trù.
 Cái đẹp, cùng với cái cao cả, cái hùng, cái bi, cái hài … là một trong những phạm trù mĩ học cơ bản. Cái đẹp trong trường hợp này được sử dụng với một phạm trù. Tuy vậy, với một vị thế khá đặc biệt và trong tương quan với phạm trù mĩ học khác , Cái đẹp vẫn được hiểu như một thuật ngữ “kép”, vừa mang nghĩa một phạm trù, đồng đẳng với các phạm trù khác ( cái cao cả, cái hùng, cái bi, cái hài… ), vừa mang nghĩa bao quát: Cái đẹp đồng nghĩa với “cái mĩ”/”cái mĩ thuật”. Theo nghĩa này, Cái đẹp là phạm trù “mẹ”, bao trùm tất cả các phạm trù mĩ học, đối tượng mĩ cảm khác (kể cả cái xấu, cái ác được nghệ thuật hóa, trở thành đối tượng thẩm mĩ) 
Trong phạm vi bài này, khi nhìn từ phương diện mĩ học (không phải phương diện mĩ cảm), Cái đẹp chủ yếu được dùng theo nghĩa thứ nhất, và khi cần sử dụng theo nghĩa thứ hai, để tránh nhầm lẫn, xin dùng thêm khái niệm Cái mĩ.
2. Sự đa dạng thẩm mĩ 
Sự đa dạng thẩm mĩ là tính phong phú, nhiều màu sắc điệu, màu vẻ của Cái đẹp (theo nghĩa thứ nhất:”Cái đẹp” như một phạm trù mĩ học cụ thể), hay rộng hơn, Cái thẩm mĩ (theo nghĩa thứ hai: “Cái đẹp như là tổng gộp các phạm trù mĩ học cơ bản) trong nghệ thuật. Cái đẹp của nghệ thuật, trong quá trình phát triển, do nhiều nguyên nhân thường được khuôn định theo một số quan niệm, thể thức, giá trị nhất định. Những quan niệm, thể thức, giá trị này, trong một số bối cảnh được nâng lên thành độc tôn, chiếm vị thế thống ngự, lấn át, thậm chí triệt hạ các quan niệm, thể thức, giá trị khác có tính dị biệt, phi chính thống. Trong các trường hợp này, sự đa dạng thẩm mĩ bị phá vỡ, hoặc tổn thương nặng nề. Chẳng hạn trong bối cảnh mà cân đối, hài hòa, tao nhã được đề cao thì mọi thứ phi cân đối, phi hài hòa, phi tao nhã không được xem là chuẩn mực, mang giá trị tối cao, thì cái bi, tinh thần duy cảm hay phản lý có thể không được xem là lớp đẹp, là mĩ.
Nhu cầu sáng tạo, thụ hưởng Cái đẹp thời đại không chấp nhận một tình trạng phi dân chủ trong quan niệm thẩm mĩ như vậy. Nó đòi hỏi phục hưng, phát triển sự đa dạng thẩm mĩ trong nghệ thuật. Quá trình đa dạng hóa thẩm mĩ là quá trình tương tác nhiều chiều giữa các quan niệm, thể chức, giá trị, giữa các thành tố trong cấu trúc không gian thẩm mĩ; làm biến đổi vị thế của các phạm trù, từ đó mà tăng cường tính khác biệt và sự đa dạng thẩm mĩ trong sáng tác của một nhà văn, một trào lưu, một thời đại văn học.
3. Cảm quan lãng mạn
Cùng với cảm quan hiện thực, cảm quan lãng mạn là một trong hai khuynh hướng cảm quan thẩm mĩ chủ yếu trong sáng tạo, thụ hưởng cái đẹp (theo những chuẩn giá trị và nguyên tắc riêng). Cảm quan lãng mạn coi trọng yếu tố chủ quan, trí tưởng tượng, bị thu hút mạnh mẽ bởi những cái khác thường, kì dị; ưa thích sự đa dạng, tính khác biệt, độc đáo trong sáng tạo và thụ hưởng cái đẹp.
So với cảm quan hiện thực, cảm quan lãng mạn thường có ưu thế trong việc tăng cường tính khác biệt và sự đa dạng thẩm mĩ. Tuy nhiên, trong văn học hiện đại Việt Nam, có một thực tế là cảm quan lãng mạn thường không tồn tại biệt lập, thuần nhất, mà luôn có xu hướng tiếp thu tổng hợp những nét ưu trội của cảm quan hiện thực để tăng cường tiềm năng, sức mạnh tri nhận, sáng tạo thẩm mĩ cho mình.
II. Nhìn chung về Cái đẹp và sự đa dạng thẩm mĩ trong văn chương lãng mạn 1930-1945
Một nền văn học không ngừng hiện đại hóa trên tinh thần nâng cao tính chuyên nghiệp như văn học Việt Nam 1930-1945 tất nhiên sẽ rất chú trọng đến việc từng bước tạo ra sự đa dạng thẩm mĩ trong sáng tác, cũng như trong tiếp nhận. Theo đó, đặc trưng mĩ cảm của cá nhân và của thế hệ văn – nghệ sĩ cần được xem là cơ sở để tạo nên sự đa dạng thẩm mĩ của thời đại văn học này.
Trên tình thần đó, hãy tìm hiểu một số đặc điểm trong quan niệm thẩm mĩ cùng những nguyên tắc tìm kiếm và sáng tạo Cái đẹp. Cái mĩ qua sáng tác của Thạch Lam và một số nhà văn lãng mạn 1930-1945 – những người, qua các sáng tác của mình, thường băn khoăn, suy cảm nhiều về Cái đẹp.
Mấy xu hướng biến đổi, đa dạng hóa thẩm mĩ mang tinh thần thời đại
Sự đa dạng thẩm mĩ và xu hướng đa dạng hóa thẩm mĩ trong văn học Việt Nam 1930-1945, nhất là văn chương lãng mạn, so với trước đó, là một hình tượng mang tính quy luật, rất đáng nghiên cứu. Sự đa dạng ấy trước hết là ở chỗ văn học chấp nhận sự hiện hữu của cái đẹp với nhiều kích cỡ, sắc điệu thẩm mĩ: có cái đẹp đặc tuyển – đa trị (kiểu cái đẹp bình dị trong văn chương Thạch Lam – cái đẹp tiềm tàng, khuất lấp, lệ thuộc ở chủ thể thưởng thức); lại có cái đẹp siêu đẳng – kì vĩ, tráng lệ, hàm chứa nhiều nghịch lý, bi kịch (như Cửu trùng đài- “mộng lớn” trong bi kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tường),….
Nhưng điều quan trọng hơn là tính đa trị của các phạm trù thẩm mĩ trong bảng pha màu tạo nên những hệ thống giá trị mới. Ở đó có cái đẹp nhiều khi thoát tách ra khỏi cái thiện, cái đạo đức, bởi nó không còn trùng khít, không đồng nhất với cái thiện, cái đạo đức. Xu hướng biến đổi và tạo sự đa dạng thẩm mĩ bắt đầu xuất hiện ở lớp nghệ sĩ là trí thức tây học đầu tiên như Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách , đến thế hệ nhà văn 1932-1945 như Thạch Lam, Nam Cao, … đã phát triển đầy đủ, rõ nét hơn và đạt tới một tầm cao mới.
Đó là sự biến đổi tất yếu của hành trình đi từ văn chương “tu,tề”, văn chương răn đời, răn mình thời trung đại đến văn chương coi trọng tự do, cá tính trong sáng tác, tiếp nhận.
Có thể nói đến các xu hướng biến đổi thẩm mĩ nổi vật trong văn học quốc ngữ Việt Nam trước 1945 theo tính thần :”bất quy phạm hóa”,”đa dạng hóa” và “ đa trị hóa”.
Bất quy phạm hóa: là sự biến đổi thẩm mĩ theo hướng giải phóng, thoát bỏ khỏi những chuẩn mực, thang bậc, mô thức quy phạm.
Đa dạng hóa: là sự biến đổi thẩm mĩ theo hướng làm giàu, mở rộng, bổ sung các yếu tố, sắc độ thẩm mĩ. Chẳng hạn: đa dạng hóa cái nhìn về “ miếng ăn”, hay cái đẹp của “thân thể” con người. Miếng ăn trước đây từng bị xem là “miếng nhục”, nay được xem như một biểu hiện của văn hóa ẩm thực, mang tính nhân văn. Thân thể tính dục từng bị xem là xấu xa, tiềm tàng khả năng phạm tội, nay được xem như một nhân tố mang trong nó giá trị thẩm mĩ, hay như một tiêu chí nhận diện cái đẹp.
Đa trị hóa : là sự biến đổi thẩm mĩ theo hướng tạo ra nhiều giá trị, chuyển hóa giá trị tùy thuộc vào tương quan, vị thế của mỗi phạm trù thẩm mĩ trong một hệ thống động. Người ta có thể đánh giá, tiếp nhận, thụ hưởng đối tượng, khách thể luôn luôn thống nhất với Cái thiện, Cái có ích,… tự nó mnag những giá trị nội tại và độc lập. Thẩm mĩ với các phạm trù cơ bản của nó được nhìn nhận trong nhiều tương quan, và trong một bối cảnh động sẽ có những biến đổi nhất định tùy theo vị thế và tương quan của các nhân tố cấu thành Cái đẹp, và rộng hơn là Cái mĩ. Theo đó, giá trị của Cái đẹp, một mặt, có thể hòa phối với giá trị của Cái hùng, Cái cao cả; mặt khác, cũng có thể hòa phối với Cái bi, Cái phi lí, Cái thương cảm, Cái hài hước v..v..
Trong văn học Việt Nam 1930-1945, khi Thạch Lam, Nguyễn Tuân, hay muộn hơn một tí, Nguyễn Huy Tưởng khẳng định chỗ đứng của mình trên văn đàn cũng là lúc giới trí thức, văn nghệ sĩ đã có ý thức khát vọng và ý chí tạo ra trong văn chương nước nhà một sự đa dạng thẩm mĩ gắn liền với tính “đa trị” như thế. Cái “đa trị”, và sự “ đa dạng thẩm mĩ” được mở rộng , khơi sâu theo mấy hướng chính sau đây:
Phát hiện Cái mĩ (đơn trị hoặc đa trị) ở những đối tượng, những nơi tưởng nưh cái thẩm mĩ không thể tồn tại. Nhà văn phải tìm kiếm , thể hiện cái đẹp khuất lấp tiềm tàng.
Phát hiện Cái mĩ (đa trị) trong những đối tượng quen thuộc và đặt chúng vào một vị thế, một tương quan mới. Theo đó, trong ý thức thẩm mĩ của nhà văn sẽ từng bước hình thành những cấu trúc mới trong một hệ thống giá trị thẩm mĩ mới, mà ở đó vị thế tương quan giữa Cái đẹp, Cái cao cả, Cái hùng, Cái bi, Cái hài, Cái thương cảm,… có những biến đổi quan trọng so với truyền thống.
Đề cao vai trò của chủ thể thẩm mĩ. Cái thẩm mĩ sẽ càng lúc càng mang đậm “tính chủ thể” trong sáng tác và thường thức.
Trong bối cảnh ấy, hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Thạch Lam , Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng , … về căn bản là một hệ thống mang tính hiện đại và đa trị trên tinh thần kế thừa mĩ cảm truyền thống đồng thời bổ sung nhiều nhân tố mới.
Trong sáng tác của các ông, nhất là Thạch Lam, người ta dễ dàng nhận thấy cũng như mĩ cảm truyền thống, Cái bi gắn với Cái thương cảm (ví dụ mĩ cảm trong Hai đứa trẻ, Nhà mẹ Lê, Người bạn trẻ,…). Nhưng mặt khác, người ta cũng dễ dàng nhận ra rằng ở đó đã có không ít thay đổi quan trọng. Chẳng hạn, trong sáng tác của ông, ta đã thấy Cái đẹp và Cái cao cả gắn với Cái bi ( chất thơ bình dị của cuộc sống, con người nơi phố huyện gắn với số phận chìm khuất, mù tối; đoàn tàu mộng ước vẫn tồn tại cùng với những ngày tháng đợi chờ quẩn quanh, mòn mỏi;…). Cái đẹp có thể thức tỉnh lòng thương cảm, nghĩa là hòa phối với Cái thương cảm (chẳng hạn, cái đẹp của sự sống non tơ, lòng khao khát có một đứa con có thể mang đến cho người ác như bà Cả trong Đứa con ít nhiều sự từ tâm). Hoặc Cái đẹp gắn với Cái hài hước (ví dụ lòng tốt của các cậu bé không thắng nổi cơn buồn ngủ trong đêm mưa gió, gắn với tiếng cười hài hước nhẹ nhàng trong truyện ngắn Tiếng chim kêu; hoặc như cái đẹp của thứ quà “ngon” và đẹp gắn liền với cái nhìn hài hước và thân thiện của nhà văn đối với người thưởng thức v.v…)
Trong các sáng tác hư cấu của Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng cũng vậy.
Nhưng theo tác giả bài viết này, điều quan trọng hơn là trong ý thức thẩm mỹ cũng như trong thực tế sáng tác, ở văn chương Thạch Lam và các nhà văn cùng thời với ông đã xuất hiện nhân tố hàng đầu có ý nghĩa mở đường cho sự đa dạng thẩm mĩ, đó chính là sự đề cao vai trò của chủ thể nắm giữa diễn ngôn về cái đẹp, hay là sự ý thức sâu sắc của nhà văn về “tính chủ thể” trong sáng tạo và tiếp nhận, thụ hưởng thẩm mĩ. Có như thế mới có cơ hội cho Cái đẹp khác biệt, đẹp lệch chuẩn tồn tại và tôn vinh.
Cái đẹp, Cái mĩ trong văn chương Thạch Lam – từ quan niệm đến sáng tạo
Trong xu thế đa dạng hóa các giá trị thẩm mĩ của văn học quốc ngữ Việt Nam trước 1945, quan niệm về Cái đẹp, Cái mĩ trong văn chương Thạch Lam – theo tác giả bài viết này – có những đặc điểm nổi bật sau đây :
Cái đẹp là sự sống được cảm thấy: Nhà văn đề cao tính sinh động, tính chủ thể trong việc phát hiện, thụ hưởng và miêu tả cái đẹp, cái thẩm mĩ. (Đây là một cách trả lời câu hỏi:” Đây là bản chất của cái đẹp, cái thẩm mĩ và cái đẹp, cái thẩm mĩ có nguồn cội từ đâu?”)
Cái đẹp vốn tiềm tàng, khuất lấp: Nhà văn đề cao việc phát hiện nhân tố mới của cái đẹp, cái thẩm mĩ ở khắp mọi nơi, kể cả những nơi tưởng chừng khó tìm thấy chúng nhất. ( Đây là một cách trả lời câu hỏi: “ Nhà nghệ sĩ tìm kiếm cái đẹp nào, ở đâu?”)
Cái đẹp của sự sáng tạo ( vai trò nghệ sĩ ): Theo tinh thần này, không có cái đẹp trung tính, chung chung, chỉ có cái đẹp mang tính chủ thể được nghệ thuật hóa. Tức là cái đẹp trong hiện thực đời sống không được chắt lọc, sáng tạo lại và đương nhiên luôn mang cá tính sáng tạo của nghệ sĩ, hẳn ghi dấu ấn của chủ thể nắm giữ diễn ngôn về cái đẹp, cái thẩm mĩ. ( Đây là một cách trả lời câu hỏi: “Giữa khách thể thẩm mĩ và chủ thể thẩm mĩ có mối liên hệ như thế nào?”)
Phần tiếp theo của bài này sẽ lưu ý hơn đến quan niệm về “cái đẹp là sự sống, được cảm thấy” và “cái đẹp tiềm tàng, khuất lấp” của Thạch Lam.
2.1 Cái đẹp là sự sống được “cảm thấy”
Qua niệm này nhấn mạnh và đề cao vai trò của chủ thể tri nhận, chủ thể nằm giữa các diễn ngôn về Cái đẹp.
Trong bài tiểu luận Một vài ý nghĩ, Thạch Lam đã tâm đắc nhắc lại câu nói của Andre Bellesort: “ Không gì bằng sự thực; sự sống là chuẩn đích, là mực thức của mọi vật”. Bởi vì, với Thạch Lam, cái đẹp là sự sống. Nhưng sự sống ở đây là sự sống được “trông nhìn” và “thưởng thức”, sự sống được cảm thấy. Nói cái đẹp là sự sống được cảm thấy, thì ở đây có nghĩa là, một mặt, ở đâu có sự sống thì ở đó có cái đẹp; mặt khác, sự sống ấy phải được cảm thấy, được cảm thụ với những rung cảm thành thật của tâm hồn. Cái đẹp, cái thẩm mĩ mang tính chủ thể của Thạch Lam như thế phần nào có sự gặp gỡ, gần gũi với quan niệm của các nhà hiện tượng luận.
Sự sống được cảm thấy dĩ nhiên trái ngược với tất cả những cái gì là khuôn sáo, tiên nghiệm, a dua.
Thời của Thạch Lam là thời mà ý thức văn học đang có những bước chuyển sâu sắc và triệt để về chất. Quan niệm về con người thay đổi thì quan niệm về cái đẹp cũng thay đổi. Tuy vậy, giữa buổi giao thời và hiện đại hóa văn học ấy, người ta chưa dễ gì từ bỏ được những “khuôn mòn” , những “lối quen”, bởi sự lười biếng, dễ dãi. Ngay như Thạch Lam cũng tự thú nhận rằng đã có một thời ông chạy theo cái đẹp đã mòn cũ mà cứ đinh ning là hay, là đẹp. Cái thói nệ cổ hay sự a dua à la mode thực ra chỉ là hai mặt của một tính trạng. Về sau, khi viết Theo giòng, ý thức đầy đủ về tác hại của tính trạng này, Thạch Lam đã phê phán hay tự phê phán, rất thẳng thắn, gay gắt. Ông viết :”Không bao giờ thấy chân mày cô thiếu nữ giống như nét xuân sơn, mà cứ viết tưởng là hay, nhà văn suốt đời chỉ là một người đi vay mượn, một tâm hồn nghèo nàn mang người khác đi cầm để mua một chút danh hão cho mình. Hoặc “ Tôi còn nhớ đã đọc một thiên truyện ngắn, trong đó tác giả tả cảnh b6e1n đò Tân Đệ một đêm trăng :”Bên bờ ngàn liễu rủ mình trong sương lạnh”. Nhưng bên đó Tân Đệ không có liễu bao giờ cả, chỉ có những kẻ ađá với những biến gỗ sơn đen. (Có lẽ tác giả trong một cơn cao hứng đã tưởng nhầm cái cột dây thé ra cây liễu chăng)
Nhà văn trong vai trò của người dẫn đường, “ tìm” và “phát biểu” cái đẹp để cho người đời “cảm thấy” cái đẹp, mà tự mình lại không thực sự cảm thấy cái đẹp hoặc cứ cố tình tạo ra thứ văn chương sáo rỗng, vô hồn, vô cảm như vậy thật đáng để Thạch Lam phê phán. Đó là thứ văn chương “theo chiều gió, không phải là nghệ thuật đích thực có thể tạo ra Cái đẹp có giá trị. Sự sống cần phải được cảm thấy. Cái đẹp cần được “trông nhìn” và “thưởng thức” bằng xúc cảm chân thành.
Cái đẹp là sự sống. Mà sự sống thì luôn đổi thay, nảy nở những “mầm giống” xanh non mới lạ. Nhà văn phải cảm thấy được sự sống ấy để làm cho người đọc cũng cảm thấy như mình và với mình.
Có lẽ vì vậy mà sự cảm thấy cái đẹp ở dạng “mầm giống”, cái đẹp trong trạng thái “đổi thay” và “nảy nở” thường được Thạch Lam nhấn mạnh nhiều lần với thái độ trân trọng đặc biệt. Chẳng hạn:
“Tìm xét sự sống ở trong ta và ở xã hội quanh ta; tức là biết nhận được cái gì đang thay đổi, những mầm giống gì sắp nảy nở [..]
“Tôi thấy trong cái mầm đầy nhựa của một cây rất tầm thường trong những túp lá mới non nhiều ý nghĩa: sự sống mạnh mẽ tràn trề của mọi vật, cái vui sướng của mầm cây từ dưới đất lên đón ánh mặt trời, cái rung động của ngàn lá trong cơn gió”.
Do thiên hướng đề cao và tìm kiếm Cái đẹp như vậy – sự sống được cảm thấy – mà cái đẹp trong văn Thạch Lam luôn có một dáng vẻ riêng. Đó là cái đẹp luôn mới mẻ, thanh tân cứ như lần đầu biết đến và là Cái đẹp mang trong lòng nó cái thiêng liêng sâu xa của bản thân sự sống. Cái đẹp ấy, với những biểu hiện sinh động của nó, luôn luôn được các nhân vật chính của Thạch Lam cảm nhận với những rung động thành thật, sâu xa và bằng một thái độ trân trọng hiếm có. Không phải ngẫu nhiên mà vẻ đẹp của các thiếu nữ luôn được nhà văn miêu tả qua cái nhìn và những xao xuyến trong lòng của những chàng học sinh trẻ trai, nhân vật chính của các tác phẩm.
Đó là vẻ đẹp của những Hậu (Nắng trong vườn): những Nga (Dưới bóng hoàng lan), những Trinh (Ngày mới),… Mỗi thiếu nữ là một bông hoa, mang sức sống sức quyến rũ của thiên nhiên đồng nội chốn quê nhà. Những thiếu nữ ấy càng đẹp, càng đáng yêu thêm bội phận trong tâm hồn, ánh mắt của những chàng trai đang rung động với sự chân thành, tha thiết của tình yêu ban đầu
Những vẻ đẹp như thế luôn mới mẻ, thanh tân – cũng là vẻ đẹp mang cái thiêng của bản thân sự sống. Trước một vẻ đẹp như vậy, người ta không thể suồng sã, không nỡ ồn ào. Bởi vì cái đẹp ấy non tơ như mầm non, như búp xanh mới nhú, như làn hương trong gió thoảng, hay mong manh như sợi tơ lỏng “bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu”.
Cũng như Thạch Lam, các nhân vật của ông thật sự nâng niu, trọng thị cái đẹp của sự sống thiêng liêng đang “nảy nở” ấy. Nhà văn đã nhiều lần nói đến cái thiêng của sự sống trong tâm hồn nhân vật:
Nhìn đứa trẻ ngây thơ nằm trong lòng mẹ. Tân cảm thấy lần đầu cái thiêng liêng sâu xa của sự sống và nhận thấy những cái bé nhỏ hèn mọn hằng ngày nó phá hoại cuộc đời. Và Tâm thấy trong lòng rung động khe như cánh bướm non một tình cảm sâu xa mới mẻ chàng chưa từng thấy”.
“Tân với bọn thợ gặt bước đều về nhà, ai nấy đều yên lặng không nói gì, như cùng kính trọng cái thời khắc của ngày tàn. Trong cái giờ khắc này, Tân như thấy cảnh vật đều có một tâm hồn, mà lớp sương mù kia là tâm hồn của đất màu, đã nuôi hạt thóc cần cho sự sống của loài người”.
“Một cơn gió hay một cái mầm cỏ non, đối với chàng đều có ý nghĩa riêng” v.v
2.2. Cái đẹp tiềm tàng, khuất lấp
Thạch Lam từng phát biểu:
“[…] Thật hoa là đẹp, liễu có vẻ nên thơ, không ai chối cãi điều đó. Nhưng cái Đẹp chỉ cứ ở hoa liễu thôi đâu? Cái Đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát biểu vẻ đẹp ở chính chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái Đẹp kín đáo và che lắp của sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thường thức. […] Với tôi sự đẹp có muôn hình vạn trạng phong phú và đầy đủ, có những giá trị khác xưa”.
Theo đó, về cơ bản, có thể nhận diện một phần quan niệm thẩm mĩ của Thạch Lam với các luận điểm chính như sau : 1) Cái đẹp tiềm tàng, khuất lấp, không bị giới hạn, khuôn hẹp trong một không gian, thời gian nào, nó phong phú, đa dạng chất chứa trong cuộc sống quanh ta; 2) Nhưng vì cái đẹp “tồn tại” “man mác” “len lỏi”, “ tiềm tàng”, “ kín đáo “ và “bị che lấp”, cho nên không dễ gì và không phải ai cũng biết, cảm thấy. Vì vậy mà cần đến sự tinh tế, lịch lãm của nhà văn ; và 3) Cách nhìn, cách cảm của mỗi người, mỗi thời cấp cho Cái đẹp những giá trị riêng.
Tuy vậy, điều đó có ý nghĩa bao trùm lên các luận điểm này là: Cái đẹp vốn đa dạng; tiềm tàng nhưng thường khuất lấp, cần phải có nhà văn phát biểu (phát hiện), tìm và chỉ ra những vẻ đẹp ấy.
Quan niệm về cái đẹp như trên đã thực sự giúp Thạch Lam “tìm” và “phát biểu” được nhiều vẻ đẹp ở những chỗ khuất lấp, kín đáo, ở cả những vật tầm thường không ai ngờ tới thật.
Chẳng hạn, cái bóng tối nơi làng quê đồng nội Việt Nam thường được xen như một cái gì thù địch với sự sống, với con người lương thiện: có biết bao tai ương rình rập kiểu “tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh”. Thế mà, thú vị thay Thạch Lam lại nhiều lần miêu tả bóng tối như là bè bạn tin cậy của mọi người.
Không những thế, trong tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Thạch Lam, đến cả “tiếng muỗi vo ve”, “tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào” cũng có sức xao động lòng người chẳng kém gì “tiếng trống thu không”, “từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều về”, chẳng kém gì tiếng còi tàu nao nức của phân cỏ, mùi của đất đai (Hai đứa trẻ, Cô hàng xén,…) cũng có một sức quyến rũ lành mạnh chẳng kém gì sức quyến rũ lành mạnh của hương trà, hương lúa (Những ngày mới, Nắng trong vườn) hay hương hoa mộc, hoa hồng, hoa sen, hoa lý…. (Nắng trong vườn, Đêm sáng trăng, Ngày mới ….), hoàng lan (Dưới bóng hoàng lan).
Như vậy là Cái đẹp hiện diện ở khắp mọi nơi, ở nhiều tầng lớp, hạng người, ở mọi thời (cũng như cái xấu có thể có mặt khắp nơi, mọi thời, mọi người). Đó là cái đẹp của thực tại đời thường, cái đẹp bình dị. Cái đẹp bình dị của thực tại, của đời thường ấy không giống với cái đẹp thiêng liêng, sang trọng, kiểu như Chữ người tử tù được ngục quan “bá lĩnh” của Nguyễn Tuân, càng không giống cái đẹp ở thế giới người hùng kiểu Tiêu Sơn tráng sĩ với những Phạm Thái, Quang Ngọc, Nhị Nương … của Khái Hưng, kiểu Đời mưa gió, Lạnh lùng với nhửng Tuyết, những Nhung của Nhất Linh, Khái Hưng.
Cũng bởi xuất phát từ quan niệm Cái đẹp là ở sự sống được cảm thấy, Cái đẹp luôn mang tính chủ thể cao, nên trong văn xuôi nghệ thuật của Thạch Lam, đặc biệt là trong truyện ngắn, tiểu thuyết, Cái đẹp thường gắn với các tri nhân mang tính chủ thể của con người cá nhân. Cái đẹp trong thế giới nghệ thuật của ông, cũng vì thế, thường toát ra từ thế giới cảm giác. Theo đó, có thể tìm hiểu, cắt nghĩa giá trị thẩm mĩ của thế giới cảm giác trong văn chương Thạch Lam xuất phát từ quan niệm về con người cá nhân của ông trong sự đối chiếu với quan niệm về con người cá nhân trong văn học đương thời.
III. Gia tăng sự đa dạng thẩm mĩ trong văn chương lãng mạn theo các mô thức “lạ hóa”, “chủ thể hóa” mang dấu ấn riêng
“Lạ hóa” ở đây được hiểu là cách làm cho con người, cảnh quan, sự vật trở nên mới mẻ, khác biệt so với cách người ta thường hình dung về chúng. Việc chọn góc nhìn đối tượng – tức nhìn qua con mắt của ai, trong bối cảnh, tâm thế nào để đối tượng mĩ cảm được “lạ hóa” nhiều, rõ và trở nên quyến rũ nhất – vì vậy, trở nên hết sức quan trọng. Còn “chủ thể hóa” được hiểu là làm cho đối tượng mĩ cảm thấm đẫm quan niệm, thái độ, ấn tượng, cảm xúc cá nhân của chủ thể đang quan sát, thụ cảm và miêu tả đối tượng ấy. Nghĩa là làm cho đối tượng mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể sáng tạo, thụ hưởng. “Lạ hóa” và “chủ thể h

File đính kèm:

  • docCai hay va cai dep.doc