Cảm nhận về hình ảnh những người lính

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cảm nhận về hình ảnh những người lính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hinh ảnh những người lính.So với những câu thơ viết về những chiếc xe thì số lượng những câu thơ viết về người lính nhiều hơn nhưng hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi bật những hình ảnh của người chiến sĩ lái xe. Những chiếc xe không kinh, không đèn, không mui là hình ảnh để người lính bộc lộ những phẩm chất hiên ngang, yêu đời, tinh nghịch, giàu ý chí chiến đấu. Trước hết là tinh thần hiên ngang cho thấy thái độ coi thường hiểm nguy của người lính. Trên những chiếc xe không kính, không đèn, không mui người lính vẫn vững tay lái:" Ung dung buồng lái ta ngồi". Không chỉ hiên ngang chấp nhận khó khăn mà người lính còn hiên ngang chấp nhận nguy hiểm. Nào là gió vào xoa mắt đắng, nào là sao trời và cánh chim ùa vào buồng lái. Song những người chiến sĩ không hề run sợ mà vẫn đối mặt với những thử thách, giữ vững trận địa là buồng lái. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ. Vị ngữ ung dung được đảo lên đầu câu để nhấn mạnh sự tự tin, bình than của những người lính lái xe. Ngoài ra còn các điệp từ" nhìn thấy" được nhắc lại nhiều lần biểu hiện 1 nét đặc trưng của ngươif chiến sĩ, thi sĩ vừa tập trung hoàn thành nhiệm vụ vừa không quên hưống tới vẻ đẹp thiên nhiên. Thiên nhiên không phải lúc nào cũng có vẻ đẹp lãng mạn: bầu trời có sao, có cánh chim mà cón có sự khốc liệt của bụi, của gió, của mưa như là 1 sự thách thức. Không cú kính đương nhiên là có bụi, có mưa, có gió. Chỉ có điều cách diễn đạt của tác giả làm cho chúng ta thây thía độ ngang tàng, bất chấp của người lính lái xe đó là " ừ thì", là "chưa cần". Như vậy trước khó khăn gian khổ mà người lính không 1 lời kêu ca. Lời thơ lúc này nhẹ nhõm, trôi chảy, nhịp nhàng giống như hình ảnh chiếc xe bon vun vút ra chiến trường. Tâm hồn sôi nổi, tình đồng chí đồng đội sâu sắc được thể hiện qua những câu thơ khổ 3,5,6. Ta thấy những chiến sĩ lái xe là những chàng trai trẻ vui tính. Bom đạn không làm mất đi sự tinh nghịch. hóm hỉnh. Họ đã " phì phèo châm điếu thuốc/ Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha". Tiếng cười của những chàng trai như 1 khúc nhạn vui xua đi khó khăn, gian khổ và giựo cảm giác nhẹ nhõm, thanh thản. Họ hồn nhiên tếu táo nhưng ho cũng thậy đoàn kết. Càng khó khăn gian khổi họ càng gắn bó keo sơn. Không chỉ chia nhau từng điếu thuốc mà trong bom đạn nguy hiểm những người lính lái những chiếc xe không kình đã tụ hopk lại thành 1 tiểu đội. Tiếu đội này không phải là tiểu đội 1 hay tiểu đội 2 mà là tiểu đội xe không kính. Nếu trong bài thơ đồng chí những người lính thương nhau tay nắm lấy bàn tay thù những người lính trong bài thơ này bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. 1 cái bắt tay qua cửa kính đã vỡ không chỉ là 1 chút đùa vui mà còn đủ làm ấm lòng, đủ động viên nhau. Cái bắt tay giúp con người xít lại gần nhau trong nhiều cái chung: chung hoàn cảnh, chung bếp lửa, chung bát đũa và nhất là chung con đường nơi vô vàn thách thức hiểm nguy phía trước. Ta thấy dù trong khoảng khắc nào của cuộc hành quân những người lính cũng luôn dộng viên, cháo hỏi nhau. Trên dường đi họ bắt tay nhau qua cửa kính, lúc nghỉ cùng nhau châm điếu thuốc, đén bữa chung bát đũa. Tất cả nhận nhau là người cùng 1 gia đình, để rồi họ lại cùng nhau lên đường:" lại đi lại đi trời xanh thêm". Câu thơ này không chỉ chan chứa hy vọng về 1 tương lai tốt đẹp đang tới gần mà còn thể hiện tinh thần lạc quan của người lính. Một số biện pháp tu từ trong bài thơ như: đảo vị trí các từ trong cụm từ ( phì phèo châm điếu thuốc), hoán dụ ( Những chiến xe từ trong bom rơi/ Đã về đây họp thành tiểu đội), điệp ngữ ( lại đi lại đi) đã góp phần khảng định vẻ đẹp tâm hồn của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ngoài ra họ còn là những con người có ý chí chiến đấu để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Cúng với những người lính, những chiến xe chở hàng ra chiến trường trải qua mưa bom bão đạn không có kính rồi không có đèn rồi thùng xe có xứôc. Chỉ trong 2 câu thơi mà điệp từ không đưộc nhắc lại 3 lần, 1 mặt để nhấn mạnh sự khó khăn, mức độ ác liệt của chiên trường, mặt khác lại khảng định quyết tâm của những người lính. Xe dù không có kính, dù không có đèn thì xe vẫn bon ra chiến trường. Bom đạn quân thù có thể làm biến dạng xe nhưng không thể đè bẹp được tinh thần chiến đấu của những người lính lái xe. Xe chạy không chỉ vì có 1 động cơ máy móc mà còn có 1 động cơ tinh thần " vì miên Nam phía trước". Đối lập với tất cả những cái không có ở trên là 1 cái có dó là trài tim. là sức manhj tinh thần đã giuúp người lính chiến thắng bom đạn kẻ thù. Trái tim ấy đã thay thế cho tất cả những thiếu thốn: không kính, không đèn, không mui để tiến lên phía trưốc cho miền Nam thân yêu. Hầu như trong tất cả những bài thơ đều có 1 từ quan trọng neu lên chủ đề bài thơ gọi là nhãn tự của bài thơ. Trong bài thơ này từ trái tim cũng được coi là nhãn tự của bài thơ. Tử này hội tụ vẻ đẹp, sức mạnh của người lính. Như vậy trái tim người lính là sức mạnh tinh thân tỏa sáng rực rỡ cho người lính thêm sức mạnh để hướng tới miền Nam.
“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác vào ngày 25 tháng 3 năm 1971, là một trong số những bài thơ hay của ông. Nổi bật trong bài là hình ảnh người mẹ Tà Ôi như là biểu tượng về người mẹ Việt Nam anh hùng. Đó là một con người rất mực thương con nhưng cũng vô cùng yêu nước. Dường như đứa con yêu quí và đất nước thân thương nuôi con nên người và đánh giặc giải phóng quê hương là những gì trọng đại nhất cao quí nhất của người mẹ này trong những năm đất nước phải gồng mình chống đế quốc Mĩ xâm lược.Bài thơ đồng thời là lời hát ru. Tác giả ru em Cu Tai ngủ ngoan (đồng thời miêu tả hình ảnh người mẹ). Người mẹ trong bài ru em ngủ ngoan nhưng đó là lời ru thầm, lời ru trong tim (Lưng đưa nôi và tim hát thành lời). Lời ru của tác giả và lời ru của người mẹ nối tiếp nhau, đan cài, hoà quyện vào nhau làm nên những khúc hát ru vừa đằm thắm, dịu dàng, vừa trầm tư, sâu lắng. Vì kết cấu bài thơ như những khúc hát ru nên bài thơ cứ trở đi trở lại một số khúc giống nhau như những nét nhạc chủ đạo trong một bài hát. Bài thơ có ba khúc ru. Mỗi khúc hát ru là một đoạn thơ. Ở đoạn thơ thứ nhất, người mẹ ru con khi địu con trên lưng và giã gạo nuôi bộ đội. Giấc ngủ của em nghiêng nghiêng theo nhịp chày, thấm mồ hôi lao động vất cả của mẹ. Người mẹ Tà Ôi thương con nhất mực không lúc nào chịu rời con đã lấy lưng làm nôi và đôi vai gầy làm gối cho con. Và lời ru con của mẹ cất lên bên cối gạo giữa sàn nhà cũng chính là lời tâm sự, lời tự nhủ, lời mẹ thầm nói với chính mình. Lòng yêu con của mẹ gắn liền với tình thương yêu bộ đội :“Mẹ thương A Kay, mẹ thương bộ độiCon mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngầnMai sau con lớn vung chày lún sân...”Ước mơ của người mẹ nối liền với giấc mơ của con và cùng hội tụ lại trong tình thương yêu sâu sắc những anh bộ đội. Trong đoạn thơ thứ hai, bà mẹ Tà Ôi địu con đi tỉa bắp trên núi Ka Lưi. Tình thương yêu và niềm hi vọng vô bờ của người mẹ đối với đứa con được thể hiện bằng lời và những hình ảnh độc đáo :“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồiMặt trời của mẹ con nằm trên lưng.”Trong câu thơ trên hình ảnh mặt trời là một hình ảnh thực. Mặt trời đem lại ánh sáng, sự sống cho cây cỏ, làm cho cây cỏ thêm tươi tốt, như cây ngô bắp to, hạt mẩy. Hình ảnh mặt trời ở câu thơ sau là ẩn dụ. Tác giả so sánh ngầm Cu Tai là mặt trời của mẹ. Coi con như mặt trời thì quả là lòng mẹ yêu quí con vô hạn, mong đợi ở con rất nhiều. Đó là ánh sáng, là nguồn sống, là niềm vui, là niềm hạnh phúc, là tất cả tương lai của mẹ. Hai câu thơ, hai hình ảnh tôn nhau lên, đối ý với nhau, đã làm nổi bật tình thương yêu sâu sắc và niềm hi vọng lớn lao của người mẹ đối với đứa con. Lời ru của người mẹ Tà Ôi ngân nga trong trái tim mẹ khi mẹ địu con đi tỉa bắp vẫn hướng về đứa con thơ yêu quí của mình. Lòng thương yêu con của mẹ trong hoàn cảnh này gắn liền với tình thương yêu dân làng - những người dân lao động nghèo đói :“Mẹ thương A Kay, Mẹ thương làng đóiCon mơ cho mẹ hạy bắp lên đềuMai sau con lớn phát mười Ka Lưi”.Trong đoạn thơ thứ ba, người mẹ địu con trong tư thế đang “chuyển lán”, “đạp rừng”. Bà mẹ băng rừng, địu con trên lưng đưa con đi “để giành trận cuối”. Lòng yêu con của mẹ đến đây gắn liền với lòng yêu nước : “Mẹ thương A Kay mẹ thương đất nước”. Người mẹ gửi gắm vào giấc mơ của con niềm khao khát được gặp Bác Hồ và mong đất nước được độc lập tự do :“Con mơ cho mẹ được gặp Bác HồMai sau con lớn thành người tự do”.Tiếng hát ru con của người mẹ Tà Ôi không phải được cất lên bên cánh võng hay trên giường ấm nệm êm trong phòng ngủ. Tiếng hát ru ấy ngân lên trong trái tim của mẹ khi mẹ địu con giã gạo, tỉa bắp trên núi, khi mẹ “chuyển lán”, “đạp rừng” hoặc trên đường ra chiến trường để giành trận cuối. Như vậy, bà mẹ Tà Ôi là một người mẹ lao động, trực tiếp sản xuất, phục vụ cho chiến đấu của toàn dân tộc. Tình thương con, thương bộ đội, thương dân làng, thương đất nước hoà quyện vào nhau trong tấm lòng của một người mẹ miền núi yêu nước trong những năm tháng chống Mĩ khó khăn, gian khổ.Theo lời ru (và cũng là tình yêu thương của mẹ), theo bước chân của người mẹ Tà Ôi, không gian cũng được mở rộng dần: từ sân (khi mẹ giã gạo) đến ngọn núi Ka Lưi (khi mẹ đi tỉa bắp) rồi đến những rừng những suối khi mẹ chuyển lán đạp rừng. Và ước mơ, khát vọng của người mẹ gửi gắm qua lời hát ru tha thiết, nặng tình nặng nghĩa ấy cũng mỗi lúc một lớn dần : “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần” đến “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều”... Từ mong muốn “Mai sau con lớn vung chày lún sân” đến “Mai sau con lớn phát mười Ka Lưi” cuối cùng cũng bùng lên thành một khát vọng cháy bỏng “Mai sau con lớn làm người tự do”. Tinh thần, không khí sục sôi của đất nước trong những năm tháng đánh Mĩ đã đi vào lời hát ru của những bà mẹ. Cuộc chiến tranh nhân dân khiến cả đến những bà mẹ miền núi có con nhỏ vào cuộc chiến đấu hi sinh, gian khổ. Biết bao em bé đã “lớn trên lưng mẹ” đi “đến chiến trường” và trong số họ không ít những người đã thành những anh hùng dũng sĩ. Qua những khúc hát ru với những điệp khúc đã trở đi trở lại nhưng vẫn có sự biến hoá phát triển, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện thật sinh động, ám ảnh đầy sức mạnh nghệ thuật khát vọng mãnh liệt độc lập tự do của toàn dân tộc.

File đính kèm:

  • doccam nhan ve hinh anh nguoi linh lai xe.doc