Cảm nhận bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cảm nhận bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cảm nhận bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão King 12-16-2008, 12:14 PM Âm vang của thời đại Đông A với những chiến công lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm, ba lần đánh bại Nguyên - Mông đã in dấu trên nhiều trang viết của các nhà thơ đương thời. Phạm Ngũ Lão - danh tướng nhà Trần "đánh đâu thắng đó" cũng ghi lại những xúc cảm của mình qua Thuật Hoài - tác phẩm thể hiện rất đẹp hình ảnh và khí thế của người trai thời đại, cũng là tư thế của dân tộc trong những ngày hào hùng ấy.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Nam nhi vị liễu công danh trái[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Bài thơ chữ Hán , vẻn vẹn 28 chữ đã có một dung lượng thông điệp thẩm mỹ lớn, thể hiện khí phách nhà thơ - dũng tướng. Thi ngôn chí là nội dung tư tưởng của đề tào Thuật hoài, Vịnh hoài, cảm hoài... Nhưng sẽ không thể có cái ung dung hào sảng nếu tách bài thơ ra khỏi không khí thời đại bừng bừng "sát Thát". . Bài thơ không tách rời khỏi quỹ đạo tư tưởng Nho giáo trong mẫu hình người anh hùng cá nhân phong kiến nhưng trước hết nó là nỗi lòng của người "một thời tuy đã nên tướng giỏi - chí khí anh hùng vẫn khát khao". Giấc mộng lập công dương danh luôn là điều ám ảnh những kẻ sĩ, đại trượng phu thời phong kiến, đi liền với các tước phong công, hầu, khanh, tướng. Nhưng trong bài thơ này, con người đã được phác bằng những câu thơ có sức khái quát cao độ tinh thần dân tộc tự cường.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Câu khai đề của bài thơ đã tạo một tư thế rất đẹp của con người. Bản dịch vung giáo, múa giáo đều không ổn vì lập tức nó sẽ phá vỡ đi đối trọng con người - không gian. Một bên là giang sơn - sông núi quê hương rộng lớn; một bên là con người hoành sóc - cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông. Thế "hoành" của ngọn giáo khiến tầm vóc con người như vươn lên ngang tầm sông núi. Hình ảnh người lính vệ quốc toát lên vẻ bình thản hiên ngang. Không những thế, trong mối tương quan con người - thời gian còn làm nổi bật ấn tượng về sự bền bỉ , uy dũng của người trai thời đại. Bởi lẽ con người không chỉ đứng đó trong thoáng chốc mà đã trải qua "mấy thu" rồi. Câu thơ xác lập một tư thế con người lồng lộng giữa đất trời, ngang tầm vũ trụ. Không những thế, cả đoàn quân cùng chung tư thế ấy :[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Câu trên là hình ảnh, câu dưới là thần thái con người. Người chiến sĩ cầm ngang ngọn giáo kia với tam quân đã tạo thành một tường thành vững chắc, im phăng phắc mà khí thế "xung thiên". Câu thơ còn gợi về một ý thơ của Quảng Nghiêm thiền sư : "Nam nhi tự hữu xung thiên chí". Tư thế sẵn sàng xung trận đã hình thành tứ thơ thật đẹp "tỳ hổ khí thôn ngưu". Tuy rằng cách diễn ý chưa thoát khỏi lối ước lệ tượng trưng quen thuộc của thơ xưa nhưng để hiểu cặn kẽ cũng không phải là điều đơn giản. Theo cảm quan thẩm mỹ cổ điển, câu thơ gợi lên khí phách đoàn quân quyết chiến làm át cả sao Ngưu - vì tinh tú sáng chói trên trời. Nhưng cách hiểu "ba quân như hổ mạnh nuốt trôi trâu" đem đến cảm nhận cụ thể hơn về sức mạnh của quân đội còn non trẻ đương đầu với đội quân Nguyên - Mông hùng mạnh và thiện chiến, dường như có hàm ý ngợi ca tự hào mạnh mẽ hơn. Bởi lẽ tỳ hổ là cách so sánh mang đậm chất võ của người thống lĩnh ba quân. Trong sự liên tưởng ấy, hổ và trâu hoàn toàn không làm mất đi giá trị thẩm mỹ của câu thơ mà làm rõ hơn cho dũng khí của quân đội nhà Trần.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Nhưng hai câu thơ đầu mới chỉ là nền để nhà thơ bộc bạch lòng mình :[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Nam nhi vị liễu công danh trái[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Đây mới là điều canh cánh bên lòng của người dũng tướng, gắn với bổn phận của kẻ làm trai thời phong kiến . Bao đời nay, nợ công danh từng là niềm ám ảnh khôn nguôi với những người làm trai trong thời phong kiến. Phải chăng, một người anh hùng như Phạm Ngũ Lão cũng không thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn "công hầu kha nh tướng" ấy? Giả sử có như vậy cũng là lẽ thường tình, nhất là trong thời đại giá trị con người được tạo nên từ những chiến công - thời thế tạo anh hùng. Câu thơ bộc lộ niềm khao khát lớn, một điều băn khoăn chưa trả với đời của người trai làng Phù Ủng năm nào. Tất cả nỗi niềm của ông được thổ lộ trong sự đối sánh với tấm gương Vũ Hầu Gia Cát Lượng thuở xưa. Bậc mưu thần, danh sĩ nổi tiếng thời Tam Quốc, người đã xả thân vì cơ nghiệp nhà Thục, vì chúa Lưu Bị, nhắm mắt chưa yên công cuộc "ủng Lưu phản Tào". Tất cả đã rõ, tâm niệm của Phạm Ngũ Lão nào khác nguời xưa khi ông mong muốn làm nên công nghiệp phò tá cho vua, thực hiện lý tưởng trí quân trạch dân cao cả của bề tôi trung thành tận tuỵ. Nỗi thẹn của người anh hùng toả sáng một nhân cách lớn. Băn khoăn ấy không dành riêng cho bản thân mà toàn tâm toàn ý hướng về nghiệp lớn muôn đời, vì sự bình yên của sơn hà xã tắc.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Bài thơ là sự phản chiếu một thời đại hào hùng, khi lý tưởng trung quân ái quốc hoà nhịp trọn vẹn trong tình cảm, tâm hồn nhà thơ, thời đại "vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước ra sức".Tâm nguyện của Phạm tướng quân đã phản chiếu tâm tư của bao người trai thời Trần : ý thức rõ giá trị bản thân, nhận rõ sự gắn bó cá nhân với cộng đồng - dân tộc - đất nước. Xúc cảm hào hùng toả sáng trong hình tượng thơ, đem đến cho người đọc cái nhìn trọn vẹn về con người thời đại Đông A. Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm kissonly 02-19-2009, 12:36 PM Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam: Lê – Mạc xưng hùng, Trịnh – Nguyễn phân tranh. Trong những chấn động làm rạn nứt những quan hệ nền tảng của chế độ phong kiến, ông vừa vạch trần những thế lực đen tối làm đảo lộn cuộc sống nhân dân , vừa bảo vệ trung thành cho những giá trị đạo lí tốt đẹp qua những bài thơ giàu chất triết lí về nhân tình thế thái, bằng thái độ thâm trầm của bậc đại nho. Nhàn là bài thơ Nôm nổi tiếng của nhà thơ nêu lên quan niệm sống của một bậc ẩn sĩ thanh cao, vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Nhà thơ đã nhiều lần đứng trên lập trường đạo đức nho giáo để bộc lộ quan niệm sống của mình. Những suy ngẫm ấy gắn kết với quan niệm đạo lí của nhân dân, thể hiện một nhân sinh quan lành mạnh giữa thế cuộc đảo điên. Nhàn là cách xử thế quen thuộc của nhà nho trước thực tại, lánh đời thoát tục, tìm vui trong thiên nhiên cây cỏ, giữ mình trong sạch. Hành trình hưởng nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong qui luật ấy, tìm về với nhân dân, đối lập với bọn người tầm thường bằng cách nói ngụ ý vừa ngông ngạo, vừa thâm thúy.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Cuộc sống nhàn tản hiện lên với bao điều thú vị :[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Một mai, một cuốc, một cần câu[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Thơ thẩn dù ai vui thú nào[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Ngay trước mắt người đọc sẽ hiện lên một Nguyễn Bỉnh Khiêm thật dân dã trong cái bận rộn giống như một lão nông thực thụ. Nhưng đó là cả một cách chọn lựa thú hưởng nhàn cao quí của nhà nho tìm về cuộc sống “ngư, tiều, canh, mục” như một cách đối lập dứt khoát với các loại vui thú khác, nhằm khẳng định ý nghĩa thanh cao tuyệt đối từ cuộc sống đậm chất dân quê này! Dáng vẻ thơ thẩn được phác hoạ trong câu thơ thật độc đáo, mang lại vẻ ung dung bình thản của nhà thơ trong cuộc sống nhàn tản thật sự. Thực ra, sự hiện diện của mai, cuốc,cần câu chỉ là một cách tô điểm cho cái thơ thẩn khác đời của nhà thơ mà thôi. Những vật dụng lao động quen thuộc của người bình dân trở thành hiện thân của cuộc sống không vướng bận lo toan tục lụy. Đàng sau những liệt kê của nhà thơ, ta nhận ra những suy nghĩ của ông không tách rời quan điểm thân dân của một con người chọn cuộc đời ẩn sĩ làm lẽ sống của riêng mình. Trạng Trình đã nhìn thấy từ cuộc sống của nhân dân chứa đựng những vẻ đẹp cao cả, một triết lí nhân sinh vững bền.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Đó cũng là cơ sở giúp nhà thơ khẳng định một thái độ sống khác người đầy bản lĩnh:[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Người khôn người kiếm chốn lao xao[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Hai câu thực là một cách phân biệt rõ ràng giữa nhà thơ với những ai , những vui thú nào về ranh giới nhận thức cũng như chỗ đứng giữa cuộc đời. Phép đối cực chuẩn đã tạo thành hai đối cực : một bên là nhà thơ xưng Ta một cách ngạo nghễ, một bên là Người ; một bên là dại của Ta, một bên là khôn của người ; một nơi vắng vẻ với một chốn lao xao. Đằng sau những đối cực ấy là những ngụ ý tạo thành phản đề khẳng định cho thái độ sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bản thân nhà thơ nhiều lần đã định nghĩa dại – khôn bằng cách nói ngược này. Bởi vì người đời lấy lẽ dại – khôn để tính toán, tranh giành thiệt hơn, cho nên thực chất dại – khôn là thói thực dụng ích kỷ làm tầm thường con người, cuốn con người vào dục vọng thấp hèn. Mượn cách nói ấy, nhà thơ chứng tỏ được một chỗ đứng cao hơn và đối lập với bọn người mờ mắt vì bụi phù hoa giữa chốn lao xao . Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chủ động trong việc tìm nơi vắng vẻ – không vướng bụi trần. Nhưng không giống lối nói ngược của Khuất Nguyên thuở xưa « Người đời tỉnh cả, một mình ta say » đầy u uất, Trạng Trình đã cười cợt vào thói đời bằng cái nhếch môi lặng lẽ mà sâu cay, phê phán vào cả một xã hội chạy theo danh lợi, bằng tư thế của một bậc chính nhân quân tử không bận tâm những trò khôn - dại . Cũng vì thế, nhà thơ mới cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của cuộc sống nhàn tản :[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Thu ăn măng trúc, đông ăn giá[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Khác hẳn với lối hưởng thụ vật chất đắm mình trong bả vinh hoa, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thụ hưởng những ưu đãi của một thiên nhiên hào phóng bằng một tấm lòng hoà hợp với tự nhiên. Tận hưởng lộc từ thiên nhiên bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, nhà thơ cũng được hấp thụ tinh khí đất trời để gột rửa bao lo toan vướng bận riêng tư . Cuộc sống ấy mang dấu ấn lánh đời thoát tục, tiêu biểu cho quan niệm « độc thiện kỳ thân » của các nhà nho . đồng thời có nét gần gũi với triết lí « vô vi » của đạo Lão, « thoát tục » của đạo Phật. Nhưng gạt sang một bên những triết lí siêu hình, ta nhận ra con người nghệ sĩ đích thực của Nguyễn Bỉnh Khiêm, hoà hợp với tự nhiên một cách sang trọng bằng tất cả cái hồn nhiên trong sạch của lòng mình . Không những thế, những hình ảnh măng trúc, giá, hồ sen còn mang ý nghĩa biểu tượng gắn kết với phẩm chất thanh cao của người quân tử, sống không hổ thẹn với lòng mình. Hoà hợp với thiên nhiên là một Tuyết Giang phu tử đang sống đúng với thiên lương của mình. Quan niệm về chữ Nhàn của nhà thơ được phát triển trọn vẹn bằng sự khẳng định :[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Rượu đến cội cây ta sẽ uống[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Mượn điển tích một cách rất tự nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói lên thái độ sống dứt khoát đoạn tuyệt với công danh phú quý. Quan niệm ấy vốn dĩ gắn với đạo Lão – Trang, có phần yếm thế tiêu cực, nhưng đặt trong thời đại nhà thơ đang sống lại bộc lộ ý nghĩa tích cực. Cuộc sống của những kẻ chạy theo công danh phú quý vốn dĩ ông căm ghét và lên án trong rất nhiều bài thơ về nhân tình thế thái của mình :[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Ở thế mới hay người bạc ác[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Giàu thì tìm đến, khó thì lui[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] (Thói đời)[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Phú quý đi với chức quyền đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ là cuộc sống của bọn người bạc ác thủ đoạn, giẫm đạp lên nhau mà sống. Bọn chúng là bầy chuột lớn gây hại nhân dân mà ông vô cùng căm ghét và lên án trong bài thơ Tăng thử (Ghét chuột) của mình. Bởi thế, có thể hiểu thái độ nhìn xem phú quý tựa chiêm bao cũng là cách nhà thơ chọn lựa con đường sống gần gũi, chia sẻ với nhân dân. Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của người bình dân đáng quý đáng trọng vì đem lại sự thanh thản cũng như giữ cho nhân cách không bị hoen ố vẩn đục trong xã hội chạy theo thế lực kim tiền. Cội nguồn triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn liền với quan niệm sống lành vững tốt đẹp của nhân dân. [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Bài thơ Nhàn bao quát toàn bộ triết trí, tình cảm, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bộc lộ trọn vẹn một nhân cách của bậc đại ẩn tìm về với thiên nhiên, với cuộc sống của nhân dân để đối lập một cách triệt để với cả một xã hội phong kiến trên con đường suy vi thối nát. Bài thơ là kinh nghiệm sống, bản lĩnh cứng cỏi của một con người chân chính. [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi (ST) Lê Hoàng Mỹ Vy 10-18-2009, 02:44 PM Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới) là một trong những bài thơ đặc trưng nhất cho nội dung và nghệ thuật của Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Bài thơ là một bức tranh ngày hè với vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc, là tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước. Bài thơ bình dị, tự nhiên, câu thơ lục ngôn xen thất ngôn, từ ngữ có sức miêu tả sinh động… Trong quá trình soạn giảng thi phẩm này từ khi thực hiện chương trình chỉnh lí hợp nhất đến chương trình thí điểm phân ban, rồi đến chương trình phân ban đại trà hiện hành, bản thân tôi có đôi điều trăn trở sau đây.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] 1. Về một chữ ở câu 4: “Hồng liên trì đã tịn mùi hương” hay “Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”?[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Về chữ này, các nhà biên soạn sách giáo khoa Văn học 10 (chương trình chỉnh lí hợp nhất) chọn đưa vào bản phiên là “tịn” (từ cổ, biến âm của “tận”, nghĩa là “hết”) và nhiều tài liệu tham khảo dùng cho giáo viên và học sinh lâu nay cũng đều phân tích, giảng bình bài thơ theo bản này. Đến chương trình thí điểm phân ban, các nhà biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn 10, bộ 1, đã quyết định chọn bản phiên chữ này là “tiễn” với chú thích như sau:[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] “Tiễn: từ Hán Việt có nghĩa đầy, có thừa, trong câu này có thể hiểu là ngát hoặc nức. Hai câu: “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ - Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”, ý nói trong khi thạch lựu ở hiên còn đang tiếp tục phun thức đỏ, thì sen hồng trong ao đã ngát mùi hương”.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] ... Tóm lại, phiên chữ này ở câu 4 là tiễn và hiểu là “ngát” hoặc “nức” thì vừa có căn cứ, lại hợp với văn cảnh bài thơ hơn”.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Các soạn giả còn chứng minh trong phần hướng dẫn Tiến trình tổ chức dạy học như sau:[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] “Cây trước lầu, ngoài ao đều ở trạng thái tràn đầy sức sống, đua nhau trổ dáng, khoe sắc, toả hương. Cây hoè trước sân, lá lục đùn đùn, tán rợp giương ra. Cây lựu ở hiên trong khi còn liên tục phun những bông hoa đỏ thắm, thì sen hồng ngoài ao đã kịp nức mùi hương. Lưu ý: sen nở hoa vào mùa hè, đến mùa thu thì tàn (“Sen tàn, cúc lại nở hoa” - Truyện Kiều). Thạch lựu cũng nở hoa vào mùa hè, mùa thu quả chín.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Các từ đùn đùn (= dồn dập tuôn ra), giương (= giương rộng ra), phun, tiễn (= ngát, nức) gợi tả sức sống căng đầy chất chứa từ bên trong tạo vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, gây ấn tượng”.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Theo như sách giáo viên ở trên thì cả “thạch lựu”, cả “sen” đều cùng “nở hoa vào mùa hè”, cả hai đều đang cùng chung trạng thái “ngát, nức”, căng đầy sức sống trong bức tranh “cảnh ngày hè” mà một bên thì “còn”, một bên thì “đã”? Bởi vì như chúng ta biết, cặp phụ từ “còn” và “đã” thường được người ta dùng để diễn đạt hai trạng thái nghịch chiều, so le kiểu như: Còn nhỏ mà đã yêu với đương. Khách còn ăn, chủ đã đứng dậy. Tôi còn muốn nói chuyện mà bạn đã ngủ…chứ rất hiếm khi nghe người ta dùng để diễn đạt hai trạng thái thuận chiều, ăn nhịp kiểu như: “trong khi thạch lựu ở hiên còn đang tiếp tục phun màu đỏ, thì sen hồng trong ao đã ngát mùi hương”; “cây lựu ở hiên trong khi còn liên tục phun những bông hoa đỏ thắm, thì sen hồng ngoài ao đã kịp nức mùi hương” ở chú thích và gợi dẫn nói trên.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Đọc đến đây, nếu ai đó vẫn băn khoăn rằng hiểu câu 4 là sen hồng ở ao đã hết mùi hương e không hợp lắm với văn cảnh bài thơ thì nên lưu ý rằng ở câu 6 của bài thơ còn nói đến “lầu tịch dương” - mặt trời sắp lặn đó thôi. Phải chăng tính nhất quán, lôgic của văn cảnh nằm ở chỗ: Cảnh vật đang ở vào khi cuối: cuối mùa, cuối ngày, nhưng sự sống thì không dừng lại, cảnh vật vẫn cứ ứa căng, tràn đầy sức sống: cây hoè trước sân đùn đùn tán rợp trương xanh mát một khoảng trời, thạch lựu hiên nhà phun thức đỏ rực rỡ, phiên chợ chiều làng ngư phủ lao xao vui tai vui mắt, ve lầu tây dắng dỏi như bản đàn tấu lên rộn rã… Một bức tranh toàn cảnh cuối hè nơi thôn dã được chủ thể cảm nhận không chỉ bằng thị giác, khứu giác, thính giác mà còn bằng cả tâm hồn của mình. Bức tranh đó đi vào trang thơ đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của thi nhân nhưng vẫn tươi nguyên tính hiện thực, sinh động, cụ thể như nó vốn có.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] 2. Về việc lựa chọn cách hiểu với hai câu cuối: Ca ngợi cảnh “Dân giàu đủ khắp đòi phương” đã có hay ước vọng cảnh “Dân giàu đủ khắp đòi phương” chưa có?[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Tác giả cuốn Tư liệu Văn 10, phần Văn học Việt Nam, viết:[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] “Cảnh sống của nhân dân náo nhiệt tấp nập và giàu đủ nữa. Đó là cảnh làng cá bước vào buổi chợ với những mẻ bội thu, cảnh mua bán thật tấp nập yên vui. Không có một dấu hiệu gì của sự trì trệ, của sự mất an ninh, của sự thiếu đói. Đúng là cảnh đời thái bình thịnh trị, rất đáng gảy lên khúc đàn vua Thuấn.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Tâm hồn Nguyễn Trãi thảnh thơi, sự thảnh thơi hiếm có giữa những trang thơ Nôm của ông. Nhà thơ vui với cái vui của người dân lao động, vui chân thật bình đẳng (…) Nhà thơ lạc quan với cuộc sống thiên nhiên đang lên, đang phát triển tràn ngập màu xanh và đầy ắp đời thường no đủ”.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Cũng với cách hiểu, cách luận giải theo hướng này, tác giả cuốn Giảng văn Văn học Việt Nam viết:[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] “Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, nhưng trên hết vẫn là tấm lòng của ông tha thiết với con người, với dân, với nước (…) Thật hiếm hoi khi thấy Nguyễn Trãi có được những phút giây thanh thản. Ở đây ông có cả một “ngày trường” thưởng thức thiên nhiên với một tâm trạng lâng lâng, sảng khoái. Ức Trai tự giành cho mình quyền “Rồi hóng mát thuở ngày trường” bởi niềm mơ ước, nỗi trăn trở dày vò, mục đích lớn nhất của đời ông đã được thực hiện: dân ấm no hạnh phúc.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Nhìn cảnh sống của dân, đặc biệt là người lao động - những dân chài lam lũ - được yên vui, no đủ, Nguyễn Trãi ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để gẩy khúc Nam phong ca ngợi cảnh:[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Dân giàu đủ khắp đòi phương”.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Chúng ta biết rằng, trong Quốc âm thi tập, bên cạnh phần thơ thiên nhiên và bao trùm lên cả đề tài thiên nhiên là một chủ đề khác quan trọng hơn: sự giãi bày những tâm sự thiết tha nhưng phải nén kín của nhà thơ. Đặc biệt xuyên suốt những nỗi niềm tâm sự ấy có một nét nổi bật, làm thành cảm hứng chủ đạo trong thơ Ức Trai, đó là tấm lòng yêu thương, gắn bó với con người, với cuộc đời không lúc nào nguội lạnh, ý muốn thiết tha giúp nước và chủ nghĩa trung quân tích cực… Quốc âm thi tập mở ra cho người đọc thấy một trái tim đau thương cao cả, một tâm hồn rất mực giàu có, một tình cảm biết nén nỗi buồn để lúc nào cũng có thể lạc quan yêu đời.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Nguyễn Trãi suốt đời đau đáu một hoài bão lớn: làm gì để “yên dân”, người dân lầm than khổ cực được yên vui, an lành, no ấm, hạnh phúc trong “nền thái bình muôn thuở”. Đáng tiếc, quan lộ của Nguyễn Trãi không mấy yên ổn, nên ông không có đủ cơ hội đem tất cả chí hướng và tài năng của mình cống hiến cho nước, cho dân. Khi đã không còn được trọng dụng, đã lui về bầu bạn cùng thiên nhiên trong sạch và tràn đầy sức sống, lòng Nguyễn Trãi vẫn không nguôi hướng về cuộc đời sôi động còn bao nỗi cay đắng, bất công, vẫn thiết tha mong muốn lại được mang tài trí của mình ra giúp đời giúp nước:[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Bui một tấc lòng ưu ái cũ[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Diễn giải như thế để chúng ta có thể thấy cách hiểu của Nguyễn Thành Chương và Lã Nhâm Thìn trong các phần trích dẫn trên đây, đặc biệt là ở những chỗ đã được người viết bài này gạch chân, về hai câu cuối bài Cảnh ngày hè là không ổn. Các cách hiểu sau đây giàu sức thuyết phục hơn:[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Cách hiểu của Đoàn Đức Phương trong Học văn lớp 10, NXB Giáo dục, 1995:[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] “Hai câu cuối kết đọng biết bao suy tư của nhà thơ. Ông vui với thiên nhiên, với con người, nhưng hơn thế ông còn khao khát hành động để giúp đời giúp nước. Niềm khao khát ấy thể hiện ở ước mơ có được cây đàn của vua Thuấn để ca ngợi cảnh thái bình, hay nói đúng hơn, đó là ước mơ: làm sao có được một triều đại thái bình thịnh trị như đời Nghiêu Thuấn để nhân dân muôn nơi được sống trong sung sướng, hạnh phúc, yên vui. Ước mơ xuất phát từ những gì chưa có. Thời Nguyễn Trãi chưa có cảnh: “Dân giàu đủ khắp đòi phương”. Do đó hai câu thơ nặng trĩu đau đời và sâu lắng một tinh thần trách nhiệm cao cả”;[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Và cách hiểu của các soạn giả Sách giáo viên Ngữ văn 10 của chương trình thí điểm phân ban, bộ 1, cũng như của chương trình nâng cao, phân ban đại trà hiện hành:[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] “Ông (tức Nguyễn Trãi – HĐK chú thích) lẽ ra lúc này phải có cây đàn của vua Thuấn, đàn một tiếng để nói lên niềm mong mỏi lớn nhất của mình là dân chúng khắp nơi đều được giàu có, no đủ”...[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] [RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Tóm lại, về bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới, bài số 43) của Nguyễn Trãi, các nhà biên soạn nên chọn đưa vào chương trình bản phiên chữ thứ 5 của câu 4 là “tịn” (tận, hết) để thể hiện được ý nghĩa của cặp phụ từ “còn” – “đã” trong câu này và câu 3 đứng trước, thể hiện được bức tranh trong bài thơ là bức tranh ngày hè độ cuối mùa còn căng tràn sức sống với tất cả tính ch
File đính kèm:
- On tap KT HKI mon Ngu Van.doc